Cõi Người Ta
Albert Einstein - Chàng trai trẻ thích cái la bàn
Ngay từ nhỏ, Einstein đã tỏ ra mình không giống những đứa trẻ khác, đến 3 tuổi vẫn chưa biết nói, cũng không khóc ầm ĩ, vô cùng yên lặng. Lúc nào cậu cũng ngồi lặng lẽ quan sát thật kỹ những thứ mình thích...
Albert Einstein, nhà vật lý người Mỹ, là người phát hiện ra hiệu ứng quang điện, xây dựng thuyết tương đối và đặt nền móng cho lượng tử lực học, giành được giải Nobel vật lý năm 1921 – “Tôi không có tài năng gì đặc biệt, chỉ là tôi thích tìm hiểu đến cùng những gì mình thích mà thôi”.
Ngay từ nhỏ, Einstein đã tỏ ra mình không giống những đứa trẻ khác, đến 3 tuổi vẫn chưa biết nói, cũng không khóc ầm ĩ, vô cùng yên lặng. Lúc nào cậu cũng ngồi lặng lẽ quan sát thật kỹ những thứ mình thích, hoặc trốn vào một góc suy nghĩ.
Cha mẹ cậu thậm chí còn lo lắng trí não của cậu không bình thường, để giúp đỡ ông nói chuyện, dù không giàu có nhưng họ cũng vẫn bỏ tiền thuê người giúp việc, công việc chính của người này không phải là làm việc nhà mà là cùng nói chuyện với Einstein, nhưng Einstein chẳng bao giờ để ý đến cô ta. Một thời gian sau, người giúp việc cũng mất hết kiên nhẫn, vào những lúc không có cha mẹ Einstein ở nhà, cô ta thường mắng cậu bé Einstein là “đồ ngốc”.
Không lâu sau đã xảy ra một chuyện khiến mọi người phải đánh giá lại về ông. Vốn dĩ cậu bé Einstein không thích đồ chơi, tất cả những đồ chơi trong nhà cậu thường xuyên không ngó tới, nhưng hôm đó cậu bỗng thích thú với một thứ – thứ “đồ chơi” mới mà cha cậu mua về – đó là cái la bàn. Khi người cha mang chiếc la bàn ra, Einstein như bị hút hồn vào cái kim trong la bàn, cha cậu thấy cậu chú ý tới nó, liền tặng luôn chiếc la bàn cho con trai.
Einstein nhẹ nhàng cầm chiếc la bàn, chiếc kim trong la bàn từ từ chuyển động, chỉ về hướng Bắc. Einstein quay ngược chiếc la bàn lại, nhưng chiếc kim vẫn không hề thay đổi, vẫn chỉ về hướng Bắc. Cậu bé Einstein bê chiếc la bàn ngang ngược, quay một vòng, rồi lại một vòng, chiếc kim vẫn cứ chỉ về hướng Bắc. Cậu ngẩng đầu nhìn cha, hy vọng sẽ tìm được câu trả lời từ cha mình, nhưng người cha chỉ mỉm cười nhìn con, không hề nói gì. Vậy là cậu mang chiếc la bàn ra quan sát thật kỹ. Thậm chí cậu còn muốn tháo chiếc la bàn ra để xem, nhưng vì tay còn bé nên không làm nổi.
Cha cậu nhận ra rằng, trong suốt quá trình tìm hiểu cái la bàn, con mình không hề chủ động mở miệng hỏi người lớn, mà dường như muốn thông qua chính sức lực của bản thân để tìm hiểu nó. Cha Einstein sau đó đã nói với mẹ cậu rằng: “Con chúng ta không hề ngốc, nó không muốn nói những câu vô nghĩa, cũng không dễ dàng hỏi người khác câu trả lời, nó có tính cách của một nhà khoa học, bình tĩnh suy nghĩ”. Mẹ của cậu bé có cái nhìn nghi ngờ với câu nói đó.
Những thành tích khi còn nhỏ của Einstein không thể chứng minh ông là một thần đồng. Nhưng thói quen thích tự suy nghĩ vấn đề thì không hề thay đổi, đặc biệt là đối với những gì ông thích, dựa vào sự chăm chỉ quyết tâm của mình ông luôn tìm được câu trả lời. Những thành tích của ông sau này cũng thường bắt nguồn từ thói quen thích xem xét, suy nghĩ của ông.
Năm 1905, Einstein đưa ra 5 phát minh, bao gồm 3 công trình vĩ đại của vật lý học hiện đại: thuyết phân tử vận động, thuyết tương đối nghĩa hẹp, và giả thuyết quang lượng tử, ảnh hưởng vô cùng to lớn tới sự phát triển của vật lý trong hàng trăm năm sau. Năm đó được gọi là “Năm kỳ tích”.
Bàn ra tán vào (0)
Albert Einstein - Chàng trai trẻ thích cái la bàn
Ngay từ nhỏ, Einstein đã tỏ ra mình không giống những đứa trẻ khác, đến 3 tuổi vẫn chưa biết nói, cũng không khóc ầm ĩ, vô cùng yên lặng. Lúc nào cậu cũng ngồi lặng lẽ quan sát thật kỹ những thứ mình thích...
Albert Einstein, nhà vật lý người Mỹ, là người phát hiện ra hiệu ứng quang điện, xây dựng thuyết tương đối và đặt nền móng cho lượng tử lực học, giành được giải Nobel vật lý năm 1921 – “Tôi không có tài năng gì đặc biệt, chỉ là tôi thích tìm hiểu đến cùng những gì mình thích mà thôi”.
Ngay từ nhỏ, Einstein đã tỏ ra mình không giống những đứa trẻ khác, đến 3 tuổi vẫn chưa biết nói, cũng không khóc ầm ĩ, vô cùng yên lặng. Lúc nào cậu cũng ngồi lặng lẽ quan sát thật kỹ những thứ mình thích, hoặc trốn vào một góc suy nghĩ.
Cha mẹ cậu thậm chí còn lo lắng trí não của cậu không bình thường, để giúp đỡ ông nói chuyện, dù không giàu có nhưng họ cũng vẫn bỏ tiền thuê người giúp việc, công việc chính của người này không phải là làm việc nhà mà là cùng nói chuyện với Einstein, nhưng Einstein chẳng bao giờ để ý đến cô ta. Một thời gian sau, người giúp việc cũng mất hết kiên nhẫn, vào những lúc không có cha mẹ Einstein ở nhà, cô ta thường mắng cậu bé Einstein là “đồ ngốc”.
Không lâu sau đã xảy ra một chuyện khiến mọi người phải đánh giá lại về ông. Vốn dĩ cậu bé Einstein không thích đồ chơi, tất cả những đồ chơi trong nhà cậu thường xuyên không ngó tới, nhưng hôm đó cậu bỗng thích thú với một thứ – thứ “đồ chơi” mới mà cha cậu mua về – đó là cái la bàn. Khi người cha mang chiếc la bàn ra, Einstein như bị hút hồn vào cái kim trong la bàn, cha cậu thấy cậu chú ý tới nó, liền tặng luôn chiếc la bàn cho con trai.
Einstein nhẹ nhàng cầm chiếc la bàn, chiếc kim trong la bàn từ từ chuyển động, chỉ về hướng Bắc. Einstein quay ngược chiếc la bàn lại, nhưng chiếc kim vẫn không hề thay đổi, vẫn chỉ về hướng Bắc. Cậu bé Einstein bê chiếc la bàn ngang ngược, quay một vòng, rồi lại một vòng, chiếc kim vẫn cứ chỉ về hướng Bắc. Cậu ngẩng đầu nhìn cha, hy vọng sẽ tìm được câu trả lời từ cha mình, nhưng người cha chỉ mỉm cười nhìn con, không hề nói gì. Vậy là cậu mang chiếc la bàn ra quan sát thật kỹ. Thậm chí cậu còn muốn tháo chiếc la bàn ra để xem, nhưng vì tay còn bé nên không làm nổi.
Cha cậu nhận ra rằng, trong suốt quá trình tìm hiểu cái la bàn, con mình không hề chủ động mở miệng hỏi người lớn, mà dường như muốn thông qua chính sức lực của bản thân để tìm hiểu nó. Cha Einstein sau đó đã nói với mẹ cậu rằng: “Con chúng ta không hề ngốc, nó không muốn nói những câu vô nghĩa, cũng không dễ dàng hỏi người khác câu trả lời, nó có tính cách của một nhà khoa học, bình tĩnh suy nghĩ”. Mẹ của cậu bé có cái nhìn nghi ngờ với câu nói đó.
Những thành tích khi còn nhỏ của Einstein không thể chứng minh ông là một thần đồng. Nhưng thói quen thích tự suy nghĩ vấn đề thì không hề thay đổi, đặc biệt là đối với những gì ông thích, dựa vào sự chăm chỉ quyết tâm của mình ông luôn tìm được câu trả lời. Những thành tích của ông sau này cũng thường bắt nguồn từ thói quen thích xem xét, suy nghĩ của ông.
Năm 1905, Einstein đưa ra 5 phát minh, bao gồm 3 công trình vĩ đại của vật lý học hiện đại: thuyết phân tử vận động, thuyết tương đối nghĩa hẹp, và giả thuyết quang lượng tử, ảnh hưởng vô cùng to lớn tới sự phát triển của vật lý trong hàng trăm năm sau. Năm đó được gọi là “Năm kỳ tích”.