Cõi Người Ta

“Trĩu nặng” những chuyến xe thăm tù ( hành sự )

Trên những chuyến xe thăm gặp phạm nhân, mỗi gia đình một hoàn cảnh nhưng ai cũng kỳ vọng người thân của mình cải tạo tốt để sớm trở về

1. Bến xe thăm gặp phạm nhân tại TP HCM của Trại giam Thủ Đức (Z30D) vắng hơn hồi trước Tết. Mọi người tay xách nách mang đủ thứ đồ ăn thức uống, nhu yếu phẩm…


Phạm nhân Trại giam Z30D lao động cải tạo Ảnh: Lê Phong

Phạm nhân Trại giam Z30D lao động cải tạo Ảnh: Lê Phong

Chỉ duy nhất người phụ nữ trạc 35 tuổi, da đen nhẻm đi tay không. Nặng nhọc ngồi xuống ghế, món quà duy nhất theo chị đi thăm chồng là đứa con đang nằm trong bụng.

Trò chuyện, chị cho biết khi đã quá lứa lỡ thì, chị tình cờ gặp người đàn ông ấy rồi thành vợ thành chồng, không đám cưới, chẳng đăng ký kết hôn. Chồng chạy xe ôm, chị ở nhà nội trợ, rảnh thì nhận hàng may về gia công kiếm thêm. Chưa đầy một năm chung sống thì bất ngờ tai họa đổ lên đầu họ.

Đám nghiện hút thấy chồng chị nghèo khó lại khờ khạo nên thuê anh chạy xe đi mua ma túy. Mỗi lần mua về, anh được trả 80.000 đồng. Vợ chồng chị cứ nghĩ đơn giản việc này giống như chạy xe ôm, đều là làm công lãnh tiền, thay vì chở người thì chở hàng. Chưa kể, tiền công một lần như vậy bằng cả 2 cuốc xe ôm.

Rồi một hôm, công an bắt quả tang trong người chồng chị có vài tép heroin. Đối diện mức án 7 năm tù, cả anh và chị cùng 2 bên gia đình đều bàng hoàng. Trong khi đang chới với, suy sụp thì chị biết mình mang thai.

Từ đó đến nay đã gần nửa năm, tháng nào chị cũng đi thăm, nói cho chồng biết tin vui, động viên anh. Ở nhà dù khó khăn, chị sẽ vì con, vì chồng mà chu toàn mọi việc; anh cũng nên vì 2 mẹ con mà yên tâm cải tạo.

Xe lướt băng băng trên đường. Chị chốc chốc nhìn ra cửa sổ thở dài, trông sớm đến nơi để gặp lại chồng, ngóng từng ngày anh ra trại.

2. Bốn giờ, đoàn xe thăm gặp phạm nhân từ TP HCM thẳng hướng Trại giam Z30D lăn bánh. Trên xe, 2 bé gái song sinh không ngủ mà ngồi nói líu lo. Đứa này quay qua ông nội, đứa kia níu áo bà nội luôn miệng hỏi “chừng nào mới đến nơi?”, “ba có nhớ con không?”…

Mới 4 tuổi, 2 bé háo hức đi thăm “ba công tác xa nhà” chứ không hay biết nơi người cha “làm việc” là… trại giam. Hai bé nghe mẹ bảo chừng nào vào lớp 1 thì ba mới về. Ba sẽ mua nhiều búp bê nếu các con có nhiều phiếu bé ngoan, viết chữ đẹp, biết vâng lời…

Chị em song sinh cùng mặc váy màu hồng, cột tóc 2 bên, mắt sáng rỡ mỗi khi nhắc đến ba. Mẹ của 2 bé kể vì con cứ nhắc ba suốt nên chị đành lấy lý do chồng phải làm việc xa nhà để kiếm nhiều tiền cho 2 con đi học.

Cha mẹ gần 80 tuổi, vợ chồng chị lại có liền lúc 2 con nên cuộc sống gia đình vốn đã nghèo lại càng thêm khó. Chị ở nhà chăm con, lo cho cha mẹ già; kinh tế gia đình để một mình chồng cáng đáng. Bần cùng sinh đạo tặc, chồng chị theo bạn cướp xe máy rồi bị công an bắt và ra tòa cách đây vài tháng.

