Quán Bên Đường

30-4: Nhìn Vượt Qua Một Ước Mơ Tan Vỡ

Có ai trong chúng ta còn nhớ giấc mộng thanh bình và quê hương sông Đuống của Hoàng Cầm? Gần 40 năm kể từ ngày đất nước thống nhất, ước mơ về một quê hương thanh bình

Nguyệt Quỳnh

Ai về bên kia sông Đuống
Cho ta gởi tấm the đen
Mấy trăm năm thấp thoáng
mộng bình yên


             (Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm)

Có ai trong chúng ta còn nhớ giấc mộng thanh bình và quê hương sông Đuống của Hoàng Cầm? Gần 40 năm kể từ ngày đất nước thống nhất, ước mơ về một quê hương thanh bình, ấm no, hạnh phúc đã vuột khỏi tầm tay của người dân cả hai miền. Những ngày hội hoa đăng với áo the, guốc mộc và nụ cười như mùa thu toả nắng của cô hàng xén vẫn cứ mãi là giấc mơ của Hoàng Cầm. Thi sĩ mất năm 2010, còn chúng ta sau chiến tranh non nửa thế kỷ vẫn đứng mãi bên bờ sông mà nhớ tiếc!

Khi ước mơ tan vỡ, nó phải được nhận biết để khởi đầu cho một hy vọng mới.

Một cuộc chiến với quá nhiều hy sinh để đổi lấy một đất nước nghèo khó, phân hoá, băng hoại về mọi mặt thì phải can đảm nhìn nhận rằng cuộc chiến đó vô nghĩa, tiêu phí xương máu dân tộc. Ngày 30 tháng 4 lại đến, thành phố lại treo đầy cờ hoa để mừng chiến thắng, nhưng có lẽ điều cần thiết phải nhớ là ước vọng của những người đã ngã xuống trong cuộc chiến này. Máu xương của họ không đổ ra cho một ngày hoà bình nhưng lại đầy tiếng rên xiết của dân oan, một đất nước tham nhũng tràn lan, và một tổ quốc đang mất dần từng phần vào tay ngoại bang. Xin nhớ đến họ để những ước vọng, hoài bão của họ được tiếp tục sống nơi chúng ta, và chúng ta sẽ can đảm nhận diện mình để bắt đầu từ một điểm khởi hành mới.

Ông Võ Văn Kiệt đã phát biểu một câu phản ảnh sự hối hận cuối đời: “ngày 30 tháng 4 có triệu người vui, cũng có triệu người buồn”. Trong triệu người buồn, đâu chỉ có riêng người dân miền Nam; có nhà văn Dương Thu Hương ngỡ ngàng ngồi khóc bên lề đường khi thấy phần đất nước Miền Nam văn minh trù phú; có nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đau đớn khi cánh cửa tự do của miền Nam vừa đóng sập tức tưởi. Trong triệu người vui, lại cũng có cả những người Miền Nam – trong nỗi buồn của kẻ thua cuộc, vẫn dấy lên niềm hy vọng cho quê hương: “… Dù sao cũng hết chiến tranh rồi. Chủ nghĩa nào cũng vậy miễn dân mình được sống trong hoà bình để bắt đầu dựng xây lại cuộc đời.”

Cứ mỗi năm khi ngày 30/4 đến, nó lại nhắc chúng ta cái ước mơ cháy bỏng của cả một dân tộc. Ngoài một thiểu số cố tình lợi dụng, cuộc chiến khốc liệt với tất cả những hy sinh của người dân hai miền đều phát xuất từ tấm lòng thiết tha với tiền đồ của tổ quốc. Dù bên nào thắng hay thua thì đều chẳng còn ý nghĩa gì khi mà gần 40 năm sau biến cố 30/4, rõ ràng cả dân tộc Việt Nam đã thua lớn! Ngày 30/4 phải là một mốc điểm để nhìn lại xem chúng ta đã mất những gì ?

Chúng ta đã mất một miền Nam trù phú và phát triển. Chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu năm 1970 đã có lời kêu gọi cả 2 miền hãy ngừng chiến tranh và thi đua phát triển. Giả thử lời kêu gọi đó được đón nhận và thực hiện, có xác suất cao là Nam Việt ngày nay đã vượt trội Nam Hàn. Ngay tại thời điểm 1975, Nam Việt đã hơn hẳn Nam Hàn trong khá nhiều lãnh vực. Cụ thể trong ngành sản xuất, lắp ráp xe hơi thì xe LaDalat của ta đã đi trước Hyundai từ 5 đến 10 năm. Các ngành nuôi gia súc kỹ nghệ, sản xuất trồng cây trái kỹ nghệ, rồi kỹ nghệ dệt, kỹ nghệ hàng tiêu dùng từ giấy viết cho đến kem đánh răng Perlon, bột ngọt Vị Hương Tố, bia 33, v.v … đều đang trên đà phát triển. Về hạ tầng kinh tế ta đã có các hãng xuất nhập cảng tư nhân, các hãng vận chuyển đường bộ và đường biển, rồi các ngân hàng tư nhân bên cạnh các ngân hàng quốc gia, đặc biệt là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp…

Về hệ thống chính trị, pháp luật và các quyền con người đã khá đầy đủ và vận hành đúng nghĩa trong xã hội. Từ các cuộc bầu cử đến tam quyền phân lập, các quyền tự do báo chí, tự do đi lại, tự do lập hội… được tôn trọng. Quyền công dân được quy định rõ ràng, cụ thể như cảnh sát không được quyền giữ dân quá 24 tiếng nếu không tìm được bằng cớ phạm tội, v.v…

Chính quyền miền Nam tin rằng việc cải cách ruộng đất là chiến lược quan trọng để tăng cao sản xuất nông nghiệp. Chính sách Người Cày Có Ruộng được ban hành vào năm 1970, trao quyền sở hữu đất vào tay nông dân, đã giúp cải thiện đáng kể đời sống nông thôn nói riêng, và cả nước nói chung. Về giáo dục, hệ thống giảng dạy và giáo dục miền Nam đã đạt mức hữu hiệu và uy tín đủ để các đại học quốc tế công nhận các bằng cấp tương đương.

Điều đáng nhấn mạnh là tất cả những thành quả trên đã đạt được, dù đất nước đang trong thời chiến tranh gay gắt. Nghĩa là một phần thành quả đáng kể đã bị chiến tranh phá nát. Cụ thể như những cây cầu xây cả năm trời nhưng chỉ dùng được vài tháng đã bị đặc công Miền Bắc đặt mìn phá hủy, …

Từ góc nhìn của cả dân tộc, thật đáng tiếc nuối khi mọi thành quả đầy mồ hôi nước mắt đó đã bị đạp đổ, san bằng hoàn toàn để “xây dựng xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa”. Cho đến nay dù đã gần 40 năm sống trong hòa bình, cả nước vẫn chưa phục hồi lại nổi lãnh vực nào cho bằng với Miền Nam thời 1975, chứ đừng nói gì đến việc bắt kịp thế giới đã tiến ồ ạt suốt từ ấy đến nay.

Nhưng cái mất đớn đau nhất vẫn là những mất mát biển đảo và những phần đất xương thịt của quê hương mà có thể là vĩnh viễn. Bên cạnh đó, cái mất nguy hiểm hơn nữa là sự biến mất gần hết niềm tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm đối với tổ quốc. Mọi người con dân Việt nay được huấn luyện thuần thục để chỉ tập trung lo cho mình và gia đình mình; còn mọi chuyện khác hãy để cho lãnh đạo muốn làm gì thì làm.

Ai cũng biết nguyên nhân của tất cả các mất mát và hiểm họa nêu trên đến từ đâu, nhắc lại cũng bằng thừa. Nhưng chính sự xem là thừa đó lại làm chúng ta quen dần và xem tình trạng hiện nay là “bình thường”. Chúng ta như những người đi lạc, run sợ, thoái thác trước mọi suy tư và quyết định, để mặc cho một nhóm tham quan và những biến cố bên ngoài quyết định chuyện đất nước mình.

Ngày hôm qua chỉ là cái bóng, nhưng nếu không đặt thành vấn đề và tính đến chuyện đổi thay tình trạng hiện nay, liệu năm, mười năm nữa chúng ta còn quyết định được gì không? Nhiều người đã trăn trở với câu hỏi đó và đã chọn lựa. Họ phải sống vì xương máu của các thế hệ cha ông đã đổ ra để gìn giữ đất nước này, họ dấn thân để tương lai các thế hệ Việt Nam không phải sống trên “đất Tàu”. Họ là những Điếu Cày, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Lê Quốc Quân, Trần Huỳnh Duy Thức, Bùi thị Minh Hằng, Nguyễn Quang A, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Đan Quế, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Xuân Nghĩa, và nhiều nhiều người can đảm khác nữa. Và ngay lúc này giữa thủ đô Hoa Thịnh Đốn là sự lên tiếng của những luật sư Nguyễn Đình Hà, nghệ sĩ Kim Chi, ký giả Ngô Nhật Đăng, blogger Tô Oanh, phóng viên Anthony Lê, blogger Nguyễn Tường Thuỵ, những người đã vượt nhiều trắc trở đến Mỹ để vận động cho quyền tự do báo chí tại Việt Nam.

Khi được hỏi liệu khi trở về nước, gặp khó khăn với nhà cầm quyền thì anh cảm thấy thế nào, người bạn trẻ Nguyễn Đình Hà đã trả lời: “Em không hề lo sợ, nếu lo sợ thì đã không đặt chân đến nước Mỹ. Còn khi về nước thì bất chấp mọi khó khăn, em vẫn quyết vì một VN tốt đẹp hơn”

Những ước mơ tươi đẹp đó xứng đáng là những ước vọng của tất cả chúng ta, đặc biệt trong ngày 30/4 năm nay.

Xin hãy tìm tay nhau, cùng can đảm bước tới. Những dân tộc khác đã khởi hành từ lâu.
http://diendanxahoidansu.wordpress.com/2014/04/27/30-4-nhin-vuot-qua-mot-uoc-mo-tan-vo/

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

30-4: Nhìn Vượt Qua Một Ước Mơ Tan Vỡ

Có ai trong chúng ta còn nhớ giấc mộng thanh bình và quê hương sông Đuống của Hoàng Cầm? Gần 40 năm kể từ ngày đất nước thống nhất, ước mơ về một quê hương thanh bình

Nguyệt Quỳnh

Ai về bên kia sông Đuống
Cho ta gởi tấm the đen
Mấy trăm năm thấp thoáng
mộng bình yên


             (Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm)

Có ai trong chúng ta còn nhớ giấc mộng thanh bình và quê hương sông Đuống của Hoàng Cầm? Gần 40 năm kể từ ngày đất nước thống nhất, ước mơ về một quê hương thanh bình, ấm no, hạnh phúc đã vuột khỏi tầm tay của người dân cả hai miền. Những ngày hội hoa đăng với áo the, guốc mộc và nụ cười như mùa thu toả nắng của cô hàng xén vẫn cứ mãi là giấc mơ của Hoàng Cầm. Thi sĩ mất năm 2010, còn chúng ta sau chiến tranh non nửa thế kỷ vẫn đứng mãi bên bờ sông mà nhớ tiếc!

Khi ước mơ tan vỡ, nó phải được nhận biết để khởi đầu cho một hy vọng mới.

Một cuộc chiến với quá nhiều hy sinh để đổi lấy một đất nước nghèo khó, phân hoá, băng hoại về mọi mặt thì phải can đảm nhìn nhận rằng cuộc chiến đó vô nghĩa, tiêu phí xương máu dân tộc. Ngày 30 tháng 4 lại đến, thành phố lại treo đầy cờ hoa để mừng chiến thắng, nhưng có lẽ điều cần thiết phải nhớ là ước vọng của những người đã ngã xuống trong cuộc chiến này. Máu xương của họ không đổ ra cho một ngày hoà bình nhưng lại đầy tiếng rên xiết của dân oan, một đất nước tham nhũng tràn lan, và một tổ quốc đang mất dần từng phần vào tay ngoại bang. Xin nhớ đến họ để những ước vọng, hoài bão của họ được tiếp tục sống nơi chúng ta, và chúng ta sẽ can đảm nhận diện mình để bắt đầu từ một điểm khởi hành mới.

