Đoạn Đường Chiến Binh

"An Lộc Địa sử ghi chiến tích"

Cứ thế mà ngày tháng đi qua, mỗi ngày ba tôi đi làm, tôi đi học, buổi trưa, cơm tháng được người ta mang tới nhà, treo bằng cái gà mên nhôm trên cao với cái móc sắt bên cửa sổ cho chó đừng nhẩy lên tới.

Đã 45 năm trôi qua, cùng nhau đốt lò hương cũ để nhớ về một trong những trận đánh oai hùng nhất của Quân Sử QLVNCH

"An Lộc Địa sử ghi chiến tích"




1

An Lộc trong mùa hè đỏ lửa 1972 ..

Cứ thế mà ngày tháng đi qua, mỗi ngày ba tôi đi làm, tôi đi học, buổi trưa, cơm tháng được người ta mang tới nhà, treo bằng cái gà mên nhôm trên cao với cái móc sắt bên cửa sổ cho chó đừng nhẩy lên tới. Mỗi sáng gần trưa, tôi về trước ba tôi, lấy gà mên xuống, mở cửa nhà và hai cái cửa sổ to ra, mở hết cửa bên trong nhà cho mát, rồi chơi ngoài vườn chút, thì ba tôi cũng về, hâm cơm lên rồi hai cha con ăn với nhau. Sau đó ngủ trưa, ba tôi đi làm lại trước, tôi đi học sau. Chiều tôi về trước, gọi mấy thằng bạn cùng khu dẫy nhà Công Chức, mang banh ra sân vận động, phía trước Tòa Tỉnh Trưởng đá banh, ngó chéo qua lại là trường tiểu học của tôi. Cứ như vậy, rồi tắm mưa, đá banh dính đầy bùn sình đất đỏ. Kéo nhau về, bên hông khu nhà liên kế 4 căn của tôi là bãi đất trống, phía trước nhà cũng trống, chỉ mới có đường đất. Phía trước đường quay về hướng Bắc đã có ba khối nhà liên kế đối diện với bịnh viện. Phiá sau khu tôi chỉ có hai dẫy nhà, mặt tiền quay về hướng Nam, nhìn về rừng cao su Xa Cam.

Bên miếng đất trống sát đường với Tòa Tỉnh Trưởng là cái bơm nước bằng tay, đặt chính giữa mảng sân xi măng nhỏ. Chúng tôi đùa giỡn lăn lộn ra miếng xi măng, bơm nước cho nhau tắm cho sạch đất bùn đỏ, mang theo cả xà bông, tắm kỳ cọ cho đã, chỉ việc thay nhau gạt cần, bơm nước lên xối. Khỏi về nhà tắm lại, đỡ phải xài nước trong bể nước ở nhà, Mà mỗi tuần có xe bồn nước của đồn điền cao su bên trong Quản Lợi chạy ra, đi vào con đường phục vụ phía sau nhà, đút đầu vòi nước to đen vào cái lỗ trên tường, xả nước xuống cho đầy bể nước của mỗi nhà, qua cái lỗ hổng trên tường phía sau nhà bếp. Nhà nào cũng vậy, có cái bể nước, có caí lỗ vuông trên cao cho xe bồn thò vòi nước to vào xả xuống. Cái xe bồn nước của đồn điền cao su Pháp, có tài xế, và một người phụ, đi phía sau, cầm vòi nước, xả vào bồn, sau đó ló đầu nhìn vào cái lỗ coi đầy hồ chưa, rồi khóa nước, đi tới nhà kế tiếp. Với năm khối nhà, hai mươi căn nhà, xe bồn nước phải đi tới mấy chuyến, cung cấp nước xài cho cư xá công chức, hoàn toàn miễn phí, như một thỏa thuận của đồn điền cao su và phía chính quyền Tỉnh Bình Long. Còn họ lấy nước ở đâu thì tôi không biết vì còn nhỏ quá.


Thị xã AN LỘC 1967-68 by John Beck


Ngày 5, 6, 7 tháng tư, 1972 trên chiến trường tỉnh Bình Long, những chuyện quan trọng đang xẩy ra

Trên Bắc tỉnh Bình Long là Quận Lộc Ninh, ngày 5 tháng tư 1972, VC đã bắt đầu pháo kích vào phi trường, chi khu, quận lỵ khu dân sự, từ đồi phía Tây tràn qua chiếm khu dân sự gần bên Chi Khu Lộc Ninh, quân VC đang tiến đánh dò dẫm vào căn cứ Lộc Ninh, khu chỉ huy của trung đoàn 9/SĐ5 VNCH và vòng đai phi trường. Họ đánh dò dẫm, vì có lẽ chờ đợi coi quân VNCH trú đóng sẽ bỏ chạy như Quảng Trị hay cố thủ ứng chiến. Trong ngày này, không quân Việt Mỹ tích cực yiểm trợ chiến trường Lộc Ninh với pháo đài bay AC-130 Spectre bắn pháo trực xạ xuống đất chận những lần tiến công của VC rào phòng thủ của căn cứ Lộc Ninh. Loại bom chùm CBU cũng được không quân VNCH dùng tới. Trực thăng chiến đấu tham chiến dữ dội.
Ngày 6 tháng tư, chiến trường bùng nổ lớn. Thiết Đoàn 1 Kỵ binh được sáp nhập với Trung Đoàn 9 từ trước được gọi về từ vùng biên giới, tập trung tại Lộc Tấn để tiến công về Nam, trở về phòng thủ chi khu Lộc Ninh và tiếp cứu BCH Trung Đoàn 9 chỉ cách đó 5km. Tiều Đoàn 74 Biệt động Quân Biên Phòng cũng tùng thiết cùng chiến xa trở về LN. Tiểu đoàn 2/9/SĐ5 đi vòng bên cánh trái xa QL13 về phía Đông. Vì thiếu kinh nghiệm và quyết tâm, khi thấy đông VC đang chuẩn bị chận phục kích phía trước, Chi Đoàn thiết giáp đi đầu không theo chiến thuật dự trù trước là tràn đánh thẳng vào quân VC tại đồi 150 rồi xông vào Lộc Ninh, vì VC chưa kịp đóng chốt vững chắc tại đây, mà Chi Đoàn tăng đi đầu lại sợ hãi lùi quay trở về đồi 177 tấn công vào nơi này, nơi mà một chi đoàn đã từng bị phục kích bởi VC một ngày trước đó, VC đã có đủ hầm hố sẵn sàng tại đây từ trận đánh trước đó.



Không ảnh thị xã An Lộc Tháng 5-1972 , hình chụp bằng máy ảnh gắn trên đuôi máy bay thám thính O-2 chuyên đánh dấu mục tiêu trên mặt đất bằng trái khói cho các máy bay ném bom.


Trong tài liệu cũ viết về Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh, không thấy nhắc đến, tại sao khi Thiết Giáp giao tranh với quân VC chận đánh lại không thấy có không quân Việt Mỹ trợ chiến từ trên cao, hay có pháo binh bắn yiểm trợ, tức là chiến thuật lui binh về Lộc Ninh của TĐ1 Kỵ Binh không được soạn thảo bàn tính liên kết với Không Quân và Pháo Binh. Tại sao ưu điểm yiểm trợ của Không Quân Việt Mỹ lại không được nhắc đến, trên 30 chiến xa (chính là tăng M-41 và thiết vận xa M-113) đủ loại, với hai tiểu đoàn di hành bộ cùng lúc, tại sao không có liên lạc với không quân để cùng giải tỏa chiến trường, bắn phá tăng của VC phía trước khi tấn công. Như vậy là kế hoạch hành quân lui binh không có chuẩn bị phối hợp từ trước với Không Quân hay Pháo Binh từ quận Lộc Ninh. Hoặc giờ giấc không thích hợp với Không Quân, hay Pháo Binh từ LN đã không còn có khả năng vì bị VC gây thiệt hại. Và đơn vị Thiết Kỵ này không có cố vấn Mỹ hay sĩ quan hành quân biết liên lạc về không trợ để yêu cầu không quân Việt-Mỹ tiếp tay.

Từ trưa ngày 6 tháng tư, TĐ1KB bị đánh tan, Thiết Đoàn Trưởng Trung Tá Nguyễn duy Dương bị bắt sống vào ngày sau đó, TĐ74 BĐQ đi kèm cũng tan rã cùng lúc.

Tới lúc bị mất liên lạc truyền tin với TĐ1KB, BCH sư đoàn 5 mới cho máy bay thám thính L19 lên vùng quan sát, và yêu cầu đơn vị dưới đất gần đó đi tìm thiết đoàn này. Như vậy không quân Việt Mỹ không được điều động yiểm trợ cho trận lui quân về phòng thủ Lộc Ninh cho dù đường lui quân chưa tới 7 km, và cũng đã mất tới hai ngày cho các lực lựợng còn ở phía Bắc Lộc Ninh rút tập trung về ngã ba Lộc Tấn để đồng tiến công rút về phòng thủ quận đường Lộc Ninh. Nếu có trực thăng trợ chiến từ đầu, dùng Không Quân với trực thăng chiến đấu đánh tăng như Cobra đánh thám thính phía trước, phụ đánh tan nút chận, hay đánh tăng của VC phục kích thì TĐ1KB sau khi xung phong trật vị trí (đồi 170) dự định cũng không đến nỗi phải tan rã nhanh.
Quân đoàn 3 VNCH, sau khi thấy tình hình mặt trận chiến trường LN đang trở nên thê thảm, nhận ra lực lượng tấn công của quân VC tại LN phải có quân số trên cấp Sư Đoàn và còn thêm các bộ phận pháo, tăng, phòng không trợ chiến khác. Như vậy là mặt trận chính tổng tấn công Miền Nam bây giờ thực sự là đang xẩy ra trên địa bàn tỉnh Bình Long rồi chứ không phải Bắc Việt dương Đông kích Tây như mặt trận đã được dự đoán là tiến công của VC sẽ bùng nổ lớn bên tỉnh Tây Ninh. Quân VC rải rộng và dài ra từ bắc Lai Khê lên cho tới chiến trường Lộc Ninh phải có trên 3 sư đoàn và cộng thêm các đơn vị pháo cùng tăng và phòng không trợ chiến, như vậy là toàn lực lượng quân chính quy VC dùng cho lần tấn công này tại vùng quân đoàn 3 của VNCH, là nguyên một binh đoàn, quân đoàn hay đại quân VC đều đổ dồn vào tấn công tập trung trên lãnh thổ của tỉnh Bình Long nhỏ bé, chưa kể các đơn vị du kích, đặc công VC tại các địa phương cũng tăng cường mức quấy phá trong các vùng kế cận là Bình Dương và Tây Ninh ngay cà Củ Chi để làm rối loạn vùng hậu phương vẫn còn yên tĩnh của quân đoàn 3, hầu làm bận quân trừ bị của quân đoàn 3 VNCH.

Ngày 5, 6 tháng tư, Lữ Đoàn 1 Nhẫy Dù gồm ba TĐ 5,6 và 8. từ Saigon được đưa cấp tốc lên Lai Khê là hậu cứ của SĐ5 bây giờ nhận thêm bộ chỉ huy tiền phương của Quân Đoàn 3. Đoạn đường từ Bắc Lai Khê cho tới quận lỵ Chơn Thành của tỉnh Bình Long cũng nằm trong tình trạng đã không được khai thông vì quân VC đã đóng chốt đường theo kế hoạch đặt từ trước.

Quân Đoàn 3, chỉ huy bởi trung tướng Nguyễn văn Minh, tức tốc kéo quân trừ bị là Liên Đoàn Ba Biệt Động Quân, gồm các TĐ 31, 36 và 52, đang hành quân ngoài biên gìới VN bên Cam Bốt trở về phi trường Trảng Lớn Tây Ninh để được trực thăng Chinook đưa ngay vào thị xã An Lộc. Ngày 6 tháng tư, TĐ 31 được cấp tốc đưa vào trước để đóng bên trên phía Bắc thị xã An Lộc cho tới vùng cầu Cần Lê trên QL13, nơi giáp ranh quận Lộc Ninh vì áp lực nặng nề của VC đang tiến xuống theo hướng Nam đến đây. Căn cứ hỏa lực Hùng Tâm do chiến đoàn đặc nhiệm 52 (một Trung Đoàn trừ, thiếu 1 Tiểu Đoàn, Task Force 52) của SĐ18 tăng cường cho SĐ5 từ trước đó, ngày 5 tháng tư một Tiểu Đoàn của CĐ52 cũng được điều động đi tiếp cứu quận Lộc Ninh, căn cứ này đóng bên Liên Tỉnh Lộ 17 cách QL13 chừng hơn 1km bên hướng Tây, để ngăn chận con đường LT(Liên tỉnh Lộ)17 từ biên giới Cam Bốt vào từ hướng Tây. Khi quân tìếp viện ra khỏi căn cứ 500m thì bị VC chận đứng, không tiến được phải quay trở lại căn cứ.
Chiến trường Lộc Ninh bây giờ chỉ thoi thóp nằm chờ đợi tới giờ dứt điểm của quân VC, Chiến đoàn 9 hay trung đoàn 9/SĐ5 với bộ phận chỉ huy nằm trong khu giữa căn cứ Lộc Ninh ở phía Nam cuối phi trường cho tới chi khu LN, Chi Khu Lộc Ninh nằm ở đầu phi trường phía Bắc, khu phố dân sự, chợ của quận Lộc Ninh đã bị VC chiếm từ ngày 5 tháng tư. Phía Tây Nam căn cứ Lộc Ninh, đầu phi trường là Xã Lộc Thiện cũng nằm trong tay VC từ ngày 5 tháng tư. Cuộc tấn công dứt điểm của VC sắp sửa soạn bắt đầu.

left align image

Tình hình ngày 6 tháng tư là pháo binh VC với pháo 130 ly, chỉ cần nằm yên bên kia Cam Bốt, với tầm xa 27km, dư sức bắn chính xác thẳng vào An Lộc, vào Lộc Ninh và căn cứ Hùng Tâm hay những điểm cần thiết dọc QL 13, tất cả chỉ cách biên gìới theo đường thẳng không trên 15km từ hướng Tây, dễ dàng nằm trong vòng tác xạ của pháo130. VC không cần phải kéo loại pháo nặng này trên dàn di chuyển có 4 bánh xe xâm nhập qua biên giới VNCH mà chỉ cần nằm yên bên căn cứ địa an toàn với kho đạn đầy ắp bên kia biên giới, nơi rất an toàn vì B52 không còn được phép của Quốc Hội Mỹ cho trải bom bên kia xứ Cam Bốt nữa. Ngoài ra quân VC đã rất thuộc địa thế của khu quân sự VNCH tại Lộc Ninh vì họ đã tiến đánh nơi này vài lần từ năm 1967.
Qua ngày 7 tháng tư, quân VC với tăng yiểm trợ tiến vào dứt điểm căn cứ Lộc Ninh, tràn qua phi trường, bộ chỉ huy Trung Đoàn 9 tan rã, trung tá cố vấn trưởng Mỹ Schott đã bị thương từ trước rồi tử thương trong hầm cứu thương khi quân VC tiến vào. Trong vòng chỉ hai giờ, toàn bộ căn cứ này bị tràn ngập nhanh chóng. Đại tá Nguyễn công Vĩnh, trung đoàn trưởng thoát ra về hướng Nam, sau đó vài ngày bị VC bắt sống, một hai cố vấn Mỹ trong đó có đại úy Smith và một trung sĩ cũng bị lọt vào tay quân tấn công. VC tiến chiếm chi khu Lộc Ninh kế tiếp đó về hướng Bắc, Chi Khu cầm cự kéo dài thêm được đến chiều thì chi khu Lộc Ninh mới thất thủ vì công sự phòng thủ ở đây vững vàng hơn. Thiếu tá quận trưởng Nguyễn văn Thịnh thoát được về tới An Lộc 4 ngày sau. Cố vấn chi khu, thiếu tá cố vấn Mỹ Davidson và thông dịch viên VN cũng thoát về được An Lộc vào cùng thời điểm đó. Còn đại úy cố vấn Wanant và một trung sĩ cố vấn Mỹ khác bị VC bắt.
Quân VC có thể tiến lên kết thúc trận LN nhanh hơn, nhưng họ không biết quân VNCH và Mỹ sẽ đáp ứng trả đũa với chiến trường LN ra sao khi VC lần đầu tiên tấn đánh vùng lãnh thổ cấp quận lỵ rất gần Saigon, có thể Mỹ sẽ không vận đổ ngay quân tiếp viện ồ ạt vào vòng đai quận LN, có thể dùng các pass B52 bỏ bom táp pi luôn ngay sát thị trấn Lộc Ninh. Nên quân VC chỉ cho những đơn vị nhỏ tiến sát gần LN, chiếm cứ từ từ các điểm cao, vị trí chiến lược, rồi nấp đại quân trong rừng cao su ngay kế cận chờ phản ứng của đối phương, nằm im để tránh B52 đến bỏ bom, hay chỉ biểu dương cho VNCH thấy số quân tấn công không có qúa nhiều để tránh quân tiếp viện của VNCH đổ quân đông đảo vào ngay Lộc Ninh. Để cho bên VNCH vẫn nghĩ đây chỉ là cuộc tấn công du kích địa phương đánh lạc hướng nhằm dương Đông kích Tây, là trận đánh giăng bẫy của VC, chưa cần khẩn thiết phải phản công mạnh mẽ, để cho VNCH vẫn duy trì nhiều lực lượng bên Tây Ninh. Mục tiêu chính của Miền Bắc Cộng Sản là cố đánh chiếm cho được một trụ sở tỉnh lỵ để ra mắt thủ đô cho MTGP Miền Nam. Cho nên, mục tiêu chính thực sự là thị xã An Lộc, VC chưa cần dứt điểm Lộc Ninh ngay ngày đầu tiên. Và có thể sư đoàn VC dành để đến bao vây tấn công thị Xã An Lộc chưa đến kịp, chưa chuẩn bị kịp. Nếu đại quân VC bộ chiến cường tập pháo chiến xa vào ngay An Lộc và Lộc Ninh, đánh hai trận cùng thời điểm một lúc thì kết qủa sẽ ra sao.

Hay mục tiêu của VC với hy vọng nhỏ chỉ là chiếm ăn chắc một quận lỵ Lộc Ninh là đủ rồi, chỉ sau khi thấy Lộc Ninh bị tan rã qúa dễ dàng nên họ mới thừa cơ quyết định tấn chiếm luôn An Lộc. Nghi vấn này có thể đúng hơn, vì ngay ngày tấn công đầu tiến 5 tháng tư, VC chỉ cần chiếm phi trường Quản Lợi, địa điểm quan trọng hơn thị xã An Lộc, đây là căn cứ hỏa lực, phòng thủ kiên cố, có phi trường lớn, đường bay dài hơn An Lộc, vận tải cơ 130 xuống đây dễ dàng, không có dân cư nhiều chung quanh. Đây là căn cứ không quân, pháo 175 ly của quân đội Mỹ (sư đoàn không kỵ số 1 của Mỹ) trước đây, họ đánh bao vùng cho toàn chiến trường Bình Long, Phước Long. Còn thị xã An Lộc chỉ là cứ điểm về hành chánh mà thôi. Quân đội Mỹ không hề đóng quân nhiều tại An Lộc khi còn bộ chiến tại vùng này. Nên VC phải dứt Quản Lợi cho sự an toàn của vùng LN nếu chiếm được, vì từ Quản Lợi, VNCH và Mỹ có thể quay trở lại, dùng phi trường và căn cứ vững chắc này làm bàn đạp tiến chiếm lại Lộc Ninh. Duy trì sự có mặt của VC tại phi trường Quản Lợi sẽ làm chậm quân VNCH, không xử dụng ngay được căn cứ QL mà phải được tái chiếm lại, sẽ gây khó khăn nếu quân VNCH muốn dùng phi trường QL để tiếp vận cho An Lộc và tái chiếm Lộc Ninh.

Nói tóm lại, tại sao quân VC không đánh thẳng vào ngay An Lộc trước thay vì đánh Lộc Ninh, vì quân trú phòng ở An Lộc còn ít hơn, căn cứ lại trải rộng, công sự phòng thủ không dính liền vào nhau như Lộc Ninh. từ vùng Lưỡi Câu Fish Hook bên đồn điền Mimot là căn cứ địa Hậu Hần của Cục R tới An Lộc chỉ 15 cây số sau khi băng qua biên giới, pháo 130 ly đặt bên Cam Bốt dư sức bắn qua dễ dàng. Hay VC sợ tấn công vào AL là vị trí lãnh thổ cấp tỉnh lỵ, mức độ to hơn, sẽ làm cho Việt-Mỹ phản ứng mạnh hơn. Nhưng về phía Bắc, quân VC chẳng đã tiến chiếm thẳng được tỉnh lỵ Quảng Trị hay sao? hay vì sư đoàn 3 VNCH bỏ chạy nhanh qúa, bỏ ngỏ thị xã Quảng Trị coi như quà cho không biếu không cho quân Bắc Việt, hay QT không gần SG bằng An Lộc. Nếu quân VC tấn công thẳng vào An Lộc từ ngày đầu tiên 4 tháng tư, thì đã xong. Quân VNCH còn đầy trên Lộc Ninh coi như bị kẹt, cô lập mất đường về, và chủ lực sư đoàn 5 chỉ có trên hai trung đoàn ở vùng này, chưa phải là đơn vị thiện chiến nhất của VNCH hay của quân đoàn 3. An Lộc lại không có được một chi đoàn Thiết Kỵ nào nằm ở đây chưa nói tới Lữ Đoàn tăng. Tư Lịnh SĐ 5, có thể quyết tâm tử thủ chết không hàng, nhưng chưa chắc đã giỏi về kế hoạch chiến lược và có đủ quân số để có thể tử thủ An Lộc. Nhưng lúc này tư lịnh SĐ5, Chuẩn Tướng (CT) Hưng vẫn còn đóng BCH sư đòan ở Lai Khê, chưa kịp lên tử thủ, thì An Lộc có thể đã tháo chạy, bị mất về tay VC rồi.

Nếu VC tấn công ngay vào An Lộc thay vì Lộc Ninh, thả mở cửa cho tàn quân chạy về hướng Nam, chỉ cần ba tiếng là họ sẽ bỏ chạy về tới tận Bình Dương, không cần chận đường thoát. Chỉ chận đường đi ngược lên của quân tiếp viện, cứ để cho quân VNCH trú phòng tại AL bỏ chạy về Nam lẫn lộn vào với dân chúng từ bỏ VC chạy loạn thành những đám đông hỗn độn vô tổ chức sẽ kẹt đường 13 thì coi như An Lôc sẽ thất thủ rất nhanh chóng. Nói chung, khi liều chết cố chận đường rút quân của An Lộc là lỗi lầm lớn của VC. Hay vì VC qúa tự tin là 3/4 dân chúng VNCH đã qúa yêu thương ao ước chờ đợi được VC giải phóng từ lâu, sẵn sàng mở cửa ra trải thảm đỏ chờ đợi VC đến (VC chưa thuộc bài học máu Tết Mậu Thân 68, đã cho biết … ai yêu thương VC hơn ?), còn quân An Lộc trú phòng sẽ giơ tay đầu hàng tại chỗ và cầm vũ khí gia nhập quân giải phóng ngay. Nhiều khi vì mơ tưởng qúa, vì tự kỷ ám thị tự tuyên truyền nhiều quá, chính lãnh đạo VC tự coi đó là sự thật luôn. Nhưng Chân Lý vẫn là: VC đi đến đâu, chưa đến, là dân Miền Nam sẽ bỏ chạy, lỡ đến rồi, dân cũng liều chết chạy sau, như sau 75 bao triệu người đã ra biển Đông … cho dù chết chắc … dân Nam cứ ra đi trong trong suốt bao nhiêu năm sau. Cột đèn đường nếu có chân cũng đã ra đi, đó là ca dao tục ngữ của nhân gian sau này, sẽ ngàn đời còn ghi và được nhắc lại!

Trong lúc này Miền Bắc CS hay VC, Việt Cộng là chữ nói tắt, ám chỉ người Việt theo chủ nghĩa CS, chiến đấu cho CS quốc tế, vẫn không biết là quân đội Mỹ bộ chiến có trở lại tham dự chiến trường VN nữa hay không sau khi “Việt Nam Hóa” xong, vì VC đang tấn công gần như toàn diện một vùng lãnh thổ lớn bằng đại quân với thêm tăng và đại pháo, chỉ thiếu không quân. Nên VC vẫn đánh dò dẫm vì sợ, vẫn chờ coi đại quân Mỹ có quay trở lại chiến trường VN hay không. Ngay chính VNCH vẫn hy vọng bộ quân Mỹ trở lại chiến trường như đã được bí mật hứa đằng sau. Chuyện chính trị khó biết được.

Căn cứ Hùng Tâm ở giữa Lộc Ninh và An Lộc, chiến đoàn 52 tại đây không đưa quân lên tiếp cứu LN được cũng đang bị pháo dữ dội vào ngày 7 tháng tư, nằm trong nguy cơ sẽ bị tấn công. Được lệnh rút quân về An Lộc với các trang bị nặng như Pháo và quân xa, nhưng chiến đoàn 52 (chỉ huy CĐ này là Trung Tá Nguyễn bá Thịnh cùng vài cố vấn Mỹ) này với trên hai tiều đoàn cũng không tiến ra được QL13 xuôi Nam, mà lại quay trở về căn cứ. Quyết định của Tướng Hưng, chỉ huy SĐ5, tư lệnh mặt trận An Lộc là cho CĐ52 bỏ hết cơ giới nặng, phá hủy đại bác làm cho bất khả dụng rồi di hành bộ chiến rút lui về AL. Ngày 7 tháng tư, chiến đoàn 52 lại quyết liệt lui binh vào những ổ phục kích chờ sẵn của quân VC. Trận chiến trở nên ác liệt, chiến trường chỉ cách An Lộc duới 10km. Trực thăng tấn công và chiến đấu cơ của Mỹ tham dự dữ dội để bốc các cố vấn Mỹ, cuối cùng họ cũng làm được nhưng bị thiệt hại thêm, có những phi hành đoàn trực thăng Mỹ tử thương vì phòng không VC. Lần này vì có Không Quân yiểm trợ, nên CĐ52 rút về đến An Lộc với một nửa thiệt hại về quân số, CĐ52 được giao lại phòng thủ một phần của AL ở trung tâm thị xã và ở hướng Nam.

Coi Như toàn bộ Quận Lỵ Lộc Ninh đã lọt vào tay quân VC, chỉ có một số nhỏ binh sĩ VNCH thoát về được tới An Lộc về phía Nam. Trận chiến Lộc Ninh, quân VNCH thất thủ, tuy nhiên thất thủ trong trận chiến chứ không đầu hàng hay bỏ chạy nhanh chóng như trên trận chiến Quảng Tri, nơi đó quân VNCH phải đầu hàng tới mức trung đoàn, cố vấn Mỹ tháo chạy trước. Không quân VNCH và Mỹ được điều động hoạt động yiểm trợ mạnh cho Lộc Ninh, gần như toàn bộ các cấp chỉ huy cấp trung đoàn VNCH đểu tử thương hay bị bắt sống kể cả các cố vấn Mỹ cũng chung số phận, tử thương và bị bắt sống chứ không trốn chạy trước khi bị tràn ngập. Sự chống cự quyết liệt này đã gây thiệt hại nặng cho các đơn vị tấn công VC tại Lộc Ninh. Cho nên, VC phải ngưng nghỉ, chỉnh đốn tiếp thu chiến lợi phẩm, cần tăng viện, cần giải quyết tù binh, tái bổ xung cho chiến trường trong nhiều ngày, trước khi có thể xuôi ngay về Nam để tấn công thị xã An Lộc, phải mất một tuần sau, trận tấn công bộ chiến mới bắt đầu tại đây (An Lộc) được. Khoảng thời gian trì trệ vàng qúy báu đó, đã giúp cho Thị Xã AL được tăng viện kịp thời và đủ thời gian để bố trí kế hoạch phòng thủ.

Hoặc như nói ở trên, quân VC lúc đầu đã không có mục tiêu chiếm An Lộc, chỉ khi LN bị thất thủ quá nhanh hay dễ dàng bị tràn ngập hơn dự tính, nên cùng thời gian đó, có thể VC không có đủ quân để bao vây ngay An Lộc hay tấn công, chỉ có đường huyết mạch QL13 bị chận từ trên Lai Khê, chuyện chặn quốc lộ đã vẫn xẩy ra thường xuyên từ nhiều năm trước coi như hành động quấy phá của du kích địa phương, là chuyện không có gì lạ trong chiến tranh từ khi bắt đầu. Bây giờ được thay bằng quân chính quy VC cấp Sư Đoàn dùng để chặn đại quân tiếp viện của VNCH cho trận chiến Lộc Ninh, chỉ lạ là lần này quân VC quyết định đóng chốt luôn chứ không rút đi khi bị nhổ chốt như trước đây.

Nói về tăng viện, thì đến chiều ngày 7 tháng tư, hai tiểu đoàn 36, 52 và bộ chỉ huy của Liên Đoàn 3 BĐQ theo chân TĐ31 đã vào AL ngày trước được tiếp tục hoàn tất bốc bằng trực thăng Chinook từ Tây Ninh đến phi trường An Lộc, lúc này phi trường còn xử dụng được, nhưng vì nằm trong tầm pháo cối của VC gần đó, khi BĐQ đổ quân, VC pháo vào có làm bị thương sĩ quan và binh sĩ của LĐ, kể cả Liên Đoàn Trưởng. Bộ chỉ huy LĐ BĐQ được chỉ định đóng tại trại biệt kích Mỹ cũ, CDIG, trại B15, theo lời mô tả của Đại Úy Nguyển quốc Khuê sĩ quan hành quân liên đoàn viết trong hồi ký. Chuẩn Tướng Hưng đã phân định vị trí cho các tiều đoàn BĐQ đóng từ hướng bắc như TĐ31 đến AL ngày 6 tháng tư trải quân từ đồi Đồng Long đến cầu Cần Lê, TĐ 36 trải quân từ Đông Bắc phi trường qua Đông vào rừng cao su Quản Lợi. TĐ 52 trải quân phiá Đông An Lộc tiếp cận rừng cao su Quản Lợi cho tới một đại đội được rải xa nhất tận đồi 169, trên khoảng 4km về hướng Đông Nam của AL. Về hướng Bắc của AL, TĐ 31 BĐQ chờ đón và thanh lọc các đơn vị VNCH thoát về được từ Lộc Ninh.

Đó là tình hình quân trú phòng tại TX An Lộc vào lúc này, cơ bản có các tiểu đoàn cơ hữu Địa Phương Quân và Nghĩa Quân của Tiểu Khu Bình Long, Trung Đoàn 7/SĐ5 đã đóng ở đây từ trước, rồi tới Liên đoàn 3 BĐQ hoàn tất tăng viện tới ngày 7 tháng tư. Khoảng ngày 5,6,7 tháng tư, nguyên Trung Đoàn 8/SĐ5 từ vùng Dầu Tiếng cũng được Trực Thăng vận lên An Lộc chia ra nằm thủ vùng Bắc và Tây Bắc An Lộc. Chiến trường xẩy ra sát An Lộc nhất vào lúc này là tại phi trường Quản Lợi khoảng 5km đông bắc AL đã bị quân VC tấn chiếm vào ngày 5 tháng tư, một Tiểu Đoàn của TĐ7 phải bỏ Quản Lợi chạy vào AL. Cũng có tài liệu của cố vấn Mỹ Willbanks nói là tới ngày 7 tháng tư VC mới tấn công tại phi trường QL.

Cuối ngày 7 tháng tư, toàn diện quận lỵ Lộc Ninh đã thất thủ, tàn quân VNCH trên vùng này đang tìm đường thoát về An Lộc bằng từng toán nhỏ, toàn bộ lực lượng chiến xa thiết giáp của quân VNCH đều bị đánh tan từ phía trên chi khu Lộc Ninh, Pháo binh bị mất toàn diện hay được phá hủy, hy vọng là như vậy vì phá hủy súng không khó lắm, chỉ phá bộ phận nhắm hay cho lựu đạn lân tinh nóng vào nòng súng sẽ làm chẩy các đường xoắn hướng dẩn đầu đạn. Lực lượng của VNCH trên quận LN có trên 3000 quân, chưa biết bao nhiêu sẽ thoát khỏi nút chặn của quân VC về hướng Nam. Vùng tiếp cận LN ranh quận An Lộc, ngay tại đó vẫn đang còn Chiến Đoàn 52 (một trung đoàn trừ), có trên hai tiểu đoàn đang bộ chiến, cố băng đường băng rừng rút về An Lộc.
Về phía Nam, Lai Khê, Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù, do Đại Tá (ĐT) Lê quang Lưỡng chỉ huy, với ba tiểu đoàn, cùng thiết đoàn 5 Kỵ Binh thiết giáp với chiến xa, bắt đầu ra khỏi căn cứ Lai Khê tiến lên hướng Bắc QL13, bắt đầu đánh giải tỏa các chốt VC chận đường. Đầu tiên là giải tỏa đoạn đường Lai Khê – Chơn Thành để tiến lên thông QL13 đến An Lộc để giải vây cho quân trú phòng, đoạn đường từ LK tới AL là trên 60km. Dài như vậy, nên VNCH cần phải có thêm quân giải tỏa, LĐ1 Dù chỉ đi tuyến đầu xung kích, chứ sau đó còn phải có nhiều lực lượng để trấn giữ đường đã thông suốt, nếu không VC chỉ lui ra cho Nhẩy Dù đi qua, rồi lại trở ra đóng chốt trở lại. Bộ Tổng Tham Mưu quân đội VNCH đang chuẩn bị mang quân từ Miền Tây lên, vì chiến trường dưới vùng này lắng dịu không chịu tấn công đổng loạt của quân VC trong kế hoạch tấn công Miền Nam đầu năm 72, như các chiến trường chính đang đồng loạt xẩy ra từ Quảng Trị xuống Kontum và Bình Long.

Cuối ngày 7 tháng tư, Quận Lỵ Lộc Ninh đã thất thủ, bộ chỉ huy Trung Đoàn 9/SĐ5 tan rã sau khi bị tràn ngập. Chiến Đoàn 52 với trên hai tiểu đoàn khoảng 1000 quân đang bộ chiến rút về An Lộc trên đoạn đường 10km, đang sống chết chiến đấu với quân VC phục kích chận phía trước và đuổi theo phía sau, trận đánh này ác liệt kéo sang ngày thứ hai với khoảng 600 quân CĐ52 về được AL. Ngày 7 tháng tư Tổng Thống VNCH Nguyễn văn Thiệu họp báo cho biết sẽ giữ vững An Lộc bằng mọi giá, không lui binh, phải tử thủ thị xã An Lộc.

Ngày 12-04-1972, Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù mới đặt chân đến quận Chơn Thành sau 7 ngày chạm trán với Cộng quân để giải toả một khoảng đường không quá 30 cây số.
Image by © Bettmann/CORBIS



SQ bên trái không rõ tên, ĐT Lê Quang Lưỡng, LĐ trưởng LĐ1 ND, Thiếu tá không rõ tên, Chuẩn tướng Hồ Trung Hậu, SĐ phó ND
Chưa rõ lúc này đã nắm Sư Đoàn Trưởng 21 BB hay chưa?

Chiến trường Lộc Ninh là đòn qúa nặng đánh vào Quân Đoàn 3 VNCH, chỉ cách Saigon 130km. Khi không tới một năm trước đây, đại quân VNCH còn tung hoành trên đất Cam Bốt có mặt trên Snoul. Cho dù VC bị tấn công nặng nề trước đó bên kia biên giới an toàn, mà chỉ một năm sau VC thừa sức quay trở lại tấn công qua biên giới VNCH với đầy tiếp liệu mới, tăng T54, PT76, pháo 130ly, nhiều trung đoàn cao xạ phòng không, hỏa tiễn đối không cầm tay SA7. VC đã thành công mang các chiến cụ mới này qua ngàn cây số rừng Trường Sơn từ Bắc Việt vào và cất giữ an toàn cùng tiếp liệu xăng dầu đầy đủ, đạn đại pháo bắn thừa thãi. VC bây giờ đã tràn qua biên giới tấn chiếm được một quận của VNCH, từ đó xe tăng VC chỉ cần một ngày chạy thẳng là có thể đến tới Saigon. Đó là một ngạc nhiên lớn mà bộ Tổng Tham Mưu quân VNCH bây giờ mới nhận ra, ở chiến trường vùng 2 Kontum, chỉ huy (tướng heo: Toàn) QĐ 2 còn không tin là VC đã có tăng T54 và pháo 130ly trên chiến trường Vùng 2 , ông tướng này đòi các đơn vị đang bị bao vây tấn công mang bằng chứng về.
Đó là một cảnh giác rất mạnh như gáo nước lạnh tạt vào BTTM VNCH. Không biết tình báo, quân báo của VNCH làm ăn ra sao, thám thính như thế nào, việc thám thính thả toán biệt kích có đúng chỗ hay không mà không tìm ra từ trước các vị trí chứa vũ khí mới này của VC ở bên kia biên giới, đó là thất bại lớn cho bên quân VNCH. Cuộc tấn công qua biên giới Cam Bốt trước đây chỉ thành công nhỏ đốt được ít tiếp liệu cũ và xưa của VC, nhưng quân VC đủ thời gian lui ra xa hơn và tính toán lại cách bố trí kho tang và phòng thủ theo chiến lược mới rất thành công. Rất tiếc là Quân Đoàn 3 đã bị mất đi Đại Tướng Đỗ cao Trí bị ám sát vì ông ta qúa thành công tiêu diệt VC bên kia biên giới, và Trung Tướng Nguyễn văn Minh không thể thay thế nổi ĐT Trí trong chiến lược hành quân bên Cam Bốt và phòng thủ Quân Đoàn 3 ở mặt trận Tây Ninh và Bình Long. Chỉ hai năm sau, đại quân VC đã dư sức quay trở lại tấn chiếm Lộc Ninh qúa dễ dàng với nguyên một quân đoàn chuẩn bị tấn chiếm nguyên tỉnh Bình Long mà thị xã An Lộc là điểm dứt hy vọng kéo về tới Saigon.

May mắn hơn chiến trường Quảng Trị, các toán cố vấn Mỹ ở quân đoàn 3 có tinh thần hy sinh cao hơn, sẵn sàng chết ở lại với các đơn vị quân VNCH để điều động yiểm trợ về không tập và nâng cao tinh thần Đồng Minh. Nhờ vậy không quân Việt-Mỹ đã yiểm trợ chính xác với các phi tuần B52, hay nhanh chóng khốc liệt hơn với các phi cơ chiến đấu nhỏ như AC-130 Spectre, AC-119 Stinger hay “Dragonfire” Hỏa Long. Cố vấn trưởng Mỹ của quân đoàn 3 là thiếu tướng Hollingsworth cho các toán cố vấn Mỹ biết họ sẽ chung số phận với các đơn vị VN khi bị tràn ngập, do đó các đơn vị không quân Mỹ đã yiểm trợ tối đa hết mình cho quân bạn dưới đất cho dù bị tổn thất cao.Duongtiden (Hưng Việt)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

"An Lộc Địa sử ghi chiến tích"

Cứ thế mà ngày tháng đi qua, mỗi ngày ba tôi đi làm, tôi đi học, buổi trưa, cơm tháng được người ta mang tới nhà, treo bằng cái gà mên nhôm trên cao với cái móc sắt bên cửa sổ cho chó đừng nhẩy lên tới.

Đã 45 năm trôi qua, cùng nhau đốt lò hương cũ để nhớ về một trong những trận đánh oai hùng nhất của Quân Sử QLVNCH

"An Lộc Địa sử ghi chiến tích"




1

An Lộc trong mùa hè đỏ lửa 1972 ..

Cứ thế mà ngày tháng đi qua, mỗi ngày ba tôi đi làm, tôi đi học, buổi trưa, cơm tháng được người ta mang tới nhà, treo bằng cái gà mên nhôm trên cao với cái móc sắt bên cửa sổ cho chó đừng nhẩy lên tới. Mỗi sáng gần trưa, tôi về trước ba tôi, lấy gà mên xuống, mở cửa nhà và hai cái cửa sổ to ra, mở hết cửa bên trong nhà cho mát, rồi chơi ngoài vườn chút, thì ba tôi cũng về, hâm cơm lên rồi hai cha con ăn với nhau. Sau đó ngủ trưa, ba tôi đi làm lại trước, tôi đi học sau. Chiều tôi về trước, gọi mấy thằng bạn cùng khu dẫy nhà Công Chức, mang banh ra sân vận động, phía trước Tòa Tỉnh Trưởng đá banh, ngó chéo qua lại là trường tiểu học của tôi. Cứ như vậy, rồi tắm mưa, đá banh dính đầy bùn sình đất đỏ. Kéo nhau về, bên hông khu nhà liên kế 4 căn của tôi là bãi đất trống, phía trước nhà cũng trống, chỉ mới có đường đất. Phía trước đường quay về hướng Bắc đã có ba khối nhà liên kế đối diện với bịnh viện. Phiá sau khu tôi chỉ có hai dẫy nhà, mặt tiền quay về hướng Nam, nhìn về rừng cao su Xa Cam.

Bên miếng đất trống sát đường với Tòa Tỉnh Trưởng là cái bơm nước bằng tay, đặt chính giữa mảng sân xi măng nhỏ. Chúng tôi đùa giỡn lăn lộn ra miếng xi măng, bơm nước cho nhau tắm cho sạch đất bùn đỏ, mang theo cả xà bông, tắm kỳ cọ cho đã, chỉ việc thay nhau gạt cần, bơm nước lên xối. Khỏi về nhà tắm lại, đỡ phải xài nước trong bể nước ở nhà, Mà mỗi tuần có xe bồn nước của đồn điền cao su bên trong Quản Lợi chạy ra, đi vào con đường phục vụ phía sau nhà, đút đầu vòi nước to đen vào cái lỗ trên tường, xả nước xuống cho đầy bể nước của mỗi nhà, qua cái lỗ hổng trên tường phía sau nhà bếp. Nhà nào cũng vậy, có cái bể nước, có caí lỗ vuông trên cao cho xe bồn thò vòi nước to vào xả xuống. Cái xe bồn nước của đồn điền cao su Pháp, có tài xế, và một người phụ, đi phía sau, cầm vòi nước, xả vào bồn, sau đó ló đầu nhìn vào cái lỗ coi đầy hồ chưa, rồi khóa nước, đi tới nhà kế tiếp. Với năm khối nhà, hai mươi căn nhà, xe bồn nước phải đi tới mấy chuyến, cung cấp nước xài cho cư xá công chức, hoàn toàn miễn phí, như một thỏa thuận của đồn điền cao su và phía chính quyền Tỉnh Bình Long. Còn họ lấy nước ở đâu thì tôi không biết vì còn nhỏ quá.


Thị xã AN LỘC 1967-68 by John Beck


Ngày 5, 6, 7 tháng tư, 1972 trên chiến trường tỉnh Bình Long, những chuyện quan trọng đang xẩy ra

Trên Bắc tỉnh Bình Long là Quận Lộc Ninh, ngày 5 tháng tư 1972, VC đã bắt đầu pháo kích vào phi trường, chi khu, quận lỵ khu dân sự, từ đồi phía Tây tràn qua chiếm khu dân sự gần bên Chi Khu Lộc Ninh, quân VC đang tiến đánh dò dẫm vào căn cứ Lộc Ninh, khu chỉ huy của trung đoàn 9/SĐ5 VNCH và vòng đai phi trường. Họ đánh dò dẫm, vì có lẽ chờ đợi coi quân VNCH trú đóng sẽ bỏ chạy như Quảng Trị hay cố thủ ứng chiến. Trong ngày này, không quân Việt Mỹ tích cực yiểm trợ chiến trường Lộc Ninh với pháo đài bay AC-130 Spectre bắn pháo trực xạ xuống đất chận những lần tiến công của VC rào phòng thủ của căn cứ Lộc Ninh. Loại bom chùm CBU cũng được không quân VNCH dùng tới. Trực thăng chiến đấu tham chiến dữ dội.
Ngày 6 tháng tư, chiến trường bùng nổ lớn. Thiết Đoàn 1 Kỵ binh được sáp nhập với Trung Đoàn 9 từ trước được gọi về từ vùng biên giới, tập trung tại Lộc Tấn để tiến công về Nam, trở về phòng thủ chi khu Lộc Ninh và tiếp cứu BCH Trung Đoàn 9 chỉ cách đó 5km. Tiều Đoàn 74 Biệt động Quân Biên Phòng cũng tùng thiết cùng chiến xa trở về LN. Tiểu đoàn 2/9/SĐ5 đi vòng bên cánh trái xa QL13 về phía Đông. Vì thiếu kinh nghiệm và quyết tâm, khi thấy đông VC đang chuẩn bị chận phục kích phía trước, Chi Đoàn thiết giáp đi đầu không theo chiến thuật dự trù trước là tràn đánh thẳng vào quân VC tại đồi 150 rồi xông vào Lộc Ninh, vì VC chưa kịp đóng chốt vững chắc tại đây, mà Chi Đoàn tăng đi đầu lại sợ hãi lùi quay trở về đồi 177 tấn công vào nơi này, nơi mà một chi đoàn đã từng bị phục kích bởi VC một ngày trước đó, VC đã có đủ hầm hố sẵn sàng tại đây từ trận đánh trước đó.



Không ảnh thị xã An Lộc Tháng 5-1972 , hình chụp bằng máy ảnh gắn trên đuôi máy bay thám thính O-2 chuyên đánh dấu mục tiêu trên mặt đất bằng trái khói cho các máy bay ném bom.


Trong tài liệu cũ viết về Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh, không thấy nhắc đến, tại sao khi Thiết Giáp giao tranh với quân VC chận đánh lại không thấy có không quân Việt Mỹ trợ chiến từ trên cao, hay có pháo binh bắn yiểm trợ, tức là chiến thuật lui binh về Lộc Ninh của TĐ1 Kỵ Binh không được soạn thảo bàn tính liên kết với Không Quân và Pháo Binh. Tại sao ưu điểm yiểm trợ của Không Quân Việt Mỹ lại không được nhắc đến, trên 30 chiến xa (chính là tăng M-41 và thiết vận xa M-113) đủ loại, với hai tiểu đoàn di hành bộ cùng lúc, tại sao không có liên lạc với không quân để cùng giải tỏa chiến trường, bắn phá tăng của VC phía trước khi tấn công. Như vậy là kế hoạch hành quân lui binh không có chuẩn bị phối hợp từ trước với Không Quân hay Pháo Binh từ quận Lộc Ninh. Hoặc giờ giấc không thích hợp với Không Quân, hay Pháo Binh từ LN đã không còn có khả năng vì bị VC gây thiệt hại. Và đơn vị Thiết Kỵ này không có cố vấn Mỹ hay sĩ quan hành quân biết liên lạc về không trợ để yêu cầu không quân Việt-Mỹ tiếp tay.

Từ trưa ngày 6 tháng tư, TĐ1KB bị đánh tan, Thiết Đoàn Trưởng Trung Tá Nguyễn duy Dương bị bắt sống vào ngày sau đó, TĐ74 BĐQ đi kèm cũng tan rã cùng lúc.

Tới lúc bị mất liên lạc truyền tin với TĐ1KB, BCH sư đoàn 5 mới cho máy bay thám thính L19 lên vùng quan sát, và yêu cầu đơn vị dưới đất gần đó đi tìm thiết đoàn này. Như vậy không quân Việt Mỹ không được điều động yiểm trợ cho trận lui quân về phòng thủ Lộc Ninh cho dù đường lui quân chưa tới 7 km, và cũng đã mất tới hai ngày cho các lực lựợng còn ở phía Bắc Lộc Ninh rút tập trung về ngã ba Lộc Tấn để đồng tiến công rút về phòng thủ quận đường Lộc Ninh. Nếu có trực thăng trợ chiến từ đầu, dùng Không Quân với trực thăng chiến đấu đánh tăng như Cobra đánh thám thính phía trước, phụ đánh tan nút chận, hay đánh tăng của VC phục kích thì TĐ1KB sau khi xung phong trật vị trí (đồi 170) dự định cũng không đến nỗi phải tan rã nhanh.
Quân đoàn 3 VNCH, sau khi thấy tình hình mặt trận chiến trường LN đang trở nên thê thảm, nhận ra lực lượng tấn công của quân VC tại LN phải có quân số trên cấp Sư Đoàn và còn thêm các bộ phận pháo, tăng, phòng không trợ chiến khác. Như vậy là mặt trận chính tổng tấn công Miền Nam bây giờ thực sự là đang xẩy ra trên địa bàn tỉnh Bình Long rồi chứ không phải Bắc Việt dương Đông kích Tây như mặt trận đã được dự đoán là tiến công của VC sẽ bùng nổ lớn bên tỉnh Tây Ninh. Quân VC rải rộng và dài ra từ bắc Lai Khê lên cho tới chiến trường Lộc Ninh phải có trên 3 sư đoàn và cộng thêm các đơn vị pháo cùng tăng và phòng không trợ chiến, như vậy là toàn lực lượng quân chính quy VC dùng cho lần tấn công này tại vùng quân đoàn 3 của VNCH, là nguyên một binh đoàn, quân đoàn hay đại quân VC đều đổ dồn vào tấn công tập trung trên lãnh thổ của tỉnh Bình Long nhỏ bé, chưa kể các đơn vị du kích, đặc công VC tại các địa phương cũng tăng cường mức quấy phá trong các vùng kế cận là Bình Dương và Tây Ninh ngay cà Củ Chi để làm rối loạn vùng hậu phương vẫn còn yên tĩnh của quân đoàn 3, hầu làm bận quân trừ bị của quân đoàn 3 VNCH.

Ngày 5, 6 tháng tư, Lữ Đoàn 1 Nhẫy Dù gồm ba TĐ 5,6 và 8. từ Saigon được đưa cấp tốc lên Lai Khê là hậu cứ của SĐ5 bây giờ nhận thêm bộ chỉ huy tiền phương của Quân Đoàn 3. Đoạn đường từ Bắc Lai Khê cho tới quận lỵ Chơn Thành của tỉnh Bình Long cũng nằm trong tình trạng đã không được khai thông vì quân VC đã đóng chốt đường theo kế hoạch đặt từ trước.

Quân Đoàn 3, chỉ huy bởi trung tướng Nguyễn văn Minh, tức tốc kéo quân trừ bị là Liên Đoàn Ba Biệt Động Quân, gồm các TĐ 31, 36 và 52, đang hành quân ngoài biên gìới VN bên Cam Bốt trở về phi trường Trảng Lớn Tây Ninh để được trực thăng Chinook đưa ngay vào thị xã An Lộc. Ngày 6 tháng tư, TĐ 31 được cấp tốc đưa vào trước để đóng bên trên phía Bắc thị xã An Lộc cho tới vùng cầu Cần Lê trên QL13, nơi giáp ranh quận Lộc Ninh vì áp lực nặng nề của VC đang tiến xuống theo hướng Nam đến đây. Căn cứ hỏa lực Hùng Tâm do chiến đoàn đặc nhiệm 52 (một Trung Đoàn trừ, thiếu 1 Tiểu Đoàn, Task Force 52) của SĐ18 tăng cường cho SĐ5 từ trước đó, ngày 5 tháng tư một Tiểu Đoàn của CĐ52 cũng được điều động đi tiếp cứu quận Lộc Ninh, căn cứ này đóng bên Liên Tỉnh Lộ 17 cách QL13 chừng hơn 1km bên hướng Tây, để ngăn chận con đường LT(Liên tỉnh Lộ)17 từ biên giới Cam Bốt vào từ hướng Tây. Khi quân tìếp viện ra khỏi căn cứ 500m thì bị VC chận đứng, không tiến được phải quay trở lại căn cứ.
Chiến trường Lộc Ninh bây giờ chỉ thoi thóp nằm chờ đợi tới giờ dứt điểm của quân VC, Chiến đoàn 9 hay trung đoàn 9/SĐ5 với bộ phận chỉ huy nằm trong khu giữa căn cứ Lộc Ninh ở phía Nam cuối phi trường cho tới chi khu LN, Chi Khu Lộc Ninh nằm ở đầu phi trường phía Bắc, khu phố dân sự, chợ của quận Lộc Ninh đã bị VC chiếm từ ngày 5 tháng tư. Phía Tây Nam căn cứ Lộc Ninh, đầu phi trường là Xã Lộc Thiện cũng nằm trong tay VC từ ngày 5 tháng tư. Cuộc tấn công dứt điểm của VC sắp sửa soạn bắt đầu.

left align image

Tình hình ngày 6 tháng tư là pháo binh VC với pháo 130 ly, chỉ cần nằm yên bên kia Cam Bốt, với tầm xa 27km, dư sức bắn chính xác thẳng vào An Lộc, vào Lộc Ninh và căn cứ Hùng Tâm hay những điểm cần thiết dọc QL 13, tất cả chỉ cách biên gìới theo đường thẳng không trên 15km từ hướng Tây, dễ dàng nằm trong vòng tác xạ của pháo130. VC không cần phải kéo loại pháo nặng này trên dàn di chuyển có 4 bánh xe xâm nhập qua biên giới VNCH mà chỉ cần nằm yên bên căn cứ địa an toàn với kho đạn đầy ắp bên kia biên giới, nơi rất an toàn vì B52 không còn được phép của Quốc Hội Mỹ cho trải bom bên kia xứ Cam Bốt nữa. Ngoài ra quân VC đã rất thuộc địa thế của khu quân sự VNCH tại Lộc Ninh vì họ đã tiến đánh nơi này vài lần từ năm 1967.
Qua ngày 7 tháng tư, quân VC với tăng yiểm trợ tiến vào dứt điểm căn cứ Lộc Ninh, tràn qua phi trường, bộ chỉ huy Trung Đoàn 9 tan rã, trung tá cố vấn trưởng Mỹ Schott đã bị thương từ trước rồi tử thương trong hầm cứu thương khi quân VC tiến vào. Trong vòng chỉ hai giờ, toàn bộ căn cứ này bị tràn ngập nhanh chóng. Đại tá Nguyễn công Vĩnh, trung đoàn trưởng thoát ra về hướng Nam, sau đó vài ngày bị VC bắt sống, một hai cố vấn Mỹ trong đó có đại úy Smith và một trung sĩ cũng bị lọt vào tay quân tấn công. VC tiến chiếm chi khu Lộc Ninh kế tiếp đó về hướng Bắc, Chi Khu cầm cự kéo dài thêm được đến chiều thì chi khu Lộc Ninh mới thất thủ vì công sự phòng thủ ở đây vững vàng hơn. Thiếu tá quận trưởng Nguyễn văn Thịnh thoát được về tới An Lộc 4 ngày sau. Cố vấn chi khu, thiếu tá cố vấn Mỹ Davidson và thông dịch viên VN cũng thoát về được An Lộc vào cùng thời điểm đó. Còn đại úy cố vấn Wanant và một trung sĩ cố vấn Mỹ khác bị VC bắt.
Quân VC có thể tiến lên kết thúc trận LN nhanh hơn, nhưng họ không biết quân VNCH và Mỹ sẽ đáp ứng trả đũa với chiến trường LN ra sao khi VC lần đầu tiên tấn đánh vùng lãnh thổ cấp quận lỵ rất gần Saigon, có thể Mỹ sẽ không vận đổ ngay quân tiếp viện ồ ạt vào vòng đai quận LN, có thể dùng các pass B52 bỏ bom táp pi luôn ngay sát thị trấn Lộc Ninh. Nên quân VC chỉ cho những đơn vị nhỏ tiến sát gần LN, chiếm cứ từ từ các điểm cao, vị trí chiến lược, rồi nấp đại quân trong rừng cao su ngay kế cận chờ phản ứng của đối phương, nằm im để tránh B52 đến bỏ bom, hay chỉ biểu dương cho VNCH thấy số quân tấn công không có qúa nhiều để tránh quân tiếp viện của VNCH đổ quân đông đảo vào ngay Lộc Ninh. Để cho bên VNCH vẫn nghĩ đây chỉ là cuộc tấn công du kích địa phương đánh lạc hướng nhằm dương Đông kích Tây, là trận đánh giăng bẫy của VC, chưa cần khẩn thiết phải phản công mạnh mẽ, để cho VNCH vẫn duy trì nhiều lực lượng bên Tây Ninh. Mục tiêu chính của Miền Bắc Cộng Sản là cố đánh chiếm cho được một trụ sở tỉnh lỵ để ra mắt thủ đô cho MTGP Miền Nam. Cho nên, mục tiêu chính thực sự là thị xã An Lộc, VC chưa cần dứt điểm Lộc Ninh ngay ngày đầu tiên. Và có thể sư đoàn VC dành để đến bao vây tấn công thị Xã An Lộc chưa đến kịp, chưa chuẩn bị kịp. Nếu đại quân VC bộ chiến cường tập pháo chiến xa vào ngay An Lộc và Lộc Ninh, đánh hai trận cùng thời điểm một lúc thì kết qủa sẽ ra sao.

Hay mục tiêu của VC với hy vọng nhỏ chỉ là chiếm ăn chắc một quận lỵ Lộc Ninh là đủ rồi, chỉ sau khi thấy Lộc Ninh bị tan rã qúa dễ dàng nên họ mới thừa cơ quyết định tấn chiếm luôn An Lộc. Nghi vấn này có thể đúng hơn, vì ngay ngày tấn công đầu tiến 5 tháng tư, VC chỉ cần chiếm phi trường Quản Lợi, địa điểm quan trọng hơn thị xã An Lộc, đây là căn cứ hỏa lực, phòng thủ kiên cố, có phi trường lớn, đường bay dài hơn An Lộc, vận tải cơ 130 xuống đây dễ dàng, không có dân cư nhiều chung quanh. Đây là căn cứ không quân, pháo 175 ly của quân đội Mỹ (sư đoàn không kỵ số 1 của Mỹ) trước đây, họ đánh bao vùng cho toàn chiến trường Bình Long, Phước Long. Còn thị xã An Lộc chỉ là cứ điểm về hành chánh mà thôi. Quân đội Mỹ không hề đóng quân nhiều tại An Lộc khi còn bộ chiến tại vùng này. Nên VC phải dứt Quản Lợi cho sự an toàn của vùng LN nếu chiếm được, vì từ Quản Lợi, VNCH và Mỹ có thể quay trở lại, dùng phi trường và căn cứ vững chắc này làm bàn đạp tiến chiếm lại Lộc Ninh. Duy trì sự có mặt của VC tại phi trường Quản Lợi sẽ làm chậm quân VNCH, không xử dụng ngay được căn cứ QL mà phải được tái chiếm lại, sẽ gây khó khăn nếu quân VNCH muốn dùng phi trường QL để tiếp vận cho An Lộc và tái chiếm Lộc Ninh.

Nói tóm lại, tại sao quân VC không đánh thẳng vào ngay An Lộc trước thay vì đánh Lộc Ninh, vì quân trú phòng ở An Lộc còn ít hơn, căn cứ lại trải rộng, công sự phòng thủ không dính liền vào nhau như Lộc Ninh. từ vùng Lưỡi Câu Fish Hook bên đồn điền Mimot là căn cứ địa Hậu Hần của Cục R tới An Lộc chỉ 15 cây số sau khi băng qua biên giới, pháo 130 ly đặt bên Cam Bốt dư sức bắn qua dễ dàng. Hay VC sợ tấn công vào AL là vị trí lãnh thổ cấp tỉnh lỵ, mức độ to hơn, sẽ làm cho Việt-Mỹ phản ứng mạnh hơn. Nhưng về phía Bắc, quân VC chẳng đã tiến chiếm thẳng được tỉnh lỵ Quảng Trị hay sao? hay vì sư đoàn 3 VNCH bỏ chạy nhanh qúa, bỏ ngỏ thị xã Quảng Trị coi như quà cho không biếu không cho quân Bắc Việt, hay QT không gần SG bằng An Lộc. Nếu quân VC tấn công thẳng vào An Lộc từ ngày đầu tiên 4 tháng tư, thì đã xong. Quân VNCH còn đầy trên Lộc Ninh coi như bị kẹt, cô lập mất đường về, và chủ lực sư đoàn 5 chỉ có trên hai trung đoàn ở vùng này, chưa phải là đơn vị thiện chiến nhất của VNCH hay của quân đoàn 3. An Lộc lại không có được một chi đoàn Thiết Kỵ nào nằm ở đây chưa nói tới Lữ Đoàn tăng. Tư Lịnh SĐ 5, có thể quyết tâm tử thủ chết không hàng, nhưng chưa chắc đã giỏi về kế hoạch chiến lược và có đủ quân số để có thể tử thủ An Lộc. Nhưng lúc này tư lịnh SĐ5, Chuẩn Tướng (CT) Hưng vẫn còn đóng BCH sư đòan ở Lai Khê, chưa kịp lên tử thủ, thì An Lộc có thể đã tháo chạy, bị mất về tay VC rồi.

Nếu VC tấn công ngay vào An Lộc thay vì Lộc Ninh, thả mở cửa cho tàn quân chạy về hướng Nam, chỉ cần ba tiếng là họ sẽ bỏ chạy về tới tận Bình Dương, không cần chận đường thoát. Chỉ chận đường đi ngược lên của quân tiếp viện, cứ để cho quân VNCH trú phòng tại AL bỏ chạy về Nam lẫn lộn vào với dân chúng từ bỏ VC chạy loạn thành những đám đông hỗn độn vô tổ chức sẽ kẹt đường 13 thì coi như An Lôc sẽ thất thủ rất nhanh chóng. Nói chung, khi liều chết cố chận đường rút quân của An Lộc là lỗi lầm lớn của VC. Hay vì VC qúa tự tin là 3/4 dân chúng VNCH đã qúa yêu thương ao ước chờ đợi được VC giải phóng từ lâu, sẵn sàng mở cửa ra trải thảm đỏ chờ đợi VC đến (VC chưa thuộc bài học máu Tết Mậu Thân 68, đã cho biết … ai yêu thương VC hơn ?), còn quân An Lộc trú phòng sẽ giơ tay đầu hàng tại chỗ và cầm vũ khí gia nhập quân giải phóng ngay. Nhiều khi vì mơ tưởng qúa, vì tự kỷ ám thị tự tuyên truyền nhiều quá, chính lãnh đạo VC tự coi đó là sự thật luôn. Nhưng Chân Lý vẫn là: VC đi đến đâu, chưa đến, là dân Miền Nam sẽ bỏ chạy, lỡ đến rồi, dân cũng liều chết chạy sau, như sau 75 bao triệu người đã ra biển Đông … cho dù chết chắc … dân Nam cứ ra đi trong trong suốt bao nhiêu năm sau. Cột đèn đường nếu có chân cũng đã ra đi, đó là ca dao tục ngữ của nhân gian sau này, sẽ ngàn đời còn ghi và được nhắc lại!

Trong lúc này Miền Bắc CS hay VC, Việt Cộng là chữ nói tắt, ám chỉ người Việt theo chủ nghĩa CS, chiến đấu cho CS quốc tế, vẫn không biết là quân đội Mỹ bộ chiến có trở lại tham dự chiến trường VN nữa hay không sau khi “Việt Nam Hóa” xong, vì VC đang tấn công gần như toàn diện một vùng lãnh thổ lớn bằng đại quân với thêm tăng và đại pháo, chỉ thiếu không quân. Nên VC vẫn đánh dò dẫm vì sợ, vẫn chờ coi đại quân Mỹ có quay trở lại chiến trường VN hay không. Ngay chính VNCH vẫn hy vọng bộ quân Mỹ trở lại chiến trường như đã được bí mật hứa đằng sau. Chuyện chính trị khó biết được.

Căn cứ Hùng Tâm ở giữa Lộc Ninh và An Lộc, chiến đoàn 52 tại đây không đưa quân lên tiếp cứu LN được cũng đang bị pháo dữ dội vào ngày 7 tháng tư, nằm trong nguy cơ sẽ bị tấn công. Được lệnh rút quân về An Lộc với các trang bị nặng như Pháo và quân xa, nhưng chiến đoàn 52 (chỉ huy CĐ này là Trung Tá Nguyễn bá Thịnh cùng vài cố vấn Mỹ) này với trên hai tiều đoàn cũng không tiến ra được QL13 xuôi Nam, mà lại quay trở về căn cứ. Quyết định của Tướng Hưng, chỉ huy SĐ5, tư lệnh mặt trận An Lộc là cho CĐ52 bỏ hết cơ giới nặng, phá hủy đại bác làm cho bất khả dụng rồi di hành bộ chiến rút lui về AL. Ngày 7 tháng tư, chiến đoàn 52 lại quyết liệt lui binh vào những ổ phục kích chờ sẵn của quân VC. Trận chiến trở nên ác liệt, chiến trường chỉ cách An Lộc duới 10km. Trực thăng tấn công và chiến đấu cơ của Mỹ tham dự dữ dội để bốc các cố vấn Mỹ, cuối cùng họ cũng làm được nhưng bị thiệt hại thêm, có những phi hành đoàn trực thăng Mỹ tử thương vì phòng không VC. Lần này vì có Không Quân yiểm trợ, nên CĐ52 rút về đến An Lộc với một nửa thiệt hại về quân số, CĐ52 được giao lại phòng thủ một phần của AL ở trung tâm thị xã và ở hướng Nam.

Coi Như toàn bộ Quận Lỵ Lộc Ninh đã lọt vào tay quân VC, chỉ có một số nhỏ binh sĩ VNCH thoát về được tới An Lộc về phía Nam. Trận chiến Lộc Ninh, quân VNCH thất thủ, tuy nhiên thất thủ trong trận chiến chứ không đầu hàng hay bỏ chạy nhanh chóng như trên trận chiến Quảng Tri, nơi đó quân VNCH phải đầu hàng tới mức trung đoàn, cố vấn Mỹ tháo chạy trước. Không quân VNCH và Mỹ được điều động hoạt động yiểm trợ mạnh cho Lộc Ninh, gần như toàn bộ các cấp chỉ huy cấp trung đoàn VNCH đểu tử thương hay bị bắt sống kể cả các cố vấn Mỹ cũng chung số phận, tử thương và bị bắt sống chứ không trốn chạy trước khi bị tràn ngập. Sự chống cự quyết liệt này đã gây thiệt hại nặng cho các đơn vị tấn công VC tại Lộc Ninh. Cho nên, VC phải ngưng nghỉ, chỉnh đốn tiếp thu chiến lợi phẩm, cần tăng viện, cần giải quyết tù binh, tái bổ xung cho chiến trường trong nhiều ngày, trước khi có thể xuôi ngay về Nam để tấn công thị xã An Lộc, phải mất một tuần sau, trận tấn công bộ chiến mới bắt đầu tại đây (An Lộc) được. Khoảng thời gian trì trệ vàng qúy báu đó, đã giúp cho Thị Xã AL được tăng viện kịp thời và đủ thời gian để bố trí kế hoạch phòng thủ.

Hoặc như nói ở trên, quân VC lúc đầu đã không có mục tiêu chiếm An Lộc, chỉ khi LN bị thất thủ quá nhanh hay dễ dàng bị tràn ngập hơn dự tính, nên cùng thời gian đó, có thể VC không có đủ quân để bao vây ngay An Lộc hay tấn công, chỉ có đường huyết mạch QL13 bị chận từ trên Lai Khê, chuyện chặn quốc lộ đã vẫn xẩy ra thường xuyên từ nhiều năm trước coi như hành động quấy phá của du kích địa phương, là chuyện không có gì lạ trong chiến tranh từ khi bắt đầu. Bây giờ được thay bằng quân chính quy VC cấp Sư Đoàn dùng để chặn đại quân tiếp viện của VNCH cho trận chiến Lộc Ninh, chỉ lạ là lần này quân VC quyết định đóng chốt luôn chứ không rút đi khi bị nhổ chốt như trước đây.

Nói về tăng viện, thì đến chiều ngày 7 tháng tư, hai tiểu đoàn 36, 52 và bộ chỉ huy của Liên Đoàn 3 BĐQ theo chân TĐ31 đã vào AL ngày trước được tiếp tục hoàn tất bốc bằng trực thăng Chinook từ Tây Ninh đến phi trường An Lộc, lúc này phi trường còn xử dụng được, nhưng vì nằm trong tầm pháo cối của VC gần đó, khi BĐQ đổ quân, VC pháo vào có làm bị thương sĩ quan và binh sĩ của LĐ, kể cả Liên Đoàn Trưởng. Bộ chỉ huy LĐ BĐQ được chỉ định đóng tại trại biệt kích Mỹ cũ, CDIG, trại B15, theo lời mô tả của Đại Úy Nguyển quốc Khuê sĩ quan hành quân liên đoàn viết trong hồi ký. Chuẩn Tướng Hưng đã phân định vị trí cho các tiều đoàn BĐQ đóng từ hướng bắc như TĐ31 đến AL ngày 6 tháng tư trải quân từ đồi Đồng Long đến cầu Cần Lê, TĐ 36 trải quân từ Đông Bắc phi trường qua Đông vào rừng cao su Quản Lợi. TĐ 52 trải quân phiá Đông An Lộc tiếp cận rừng cao su Quản Lợi cho tới một đại đội được rải xa nhất tận đồi 169, trên khoảng 4km về hướng Đông Nam của AL. Về hướng Bắc của AL, TĐ 31 BĐQ chờ đón và thanh lọc các đơn vị VNCH thoát về được từ Lộc Ninh.

Đó là tình hình quân trú phòng tại TX An Lộc vào lúc này, cơ bản có các tiểu đoàn cơ hữu Địa Phương Quân và Nghĩa Quân của Tiểu Khu Bình Long, Trung Đoàn 7/SĐ5 đã đóng ở đây từ trước, rồi tới Liên đoàn 3 BĐQ hoàn tất tăng viện tới ngày 7 tháng tư. Khoảng ngày 5,6,7 tháng tư, nguyên Trung Đoàn 8/SĐ5 từ vùng Dầu Tiếng cũng được Trực Thăng vận lên An Lộc chia ra nằm thủ vùng Bắc và Tây Bắc An Lộc. Chiến trường xẩy ra sát An Lộc nhất vào lúc này là tại phi trường Quản Lợi khoảng 5km đông bắc AL đã bị quân VC tấn chiếm vào ngày 5 tháng tư, một Tiểu Đoàn của TĐ7 phải bỏ Quản Lợi chạy vào AL. Cũng có tài liệu của cố vấn Mỹ Willbanks nói là tới ngày 7 tháng tư VC mới tấn công tại phi trường QL.

Cuối ngày 7 tháng tư, toàn diện quận lỵ Lộc Ninh đã thất thủ, tàn quân VNCH trên vùng này đang tìm đường thoát về An Lộc bằng từng toán nhỏ, toàn bộ lực lượng chiến xa thiết giáp của quân VNCH đều bị đánh tan từ phía trên chi khu Lộc Ninh, Pháo binh bị mất toàn diện hay được phá hủy, hy vọng là như vậy vì phá hủy súng không khó lắm, chỉ phá bộ phận nhắm hay cho lựu đạn lân tinh nóng vào nòng súng sẽ làm chẩy các đường xoắn hướng dẩn đầu đạn. Lực lượng của VNCH trên quận LN có trên 3000 quân, chưa biết bao nhiêu sẽ thoát khỏi nút chặn của quân VC về hướng Nam. Vùng tiếp cận LN ranh quận An Lộc, ngay tại đó vẫn đang còn Chiến Đoàn 52 (một trung đoàn trừ), có trên hai tiểu đoàn đang bộ chiến, cố băng đường băng rừng rút về An Lộc.
Về phía Nam, Lai Khê, Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù, do Đại Tá (ĐT) Lê quang Lưỡng chỉ huy, với ba tiểu đoàn, cùng thiết đoàn 5 Kỵ Binh thiết giáp với chiến xa, bắt đầu ra khỏi căn cứ Lai Khê tiến lên hướng Bắc QL13, bắt đầu đánh giải tỏa các chốt VC chận đường. Đầu tiên là giải tỏa đoạn đường Lai Khê – Chơn Thành để tiến lên thông QL13 đến An Lộc để giải vây cho quân trú phòng, đoạn đường từ LK tới AL là trên 60km. Dài như vậy, nên VNCH cần phải có thêm quân giải tỏa, LĐ1 Dù chỉ đi tuyến đầu xung kích, chứ sau đó còn phải có nhiều lực lượng để trấn giữ đường đã thông suốt, nếu không VC chỉ lui ra cho Nhẩy Dù đi qua, rồi lại trở ra đóng chốt trở lại. Bộ Tổng Tham Mưu quân đội VNCH đang chuẩn bị mang quân từ Miền Tây lên, vì chiến trường dưới vùng này lắng dịu không chịu tấn công đổng loạt của quân VC trong kế hoạch tấn công Miền Nam đầu năm 72, như các chiến trường chính đang đồng loạt xẩy ra từ Quảng Trị xuống Kontum và Bình Long.

Cuối ngày 7 tháng tư, Quận Lỵ Lộc Ninh đã thất thủ, bộ chỉ huy Trung Đoàn 9/SĐ5 tan rã sau khi bị tràn ngập. Chiến Đoàn 52 với trên hai tiểu đoàn khoảng 1000 quân đang bộ chiến rút về An Lộc trên đoạn đường 10km, đang sống chết chiến đấu với quân VC phục kích chận phía trước và đuổi theo phía sau, trận đánh này ác liệt kéo sang ngày thứ hai với khoảng 600 quân CĐ52 về được AL. Ngày 7 tháng tư Tổng Thống VNCH Nguyễn văn Thiệu họp báo cho biết sẽ giữ vững An Lộc bằng mọi giá, không lui binh, phải tử thủ thị xã An Lộc.

Ngày 12-04-1972, Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù mới đặt chân đến quận Chơn Thành sau 7 ngày chạm trán với Cộng quân để giải toả một khoảng đường không quá 30 cây số.
Image by © Bettmann/CORBIS



SQ bên trái không rõ tên, ĐT Lê Quang Lưỡng, LĐ trưởng LĐ1 ND, Thiếu tá không rõ tên, Chuẩn tướng Hồ Trung Hậu, SĐ phó ND
Chưa rõ lúc này đã nắm Sư Đoàn Trưởng 21 BB hay chưa?

Chiến trường Lộc Ninh là đòn qúa nặng đánh vào Quân Đoàn 3 VNCH, chỉ cách Saigon 130km. Khi không tới một năm trước đây, đại quân VNCH còn tung hoành trên đất Cam Bốt có mặt trên Snoul. Cho dù VC bị tấn công nặng nề trước đó bên kia biên giới an toàn, mà chỉ một năm sau VC thừa sức quay trở lại tấn công qua biên giới VNCH với đầy tiếp liệu mới, tăng T54, PT76, pháo 130ly, nhiều trung đoàn cao xạ phòng không, hỏa tiễn đối không cầm tay SA7. VC đã thành công mang các chiến cụ mới này qua ngàn cây số rừng Trường Sơn từ Bắc Việt vào và cất giữ an toàn cùng tiếp liệu xăng dầu đầy đủ, đạn đại pháo bắn thừa thãi. VC bây giờ đã tràn qua biên giới tấn chiếm được một quận của VNCH, từ đó xe tăng VC chỉ cần một ngày chạy thẳng là có thể đến tới Saigon. Đó là một ngạc nhiên lớn mà bộ Tổng Tham Mưu quân VNCH bây giờ mới nhận ra, ở chiến trường vùng 2 Kontum, chỉ huy (tướng heo: Toàn) QĐ 2 còn không tin là VC đã có tăng T54 và pháo 130ly trên chiến trường Vùng 2 , ông tướng này đòi các đơn vị đang bị bao vây tấn công mang bằng chứng về.
Đó là một cảnh giác rất mạnh như gáo nước lạnh tạt vào BTTM VNCH. Không biết tình báo, quân báo của VNCH làm ăn ra sao, thám thính như thế nào, việc thám thính thả toán biệt kích có đúng chỗ hay không mà không tìm ra từ trước các vị trí chứa vũ khí mới này của VC ở bên kia biên giới, đó là thất bại lớn cho bên quân VNCH. Cuộc tấn công qua biên giới Cam Bốt trước đây chỉ thành công nhỏ đốt được ít tiếp liệu cũ và xưa của VC, nhưng quân VC đủ thời gian lui ra xa hơn và tính toán lại cách bố trí kho tang và phòng thủ theo chiến lược mới rất thành công. Rất tiếc là Quân Đoàn 3 đã bị mất đi Đại Tướng Đỗ cao Trí bị ám sát vì ông ta qúa thành công tiêu diệt VC bên kia biên giới, và Trung Tướng Nguyễn văn Minh không thể thay thế nổi ĐT Trí trong chiến lược hành quân bên Cam Bốt và phòng thủ Quân Đoàn 3 ở mặt trận Tây Ninh và Bình Long. Chỉ hai năm sau, đại quân VC đã dư sức quay trở lại tấn chiếm Lộc Ninh qúa dễ dàng với nguyên một quân đoàn chuẩn bị tấn chiếm nguyên tỉnh Bình Long mà thị xã An Lộc là điểm dứt hy vọng kéo về tới Saigon.

May mắn hơn chiến trường Quảng Trị, các toán cố vấn Mỹ ở quân đoàn 3 có tinh thần hy sinh cao hơn, sẵn sàng chết ở lại với các đơn vị quân VNCH để điều động yiểm trợ về không tập và nâng cao tinh thần Đồng Minh. Nhờ vậy không quân Việt-Mỹ đã yiểm trợ chính xác với các phi tuần B52, hay nhanh chóng khốc liệt hơn với các phi cơ chiến đấu nhỏ như AC-130 Spectre, AC-119 Stinger hay “Dragonfire” Hỏa Long. Cố vấn trưởng Mỹ của quân đoàn 3 là thiếu tướng Hollingsworth cho các toán cố vấn Mỹ biết họ sẽ chung số phận với các đơn vị VN khi bị tràn ngập, do đó các đơn vị không quân Mỹ đã yiểm trợ tối đa hết mình cho quân bạn dưới đất cho dù bị tổn thất cao.Duongtiden (Hưng Việt)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm