Các đường dẫn bên ngoài này sẽ mở ở cửa sổ mới
- Image caption
Tổng thống Donald Trump đã tới “Riyadh, thủ đô của Ả Rập Xê-út, khởi đầu chuyến công du đầu tiên ra nước ngoài trong cương vị Tổng thống Hoa Kỳ.
Ông Trump và phu nhân Melania được Quốc vương Salman Bin Abdulaziz nghênh đón tại phi trường. Nhà vua cùng vợ chồng ông Trump sau đó đi bộ trên thảm đỏ tới ‘hội trường hoàng gia’, một cổng ở phi trường này. Vài phút sau, Tổng thống và phu nhân cùng nhà vua Ả Rập Xê-út rời phi trường trên đoàn xe có hộ tống chạy vào thành phố.
An ninh được siết chặt thấy rõ tại phi trường với sự hiện diện của nhiều quân xa trang bị vũ khí.
Từ trước tới nay, chưa từng có một Tổng thống Mỹ nào chọn Ả Rập Xê-út làm điểm đến trong chuyến công du đầu tiên ra nước ngoài.
Quyết định này của Tổng thống Trump là một chọn lựa gây ngạc nhiên, đặc biệt sau những lời lẽ cổ vũ cho chính sách “Nước Mỹ trên hết” mà ông Trump liên tục nhắc đến trong chiến dịch vận động tranh cử, cũng như lời kêu gọi của ông cấm người Hồi giáo nhập cư và những sắc lệnh hạn chế du hành đối với 6 nước có đa số dân theo Hồi giáo.
Ả Rập Xê-út, nước có quan hệ lâu dài và sâu rộng với Hoa Kỳ về mặt năng lượng và quốc phòng, không có tên trong danh sách các nước bị cấm du hành.
Trong hai ngày ở Ả Rập Xê-út, dự kiến một thỏa thuận vũ khí trị giá hơn 100 tỉ đôla sẽ được trình làng, và gia đình hoàng gia Ả Rập Xê-út đã mời hàng chục nhà lãnh đạo trên khắp thế giới Hồi giáo đến gặp ông Trump.
Trong ngày đầu tiên tại đây, ông Trump sẽ dành hầu hết thời gian để gặp Quốc vương Salman và các thành viên khác trong gia đình hoàng gia trước khi dự một buổi dạ tiệc. Ngày mai, Chủ nhật 21/5, ông sẽ gặp hàng chục nhà lãnh đạo Ả rập và Hồi giáo tại một hội nghị thượng đỉnh mà chủ đề là thảo luận về những phương án chống chủ nghĩa cực đoan.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm thứ Sáu xác nhận ông sẽ đến dự hội nghị cấp cao này.
Một người phát ngôn của chính phủ Indonesia nói:
“Chúng tôi coi đây là một cuộc họp quan trọng bởi vì đây là lần đầu có cuộc gặp gỡ giữa tân chính phủ Mỹ và các nước Hồi giáo, để bàn về những vấn đề mà tất cả đều quan tâm, đặc biệt là cuộc chiến chống chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố.”
Trọng tâm chuyến đi
Đối mặt với những vụ tai tiếng chính trị ở trong nước, Tổng thống Trump muốn dùng chuyến công du để đưa ra một hình ảnh về chính quyền của ông như một lãnh đạo toàn cầu bằng cách giúp thiết lập một liên minh với các nhà lãnh đạo Hồi giáo đồng tâm muốn chiến đấu chống “chủ nghĩa khủng bố cực đoan Hồi giáo”, theo cách gọi của ông Trump, một cụm từ mà người Ả Rập Xê-út tránh dùng.
Dân biểu Thomas Suozzi, một thành viên thuộc tiểu ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ về Trung đông, nói với VOA rằng điều rất quan trọng là Tổng thống Trump phải vươn ra tới các nước có đa số dân theo Hồi giáo, phân biệt đâu là bạn hữu và hợp tác với họ để cùng chung tay đánh bại những kẻ thù chung.
Ông nói: “Chúng ta phải thừa nhận rằng đa số tín đồ Hồi giáo là những người yêu chuộng hòa bình, có niềm tin tôn giáo mạnh mẽ và muốn thấy một thế giới hài hòa, và chúng ta cần đồng hành với họ.”
Một viễn kiến chung với Hội dồng Hợp tác vùng Vịnh và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo để củng cố cuộc chiến chống lại al-Qaida và nhóm tự xưng là Nhà Nước Hồi giáo, cũng sẽ đặt ông Trump rõ rệt vào một phe trong sự chia rẽ ý thức hệ giữa người Hồi giáo Sunni và Hồi giáo Shia trong thế giới Hồi giáo.
Người Ả Rập Xê-út theo Hồi giáo Sunni, trong khi người Iran, đa số theo Hồi giáo Shia.
Tranh chấp khu vực
“Đi thăm Riyadh là một động thái mang biểu tượng lớn đối với Iran”, theo ông Mike Pregent, một nhà nghiên cứu thuộc viện Hudson.
Nhà phân tích các vấn đề Trung đông nói với VOA rằng nỗ lực thiết lập các liên minh mới bao gồm các thế lực chống Iran trong khu vực đang diễn ra bởi lẽ các nước này coi Iran là “mối đe dọa lớn nhất sau ISIS, và ISIS sẽ không bao giờ bị tiêu diệt vì có Iran hậu thuẫn.”
Trong khi các giới chức chính phủ Mỹ nói ông Trump là người mạnh mẽ tin tưởng vào nhân quyền, họ thừa nhận vấn đề nhân quyền sẽ không phải là đề tài quan trọng được mang ra thảo luận trong chuyến đi này.
Điều này gây phẫn nộ nơi nhiều người.
Bà Sarah Leah Watson, Giám Đốc Tổ chức Human Rights Watch tại Trung Đông, nói với VOA rằng Ả Rập Xê-út là một đối tác ‘lạ đời’ của Mỹ, nếu Mỹ muốn đánh bại ý thức hệ cực đoan bạo động “bởi vì chính quyền Ả Rập Xê-út và các chính sách của họ là một trong những nguồn chủ yếu đưa đến cực đoan bạo động”
Để chứng tỏ mong muốn của họ muốn thắt chặt liên minh thân thiết hơn nữa với Washington, nước chủ nhà sẽ chủ trì một diễn đàn trên truyền thông xã hội, để lắng nghe ông Trump đọc một bài diễn văn gửi đến thế giới Hồi giáo vào ngày mai.
Thêm vào đó, Ả Rập Xê-út còn tổ chức một hội nghị chống khủng bố, khai mạc một trung tâm nghiên cứu “chống tư tưởng cực đoan”, đồng thời tiên đoán rằng nhiều thỏa thuận doanh thương quan trọng sẽ được ký kết tại diễn đàn dành cho các giám đốc điều hành công ty.
Các thỏa thuận trị giá nhiều tỷ USD giữa Hoa Kỳ và Saudi Arabia sẽ được ký kết vào thứ Bảy 20/5 trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu tại Riyadh.
Ông Trump và phu nhân Melania đã được vua Salman chào đón tại thủ đô của Saudi vào buổi sáng ngày thứ Bảy theo giờ địa phương.
Trump: Vụ sa thải 'gã điên' FBI 'làm giảm áp lực'
Trump: Điều tra vụ về Nga 'gây tổn hại tới Mỹ'
Cựu giám đốc FBI dẫn dắt điều tra vụ Nga
Trong chuyến đi kéo dài tám ngày, ông Trump cũng sẽ đến Israel, các vùng lãnh thổ Palestine, Brussels, Vatican và Sicily.
Các thỏa thuận hôm thứ Bảy về vũ khí và với hãng năng lượng khổng lồ Aramco dự kiến có trị giá ít nhất là 150 tỷ đô la.
Chuyến công du diễn ra vào lúc ông Trump phải đối mặt với cơn thịnh nộ ở quốc nội sau khi ông sa thải giám đốc James Comey của FBI.
Ông Trump đã mạnh mẽ chỉ trích quyết định chỉ định một cố vấn đặc biệt để giám sát một cuộc điều tra về cáo buộc Nga có ảnh hưởng trong cuộc bầu cử ở Mỹ.
Chuyến đi diễn ra tại các thủ đô của ba tôn giáo độc thần chủ đạo - là đạo Islam, Do thái giáo và Kitô giáo.
Nhiều giờ trước khi ông Trump tới, các đơn vị phòng không của Saudi nói họ đã bắn hạ một hỏa tiễn do các phiến quân Houthi phóng từ Yemen vào mạn nam thủ đô Riyadh.
Các phi cơ chiến đấu của Saudi được cho là đã tiến hành các cuộc tấn công trả đũa vào các mục tiêu gần thủ đô Sanaa của Yemen.
BBC
Tổng thống Donald Trump đã tới “Riyadh, thủ đô của Ả Rập Xê-út, khởi đầu chuyến công du đầu tiên ra nước ngoài trong cương vị Tổng thống Hoa Kỳ.
Ông Trump và phu nhân Melania được Quốc vương Salman Bin Abdulaziz nghênh đón tại phi trường. Nhà vua cùng vợ chồng ông Trump sau đó đi bộ trên thảm đỏ tới ‘hội trường hoàng gia’, một cổng ở phi trường này. Vài phút sau, Tổng thống và phu nhân cùng nhà vua Ả Rập Xê-út rời phi trường trên đoàn xe có hộ tống chạy vào thành phố.
An ninh được siết chặt thấy rõ tại phi trường với sự hiện diện của nhiều quân xa trang bị vũ khí.
Từ trước tới nay, chưa từng có một Tổng thống Mỹ nào chọn Ả Rập Xê-út làm điểm đến trong chuyến công du đầu tiên ra nước ngoài.
Quyết định này của Tổng thống Trump là một chọn lựa gây ngạc nhiên, đặc biệt sau những lời lẽ cổ vũ cho chính sách “Nước Mỹ trên hết” mà ông Trump liên tục nhắc đến trong chiến dịch vận động tranh cử, cũng như lời kêu gọi của ông cấm người Hồi giáo nhập cư và những sắc lệnh hạn chế du hành đối với 6 nước có đa số dân theo Hồi giáo.
Ả Rập Xê-út, nước có quan hệ lâu dài và sâu rộng với Hoa Kỳ về mặt năng lượng và quốc phòng, không có tên trong danh sách các nước bị cấm du hành.
Trong hai ngày ở Ả Rập Xê-út, dự kiến một thỏa thuận vũ khí trị giá hơn 100 tỉ đôla sẽ được trình làng, và gia đình hoàng gia Ả Rập Xê-út đã mời hàng chục nhà lãnh đạo trên khắp thế giới Hồi giáo đến gặp ông Trump.
Trong ngày đầu tiên tại đây, ông Trump sẽ dành hầu hết thời gian để gặp Quốc vương Salman và các thành viên khác trong gia đình hoàng gia trước khi dự một buổi dạ tiệc. Ngày mai, Chủ nhật 21/5, ông sẽ gặp hàng chục nhà lãnh đạo Ả rập và Hồi giáo tại một hội nghị thượng đỉnh mà chủ đề là thảo luận về những phương án chống chủ nghĩa cực đoan.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm thứ Sáu xác nhận ông sẽ đến dự hội nghị cấp cao này.
Một người phát ngôn của chính phủ Indonesia nói:
“Chúng tôi coi đây là một cuộc họp quan trọng bởi vì đây là lần đầu có cuộc gặp gỡ giữa tân chính phủ Mỹ và các nước Hồi giáo, để bàn về những vấn đề mà tất cả đều quan tâm, đặc biệt là cuộc chiến chống chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố.”
Trọng tâm chuyến đi
Đối mặt với những vụ tai tiếng chính trị ở trong nước, Tổng thống Trump muốn dùng chuyến công du để đưa ra một hình ảnh về chính quyền của ông như một lãnh đạo toàn cầu bằng cách giúp thiết lập một liên minh với các nhà lãnh đạo Hồi giáo đồng tâm muốn chiến đấu chống “chủ nghĩa khủng bố cực đoan Hồi giáo”, theo cách gọi của ông Trump, một cụm từ mà người Ả Rập Xê-út tránh dùng.
Dân biểu Thomas Suozzi, một thành viên thuộc tiểu ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ về Trung đông, nói với VOA rằng điều rất quan trọng là Tổng thống Trump phải vươn ra tới các nước có đa số dân theo Hồi giáo, phân biệt đâu là bạn hữu và hợp tác với họ để cùng chung tay đánh bại những kẻ thù chung.
Ông nói: “Chúng ta phải thừa nhận rằng đa số tín đồ Hồi giáo là những người yêu chuộng hòa bình, có niềm tin tôn giáo mạnh mẽ và muốn thấy một thế giới hài hòa, và chúng ta cần đồng hành với họ.”
Một viễn kiến chung với Hội dồng Hợp tác vùng Vịnh và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo để củng cố cuộc chiến chống lại al-Qaida và nhóm tự xưng là Nhà Nước Hồi giáo, cũng sẽ đặt ông Trump rõ rệt vào một phe trong sự chia rẽ ý thức hệ giữa người Hồi giáo Sunni và Hồi giáo Shia trong thế giới Hồi giáo.
Người Ả Rập Xê-út theo Hồi giáo Sunni, trong khi người Iran, đa số theo Hồi giáo Shia.
Tranh chấp khu vực
“Đi thăm Riyadh là một động thái mang biểu tượng lớn đối với Iran”, theo ông Mike Pregent, một nhà nghiên cứu thuộc viện Hudson.
Nhà phân tích các vấn đề Trung đông nói với VOA rằng nỗ lực thiết lập các liên minh mới bao gồm các thế lực chống Iran trong khu vực đang diễn ra bởi lẽ các nước này coi Iran là “mối đe dọa lớn nhất sau ISIS, và ISIS sẽ không bao giờ bị tiêu diệt vì có Iran hậu thuẫn.”
Trong khi các giới chức chính phủ Mỹ nói ông Trump là người mạnh mẽ tin tưởng vào nhân quyền, họ thừa nhận vấn đề nhân quyền sẽ không phải là đề tài quan trọng được mang ra thảo luận trong chuyến đi này.
Điều này gây phẫn nộ nơi nhiều người.
Bà Sarah Leah Watson, Giám Đốc Tổ chức Human Rights Watch tại Trung Đông, nói với VOA rằng Ả Rập Xê-út là một đối tác ‘lạ đời’ của Mỹ, nếu Mỹ muốn đánh bại ý thức hệ cực đoan bạo động “bởi vì chính quyền Ả Rập Xê-út và các chính sách của họ là một trong những nguồn chủ yếu đưa đến cực đoan bạo động”
Để chứng tỏ mong muốn của họ muốn thắt chặt liên minh thân thiết hơn nữa với Washington, nước chủ nhà sẽ chủ trì một diễn đàn trên truyền thông xã hội, để lắng nghe ông Trump đọc một bài diễn văn gửi đến thế giới Hồi giáo vào ngày mai.
Thêm vào đó, Ả Rập Xê-út còn tổ chức một hội nghị chống khủng bố, khai mạc một trung tâm nghiên cứu “chống tư tưởng cực đoan”, đồng thời tiên đoán rằng nhiều thỏa thuận doanh thương quan trọng sẽ được ký kết tại diễn đàn dành cho các giám đốc điều hành công ty.
Các thỏa thuận trị giá nhiều tỷ USD giữa Hoa Kỳ và Saudi Arabia sẽ được ký kết vào thứ Bảy 20/5 trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu tại Riyadh.
Ông Trump và phu nhân Melania đã được vua Salman chào đón tại thủ đô của Saudi vào buổi sáng ngày thứ Bảy theo giờ địa phương.
Trump: Vụ sa thải 'gã điên' FBI 'làm giảm áp lực'
Trump: Điều tra vụ về Nga 'gây tổn hại tới Mỹ'
Cựu giám đốc FBI dẫn dắt điều tra vụ Nga
Trong chuyến đi kéo dài tám ngày, ông Trump cũng sẽ đến Israel, các vùng lãnh thổ Palestine, Brussels, Vatican và Sicily.
Các thỏa thuận hôm thứ Bảy về vũ khí và với hãng năng lượng khổng lồ Aramco dự kiến có trị giá ít nhất là 150 tỷ đô la.
Chuyến công du diễn ra vào lúc ông Trump phải đối mặt với cơn thịnh nộ ở quốc nội sau khi ông sa thải giám đốc James Comey của FBI.
Ông Trump đã mạnh mẽ chỉ trích quyết định chỉ định một cố vấn đặc biệt để giám sát một cuộc điều tra về cáo buộc Nga có ảnh hưởng trong cuộc bầu cử ở Mỹ.
Chuyến đi diễn ra tại các thủ đô của ba tôn giáo độc thần chủ đạo - là đạo Islam, Do thái giáo và Kitô giáo.
Nhiều giờ trước khi ông Trump tới, các đơn vị phòng không của Saudi nói họ đã bắn hạ một hỏa tiễn do các phiến quân Houthi phóng từ Yemen vào mạn nam thủ đô Riyadh.
Các phi cơ chiến đấu của Saudi được cho là đã tiến hành các cuộc tấn công trả đũa vào các mục tiêu gần thủ đô Sanaa của Yemen.
BBC