Một ngày sau khi ông Donald Trump nhậm chức, bao phủ nước Mỹ là các cuộc biểu tình phản đối, nỗ lực xóa bỏ Obamacare và lời chỉ trích của Nhà Trắng dành cho giới truyền thông.
Một ngày sau khi ông Donald Trump nhậm chức, bao phủ nước Mỹ là các cuộc
biểu tình phản đối, nỗ lực xóa bỏ Obamacare và lời chỉ trích của Nhà
Trắng dành cho giới truyền thông.
24 giờ sau khi lên nắm quyền tại Nhà Trắng, Tổng thống mới của Mỹ Donald Trump đã kịp ký sắc lệnh hành pháp, yêu
cầu các cơ quan liên quan tạm thời "đóng băng" những hoạt động liên
quan đến chương trình y tế Obamacare "khi chúng ta đang chuẩn tiếp từ
việc bãi bỏ và thay thế chương trình này".
Nhà Trắng cũng tuyên bố sẽ rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái
Bình Dương (TPP) và lên án báo chí đưa tin "sai lệch" về lễ nhậm chức,
một thái độ quen thuộc của tổng thống đối với báo chí.
Tân Tổng thống Donald Trump trong chuyến thăm trụ sở CIA vào trưa 21/1 (giờ địa phương). Ảnh: AFP. |
Gây chiến với truyền thông
Ngày 21/1, Thư ký báo chí Nhà Trắng của chính quyền Trump, ông Sean
Spicer, tổ chức buổi họp báo đầu tiên. Ông không nhận câu hỏi từ các nhà
báo, thay vì đó ông chỉ trích truyền thông đã đưa tin sai về số người
tham dự buổi lễ nhậm chức của ông Trump và cố tình thu nhỏ đám đông này.
Người phát ngôn Nhà Trắng cũng cáo buộc những tấm ảnh đã bị cắt cúp
để tạo cảm giác sai lệch về số người tham dự. Ngoài ra, những khu vực
màu trắng trong bức hình chụp lễ nhậm chức của ông Trump là nơi được
dựng sàn lên cao để bảo vệ cỏ, trong khi ở các lễ nhậm chức trước, nhà
tổ chức để trống cỏ.
"Những nỗ lực hạ thấp nhiệt huyết trong buổi lễ nhậm chức là sai trái và đáng xấu hổ", thư ký báo chí của Nhà Trắng tuyên bố.
Ông Spicer cũng tuyên bố rằng chính quyền Tổng thống Trump sẽ buộc báo chí phải có trách nhiệm và Trump không cần báo chí.
Tuy nhiên, trong bức ảnh chụp ngày nhậm chức của Obama, người tham dự đã phủ đầy các khoảng trống, không phải cỏ.
Trong khi đó, Ari Fleischer, thư ký báo chí dưới thời cựu tổng
thống George W. Bush, nhận định lời chỉ trích của ông Spicer thực tế là
một chỉ thị từ chính Tổng thống Trump. "Đó là điều mà tổng thống bảo anh
ta nói. Và bạn biết là tổng thống đang quan sát bạn", NBC News dẫn lời ông Fleischer.
Trong một diễn biến khác, số liệu về lượt người tới Washington D.C. trong ngày 20/1 cũng tương phản với tuyên bố của Nhà Trắng. New York Daily News cho
biết có 513.000 lượt người đã đến Washington D.C. vào lễ nhậm chức của
ông Obama năm 2009, trong khi chỉ có 193.000 lượt người đến thủ đô trong
ngày 20/1 năm nay.
Chọc giận CIA
Trong chuyến đi đến trụ sở Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) tại
Virginia, tân tổng thống Mỹ cũng chỉ trích giới truyền thông "thiếu
trung thực".
Sau nhiều tháng chỉ trích giới tình báo Mỹ yếu kém và hành xử "như
phát xít", chuyến thăm CIA của ông Trump có thể xem là một động thái làm
hòa. Trong bài phát biểu, ông hứa sẽ dành 1.000% ủng hộ dành cho các cơ
quan tình báo, bất cứ xung đột nào giữa chính quyền và giới tình báo
đều do sự thiếu trung thực của truyền thông.
Tuy nhiên, phát ngôn của ông Trump, với thái độ quá tập trung vào bản
thân và được nói ngay trước đài tưởng niệm các nhân viên CIA hy sinh
trong lúc làm nhiệm vụ, làm dấy lên chỉ trích từ quan chức cơ quan này.
Guardian dẫn lời Giám đốc CIA John O. Brennan tuyên bố ông "buồn lòng và giận giữ sâu sắc trước sự đề cao bản thân của tổng thống".
Biểu tình từ Los Angeles đến Washington D.C.
Bên ngoài Nhà Trắng, ước tính có nửa triệu người đã đổ về các đường
phố của thủ đô Washington D.C. để tham dự Tuần hành Phụ nữ, cuộc đại
biểu tình phản đối ông Trump. Người tham dự gồm các nhóm đòi quyền bình
đẳng giới, quyền cho người đồng tính, người nhập cư...
Đoàn người tập trung trước Điện Capitol, nơi ông Trump nhậm chức cách
đó 24 tiếng, đi ngang qua Nhà Trắng và hô vang các khẩu hiệu phản đối,
đòi quyền bình đẳng.
Nếu con số ước tính của các nhà tổ chức chính xác, cuộc biểu tình ở
Washington D.C. lớn gấp đôi cuộc biểu tình đòi quyền bình đẳng cho người
da màu vào năm 1963 tại thành phố này. Khi đó, dưới bóng Đài tưởng niệm
Linlcon, nhà hoạt động dân quyền Martin Luther King Jr. đã đọc bài diễn
văn lịch sử Tôi có một giấc mơ.
Cùng với Washington D.C., hàng trăm nghìn người khác tại các thành
phố lớn của Mỹ cũng đổ xuống đường để tham dự cuộc Tuần hành Phụ nữ. Tuy
nhiên, tổng thống mới không tỏ ra mình quan tâm hay bị dao động vì cuộc
biểu tình này.
Sáng 21/1, ông rời Nhà Trắng theo một hướng khác để đến dự lễ cầu
nguyện tại Nhà thờ Quốc gia, một nghi thức truyền thống dành cho tổng
thống mới nhậm chức. Sau đó, Tổng thống Trump đến Virginia thăm trụ sở
CIA. Ông ca ngợi đám đông đã đến dự lễ nhậm chức của ông mà không đề cập
gì đến một đám đông khác đang biểu tình phản đối mình.
Trong ngày đầu tiên làm tổng thống, ông Trump đã ngồi ở chiếc bàn nổi
tiếng trong Phòng Bầu dục để ký sắc lệnh nhằm "hạn chế tối đa gánh nặng
kinh tế của đạo luật Obamacare". Trong thời gian sắp tới, ông sẽ dành
công sức để lật lại đạo luật chăm sóc sức khỏe này.
Bức tượng của cựu thủ tướng Anh Winston Churchill đã được đưa trở lại
Phòng Bầu dục, báo hiệu sự khăng khít sắp tới trong quan hệ với Anh -
quốc gia vừa bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) hồi năm 2016.
Cũng trong ngày đầu tiên sau khi nhậm chức, Tổng thống Trump đã kịp
lên Twitter cá nhân để lặp lại tuyên bố của ông trong diễn văn nhậm
chức. "Những người đàn ông và phụ nữ bị lãng quên của đất nước này sẽ
không còn nữa. Kể từ giờ phút này, nước Mỹ là trên hết", ông viết.
Mai Anh chuyển