TIN CỘNG ĐỒNG
25 năm Tu Nghiệp Sư Phạm Việt Ngữ tại miền Tây Nam Hoa Kỳ
Lời Giới Thiệu: Sau gần bốn thập niên định hình và phát triển, các cộng đồng Việt hải ngoại đã tiến những bước khá xa trong việc duy trì, phát huy, và phổ biến ngôn ngữ văn hoá Việt cho chính mình và đến những cộng đồng bạn.
Kính mời quý độc giả theo dõi cuộc phỏng vấn với Thầy Vũ Hoàng, Trưởng Ban Tổ Chức của Khoá Tu Nghiệp Sư Phạm Việt Ngữ thứ 25 tại miền Tây Nam Hoa Kỳ, do Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ miền Nam California thực hiện.
Hiện nay, Khoá TNSP cũng phổ biến bộ sách giáo khoa Tiếng Việt do Ban Tu Thư của BĐD thực hiện, từ cấp Mẫu Giáo tới Lớp Tám. Quý độc giả, quý phụ huynh hay thầy cô có nhu cầu mua sách để dạy cho con em, hay cho trường của mình, xin liên lạc: 714 799 0321, www.taviet.org hay tavietlcs@yahoo.com.
Ngoài những đề tài Huấn Luyện căn bản cần cho một nhà giáo, Ban Tổ Chức còn có nhiều đề tài Tu Nghiệp khác, phong phú, đa dạng giúp hướng dẫn quý thầy cô và quý phụ huynh tìm hiểu và trau giồi thêm kiến thức cho riêng mình.
Tối thứ Bảy, 17/8/13, một bữa cơm thân mật của đại gia đình sư phạm kỳ thứ 25 tại hải ngoại, sẽ được tổ chức tại một nhà hàng trong vùng, chương trình gồm một đêm sinh hoạt văn nghệ đầy tình tự quê hương, lồng vào đó là những giây phút tâm tình và trao đổi kinh nghiệm giảng dạy cho nhau.
Lệ phí (gồm các chi phí cho tài liệu, ẩm thực, phòng ngủ...) Nội trú: $180.00/ 1 người, 1 phòng 2 người; Ngoại trú: $ 90.00/ 1 người. Quý vị Trung Tâm Trưởng/Hiệu Trưởng được miễn phí phần ngoại trú. Mọi chi tiết xin liên lạc về thầy Vũ Hoàng, Trưởng Ban Tổ Chức: tnsp@taviet.org
TGT: Kính chào Thầy Vũ Hoàng (VH). Cám ơn Thầy đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn về Khóa Tu Nghiệp Sư Phạm (TNSP) lần thứ 25 do Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ miền Nam California (BĐD) tổ chức. Trước hết, xin hỏi về kinh nghiệm của cá nhân Thầy trong sinh họat Việt ngữ. Từ khi đến Mỹ năm 1975, Thầy đã sinh họat với Trường Việt Ngữ (TVN) Hồng Bàng nhiều năm trước khi tình nguyện làm Hiệu Trưởng cho Trường Việt ngữ thuộc Cộng đoàn Westminster năm 1990. Xin Thầy nói một chút về những công việc này.
VH: Lúc sinh hoạt với TTVNHB thì tôi cũng là một phụ huynh như bao nhiêu phụ huynh khác, đem con đến trường cho chúng học thì tôi đi chơi tennis, gần tới giờ thì đến đón con về, đưa con ra ngoài park để chúng chơi, còn tôi lại đánh tennis tiếp.
Một hôm tôi nhận được thư mời của cô HT Nguyễn Tuyết Long, mời phụ huynh họp, vợ chồng tôi cũng đến họp, nghe cô HT trình bày về sinh hoạt của trường và cần thêm nhân sự giúp. Tôi cũng thấy áy náy việc mình thả con đó cho người khác dạy dỗ rồi đi chơi tennis, thêm sự thúc đẩy của vợ ngồi kế bên nên tôi tình nguyện tham gia với TTVNHB từ đó. Sau này tôi bị bầu vào làm Hội Trưởng Hội Phụ Huynh Họ Sinh của trường cùng với 4 cặp vợ chồng khác.
TGT: Thưa Thầy, thành phố Westminster được xem là thủ phủ của người Việt hải ngoại, với Little Saigon là nơi khởi đi nhiều sinh hoạt của người Việt tại Quận Cam. Tại sao mãi đến năm 1991 mới có TVN tại Cộng đoàn Công Giáo ở thành phố này, thưa Thầy? Và đối với một trường sinh sau nở muộn thì có gặp thách đố nào không, chẳng hạn như về phòng ốc và ban giảng huấn, tuy là trường tọa lạc ngay tại thủ phủ?
VH: Thật ra mà nói, TTVNHB là Trung Tâm Việt Ngữ đầu tiên được thành lập tại thủ đô của người Việt tị nạn từ năm 1979 tại trường học của giáo xứ Mỹ Blessed Sacrament Church. Cho đến niên khóa 89-90 thì cô Tuyết Long không làm HT nữa, TTVNHB được dời đi một địa điểm khác, tôi không đi theo trường và tôi được Cộng Đoàn mời tôi thành lập một trường Việt Ngữ cho Cộng Đoàn tại trường học của giáo xứ Blessed Sacrament Church và lấy tên là TRƯỜNG VIỆT NGỮ CỘNG ĐOÀN WESTMINSTER niên khóa 1991-1992.
Tôi được cái may là cơ sở đã có sẵn, giáo xứ tiếp tục cho chúng tôi dùng cơ sở nầy để tổ chức lại các lớp Việt Ngữ, tuy nhiên với nhiều điều kiện cũng rất khó khăn, hơn nữa bắt đầu từ con số “KHÔNG.” Việc tìm thầy cô giáo cũng khó, hầu hết lúc đó nhiều người còn chưa ôn định được công ăn sở làm, nhiều người phải đi làm ngày cuối tuần để kiếm thêm lợi tức cho gia đình nên số lượng thầy cô giáo rất eo hẹp, tuy là dùng trường của giáo xứ, chúng tôi cũng phải đóng góp cho trường một khoảng tiền để phụ giúp trang trả tiền điện nước, lao công, v.v...
Tôi sợ nhất là mỗi sáng thứ hai đi làm mà nghe điện thoại reo, nhấc máy lên là gặp bà Hiệu Trưởng của trường hoặc Cha xứ Mỹ phàn nàn về các bàn ghế trong lớp học bị di chuyển, giấy kẹo được tìm thấy trong học bàn, bút chì bị mất, mặt bàn bị viết hoặc vẽ bậy, v.v... Ôi chao là nhức đầu!
TGT: Có lẽ với gần 20 năm làm Hiệu trưởng, Thầy có nhiều kỷ niệm với Trường. Chẳng hạn ngay khi Trường vừa được thành lập, thì tờ Orange County Register liền đăng một bài phóng sự về sinh hoạt của Trường. Thầy có thể kể một vài kỷ niệm vui về Trường không?
VH: Vâng, tôi còn nhớ rõ là nhà báo Orange County Register có đến làm một phóng sự sinh hoạt của trường Việt Ngữ tại thành phố Westminster, lúc đó cô cũng là một cô giáo trẻ của trường, trong bài báo có hình cô đang đứng trước bảng viết bài, tôi còn giữ lại làm kỷ niệm.
Có một lần trong dịp Tết, tôi và bác Đoàn Văn Hào cũng thuê một gian hàng trong hội chợ, năm đó bác Hào là Hội Trưởng Hội Phụ Huynh của trường, hai bác cháu hì hục cả mấy tuần lễ làm trò chơi để câu khách, chẳng may năm ấy trời mưa tầm tã, chẳng thu được bao nhiêu, thế là mất cả chì lẫn chài, hai bác cháu nhìn nhau mà cười! Giờ đây nhớ lại những kỷ niệm của mấy chục năm về trước cũng thấy vui vui!
TGT: Bây giờ, Trangđài xin hỏi về Khóa Tu Nghiệp Sư Phạm. Từ năm 1993, Thầy đã ghi danh cho các Thầy Cô của trường tham dự Khóa. Trang đài nhớ được đi carpool với vợ chồng Thầy để dự khóa ở Rosemead giữa thập niên 90s, và Thầy đã tham gia với BĐD ngay sau khóa đó. Thầy đã đóng những vai trò nào trong suốt gần 20 năm qua, thưa Thầy?
VH: Lúc đầu tôi tham gia với chức vụ là Tổng Thư Ký dưới thời thầy Mai Thái Bằng làm Chủ Tịch, nhiệm kỳ 95-97, được đúng một nhiệm kỳ thì mất việc. Đến nhiệm kỳ 2000-2001 do thầy Nguyễn Văn Khoa làm chủ tịch thì tôi được bầu vào chức Thủ Quỹ. Từ năm 2004 đến 2009 (3 nhiệm kỳ, 6 năm liên tiếp) được bầu làm Chủ tịch BĐDCTTVNNC. Nhiệm kỳ thứ XI 2010-2011 do thầy Trần Chấn Trí làm Chủ Tịch, thì tôi lại giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ngoại Vụ. Nhiệm kỳ XII, 2012-2013 tôi được bầu vào giữ chức Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị nhiệm kỳ là 2 năm.
TGT: Năm nay, 2013, Thầy lại tiếp tục đóng vai trò Trưởng Ban Tổ Chức cho Khóa 25, với chủ đề “Sứ Mệnh của Thầy Cô trong công cuộc chống ngoại xâm.” Mời Thầy nói về một số thuyết trình viên hay giảng viên sẽ hướng dẫn đề tài này.
VH: Cả thế giời bây giờ đều biết Việt Nam đang bị Trung Cộng khống chế, vì thế mà nhiệm vụ của mọi người kể cả thầy cô giáo đều phải đồng lòng đứng lên để chống ngoại xâm. Để thích hợp với chủ đề này, chúng tôi phải mời các vị giảng sư thật uyên bác, am tường về lịch sử tranh đấu chống lại giặc Tàu của cha ông chúng ta tu ngàn xưa, nhất là cuộc chiến oanh liệt của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng mặt đối mặt chống lại giặc tầu nh chiếm Hoàng Sa năm 1974.
TGT: Bên cạnh các bài nói chủ đề, chắc chắn cũng sẽ có các bài chuyên về mô phạm Việt ngữ, như ngữ pháp hay đánh vần, cách đứng lớp, phải không Thầy? Ai phụ trách các giờ này, thưa Thầy?
VH: Cô nói đúng, ngoài chủ đề ra, lúc nào cũng có các lớp căn bản như cô nêu trên, để huấn luyện cho thầy cô, phụ huynh và nhất là các bạn trẻ, muốn tham gia vào công việc bảo tồn và trao truyền tiếng Việt đến với thế hệ trẻ tại hải ngoại. Còn ai là người phụ trách các lớp đó hả? Bí mật mà! Nói ra thì hết còn háo hức phải không? Thôi chờ đến khóa học mời cô tham dự thì sẽ biết cũng không muộn mà.
TGT: Em thấy Khóa TNSP ngày càng phong phú hơn về phẩm cũng như về lượng, có lẽ nhờ cách tổ chức có quy củ từ ban đầu. Theo Thầy, sau một phần tư thế kỷ, Khóa TNSP đã đạt đến những tiến triển mới nào?
VH: Trước đó các khóa TNSP thường được đưa đi nơi xa như Scout Training Center ở Brea, Devine Word ở Riverside, Salesian ở Rosemead, Dòng Đồng Công ở Corona v.v “xa rời phố thị, tạm lánh bụi trần” để an tâm học hỏi. Tuy nhiên được cái này thì mất cái khác. Sau này, để thầy cô được thoải mái hơn trong 3 ngày học tập, chúng tôi dời khóa học về Đại học Long Beach từ năm 2000 – 2002, ở nơi đây, các thầy cô ở xa được ngủ tại dome, nhưng hơi tốn kém.
Sau đó từ năm 2003 – 2009 (7 năm) Khóa học được dời về trường Đại học Orange Coast College tại thành phố Costa Mesa. Vì ngân sách giáo dục của tiểu bang bị cắt, nhà trường bắt buộc phải đòi thêm chi phí cho việc sử dụng phòng ốc, ban tổ chức không thể tăng học phí của thầy cô, cũng không có tiền để bù đắp vào khoảng cách biệt, cũng may là một hôm tôi gặp cô Trần Thiện Tâm, cô đang làm việc cho ông Thượng Nghị Sĩ Lou Correa, tôi có nói với cô về những nỗi khó khăn để tìm mượn trường, tôi hỏi cô có cách nào để mượn trường Coastline Communication College (Lee-Jao Center) được không? Cô hứa là cô sẽ nhờ Ông TNS hỏi giúp. Hai tuần sau, chúng tôi được Coastline gọi tới để bàn việc mượn trường, thế là từ năm 2010 chúng tôi được phép sử dụng cơ sở này để tổ chức các khóa TNSP hàng năm, tính cho đến nay đã bước sang năm thứ 4 và cũng là năm kỷ niệm 25 năm TNSP.
Khóa học càng ngày càng phong phú hơn, tuy con số thầy cô tham dự có ít đi vì kinh tế, cũng như một số thầy cô đã tham dự nhiều lần, nhưng không năm nào dưới con số 200.
Năm nay tôi hy vọng là số thầy cô sẽ tăng, tôi cũng đã liên lạc với thầy cô bên Nhật, Vancouver, Toronto Canada và thầy cô thuộc nhiêu tiểu bang ở Hoa Kỳ cùng về tham dự.
TGT: Trangđài nghĩ Khóa TNSP không chỉ dành riêng cho Thầy Cô mà cho phụ huynh cũng như tất cả những ai quan tâm đến văn hóa, ngôn ngữ, và quê hương Việt Nam. Như vậy, có phải ai muốn ghi danh tham dự cũng được? Và ghi danh như thế nào, thưa Thầy?
VH: Thưa cô Trang Đài, mục đích của chúng tôi là khóa TNSP mở rộng cho tất cả mọi người không riêng cho thầy cô giáo đang dạy Việt Ngữ, mà là khuyến khích phụ huynh và nhất là các bạn thanh niên sinh viên tham dự để học hỏi thêm cách thức dạy tiếng Việt cho con em ở nhà cũng như tiếp tay với chúng tôi sau này để cho chương trình giảng dạy Việt Ngữ tại hải ngoại sẽ mãi mãi trong tương lai.
TGT: Sau hơn ba thập niên miệt mài với sinh hoạt Việt Ngữ, đâu là niềm khích lệ lớn nhất đối với Thầy?
VH: Nếu với cái tuổi 30 của một con người thì đây là cái tuổi đầy sức sống, thật lý tưởng, nhưng 30 năm để theo đuổi việc trao truyền một ngôn ngữ, một ngôn ngữ rất phong phú, luôn chuyển biến và mang nhiều cảm tính đến với người ngoại quốc là việc làm mà có người cho là mạo hiểm? Nhưng đã gần 30 năm trôi qua, lúc khởi đầu chỉ có mươi mười lăm trường, giờ đây ngay tại miền Nam California con số trường dạy tiếng Việt đã lên đến tám chín chục, còn tại Hoa Kỳ và các nước khác thì số trường đã lên đến vài trăm, đó là món quà tinh thần rất to lớn cho tất cả các thầy cô bỏ công sức mỗi tuần qua hàng bao nhiêu năm để duy trì và phát huy tiếng việt cho con em người Việt tại hải ngoại.
TGT: Xin cám ơn Thầy một lần nữa đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này. Kính chúc Thầy nhiều sức khỏe, và chúc Khóa TNSP 25 đạt nhiều kết quả mỹ mãn.
Tác giả : Trangđài Glassey-Trầnguyễn
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
25 năm Tu Nghiệp Sư Phạm Việt Ngữ tại miền Tây Nam Hoa Kỳ
Lời Giới Thiệu: Sau gần bốn thập niên định hình và phát triển, các cộng đồng Việt hải ngoại đã tiến những bước khá xa trong việc duy trì, phát huy, và phổ biến ngôn ngữ văn hoá Việt cho chính mình và đến những cộng đồng bạn.
Kính mời quý độc giả theo dõi cuộc phỏng vấn với Thầy Vũ Hoàng, Trưởng Ban Tổ Chức của Khoá Tu Nghiệp Sư Phạm Việt Ngữ thứ 25 tại miền Tây Nam Hoa Kỳ, do Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ miền Nam California thực hiện.
Hiện nay, Khoá TNSP cũng phổ biến bộ sách giáo khoa Tiếng Việt do Ban Tu Thư của BĐD thực hiện, từ cấp Mẫu Giáo tới Lớp Tám. Quý độc giả, quý phụ huynh hay thầy cô có nhu cầu mua sách để dạy cho con em, hay cho trường của mình, xin liên lạc: 714 799 0321, www.taviet.org hay tavietlcs@yahoo.com.
Ngoài những đề tài Huấn Luyện căn bản cần cho một nhà giáo, Ban Tổ Chức còn có nhiều đề tài Tu Nghiệp khác, phong phú, đa dạng giúp hướng dẫn quý thầy cô và quý phụ huynh tìm hiểu và trau giồi thêm kiến thức cho riêng mình.
Tối thứ Bảy, 17/8/13, một bữa cơm thân mật của đại gia đình sư phạm kỳ thứ 25 tại hải ngoại, sẽ được tổ chức tại một nhà hàng trong vùng, chương trình gồm một đêm sinh hoạt văn nghệ đầy tình tự quê hương, lồng vào đó là những giây phút tâm tình và trao đổi kinh nghiệm giảng dạy cho nhau.
Lệ phí (gồm các chi phí cho tài liệu, ẩm thực, phòng ngủ...) Nội trú: $180.00/ 1 người, 1 phòng 2 người; Ngoại trú: $ 90.00/ 1 người. Quý vị Trung Tâm Trưởng/Hiệu Trưởng được miễn phí phần ngoại trú. Mọi chi tiết xin liên lạc về thầy Vũ Hoàng, Trưởng Ban Tổ Chức: tnsp@taviet.org
TGT: Kính chào Thầy Vũ Hoàng (VH). Cám ơn Thầy đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn về Khóa Tu Nghiệp Sư Phạm (TNSP) lần thứ 25 do Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ miền Nam California (BĐD) tổ chức. Trước hết, xin hỏi về kinh nghiệm của cá nhân Thầy trong sinh họat Việt ngữ. Từ khi đến Mỹ năm 1975, Thầy đã sinh họat với Trường Việt Ngữ (TVN) Hồng Bàng nhiều năm trước khi tình nguyện làm Hiệu Trưởng cho Trường Việt ngữ thuộc Cộng đoàn Westminster năm 1990. Xin Thầy nói một chút về những công việc này.
VH: Lúc sinh hoạt với TTVNHB thì tôi cũng là một phụ huynh như bao nhiêu phụ huynh khác, đem con đến trường cho chúng học thì tôi đi chơi tennis, gần tới giờ thì đến đón con về, đưa con ra ngoài park để chúng chơi, còn tôi lại đánh tennis tiếp.
Một hôm tôi nhận được thư mời của cô HT Nguyễn Tuyết Long, mời phụ huynh họp, vợ chồng tôi cũng đến họp, nghe cô HT trình bày về sinh hoạt của trường và cần thêm nhân sự giúp. Tôi cũng thấy áy náy việc mình thả con đó cho người khác dạy dỗ rồi đi chơi tennis, thêm sự thúc đẩy của vợ ngồi kế bên nên tôi tình nguyện tham gia với TTVNHB từ đó. Sau này tôi bị bầu vào làm Hội Trưởng Hội Phụ Huynh Họ Sinh của trường cùng với 4 cặp vợ chồng khác.
TGT: Thưa Thầy, thành phố Westminster được xem là thủ phủ của người Việt hải ngoại, với Little Saigon là nơi khởi đi nhiều sinh hoạt của người Việt tại Quận Cam. Tại sao mãi đến năm 1991 mới có TVN tại Cộng đoàn Công Giáo ở thành phố này, thưa Thầy? Và đối với một trường sinh sau nở muộn thì có gặp thách đố nào không, chẳng hạn như về phòng ốc và ban giảng huấn, tuy là trường tọa lạc ngay tại thủ phủ?
VH: Thật ra mà nói, TTVNHB là Trung Tâm Việt Ngữ đầu tiên được thành lập tại thủ đô của người Việt tị nạn từ năm 1979 tại trường học của giáo xứ Mỹ Blessed Sacrament Church. Cho đến niên khóa 89-90 thì cô Tuyết Long không làm HT nữa, TTVNHB được dời đi một địa điểm khác, tôi không đi theo trường và tôi được Cộng Đoàn mời tôi thành lập một trường Việt Ngữ cho Cộng Đoàn tại trường học của giáo xứ Blessed Sacrament Church và lấy tên là TRƯỜNG VIỆT NGỮ CỘNG ĐOÀN WESTMINSTER niên khóa 1991-1992.
Tôi được cái may là cơ sở đã có sẵn, giáo xứ tiếp tục cho chúng tôi dùng cơ sở nầy để tổ chức lại các lớp Việt Ngữ, tuy nhiên với nhiều điều kiện cũng rất khó khăn, hơn nữa bắt đầu từ con số “KHÔNG.” Việc tìm thầy cô giáo cũng khó, hầu hết lúc đó nhiều người còn chưa ôn định được công ăn sở làm, nhiều người phải đi làm ngày cuối tuần để kiếm thêm lợi tức cho gia đình nên số lượng thầy cô giáo rất eo hẹp, tuy là dùng trường của giáo xứ, chúng tôi cũng phải đóng góp cho trường một khoảng tiền để phụ giúp trang trả tiền điện nước, lao công, v.v...
Tôi sợ nhất là mỗi sáng thứ hai đi làm mà nghe điện thoại reo, nhấc máy lên là gặp bà Hiệu Trưởng của trường hoặc Cha xứ Mỹ phàn nàn về các bàn ghế trong lớp học bị di chuyển, giấy kẹo được tìm thấy trong học bàn, bút chì bị mất, mặt bàn bị viết hoặc vẽ bậy, v.v... Ôi chao là nhức đầu!
TGT: Có lẽ với gần 20 năm làm Hiệu trưởng, Thầy có nhiều kỷ niệm với Trường. Chẳng hạn ngay khi Trường vừa được thành lập, thì tờ Orange County Register liền đăng một bài phóng sự về sinh hoạt của Trường. Thầy có thể kể một vài kỷ niệm vui về Trường không?
VH: Vâng, tôi còn nhớ rõ là nhà báo Orange County Register có đến làm một phóng sự sinh hoạt của trường Việt Ngữ tại thành phố Westminster, lúc đó cô cũng là một cô giáo trẻ của trường, trong bài báo có hình cô đang đứng trước bảng viết bài, tôi còn giữ lại làm kỷ niệm.
Có một lần trong dịp Tết, tôi và bác Đoàn Văn Hào cũng thuê một gian hàng trong hội chợ, năm đó bác Hào là Hội Trưởng Hội Phụ Huynh của trường, hai bác cháu hì hục cả mấy tuần lễ làm trò chơi để câu khách, chẳng may năm ấy trời mưa tầm tã, chẳng thu được bao nhiêu, thế là mất cả chì lẫn chài, hai bác cháu nhìn nhau mà cười! Giờ đây nhớ lại những kỷ niệm của mấy chục năm về trước cũng thấy vui vui!
TGT: Bây giờ, Trangđài xin hỏi về Khóa Tu Nghiệp Sư Phạm. Từ năm 1993, Thầy đã ghi danh cho các Thầy Cô của trường tham dự Khóa. Trang đài nhớ được đi carpool với vợ chồng Thầy để dự khóa ở Rosemead giữa thập niên 90s, và Thầy đã tham gia với BĐD ngay sau khóa đó. Thầy đã đóng những vai trò nào trong suốt gần 20 năm qua, thưa Thầy?
VH: Lúc đầu tôi tham gia với chức vụ là Tổng Thư Ký dưới thời thầy Mai Thái Bằng làm Chủ Tịch, nhiệm kỳ 95-97, được đúng một nhiệm kỳ thì mất việc. Đến nhiệm kỳ 2000-2001 do thầy Nguyễn Văn Khoa làm chủ tịch thì tôi được bầu vào chức Thủ Quỹ. Từ năm 2004 đến 2009 (3 nhiệm kỳ, 6 năm liên tiếp) được bầu làm Chủ tịch BĐDCTTVNNC. Nhiệm kỳ thứ XI 2010-2011 do thầy Trần Chấn Trí làm Chủ Tịch, thì tôi lại giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ngoại Vụ. Nhiệm kỳ XII, 2012-2013 tôi được bầu vào giữ chức Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị nhiệm kỳ là 2 năm.
TGT: Năm nay, 2013, Thầy lại tiếp tục đóng vai trò Trưởng Ban Tổ Chức cho Khóa 25, với chủ đề “Sứ Mệnh của Thầy Cô trong công cuộc chống ngoại xâm.” Mời Thầy nói về một số thuyết trình viên hay giảng viên sẽ hướng dẫn đề tài này.
VH: Cả thế giời bây giờ đều biết Việt Nam đang bị Trung Cộng khống chế, vì thế mà nhiệm vụ của mọi người kể cả thầy cô giáo đều phải đồng lòng đứng lên để chống ngoại xâm. Để thích hợp với chủ đề này, chúng tôi phải mời các vị giảng sư thật uyên bác, am tường về lịch sử tranh đấu chống lại giặc Tàu của cha ông chúng ta tu ngàn xưa, nhất là cuộc chiến oanh liệt của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng mặt đối mặt chống lại giặc tầu nh chiếm Hoàng Sa năm 1974.
TGT: Bên cạnh các bài nói chủ đề, chắc chắn cũng sẽ có các bài chuyên về mô phạm Việt ngữ, như ngữ pháp hay đánh vần, cách đứng lớp, phải không Thầy? Ai phụ trách các giờ này, thưa Thầy?
VH: Cô nói đúng, ngoài chủ đề ra, lúc nào cũng có các lớp căn bản như cô nêu trên, để huấn luyện cho thầy cô, phụ huynh và nhất là các bạn trẻ, muốn tham gia vào công việc bảo tồn và trao truyền tiếng Việt đến với thế hệ trẻ tại hải ngoại. Còn ai là người phụ trách các lớp đó hả? Bí mật mà! Nói ra thì hết còn háo hức phải không? Thôi chờ đến khóa học mời cô tham dự thì sẽ biết cũng không muộn mà.
TGT: Em thấy Khóa TNSP ngày càng phong phú hơn về phẩm cũng như về lượng, có lẽ nhờ cách tổ chức có quy củ từ ban đầu. Theo Thầy, sau một phần tư thế kỷ, Khóa TNSP đã đạt đến những tiến triển mới nào?
VH: Trước đó các khóa TNSP thường được đưa đi nơi xa như Scout Training Center ở Brea, Devine Word ở Riverside, Salesian ở Rosemead, Dòng Đồng Công ở Corona v.v “xa rời phố thị, tạm lánh bụi trần” để an tâm học hỏi. Tuy nhiên được cái này thì mất cái khác. Sau này, để thầy cô được thoải mái hơn trong 3 ngày học tập, chúng tôi dời khóa học về Đại học Long Beach từ năm 2000 – 2002, ở nơi đây, các thầy cô ở xa được ngủ tại dome, nhưng hơi tốn kém.
Sau đó từ năm 2003 – 2009 (7 năm) Khóa học được dời về trường Đại học Orange Coast College tại thành phố Costa Mesa. Vì ngân sách giáo dục của tiểu bang bị cắt, nhà trường bắt buộc phải đòi thêm chi phí cho việc sử dụng phòng ốc, ban tổ chức không thể tăng học phí của thầy cô, cũng không có tiền để bù đắp vào khoảng cách biệt, cũng may là một hôm tôi gặp cô Trần Thiện Tâm, cô đang làm việc cho ông Thượng Nghị Sĩ Lou Correa, tôi có nói với cô về những nỗi khó khăn để tìm mượn trường, tôi hỏi cô có cách nào để mượn trường Coastline Communication College (Lee-Jao Center) được không? Cô hứa là cô sẽ nhờ Ông TNS hỏi giúp. Hai tuần sau, chúng tôi được Coastline gọi tới để bàn việc mượn trường, thế là từ năm 2010 chúng tôi được phép sử dụng cơ sở này để tổ chức các khóa TNSP hàng năm, tính cho đến nay đã bước sang năm thứ 4 và cũng là năm kỷ niệm 25 năm TNSP.
Khóa học càng ngày càng phong phú hơn, tuy con số thầy cô tham dự có ít đi vì kinh tế, cũng như một số thầy cô đã tham dự nhiều lần, nhưng không năm nào dưới con số 200.
Năm nay tôi hy vọng là số thầy cô sẽ tăng, tôi cũng đã liên lạc với thầy cô bên Nhật, Vancouver, Toronto Canada và thầy cô thuộc nhiêu tiểu bang ở Hoa Kỳ cùng về tham dự.
TGT: Trangđài nghĩ Khóa TNSP không chỉ dành riêng cho Thầy Cô mà cho phụ huynh cũng như tất cả những ai quan tâm đến văn hóa, ngôn ngữ, và quê hương Việt Nam. Như vậy, có phải ai muốn ghi danh tham dự cũng được? Và ghi danh như thế nào, thưa Thầy?
VH: Thưa cô Trang Đài, mục đích của chúng tôi là khóa TNSP mở rộng cho tất cả mọi người không riêng cho thầy cô giáo đang dạy Việt Ngữ, mà là khuyến khích phụ huynh và nhất là các bạn thanh niên sinh viên tham dự để học hỏi thêm cách thức dạy tiếng Việt cho con em ở nhà cũng như tiếp tay với chúng tôi sau này để cho chương trình giảng dạy Việt Ngữ tại hải ngoại sẽ mãi mãi trong tương lai.
TGT: Sau hơn ba thập niên miệt mài với sinh hoạt Việt Ngữ, đâu là niềm khích lệ lớn nhất đối với Thầy?
VH: Nếu với cái tuổi 30 của một con người thì đây là cái tuổi đầy sức sống, thật lý tưởng, nhưng 30 năm để theo đuổi việc trao truyền một ngôn ngữ, một ngôn ngữ rất phong phú, luôn chuyển biến và mang nhiều cảm tính đến với người ngoại quốc là việc làm mà có người cho là mạo hiểm? Nhưng đã gần 30 năm trôi qua, lúc khởi đầu chỉ có mươi mười lăm trường, giờ đây ngay tại miền Nam California con số trường dạy tiếng Việt đã lên đến tám chín chục, còn tại Hoa Kỳ và các nước khác thì số trường đã lên đến vài trăm, đó là món quà tinh thần rất to lớn cho tất cả các thầy cô bỏ công sức mỗi tuần qua hàng bao nhiêu năm để duy trì và phát huy tiếng việt cho con em người Việt tại hải ngoại.
TGT: Xin cám ơn Thầy một lần nữa đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này. Kính chúc Thầy nhiều sức khỏe, và chúc Khóa TNSP 25 đạt nhiều kết quả mỹ mãn.
Tác giả : Trangđài Glassey-Trầnguyễn