Từ đó, chị nói dối rằng chồng đi làm ăn xa mỗi khi 2 con thắc mắc sao tối rồi vẫn không thấy ba về nhà. Hai con còn nhỏ, không hiểu thế nào là phạm tội, thế nào là trại giam nên gia đình quyết định giấu sự thật, để các bé hồn nhiên lớn lên mà không mang trong mình mặc cảm có người cha vướng vòng lao lý.

Nhìn 2 đứa trẻ tranh nhau hỏi chuyện về ba, chị len lén quệt nước mắt. Thấy mắt mẹ chợt đỏ hoe, một bé vươn tay lay lay người rồi nhắc chị nhắm mắt ngủ; một bé hứa sẽ gọi mẹ dậy khi xe “đến chỗ làm của ba”…

3. Lưng còng, mắt mờ, bà lão ngót nghét 70 tuổi một tay bám vào cửa, một tay đỡ chân bước lên chuyến xe thăm gặp phạm nhân. Thấy bà hom hem, già yếu, mọi người ưu tiên một ghế ngồi sát cửa để tiện lên xuống. Ngoài mớ cá khô mang sẵn từ nhà, bà mua thêm 10 ổ bánh mì ở bến xe mang lên trại cho đứa con trai út.

Trên xe, bà kể vanh vách từng quy định ở nơi con mình đang cải tạo. Không chỉ vậy, đường đi, nội quy của 2 trại giam khác bà cũng rất rành. Dường như ra vào các trại giam từ lâu đã là việc làm thường xuyên của người mẹ già lưng còng, răng rụng này.

Bà rầu rĩ cho biết có 3 người con trai thì cả 3 đều đang ở 3 trại giam khác nhau vì phạm tội liên quan đến ma túy, cướp giật. Nhà ở tận Tiền Giang nhưng tháng nào bà cũng chia ngày đều đặn đi thăm 3 đứa con.

Chồng mất sớm, bà một nách nuôi 3 con. Cái nghèo “đè” lên con chữ, 3 đứa con của bà thất học từ nhỏ. Nhà không có ruộng đất, mẹ con bà chỉ làm thuê kiếm cơm từng bữa. Rồi đến lúc bà bất lực nhìn từng đứa giao du với kẻ xấu, trở thành phường trộm cướp, nghiện ngập, bị xã hội căm ghét, cộng đồng ghẻ lạnh. Cứ vậy, lần lượt em theo anh tra tay vào còng số 8.

Gần đất xa trời, bà vẫn vừa làm lụng vất vả nuôi thân vừa lo cho 3 đứa con trai lâm cảnh tù tội. Vậy mà hằng tháng, bà vẫn dành dụm mấy trăm ngàn đồng đóng tiền khắc phục hậu quả cho từng đứa.

Chẳng biết trong những tháng ngày trả giá trong trại giam, các con của bà có nhận ra sai lầm, có cảm thấy xót xa mỗi khi gặp người mẹ già yếu vào thăm nuôi mình?

4. Trên đường quay về TP HCM, nắng chiều gay gắt xuyên như thủng cửa kính xe. Nắng chiếu thẳng vào khuôn mặt một cô gái xinh xắn, da ngăm ngăm, tóc dài ngang lưng. Cô chống cằm, ánh mắt mờ mịt nhìn ra đường.

Hỏi chuyện mới biết cô hiện là sinh viên năm cuối của một trường đại học. Cô lên Trại Z30D thăm người yêu vừa thụ án chung thân.

Người yêu của cô từng là chủ một doanh nghiệp kinh doanh hàng điện tử. Anh ta hơn cô 15 tuổi, phong độ, đẹp trai. Hai người yêu nhau khi cô bước sang năm thứ hai đại học. Dù cô xuất thân trong gia đình làm nông ở vùng quê nghèo nhưng ai cũng nói cô và anh ta là một cặp trời sinh.

Có anh ta bên cạnh, cuộc đời sinh viên của cô trôi qua nhẹ nhàng. Hai người tính chuyện đám cưới ngay sau khi cô tốt nghiệp đại học. Bỗng nhiên, công ty phá sản, người yêu của cô bị bắt. Kể từ đó, cô bôn ba tự lo cho bản thân và gia đình. Cô nghe nói anh ta phạm rất nhiều tội. Ngày tòa tuyên án, cô không dám vào phòng xét xử nhìn người yêu.

Đây là lần đầu tiên cô đi thăm người yêu kể từ khi anh ta về Trại Z30D thụ án. Mấy tháng không gặp, cô không nhận ra người mình yêu trước kia nữa. Anh ta như già đi mấy chục tuổi, tóc lốm đốm hoa râm, chân tay xù xì, đen nhẻm.

Trước khi cô đi thăm người yêu, người thân khuyên nên dứt khoát chia tay anh ta. Cô trẻ, đẹp, lo gì không có người nương tựa. Cô lưỡng lự. Lúc gặp mặt, như đoán rõ tâm tư của người yêu, anh ta chủ động bảo cô quên mình đi. Anh ta khuyên cô tìm một cuộc sống mới, đừng phí phạm tuổi thanh xuân vì một người chưa biết ngày mai ra sao như mình...

Ngồi trên xe trở về, cô vẫn chưa hết phân vân. Nếu chung thủy, cô sợ không lo nổi cho bản thân, không thể báo hiếu cha mẹ. Còn nếu phản bội người yêu, cô sợ gia đình, bạn bè anh ta oán thán. Bỏ thì thương vương thì tội...

Con dại cái mang

Ô tô vừa dừng ở cổng khu thăm gặp phạm nhân nữ Trại giam Z30D, bà cùng người con rể khệ nệ xách 2 túi đồ xuống, bước nhanh vào trong sân. Bụi đường mù mịt quấn lấy 2 dáng người một già, một trẻ. Cô con gái chạy ra ôm chầm lấy mẹ, cả 2 cùng khóc.

Nghe con nói vào đây mới 2 tháng mà ngỡ như cả thế kỷ, ăn không ngon, ngủ không yên, bà nghẹn ngào, tay đè lên ngực. Sợ con kham khổ, bà mang theo đủ thứ thuốc bổ, sữa, bánh, trái cây… và rất nhiều nhu yếu phẩm. Mẹ con dìu nhau vào trong. Nhìn con một lượt, bà than: “Lại gầy hơn tháng trước rồi!”.

Bà cho biết nhà chỉ có một mẹ một con, đến lúc con gái lấy chồng, bà vẫn lo cho cô từng li từng tí. Đến giờ, bà vẫn không hiểu tại sao đứa con gái mà mình “nâng như nâng trứng” lại dính đến ma túy rồi vào tù với mức án 7 năm.

Trước kia, khi con gái có gia đình yên ấm, sinh con để ngoại ẵm bồng, bà cứ nghĩ cuộc đời mình viên mãn, từ giờ chỉ việc an hưởng tuổi già. Nào ngờ, cô con gái do được mẹ nuông chiều từ nhỏ nên tiêu xài hoang phí, vợ chồng lại không có nghề nghiệp ổn định. Không có khả năng và cơ hội kiếm tiền chân chính, cô gia nhập nhóm buôn bán ma túy lẻ.

Cho đến lúc này, khi khoác trên người chiếc áo phạm nhân, mỗi khi mẹ nhắc chuyện, cô chỉ cười cười rồi ôm lấy bà. Thôi thì “con dại cái mang”, dù phạm tội tày trời cũng là đứa con bà rứt ruột sinh ra, cất công nuôi lớn. Từ giờ tới lúc con gái mãn hạn tù, bà phải nuối nấng, chăm sóc cả mẹ con cô.

Mẹ con, vợ chồng chưa nói dứt chuyện thì hết giờ thăm nuôi. Đồ ăn, thức uống bà mang cho con bị trả về hơn một nửa do không phù hợp quy định. Bà và con rể lại xách đồ quay ra xe. “Tháng sau, mẹ nhớ lên nữa nhé!” - cô gái gọi với theo.

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/triu-nang-nhung-chuyen-xe-tham-tu-20160312220135299.htm

 

DI LÂM

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

“Trĩu nặng” những chuyến xe thăm tù ( hành sự )

Trên những chuyến xe thăm gặp phạm nhân, mỗi gia đình một hoàn cảnh nhưng ai cũng kỳ vọng người thân của mình cải tạo tốt để sớm trở về

1. Bến xe thăm gặp phạm nhân tại TP HCM của Trại giam Thủ Đức (Z30D) vắng hơn hồi trước Tết. Mọi người tay xách nách mang đủ thứ đồ ăn thức uống, nhu yếu phẩm…


Phạm nhân Trại giam Z30D lao động cải tạo Ảnh: Lê Phong

Phạm nhân Trại giam Z30D lao động cải tạo Ảnh: Lê Phong

Chỉ duy nhất người phụ nữ trạc 35 tuổi, da đen nhẻm đi tay không. Nặng nhọc ngồi xuống ghế, món quà duy nhất theo chị đi thăm chồng là đứa con đang nằm trong bụng.

Trò chuyện, chị cho biết khi đã quá lứa lỡ thì, chị tình cờ gặp người đàn ông ấy rồi thành vợ thành chồng, không đám cưới, chẳng đăng ký kết hôn. Chồng chạy xe ôm, chị ở nhà nội trợ, rảnh thì nhận hàng may về gia công kiếm thêm. Chưa đầy một năm chung sống thì bất ngờ tai họa đổ lên đầu họ.

Đám nghiện hút thấy chồng chị nghèo khó lại khờ khạo nên thuê anh chạy xe đi mua ma túy. Mỗi lần mua về, anh được trả 80.000 đồng. Vợ chồng chị cứ nghĩ đơn giản việc này giống như chạy xe ôm, đều là làm công lãnh tiền, thay vì chở người thì chở hàng. Chưa kể, tiền công một lần như vậy bằng cả 2 cuốc xe ôm.

Rồi một hôm, công an bắt quả tang trong người chồng chị có vài tép heroin. Đối diện mức án 7 năm tù, cả anh và chị cùng 2 bên gia đình đều bàng hoàng. Trong khi đang chới với, suy sụp thì chị biết mình mang thai.

Từ đó đến nay đã gần nửa năm, tháng nào chị cũng đi thăm, nói cho chồng biết tin vui, động viên anh. Ở nhà dù khó khăn, chị sẽ vì con, vì chồng mà chu toàn mọi việc; anh cũng nên vì 2 mẹ con mà yên tâm cải tạo.

Xe lướt băng băng trên đường. Chị chốc chốc nhìn ra cửa sổ thở dài, trông sớm đến nơi để gặp lại chồng, ngóng từng ngày anh ra trại.

2. Bốn giờ, đoàn xe thăm gặp phạm nhân từ TP HCM thẳng hướng Trại giam Z30D lăn bánh. Trên xe, 2 bé gái song sinh không ngủ mà ngồi nói líu lo. Đứa này quay qua ông nội, đứa kia níu áo bà nội luôn miệng hỏi “chừng nào mới đến nơi?”, “ba có nhớ con không?”…

Mới 4 tuổi, 2 bé háo hức đi thăm “ba công tác xa nhà” chứ không hay biết nơi người cha “làm việc” là… trại giam. Hai bé nghe mẹ bảo chừng nào vào lớp 1 thì ba mới về. Ba sẽ mua nhiều búp bê nếu các con có nhiều phiếu bé ngoan, viết chữ đẹp, biết vâng lời…

Chị em song sinh cùng mặc váy màu hồng, cột tóc 2 bên, mắt sáng rỡ mỗi khi nhắc đến ba. Mẹ của 2 bé kể vì con cứ nhắc ba suốt nên chị đành lấy lý do chồng phải làm việc xa nhà để kiếm nhiều tiền cho 2 con đi học.

Cha mẹ gần 80 tuổi, vợ chồng chị lại có liền lúc 2 con nên cuộc sống gia đình vốn đã nghèo lại càng thêm khó. Chị ở nhà chăm con, lo cho cha mẹ già; kinh tế gia đình để một mình chồng cáng đáng. Bần cùng sinh đạo tặc, chồng chị theo bạn cướp xe máy rồi bị công an bắt và ra tòa cách đây vài tháng.

Từ đó, chị nói dối rằng chồng đi làm ăn xa mỗi khi 2 con thắc mắc sao tối rồi vẫn không thấy ba về nhà. Hai con còn nhỏ, không hiểu thế nào là phạm tội, thế nào là trại giam nên gia đình quyết định giấu sự thật, để các bé hồn nhiên lớn lên mà không mang trong mình mặc cảm có người cha vướng vòng lao lý.

Nhìn 2 đứa trẻ tranh nhau hỏi chuyện về ba, chị len lén quệt nước mắt. Thấy mắt mẹ chợt đỏ hoe, một bé vươn tay lay lay người rồi nhắc chị nhắm mắt ngủ; một bé hứa sẽ gọi mẹ dậy khi xe “đến chỗ làm của ba”…

3. Lưng còng, mắt mờ, bà lão ngót nghét 70 tuổi một tay bám vào cửa, một tay đỡ chân bước lên chuyến xe thăm gặp phạm nhân. Thấy bà hom hem, già yếu, mọi người ưu tiên một ghế ngồi sát cửa để tiện lên xuống. Ngoài mớ cá khô mang sẵn từ nhà, bà mua thêm 10 ổ bánh mì ở bến xe mang lên trại cho đứa con trai út.

Trên xe, bà kể vanh vách từng quy định ở nơi con mình đang cải tạo. Không chỉ vậy, đường đi, nội quy của 2 trại giam khác bà cũng rất rành. Dường như ra vào các trại giam từ lâu đã là việc làm thường xuyên của người mẹ già lưng còng, răng rụng này.

Bà rầu rĩ cho biết có 3 người con trai thì cả 3 đều đang ở 3 trại giam khác nhau vì phạm tội liên quan đến ma túy, cướp giật. Nhà ở tận Tiền Giang nhưng tháng nào bà cũng chia ngày đều đặn đi thăm 3 đứa con.

Chồng mất sớm, bà một nách nuôi 3 con. Cái nghèo “đè” lên con chữ, 3 đứa con của bà thất học từ nhỏ. Nhà không có ruộng đất, mẹ con bà chỉ làm thuê kiếm cơm từng bữa. Rồi đến lúc bà bất lực nhìn từng đứa giao du với kẻ xấu, trở thành phường trộm cướp, nghiện ngập, bị xã hội căm ghét, cộng đồng ghẻ lạnh. Cứ vậy, lần lượt em theo anh tra tay vào còng số 8.

Gần đất xa trời, bà vẫn vừa làm lụng vất vả nuôi thân vừa lo cho 3 đứa con trai lâm cảnh tù tội. Vậy mà hằng tháng, bà vẫn dành dụm mấy trăm ngàn đồng đóng tiền khắc phục hậu quả cho từng đứa.

Chẳng biết trong những tháng ngày trả giá trong trại giam, các con của bà có nhận ra sai lầm, có cảm thấy xót xa mỗi khi gặp người mẹ già yếu vào thăm nuôi mình?

4. Trên đường quay về TP HCM, nắng chiều gay gắt xuyên như thủng cửa kính xe. Nắng chiếu thẳng vào khuôn mặt một cô gái xinh xắn, da ngăm ngăm, tóc dài ngang lưng. Cô chống cằm, ánh mắt mờ mịt nhìn ra đường.

Hỏi chuyện mới biết cô hiện là sinh viên năm cuối của một trường đại học. Cô lên Trại Z30D thăm người yêu vừa thụ án chung thân.

Người yêu của cô từng là chủ một doanh nghiệp kinh doanh hàng điện tử. Anh ta hơn cô 15 tuổi, phong độ, đẹp trai. Hai người yêu nhau khi cô bước sang năm thứ hai đại học. Dù cô xuất thân trong gia đình làm nông ở vùng quê nghèo nhưng ai cũng nói cô và anh ta là một cặp trời sinh.

Có anh ta bên cạnh, cuộc đời sinh viên của cô trôi qua nhẹ nhàng. Hai người tính chuyện đám cưới ngay sau khi cô tốt nghiệp đại học. Bỗng nhiên, công ty phá sản, người yêu của cô bị bắt. Kể từ đó, cô bôn ba tự lo cho bản thân và gia đình. Cô nghe nói anh ta phạm rất nhiều tội. Ngày tòa tuyên án, cô không dám vào phòng xét xử nhìn người yêu.

Đây là lần đầu tiên cô đi thăm người yêu kể từ khi anh ta về Trại Z30D thụ án. Mấy tháng không gặp, cô không nhận ra người mình yêu trước kia nữa. Anh ta như già đi mấy chục tuổi, tóc lốm đốm hoa râm, chân tay xù xì, đen nhẻm.

Trước khi cô đi thăm người yêu, người thân khuyên nên dứt khoát chia tay anh ta. Cô trẻ, đẹp, lo gì không có người nương tựa. Cô lưỡng lự. Lúc gặp mặt, như đoán rõ tâm tư của người yêu, anh ta chủ động bảo cô quên mình đi. Anh ta khuyên cô tìm một cuộc sống mới, đừng phí phạm tuổi thanh xuân vì một người chưa biết ngày mai ra sao như mình...

Ngồi trên xe trở về, cô vẫn chưa hết phân vân. Nếu chung thủy, cô sợ không lo nổi cho bản thân, không thể báo hiếu cha mẹ. Còn nếu phản bội người yêu, cô sợ gia đình, bạn bè anh ta oán thán. Bỏ thì thương vương thì tội...

Con dại cái mang

Ô tô vừa dừng ở cổng khu thăm gặp phạm nhân nữ Trại giam Z30D, bà cùng người con rể khệ nệ xách 2 túi đồ xuống, bước nhanh vào trong sân. Bụi đường mù mịt quấn lấy 2 dáng người một già, một trẻ. Cô con gái chạy ra ôm chầm lấy mẹ, cả 2 cùng khóc.

Nghe con nói vào đây mới 2 tháng mà ngỡ như cả thế kỷ, ăn không ngon, ngủ không yên, bà nghẹn ngào, tay đè lên ngực. Sợ con kham khổ, bà mang theo đủ thứ thuốc bổ, sữa, bánh, trái cây… và rất nhiều nhu yếu phẩm. Mẹ con dìu nhau vào trong. Nhìn con một lượt, bà than: “Lại gầy hơn tháng trước rồi!”.

Bà cho biết nhà chỉ có một mẹ một con, đến lúc con gái lấy chồng, bà vẫn lo cho cô từng li từng tí. Đến giờ, bà vẫn không hiểu tại sao đứa con gái mà mình “nâng như nâng trứng” lại dính đến ma túy rồi vào tù với mức án 7 năm.

Trước kia, khi con gái có gia đình yên ấm, sinh con để ngoại ẵm bồng, bà cứ nghĩ cuộc đời mình viên mãn, từ giờ chỉ việc an hưởng tuổi già. Nào ngờ, cô con gái do được mẹ nuông chiều từ nhỏ nên tiêu xài hoang phí, vợ chồng lại không có nghề nghiệp ổn định. Không có khả năng và cơ hội kiếm tiền chân chính, cô gia nhập nhóm buôn bán ma túy lẻ.

Cho đến lúc này, khi khoác trên người chiếc áo phạm nhân, mỗi khi mẹ nhắc chuyện, cô chỉ cười cười rồi ôm lấy bà. Thôi thì “con dại cái mang”, dù phạm tội tày trời cũng là đứa con bà rứt ruột sinh ra, cất công nuôi lớn. Từ giờ tới lúc con gái mãn hạn tù, bà phải nuối nấng, chăm sóc cả mẹ con cô.

Mẹ con, vợ chồng chưa nói dứt chuyện thì hết giờ thăm nuôi. Đồ ăn, thức uống bà mang cho con bị trả về hơn một nửa do không phù hợp quy định. Bà và con rể lại xách đồ quay ra xe. “Tháng sau, mẹ nhớ lên nữa nhé!” - cô gái gọi với theo.

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/triu-nang-nhung-chuyen-xe-tham-tu-20160312220135299.htm

 

DI LÂM

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm