TIN CỘNG ĐỒNG
120,000 người Việt ký tên đòi Tòa Bạch Ốc trừng phạt Bắc Kinh
Hà Giang/Người Việt
SAN DIEGO, California (NV) - Hơn 120,000 người Việt đã ký một thỉnh nguyện thư gởi Tòa Bạch Ốc yêu cầu chính quyền Tổng Thống Barack Obama “trừng phạt Trung Quốc vì xâm lược lãnh thổ Việt Nam” qua việc mang giàn khoan HD 981 vào hoạt động trái phép trong vùng biển của Việt Nam.
Theo quy định, chỉ cần 100,000 chữ ký trong vòng một tháng là Tòa Bạch Ốc sẽ phúc đáp, thế nhưng, chỉ sau nửa tháng, con số này đã lên hơn 120,000, tính đến chiều ngày Thứ Ba, 27 Tháng Năm.
|
Anh Ðỗ Quang Thăng, 34 tuổi, cư dân San Diego, người soạn ra thỉnh nguyện thư này, bắt đầu từ ngày 12 Tháng Năm, bày tỏ cảm tưởng với nhật báo Người Việt như sau: “Khi viết thỉnh nguyện thư, tôi chỉ làm gì thấy mình cần phải làm, và chỉ viết cho chính mình thôi, không ngờ được là có hơn 120,000 người có cùng suy nghĩ như mình. Tôi thấy vui, cảm động, và cũng rất hồi hộp khi âm thầm theo dõi những lời bình phẩm, người chê, người ủng hộ, và nhìn số chữ ký tăng lên từng giờ.”
Giải thích thêm lý do viết thỉnh nguyện thư, anh Thăng nói: “Tôi viết thỉnh nguyện thư, đơn giản chỉ vì thấy Trung Quốc là một kẻ bắt nạt nước khác, tương tự như sự kiện Nga xâm lược Ukraine gần đây. Cũng giống những người Việt Nam thế hệ 1.5 hoặc thế hệ thứ hai khác, tôi không quan tâm nhiều đến chính trị hay Việt Nam đang có chính thể gì. Tôi chỉ đứng lên chống lại những điều gì sai với lẽ phải và thiếu đạo đức. Tôi cũng muốn người Việt của thế hệ trước chúng tôi biết rằng tuổi trẻ chúng tôi cũng yêu nước, dù chúng tôi có cách bày tỏ khác họ.”
So với những thỉnh nguyện thư hiện đang có mặt trên trang mạng WhiteHouse.gov, 120,000 chữ ký đạt được trong vòng nửa tháng là một thành quả kỷ lục.
Sự kiện thỉnh nguyện thư đạt được đủ chữ ký tối thiểu chỉ trong nửa thời gian Tòa Bạch Ốc cho phép cổ động, cho thấy quan tâm của người Việt khắp nơi về tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và Việt Nam trên Biển Ðông.
Thỉnh nguyện thư viết: “Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đang đi trên một lộ trình tốt đẹp của quan hệ đối tác và hòa bình. Chúng tôi, người Việt Nam trên toàn thế giới kêu gọi Tòa Bạch Ốc xét đến một biện pháp trừng phạt Trung Quốc khi họ ngang nhiên bất chấp luật pháp quốc tế hiện hành, và biên giới lãnh thổ, trong việc mang giàn khoan dầu khổng lồ, gây tổn hại sinh thái Haiyang 981 vào lãnh hải Việt Nam.”
“Chỉ lên án bằng lời không đủ. Chúng tôi cần Tòa Bạch Ốc xét đến những biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc, vì đây là điều duy nhất có hiệu quả,” anh Ðỗ Quang Thăng viết tiếp trong thỉnh nguyện thư.
Ðiều đặc biệt ở đây là thỉnh nguyện thư này không do một tổ chức đấu tranh nào tạo ra, cũng không có một cơ quan truyền thông hay tổ chức chính trị nào đứng ra cổ động, mà hoàn toàn là do nỗ lực cá nhân của những người Việt khắp nơi chia sẻ chung một ưu tư cho đất nước.
Phải theo dõi sinh hoạt của những trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, và các email group mới thấy sự tích cực cổ động của người Việt trước hiểm họa xâm lăng của Trung Quốc.
Cả những tờ báo trong nước cũng có những bài viết kêu gọi mọi người vào trang mạng của Tòa Bạch Ốc để ký tên, kèm theo những bài viết hướng dẫn cách ghi danh và ký tên.
Trong ngày cuối trước khi đạt được số chữ ký tối thiểu, trang mạng Facebook tràn ngập những lời kêu gọi như: “Vào ký nhanh lên mọi người ơi, chúng ta cần tối thiểu 100,000 mới được quan tâm.”
Và những lời than: “Giúp mình với, mình vào ba lần rồi mà chưa ký được” nhanh chóng được các bạn chép cho lời chỉ dẫn.
Có người còn chép nguyên cả câu hỏi “Challenge Question” từ trang mạng WhiteHouse.gov vào trang Facebook của mình với lời kêu cứu: “Cái câu hỏi 'challenge question' này khó quá, giúp em với!” và chưa đầy một phút sau đó có người giúp ngay câu trả lời.
Trong hai ngày qua, thỉnh nguyện thư đạt được hơn 70,000 chữ ký. Từ khoảng 50,000 chữ ký lúc 8 giờ 30 phút tối, giờ California, ngày 25 Tháng Năm, lên đến hơn 120,000 chữ ký vào 8 giờ 30 tối ngày 27 Tháng Năm.
Mức độ ký tên nhanh đến độ hệ thống của WhiteHouse.gov ghi thứ tự không kịp, sau chữ ký số 99,998, có ít nhất là hai người nhấn nút “Sign” cùng một lúc, với kết quả là chữ ký của hai người có tên Q.C. và T.T. cùng được ghi là chữ ký số 100,000.
Nhưng đã đạt được chữ ký tối thiểu để được hồi đáp rồi thì sao, nhiều người đang tự hỏi.
Theo trang mạng WhiteHouse.gov, sau khi đạt được tối thiểu 100,000 chữ ký trong vòng một tháng, thỉnh nguyện thư sẽ chuyển qua nội các của chính phủ Obama để được những cơ quan lo về chính sách liên quan xem xét, và sẽ lần lượt được hồi đáp, sớm hay muộn, tùy thuộc nhiều yếu tố khác nhau.
Trong thời gian chờ Tòa Bạch Ốc xem xét, thỉnh nguyện thư vẫn được ở trong tình trạng “open,” có nghĩa là mọi người vẫn có thể tiếp tục ký tên.
Khi Tòa Bạch Ốc phúc đáp, tất cả những ai đã ký tên sẽ nhận được một email từ Tòa Bạch Ốc, báo cho biết thỉnh nguyện thư đã được xem xét và đã được phúc đáp.
Ðược “phúc đáp” không có nghĩa là yêu cầu của thỉnh nguyện thư được chính quyền thực thi, chỉ có nghĩa là nội các của chính phủ đã đọc thỉnh nguyện thư, hiểu và ghi nhận ý nguyện của dân, trong việc soạn thảo hoặc điều chỉnh chính sách hiện hành, nếu thích hợp.
Có nhiều hình thức phúc đáp, phần lớn được người có trách nhiệm viết ngay trong phần “Response” của thỉnh nguyện thư. Nhưng cũng có trường hợp đại diện của Tòa Bạch Ốc muốn liên lạc với người viết thỉnh nguyện thư để trao đổi thêm, chẳng hạn như trường hợp yêu cầu chính quyền Mỹ “theo đuổi tiến bộ về nhân quyền với Việt Nam” (còn được gọi là thỉnh nguyện thư Việt Khang,” được tạo ra Tháng Hai, 2012, và sau đó nhanh chóng thu được hơn 25,000 chữ ký chỉ trong vòng ít ngày.)
Hiện nay, trang mạng WhiteHouse.gov còn 18 thỉnh nguyện thư có hơn 100,000 chữ ký, nhưng chưa được phúc đáp. Các thỉnh nguyện thư này có từ khoảng 102,000 chữ ký đến khoảng 208,000 chữ ký.
Trong nhóm này thỉnh nguyện thư cũ nhất được tạo ra hồi Tháng Tư, 2012 (với khoảng 109,000 chữ ký), và thỉnh nguyện thư yêu cầu chính quyền Obama “trừng phạt Trung Quốc vì xâm lược lãnh thổ Việt Nam” của người Việt là thỉnh nguyện thư mới nhất, với hơn 120,000 chữ ký, đứng hàng thứ 8, tính theo số chữ ký đã có.
Trong khi chờ đợi Tòa Bạch Ốc phúc đáp, mọi người vẫn có thể ký tên qua link dưới đây:
https://petitions.whitehouse.gov/petition/put-sanctions-china-invading-vietnam-territory-deployment-oil-rig-haiyang-981/p2b7Rnnv
Nhiều blogger đang rủ nhau cổ động sao cho thỉnh nguyện thư này có được 210,000 chữ ký, đẩy nó lên hàng đầu của các thỉnh nguyện thư đang chờ phúc đáp.
Quyền đưa thỉnh nguyện thư đến chính phủ của người dân được Tu Chính Án Số 1 của Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo bảo. Trong suốt lịch sử của quốc gia này, người dân từng sử dụng thỉnh nguyện thư như một phương tiện đấu tranh cho nhiều vấn đề họ quan tâm, chẳng hạn dẹp bỏ chế độ nô lệ, đòi quyền đi bầu cho phụ nữ, và nhiều phong trào bảo vệ dân quyền khác.
––
Liên lạc tác giả: hagiang@nguoi-viet.com
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
120,000 người Việt ký tên đòi Tòa Bạch Ốc trừng phạt Bắc Kinh
Hà Giang/Người Việt
SAN DIEGO, California (NV) - Hơn 120,000 người Việt đã ký một thỉnh nguyện thư gởi Tòa Bạch Ốc yêu cầu chính quyền Tổng Thống Barack Obama “trừng phạt Trung Quốc vì xâm lược lãnh thổ Việt Nam” qua việc mang giàn khoan HD 981 vào hoạt động trái phép trong vùng biển của Việt Nam.
Theo quy định, chỉ cần 100,000 chữ ký trong vòng một tháng là Tòa Bạch Ốc sẽ phúc đáp, thế nhưng, chỉ sau nửa tháng, con số này đã lên hơn 120,000, tính đến chiều ngày Thứ Ba, 27 Tháng Năm.
|
Anh Ðỗ Quang Thăng, 34 tuổi, cư dân San Diego, người soạn ra thỉnh nguyện thư này, bắt đầu từ ngày 12 Tháng Năm, bày tỏ cảm tưởng với nhật báo Người Việt như sau: “Khi viết thỉnh nguyện thư, tôi chỉ làm gì thấy mình cần phải làm, và chỉ viết cho chính mình thôi, không ngờ được là có hơn 120,000 người có cùng suy nghĩ như mình. Tôi thấy vui, cảm động, và cũng rất hồi hộp khi âm thầm theo dõi những lời bình phẩm, người chê, người ủng hộ, và nhìn số chữ ký tăng lên từng giờ.”
Giải thích thêm lý do viết thỉnh nguyện thư, anh Thăng nói: “Tôi viết thỉnh nguyện thư, đơn giản chỉ vì thấy Trung Quốc là một kẻ bắt nạt nước khác, tương tự như sự kiện Nga xâm lược Ukraine gần đây. Cũng giống những người Việt Nam thế hệ 1.5 hoặc thế hệ thứ hai khác, tôi không quan tâm nhiều đến chính trị hay Việt Nam đang có chính thể gì. Tôi chỉ đứng lên chống lại những điều gì sai với lẽ phải và thiếu đạo đức. Tôi cũng muốn người Việt của thế hệ trước chúng tôi biết rằng tuổi trẻ chúng tôi cũng yêu nước, dù chúng tôi có cách bày tỏ khác họ.”
So với những thỉnh nguyện thư hiện đang có mặt trên trang mạng WhiteHouse.gov, 120,000 chữ ký đạt được trong vòng nửa tháng là một thành quả kỷ lục.
Sự kiện thỉnh nguyện thư đạt được đủ chữ ký tối thiểu chỉ trong nửa thời gian Tòa Bạch Ốc cho phép cổ động, cho thấy quan tâm của người Việt khắp nơi về tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và Việt Nam trên Biển Ðông.
Thỉnh nguyện thư viết: “Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đang đi trên một lộ trình tốt đẹp của quan hệ đối tác và hòa bình. Chúng tôi, người Việt Nam trên toàn thế giới kêu gọi Tòa Bạch Ốc xét đến một biện pháp trừng phạt Trung Quốc khi họ ngang nhiên bất chấp luật pháp quốc tế hiện hành, và biên giới lãnh thổ, trong việc mang giàn khoan dầu khổng lồ, gây tổn hại sinh thái Haiyang 981 vào lãnh hải Việt Nam.”
“Chỉ lên án bằng lời không đủ. Chúng tôi cần Tòa Bạch Ốc xét đến những biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc, vì đây là điều duy nhất có hiệu quả,” anh Ðỗ Quang Thăng viết tiếp trong thỉnh nguyện thư.
Ðiều đặc biệt ở đây là thỉnh nguyện thư này không do một tổ chức đấu tranh nào tạo ra, cũng không có một cơ quan truyền thông hay tổ chức chính trị nào đứng ra cổ động, mà hoàn toàn là do nỗ lực cá nhân của những người Việt khắp nơi chia sẻ chung một ưu tư cho đất nước.
Phải theo dõi sinh hoạt của những trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, và các email group mới thấy sự tích cực cổ động của người Việt trước hiểm họa xâm lăng của Trung Quốc.
Cả những tờ báo trong nước cũng có những bài viết kêu gọi mọi người vào trang mạng của Tòa Bạch Ốc để ký tên, kèm theo những bài viết hướng dẫn cách ghi danh và ký tên.
Trong ngày cuối trước khi đạt được số chữ ký tối thiểu, trang mạng Facebook tràn ngập những lời kêu gọi như: “Vào ký nhanh lên mọi người ơi, chúng ta cần tối thiểu 100,000 mới được quan tâm.”
Và những lời than: “Giúp mình với, mình vào ba lần rồi mà chưa ký được” nhanh chóng được các bạn chép cho lời chỉ dẫn.
Có người còn chép nguyên cả câu hỏi “Challenge Question” từ trang mạng WhiteHouse.gov vào trang Facebook của mình với lời kêu cứu: “Cái câu hỏi 'challenge question' này khó quá, giúp em với!” và chưa đầy một phút sau đó có người giúp ngay câu trả lời.
Trong hai ngày qua, thỉnh nguyện thư đạt được hơn 70,000 chữ ký. Từ khoảng 50,000 chữ ký lúc 8 giờ 30 phút tối, giờ California, ngày 25 Tháng Năm, lên đến hơn 120,000 chữ ký vào 8 giờ 30 tối ngày 27 Tháng Năm.
Mức độ ký tên nhanh đến độ hệ thống của WhiteHouse.gov ghi thứ tự không kịp, sau chữ ký số 99,998, có ít nhất là hai người nhấn nút “Sign” cùng một lúc, với kết quả là chữ ký của hai người có tên Q.C. và T.T. cùng được ghi là chữ ký số 100,000.
Nhưng đã đạt được chữ ký tối thiểu để được hồi đáp rồi thì sao, nhiều người đang tự hỏi.
Theo trang mạng WhiteHouse.gov, sau khi đạt được tối thiểu 100,000 chữ ký trong vòng một tháng, thỉnh nguyện thư sẽ chuyển qua nội các của chính phủ Obama để được những cơ quan lo về chính sách liên quan xem xét, và sẽ lần lượt được hồi đáp, sớm hay muộn, tùy thuộc nhiều yếu tố khác nhau.
Trong thời gian chờ Tòa Bạch Ốc xem xét, thỉnh nguyện thư vẫn được ở trong tình trạng “open,” có nghĩa là mọi người vẫn có thể tiếp tục ký tên.
Khi Tòa Bạch Ốc phúc đáp, tất cả những ai đã ký tên sẽ nhận được một email từ Tòa Bạch Ốc, báo cho biết thỉnh nguyện thư đã được xem xét và đã được phúc đáp.
Ðược “phúc đáp” không có nghĩa là yêu cầu của thỉnh nguyện thư được chính quyền thực thi, chỉ có nghĩa là nội các của chính phủ đã đọc thỉnh nguyện thư, hiểu và ghi nhận ý nguyện của dân, trong việc soạn thảo hoặc điều chỉnh chính sách hiện hành, nếu thích hợp.
Có nhiều hình thức phúc đáp, phần lớn được người có trách nhiệm viết ngay trong phần “Response” của thỉnh nguyện thư. Nhưng cũng có trường hợp đại diện của Tòa Bạch Ốc muốn liên lạc với người viết thỉnh nguyện thư để trao đổi thêm, chẳng hạn như trường hợp yêu cầu chính quyền Mỹ “theo đuổi tiến bộ về nhân quyền với Việt Nam” (còn được gọi là thỉnh nguyện thư Việt Khang,” được tạo ra Tháng Hai, 2012, và sau đó nhanh chóng thu được hơn 25,000 chữ ký chỉ trong vòng ít ngày.)
Hiện nay, trang mạng WhiteHouse.gov còn 18 thỉnh nguyện thư có hơn 100,000 chữ ký, nhưng chưa được phúc đáp. Các thỉnh nguyện thư này có từ khoảng 102,000 chữ ký đến khoảng 208,000 chữ ký.
Trong nhóm này thỉnh nguyện thư cũ nhất được tạo ra hồi Tháng Tư, 2012 (với khoảng 109,000 chữ ký), và thỉnh nguyện thư yêu cầu chính quyền Obama “trừng phạt Trung Quốc vì xâm lược lãnh thổ Việt Nam” của người Việt là thỉnh nguyện thư mới nhất, với hơn 120,000 chữ ký, đứng hàng thứ 8, tính theo số chữ ký đã có.
Trong khi chờ đợi Tòa Bạch Ốc phúc đáp, mọi người vẫn có thể ký tên qua link dưới đây:
https://petitions.whitehouse.gov/petition/put-sanctions-china-invading-vietnam-territory-deployment-oil-rig-haiyang-981/p2b7Rnnv
Nhiều blogger đang rủ nhau cổ động sao cho thỉnh nguyện thư này có được 210,000 chữ ký, đẩy nó lên hàng đầu của các thỉnh nguyện thư đang chờ phúc đáp.
Quyền đưa thỉnh nguyện thư đến chính phủ của người dân được Tu Chính Án Số 1 của Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo bảo. Trong suốt lịch sử của quốc gia này, người dân từng sử dụng thỉnh nguyện thư như một phương tiện đấu tranh cho nhiều vấn đề họ quan tâm, chẳng hạn dẹp bỏ chế độ nô lệ, đòi quyền đi bầu cho phụ nữ, và nhiều phong trào bảo vệ dân quyền khác.
––
Liên lạc tác giả: hagiang@nguoi-viet.com