Kinh Khổ
2 đứa làm bánh mì và khoảng cách giàu nghèo
Xóm kia có 2 đứa làm bánh, thằng Búa và con Nhi. Cả 2 đều học nghề làm bánh mì từ Học Viện Minh Mâu ra. Về trí tuệ thì cả 2 đều như nhau. Cả 2 đều có tiệm bánh mì y chang nhau
Xóm
kia có 2 đứa làm bánh, thằng Búa và con Nhi. Cả 2 đều học nghề làm bánh
mì từ Học Viện Minh Mâu ra. Về trí tuệ thì cả 2 đều như nhau. Cả 2 đều
có tiệm bánh mì y chang nhau không khác gì cả. Khác ở chỗ là một người
chịu khó làm hơn người kia. Thằng Búa thì thức khuya dậy sớm, mạo hiểm
với tiền của mình. Còn con Nhi thì thụ động hơn và ít mạo hiểm hơn.
Khi
mới bắt đầu thì trung bình mỗi ngày thằng Búa sản xuất ra 200 ổ bánh mì
rồi bán sạch hết, mỗi ổ $1, mỗi ngày nó thu được $200. Còn Nhi cũng
vậy, mỗi ngày làm rồi bán sạch 200 ổ với giá $1, thu được $1.
Rồi
một ngày nọ thằng Búa thấy làm vậy không đủ ăn, nên phải làm thêm. Cho
nên nó dậy sớm hơn và làm nhiều hơn. Thay vì dậy vào lúc 5h thì nó dậy
vào lúc 3h sáng. Vậy là mỗi ngày nó làm ra 300 ổ, $1 mỗi ổ, mỗi ngày thu
được $300. Trong khi đó con Nhi thì không thích nên nó cứ làm ra 200 ổ.
Đối với nó nhiêu đó là đủ rồi.
Rồi
mỗi ngày trôi qua, khoảng cách thu nhập của thằng Búa và con Nhi ngày
càng lớn. Sự khác biệt $100 nhân cho 1 ngày, rồi 1 tuần, rồi 1 tháng rồi
1 năm. Sau này từ từ thằng Búa đã bỏ xa con Nhi về số lượng bánh mì,
doanh thu và lợi nhuận. Vì nó đã chịu khó làm nhiều thời gian hơn, chịu
khó bỏ công ra hơn nên bây giờ quy mô của nó lớn hơn. Giờ nó có nhiều
tiền hơn con Nhi gấp 100 lần. Nó bắt đầu thuê người làm để làm ra nhiều
bánh mì hơn. Trong khi đó con Nhi vẫn an phận với 200 ổ mỗi ngày.
Một
ngày con Clinton thấy vậy mới nghĩ ra trò kiếm phiếu. Nó nói: “Một năm
trước đây thì thằng Búa và con Nhi đều công bằng, khoảng cách giàu nghèo
không hề tồn tại, cả hai đều như nhau. Nhưng hiện tại thì khoảng cách
giàu nghèo ngày càng tăng, đe dọa đến an sinh xã hội. Vì vậy phải đánh
thuế những người như thằng Búa để đem lại sự công bằng cho con Nhi và xã
hội nói chung.”
Thằng
Búa nghe vậy tức quá nói: “Nhưng thưa bà, tôi thức khuya dậy sớm, mạo
hiểm làm ăn, tích lũy tiền để mở rộng quy mô, thành quả hôm nay là sự hy
sinh của tôi trong ngày hôm qua mà. Nếu lấy đi thành tích của tôi thì
tại sao tôi phải cố gắng nữa chứ? Nếu tạo sự công bằng trong kết quả thì
ai sẽ là người phấn đấu để phát triển?”
Con Nhi nghe vậy liền nói: “đồ ích kỷ chỉ biết cho bản thân, đồ tham lam, đồ tư bản trùm sò.”
Bài
học ở đây là gì? Khoảng cách giàu nghèo tồn tại không phải vì thằng Búa
lấy bớt từ con Nhi mà nó sản xuất nhiều hơn nên có nhiều của cải. Ngộ
nhận về khoảng cách giàu nghèo xuất phát từ cái suy nghĩ rằng một thằng
mập mập vì lấy bớt đồ ăn từ thằng ốm, một thằng giàu giàu vì lấy bớt của
cải từ thằng nghèo. Đây là một tư duy mà nhiều người vãn không chịu
hiểu.
Đó
là tại sao khoảng cách giàu nghèo là một điều tốt. Nó là động lực để
con người phát triển. Nếu có sự công bằng trong kết quả thì bạn có chịu
khó làm thêm không? Bạn có chịu khó dành dụm chịu khó tích lũy tiền bạc
không? Bạn có mạo hiểm kinh doanh không? Tôi nghĩ là không. Đó là sự
thật về cái gọi là khoảng cách giàu nghèo.
Ku Búa @ Café Ku Búa
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
2 đứa làm bánh mì và khoảng cách giàu nghèo
Xóm kia có 2 đứa làm bánh, thằng Búa và con Nhi. Cả 2 đều học nghề làm bánh mì từ Học Viện Minh Mâu ra. Về trí tuệ thì cả 2 đều như nhau. Cả 2 đều có tiệm bánh mì y chang nhau
Xóm
kia có 2 đứa làm bánh, thằng Búa và con Nhi. Cả 2 đều học nghề làm bánh
mì từ Học Viện Minh Mâu ra. Về trí tuệ thì cả 2 đều như nhau. Cả 2 đều
có tiệm bánh mì y chang nhau không khác gì cả. Khác ở chỗ là một người
chịu khó làm hơn người kia. Thằng Búa thì thức khuya dậy sớm, mạo hiểm
với tiền của mình. Còn con Nhi thì thụ động hơn và ít mạo hiểm hơn.
Khi
mới bắt đầu thì trung bình mỗi ngày thằng Búa sản xuất ra 200 ổ bánh mì
rồi bán sạch hết, mỗi ổ $1, mỗi ngày nó thu được $200. Còn Nhi cũng
vậy, mỗi ngày làm rồi bán sạch 200 ổ với giá $1, thu được $1.
Rồi
một ngày nọ thằng Búa thấy làm vậy không đủ ăn, nên phải làm thêm. Cho
nên nó dậy sớm hơn và làm nhiều hơn. Thay vì dậy vào lúc 5h thì nó dậy
vào lúc 3h sáng. Vậy là mỗi ngày nó làm ra 300 ổ, $1 mỗi ổ, mỗi ngày thu
được $300. Trong khi đó con Nhi thì không thích nên nó cứ làm ra 200 ổ.
Đối với nó nhiêu đó là đủ rồi.
Rồi
mỗi ngày trôi qua, khoảng cách thu nhập của thằng Búa và con Nhi ngày
càng lớn. Sự khác biệt $100 nhân cho 1 ngày, rồi 1 tuần, rồi 1 tháng rồi
1 năm. Sau này từ từ thằng Búa đã bỏ xa con Nhi về số lượng bánh mì,
doanh thu và lợi nhuận. Vì nó đã chịu khó làm nhiều thời gian hơn, chịu
khó bỏ công ra hơn nên bây giờ quy mô của nó lớn hơn. Giờ nó có nhiều
tiền hơn con Nhi gấp 100 lần. Nó bắt đầu thuê người làm để làm ra nhiều
bánh mì hơn. Trong khi đó con Nhi vẫn an phận với 200 ổ mỗi ngày.
Một
ngày con Clinton thấy vậy mới nghĩ ra trò kiếm phiếu. Nó nói: “Một năm
trước đây thì thằng Búa và con Nhi đều công bằng, khoảng cách giàu nghèo
không hề tồn tại, cả hai đều như nhau. Nhưng hiện tại thì khoảng cách
giàu nghèo ngày càng tăng, đe dọa đến an sinh xã hội. Vì vậy phải đánh
thuế những người như thằng Búa để đem lại sự công bằng cho con Nhi và xã
hội nói chung.”
Thằng
Búa nghe vậy tức quá nói: “Nhưng thưa bà, tôi thức khuya dậy sớm, mạo
hiểm làm ăn, tích lũy tiền để mở rộng quy mô, thành quả hôm nay là sự hy
sinh của tôi trong ngày hôm qua mà. Nếu lấy đi thành tích của tôi thì
tại sao tôi phải cố gắng nữa chứ? Nếu tạo sự công bằng trong kết quả thì
ai sẽ là người phấn đấu để phát triển?”
Con Nhi nghe vậy liền nói: “đồ ích kỷ chỉ biết cho bản thân, đồ tham lam, đồ tư bản trùm sò.”
Bài
học ở đây là gì? Khoảng cách giàu nghèo tồn tại không phải vì thằng Búa
lấy bớt từ con Nhi mà nó sản xuất nhiều hơn nên có nhiều của cải. Ngộ
nhận về khoảng cách giàu nghèo xuất phát từ cái suy nghĩ rằng một thằng
mập mập vì lấy bớt đồ ăn từ thằng ốm, một thằng giàu giàu vì lấy bớt của
cải từ thằng nghèo. Đây là một tư duy mà nhiều người vãn không chịu
hiểu.
Đó
là tại sao khoảng cách giàu nghèo là một điều tốt. Nó là động lực để
con người phát triển. Nếu có sự công bằng trong kết quả thì bạn có chịu
khó làm thêm không? Bạn có chịu khó dành dụm chịu khó tích lũy tiền bạc
không? Bạn có mạo hiểm kinh doanh không? Tôi nghĩ là không. Đó là sự
thật về cái gọi là khoảng cách giàu nghèo.
Ku Búa @ Café Ku Búa