Ông Võ Văn Kiệt đã phát biểu một câu phản ảnh sự hối hận cuối đời: “ngày 30 tháng 4 có triệu người vui, cũng có triệu người buồn”. Trong triệu người buồn, đâu chỉ có riêng người dân miền Nam; có nhà văn Dương Thu Hương ngỡ ngàng ngồi khóc bên lề đường khi thấy phần đất nước Miền Nam văn minh trù phú; có nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đau đớn khi cánh cửa tự do của miền Nam vừa đóng sập tức tưởi. Trong triệu người vui, lại cũng có cả những người Miền Nam – trong nỗi buồn của kẻ thua cuộc, vẫn dấy lên niềm hy vọng cho quê hương: “… Dù sao cũng hết chiến tranh rồi. Chủ nghĩa nào cũng vậy miễn dân mình được sống trong hoà bình để bắt đầu dựng xây lại cuộc đời.”

Cứ mỗi năm khi ngày 30/4 đến, nó lại nhắc chúng ta cái ước mơ cháy bỏng của cả một dân tộc. Ngoài một thiểu số cố tình lợi dụng, cuộc chiến khốc liệt với tất cả những hy sinh của người dân hai miền đều phát xuất từ tấm lòng thiết tha với tiền đồ của tổ quốc. Dù bên nào thắng hay thua thì đều chẳng còn ý nghĩa gì khi mà gần 40 năm sau biến cố 30/4, rõ ràng cả dân tộc Việt Nam đã thua lớn! Ngày 30/4 phải là một mốc điểm để nhìn lại xem chúng ta đã mất những gì ?

Chúng ta đã mất một miền Nam trù phú và phát triển. Chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu năm 1970 đã có lời kêu gọi cả 2 miền hãy ngừng chiến tranh và thi đua phát triển. Giả thử lời kêu gọi đó được đón nhận và thực hiện, có xác suất cao là Nam Việt ngày nay đã vượt trội Nam Hàn. Ngay tại thời điểm 1975, Nam Việt đã hơn hẳn Nam Hàn trong khá nhiều lãnh vực. Cụ thể trong ngành sản xuất, lắp ráp xe hơi thì xe LaDalat của ta đã đi trước Hyundai từ 5 đến 10 năm. Các ngành nuôi gia súc kỹ nghệ, sản xuất trồng cây trái kỹ nghệ, rồi kỹ nghệ dệt, kỹ nghệ hàng tiêu dùng từ giấy viết cho đến kem đánh răng Perlon, bột ngọt Vị Hương Tố, bia 33, v.v … đều đang trên đà phát triển. Về hạ tầng kinh tế ta đã có các hãng xuất nhập cảng tư nhân, các hãng vận chuyển đường bộ và đường biển, rồi các ngân hàng tư nhân bên cạnh các ngân hàng quốc gia, đặc biệt là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp…

Về hệ thống chính trị, pháp luật và các quyền con người đã khá đầy đủ và vận hành đúng nghĩa trong xã hội. Từ các cuộc bầu cử đến tam quyền phân lập, các quyền tự do báo chí, tự do đi lại, tự do lập hội… được tôn trọng. Quyền công dân được quy định rõ ràng, cụ thể như cảnh sát không được quyền giữ dân quá 24 tiếng nếu không tìm được bằng cớ phạm tội, v.v…

Chính quyền miền Nam tin rằng việc cải cách ruộng đất là chiến lược quan trọng để tăng cao sản xuất nông nghiệp. Chính sách Người Cày Có Ruộng được ban hành vào năm 1970, trao quyền sở hữu đất vào tay nông dân, đã giúp cải thiện đáng kể đời sống nông thôn nói riêng, và cả nước nói chung. Về giáo dục, hệ thống giảng dạy và giáo dục miền Nam đã đạt mức hữu hiệu và uy tín đủ để các đại học quốc tế công nhận các bằng cấp tương đương.

Điều đáng nhấn mạnh là tất cả những thành quả trên đã đạt được, dù đất nước đang trong thời chiến tranh gay gắt. Nghĩa là một phần thành quả đáng kể đã bị chiến tranh phá nát. Cụ thể như những cây cầu xây cả năm trời nhưng chỉ dùng được vài tháng đã bị đặc công Miền Bắc đặt mìn phá hủy, …

Từ góc nhìn của cả dân tộc, thật đáng tiếc nuối khi mọi thành quả đầy mồ hôi nước mắt đó đã bị đạp đổ, san bằng hoàn toàn để “xây dựng xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa”. Cho đến nay dù đã gần 40 năm sống trong hòa bình, cả nước vẫn chưa phục hồi lại nổi lãnh vực nào cho bằng với Miền Nam thời 1975, chứ đừng nói gì đến việc bắt kịp thế giới đã tiến ồ ạt suốt từ ấy đến nay.

Nhưng cái mất đớn đau nhất vẫn là những mất mát biển đảo và những phần đất xương thịt của quê hương mà có thể là vĩnh viễn. Bên cạnh đó, cái mất nguy hiểm hơn nữa là sự biến mất gần hết niềm tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm đối với tổ quốc. Mọi người con dân Việt nay được huấn luyện thuần thục để chỉ tập trung lo cho mình và gia đình mình; còn mọi chuyện khác hãy để cho lãnh đạo muốn làm gì thì làm.

Ai cũng biết nguyên nhân của tất cả các mất mát và hiểm họa nêu trên đến từ đâu, nhắc lại cũng bằng thừa. Nhưng chính sự xem là thừa đó lại làm chúng ta quen dần và xem tình trạng hiện nay là “bình thường”. Chúng ta như những người đi lạc, run sợ, thoái thác trước mọi suy tư và quyết định, để mặc cho một nhóm tham quan và những biến cố bên ngoài quyết định chuyện đất nước mình.

Ngày hôm qua chỉ là cái bóng, nhưng nếu không đặt thành vấn đề và tính đến chuyện đổi thay tình trạng hiện nay, liệu năm, mười năm nữa chúng ta còn quyết định được gì không? Nhiều người đã trăn trở với câu hỏi đó và đã chọn lựa. Họ phải sống vì xương máu của các thế hệ cha ông đã đổ ra để gìn giữ đất nước này, họ dấn thân để tương lai các thế hệ Việt Nam không phải sống trên “đất Tàu”. Họ là những Điếu Cày, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Lê Quốc Quân, Trần Huỳnh Duy Thức, Bùi thị Minh Hằng, Nguyễn Quang A, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Đan Quế, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Xuân Nghĩa, và nhiều nhiều người can đảm khác nữa. Và ngay lúc này giữa thủ đô Hoa Thịnh Đốn là sự lên tiếng của những luật sư Nguyễn Đình Hà, nghệ sĩ Kim Chi, ký giả Ngô Nhật Đăng, blogger Tô Oanh, phóng viên Anthony Lê, blogger Nguyễn Tường Thuỵ, những người đã vượt nhiều trắc trở đến Mỹ để vận động cho quyền tự do báo chí tại Việt Nam.

Khi được hỏi liệu khi trở về nước, gặp khó khăn với nhà cầm quyền thì anh cảm thấy thế nào, người bạn trẻ Nguyễn Đình Hà đã trả lời: “Em không hề lo sợ, nếu lo sợ thì đã không đặt chân đến nước Mỹ. Còn khi về nước thì bất chấp mọi khó khăn, em vẫn quyết vì một VN tốt đẹp hơn”

Những ước mơ tươi đẹp đó xứng đáng là những ước vọng của tất cả chúng ta, đặc biệt trong ngày 30/4 năm nay.

Xin hãy tìm tay nhau, cùng can đảm bước tới. Những dân tộc khác đã khởi hành từ lâu.
http://diendanxahoidansu.wordpress.com/2014/04/27/30-4-nhin-vuot-qua-mot-uoc-mo-tan-vo/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm