Văn Học & Nghệ Thuật
AI CŨNG TƯỞNG THẬT - CAO MỴ NHÂN
AI CŨNG TƯỞNG THẬT - CAO MỴ
NHÂN
Hồi này tôi thích nghe nhạc Sến lắm, nó có
vẻ "đi vào lòng người" hơn nhạc Sang mà cách đây mới ít năm, tôi
thần phục quý vị nhạc sĩ ...cao cấp này .
Nói nhạc sang hay nhạc sến, với đa số
người dân VN, tôi nghĩ: chắc cũng do cảm nhận thôi. ..
Còn thế nào là nhạc sang? Có phải vì lời
nhạc mang chút mầu sắc trí thức, văn hoa hay lạ tai hơn ngôn
ngữ đời thường .
Đồng thời thính giả và nhất là những
bạn bè của nhạc sĩ tự nâng cấp quý tộc cho bài hát,
tất nhiên hình thức bài hát ấy cũng phải có vẻ thanh cao,
không ra rả trên đường như ... nhạc sến.
Nghĩ cho cùng bài hát nào được đa số
quần chúng ưa thích mới khiến người ta hát ra rả trên đường
, chứ hát mà phải tách biệt, phải liên tưởng, phải giữ
gìn ... thì thật quả chỉ mang tính trưởng giả hay khó hiểu .
..về phương diện nào đó xa rời tính cách dân ca.
Trở lại nhạc Sến, thì gần như nó ...đại chúng
hoá tới đều khắp luôn giới nào trong xã hội cũng có thể nghe hay hát nhạc
đó.
Bên cạnh đó có thêm một dòng nhạc nửa sang
nửa sến. Và hình như người nghe cảm thấy nó gần gụi hơn nữa, cả về
mặt tâm tình lẫn ngôn ngữ vừa đủ cho giới mộ điệu không khó chịu vì ý tưởng
cao quá hay thấp quá chẳng hạn ...
Mùa xuân này quả tình tôi không vui, lý do
ở thời điểm mà chưa thật hết năm cũ, và chưa qua hẳn năm mới,
tôi bị giằng co bởi tư tưởng cũ mới trên bất cứ một
lãnh vực gì.
Nhà văn, nhà báo kỳ cựu Tô Ngọc
từ thời trước 30 -4 -1975 cùng dược sĩ Amy Ngọc,
phu nhân ông, ngay từ xế trưa mùng một Tết call chúc mừng năm
mới bạn bè.
Tôi để qua giờ hoàng đạo,
rồi kính đáp cung chúc tân xuân ông bà,
ông bà đang ở một ngôi nhà xinh xẵn, hoa nở suốt năm vì
4 mùa đều là mùa xuân.
Chen lẫn trong những cánh hoa
là tiếng cười không bao giờ dứt của chị Amy. Nhờ tiếng cười đó, mà
chị giữ được niềm tin, học hành rồi xây dừng sự nghiệp
ở đất nước có ngôn ngữ khó nhất đối với tôi, nước
Đức.
Chị Amy có lối cư xử với
tha nhân, và bạn bè rất thẳng thẳn Chị nói rằng:
chúng ta làm gì còn thì giờ nữa mà cứ giận hờn, hiểu lầm nhau chứ.
Nghe giọng nói của tôi hơi buồn bã,
chị cười thành chuỗi luôn:
Có phải Mỵ Nhân bị phiền toái gì phải
không?
Em đang suy nghĩ về 2 chữ thành thật và thẳng
thắn. Tính chị thẳng thắn thế mà lại rất nhiều bạn.
Này này Cao Mỵ Nhân, tôi làm kinh tế, phải
làm sao tiết kiệm được thời gian lãng phí, để còn làm việc khác,
nhất là được học từ trường lớp bên Đức, phải mau chóng
quyết định , nên không có vấn đề hư cấu, giả dụ ...
business mà hư cấu, giả dụ thì
phiêu lưu ạ.
Ồ, em chẳng bao giờ bước vào xã hội
thương mại được đâu. Chỉ định chúc Tết anh chị thôi.
Biết rồi, nhưng dặn phòng hờ thôi,
thấy Mỵ Nhân mơ màng quá, là nhà văn, nhà thơ thì tha hồ hư cấu,
tưởng tượng, có lẽ thành công nhất của nhà văn, là biến cái hư cấu,
cái tưởng tượng thành sự thật, sự thật trong văn chương,
không phải thành sự thật ở ngoài đời. ..
Thế nhưng trở lại tính chất thành thật,
thì business không cần thiết lắm, miễn sao đừng làm đồ
giả, bởi cái thành thật của business có khi phá sản đó bạn ạ
.
Trong lúc điện đàm với chị Amy mà tôi cứ để
cái đĩa nhạc sến hết cỡ luôn.
Chị hỏi tôi tại sao nghe nhạc sến mà còn
nghe lớn nữa. Tôi thưa rằng Thứ nhất là chỉ có mình tôi trong
nhà, tôi muốn dùng âm thanh để át mọi tiếng động từ trong tâm tư.
Thứ hai nghe lớn mới có cảm giác nhạc kêu đường như bất cứ ở
ngoài đường, ngõ hẻm nào bên VN mấy ngày Tết nhất.
Nhạc sến mà phải sến nặng cơ, do đó tôi chỉ
nghe 4 vị ca sĩ sến gộc, gồm Duy Khánh, Chế
Linh, Hương Lan, Thanh Tuyền.
Bài hát được nghe đi nghe lại ngày
mùng một Tết vẫn là bài "Xuân này con không về " của cố nhạc
sĩ Nhật Ngân.
Những câu hát không cần chải chuốt,
văn hoa, tự nhiên như đang nói chuyện với nhau ở ngoài đời:
Con biết bây giờ mẹ chờ mong con
Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm
Vâng người lính VNCH có khi cả năm, hai
năm không về nhà, nên Tết nhất với họ chỉ có đồng đội,
Nhưng nếu con về bạn bè thương mong
Bao lớp trai hùng mừng xuân chiến trường
Bài hát đơn giản vậy, nhưng lại có một giá
trị đại chúng tuyệt vời.
Quý vị có lúc nào tự hỏi nhạc sĩ Nhật
Ngân khi sáng tác bài ấy ông đang ở căn cứ nào, tọa độ mấy
không?
Không cần phải thực sự là người đang
trấn thủ lưu đồn, người nhạc sĩ đó cứ việc ở bất cứ nơi nào ,
thành phố nào, thậm chí ông ở ngay Saigon đi nữa , nhưng ông vận dụng
cách nào , tưởng tượng , rằng người ở hậu phương là mẹ và đàn
em, kẻ đang tiền tuyến là những người trai hùng kia trong đó có con
trai mẹ .
Thành công của tác giả là y như thật.
Văn thơ cũng vậy thôi, làm sao cho bạn đọc thấy y như thật, dù tưởng tượng
hay hư cấu. Huống chi trong văn thơ có chút gì tình cảm thật, trong
trường hợp này, tác giả lại có thể đẩy tình tiết truyện thật
đó ra hư cấu.
Nhà văn Duy Lam thường nói với tôi:
thế cô không thấy à, các nhân vật của tôi (Duy Lam) toàn là hư cấu
đó, vậy mà ai cũng tưởng thật.
Chị Amy cười dòn tan: chỉ có
giới duy nhất không được hư cấu là: quý vị tu sĩ. Bởi vì quý
vị ấy càn gì, vả không được phép, nghĩ và làm hư cấu. Quý vị ấy
phải sống cho chính bản thân để Vinh danh chúa. . . Thế nên vẫn có
những bước để đi ra đời.
Và khi đã ra đời rồi, thì lại bình thường như
thiên hạ.
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
AI CŨNG TƯỞNG THẬT - CAO MỴ NHÂN
AI CŨNG TƯỞNG THẬT - CAO MỴ
NHÂN
Hồi này tôi thích nghe nhạc Sến lắm, nó có
vẻ "đi vào lòng người" hơn nhạc Sang mà cách đây mới ít năm, tôi
thần phục quý vị nhạc sĩ ...cao cấp này .
Nói nhạc sang hay nhạc sến, với đa số
người dân VN, tôi nghĩ: chắc cũng do cảm nhận thôi. ..
Còn thế nào là nhạc sang? Có phải vì lời
nhạc mang chút mầu sắc trí thức, văn hoa hay lạ tai hơn ngôn
ngữ đời thường .
Đồng thời thính giả và nhất là những
bạn bè của nhạc sĩ tự nâng cấp quý tộc cho bài hát,
tất nhiên hình thức bài hát ấy cũng phải có vẻ thanh cao,
không ra rả trên đường như ... nhạc sến.
Nghĩ cho cùng bài hát nào được đa số
quần chúng ưa thích mới khiến người ta hát ra rả trên đường
, chứ hát mà phải tách biệt, phải liên tưởng, phải giữ
gìn ... thì thật quả chỉ mang tính trưởng giả hay khó hiểu .
..về phương diện nào đó xa rời tính cách dân ca.
Trở lại nhạc Sến, thì gần như nó ...đại chúng
hoá tới đều khắp luôn giới nào trong xã hội cũng có thể nghe hay hát nhạc
đó.
Bên cạnh đó có thêm một dòng nhạc nửa sang
nửa sến. Và hình như người nghe cảm thấy nó gần gụi hơn nữa, cả về
mặt tâm tình lẫn ngôn ngữ vừa đủ cho giới mộ điệu không khó chịu vì ý tưởng
cao quá hay thấp quá chẳng hạn ...
Mùa xuân này quả tình tôi không vui, lý do
ở thời điểm mà chưa thật hết năm cũ, và chưa qua hẳn năm mới,
tôi bị giằng co bởi tư tưởng cũ mới trên bất cứ một
lãnh vực gì.
Nhà văn, nhà báo kỳ cựu Tô Ngọc
từ thời trước 30 -4 -1975 cùng dược sĩ Amy Ngọc,
phu nhân ông, ngay từ xế trưa mùng một Tết call chúc mừng năm
mới bạn bè.
Tôi để qua giờ hoàng đạo,
rồi kính đáp cung chúc tân xuân ông bà,
ông bà đang ở một ngôi nhà xinh xẵn, hoa nở suốt năm vì
4 mùa đều là mùa xuân.
Chen lẫn trong những cánh hoa
là tiếng cười không bao giờ dứt của chị Amy. Nhờ tiếng cười đó, mà
chị giữ được niềm tin, học hành rồi xây dừng sự nghiệp
ở đất nước có ngôn ngữ khó nhất đối với tôi, nước
Đức.
Chị Amy có lối cư xử với
tha nhân, và bạn bè rất thẳng thẳn Chị nói rằng:
chúng ta làm gì còn thì giờ nữa mà cứ giận hờn, hiểu lầm nhau chứ.
Nghe giọng nói của tôi hơi buồn bã,
chị cười thành chuỗi luôn:
Có phải Mỵ Nhân bị phiền toái gì phải
không?
Em đang suy nghĩ về 2 chữ thành thật và thẳng
thắn. Tính chị thẳng thắn thế mà lại rất nhiều bạn.
Này này Cao Mỵ Nhân, tôi làm kinh tế, phải
làm sao tiết kiệm được thời gian lãng phí, để còn làm việc khác,
nhất là được học từ trường lớp bên Đức, phải mau chóng
quyết định , nên không có vấn đề hư cấu, giả dụ ...
business mà hư cấu, giả dụ thì
phiêu lưu ạ.
Ồ, em chẳng bao giờ bước vào xã hội
thương mại được đâu. Chỉ định chúc Tết anh chị thôi.
Biết rồi, nhưng dặn phòng hờ thôi,
thấy Mỵ Nhân mơ màng quá, là nhà văn, nhà thơ thì tha hồ hư cấu,
tưởng tượng, có lẽ thành công nhất của nhà văn, là biến cái hư cấu,
cái tưởng tượng thành sự thật, sự thật trong văn chương,
không phải thành sự thật ở ngoài đời. ..
Thế nhưng trở lại tính chất thành thật,
thì business không cần thiết lắm, miễn sao đừng làm đồ
giả, bởi cái thành thật của business có khi phá sản đó bạn ạ
.
Trong lúc điện đàm với chị Amy mà tôi cứ để
cái đĩa nhạc sến hết cỡ luôn.
Chị hỏi tôi tại sao nghe nhạc sến mà còn
nghe lớn nữa. Tôi thưa rằng Thứ nhất là chỉ có mình tôi trong
nhà, tôi muốn dùng âm thanh để át mọi tiếng động từ trong tâm tư.
Thứ hai nghe lớn mới có cảm giác nhạc kêu đường như bất cứ ở
ngoài đường, ngõ hẻm nào bên VN mấy ngày Tết nhất.
Nhạc sến mà phải sến nặng cơ, do đó tôi chỉ
nghe 4 vị ca sĩ sến gộc, gồm Duy Khánh, Chế
Linh, Hương Lan, Thanh Tuyền.
Bài hát được nghe đi nghe lại ngày
mùng một Tết vẫn là bài "Xuân này con không về " của cố nhạc
sĩ Nhật Ngân.
Những câu hát không cần chải chuốt,
văn hoa, tự nhiên như đang nói chuyện với nhau ở ngoài đời:
Con biết bây giờ mẹ chờ mong con
Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm
Vâng người lính VNCH có khi cả năm, hai
năm không về nhà, nên Tết nhất với họ chỉ có đồng đội,
Nhưng nếu con về bạn bè thương mong
Bao lớp trai hùng mừng xuân chiến trường
Bài hát đơn giản vậy, nhưng lại có một giá
trị đại chúng tuyệt vời.
Quý vị có lúc nào tự hỏi nhạc sĩ Nhật
Ngân khi sáng tác bài ấy ông đang ở căn cứ nào, tọa độ mấy
không?
Không cần phải thực sự là người đang
trấn thủ lưu đồn, người nhạc sĩ đó cứ việc ở bất cứ nơi nào ,
thành phố nào, thậm chí ông ở ngay Saigon đi nữa , nhưng ông vận dụng
cách nào , tưởng tượng , rằng người ở hậu phương là mẹ và đàn
em, kẻ đang tiền tuyến là những người trai hùng kia trong đó có con
trai mẹ .
Thành công của tác giả là y như thật.
Văn thơ cũng vậy thôi, làm sao cho bạn đọc thấy y như thật, dù tưởng tượng
hay hư cấu. Huống chi trong văn thơ có chút gì tình cảm thật, trong
trường hợp này, tác giả lại có thể đẩy tình tiết truyện thật
đó ra hư cấu.
Nhà văn Duy Lam thường nói với tôi:
thế cô không thấy à, các nhân vật của tôi (Duy Lam) toàn là hư cấu
đó, vậy mà ai cũng tưởng thật.
Chị Amy cười dòn tan: chỉ có
giới duy nhất không được hư cấu là: quý vị tu sĩ. Bởi vì quý
vị ấy càn gì, vả không được phép, nghĩ và làm hư cấu. Quý vị ấy
phải sống cho chính bản thân để Vinh danh chúa. . . Thế nên vẫn có
những bước để đi ra đời.
Và khi đã ra đời rồi, thì lại bình thường như
thiên hạ.
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)