Văn Học & Nghệ Thuật
Anh Hai Chữ! - Đoàn Xuân Thu ( Trần Văn Giang ghi lại )
Lần đầu gặp, ảnh tự nổ bùm bùm: “Tui là nhà văn Hai Chữ.” Tui nghe ba xí, ba tú tưởng là nhà văn “Hay Chữ.”
Thấy tướng thằng cha nầy phèn hết biết mà có vẻ phách, mặt câng câng thấy ghét, nên tui nói:
“Chữ Việt thiên la địa võng, tùm lum, tà la! Học cả mấy đời còn chưa biết chữ nào trúng, chữ nào trật, kể cả mấy ông nhà văn bán chữ mà ăn. ‘Thi Bá’ còn không dám vỗ ngực ta đây huống chi anh chỉ là ‘Hà Bá’? Anh viết làng nhàng vài bài! Được báo đăng (không trả tiền nhuận bút) mà mừng muốn chết. Rồi mua cả trăm tờ đem tặng tùm lum, nhứt là cho mấy em, để khoe. Tui hỏi thiệt nè: ‘Anh có hay chữ thiệt hay không vậy cha nội?’ ”
Nghe tui nói xỏ, xài xể nặng nề như vậy mà anh “Hai Chữ” không giận lẫy sẩy cùi gì hết ráo; mà còn dám xưng “Qua” với tui nữa chớ?
“Giả” cười khèn khẹt như Tôn Hành Giả đáp lại rằng:
“Chị của chú, tức con vợ của ‘Qua’ hồi chưa cưới, nó cũng cà nanh, cà chớn và cà chua như chú vậy. Nó hỏi ‘Qua’ vầy nè: ‘Thấy anh hay chữ, em hỏi thử đôi lời: Nội Nam Kỳ lục tỉnh có mấy cây cầu, anh biết không?’
‘Thấy em hỏi tức,
Anh đáp phứt cho thông.
Nội Nam Kỳ lục tỉnh, có bảy cây cầu:
Cầu Phú, cầu Quới, cầu Ninh, cầu Lợi, cầu Tiền.
Cầu cho cha mẹ song tuyền.
Cầu cho anh với bạn kết nguyền trăm năm!’
Em yêu ‘xí’ một cái dài thòng:
‘Hổng biết thì nói hổng biết mới là biết! Chạy vòng vòng né không hè! Người ta hỏi cầu là danh từ: chiếc cầu. Còn anh trả lời là: cầu danh, cầu tên tuổi, cầu lợi, cầu tiền, cầu cưới vợ đẹp như tui. Cầu đó là động từ nhe cha nội.’
Vậy mà dám vỗ ngực ta đây khoe ta là ‘Hay Chữ?’ Làm như anh giỏi cỡ Cao Bá Quát (1809-1855). Dám khoe thế gian chỉ có 4 bồ chữ, anh chiếm hết 2 bồ?
Lúc đó, ‘Qua’ từ tốn bằng bốn lần làm phách, cười khè khè:
‘Cô Hai bị bịnh tự kỷ văn chương rồi. Cứ nghĩ văn chương mình là hay, là giỏi không hè? Còn Cô Ba, Cô Tư, Cô Năm nữa mà chi?’ ”
(Thâm ý của ‘Qua’ là hù nó: “Dê em không đặng thì con sáu, con bảy, con tám, con chín bờ đò (xin đừng nói lái) nữa mà chi? Ế chổng mông bây giờ! Đừng có chảnh!”)
“Thực ra, tên của ‘Qua’ là ‘Hai Chữ.’ Chẳng Qua, ‘Qua’ là con đầu lòng nên thứ hai. Nhà có ruộng điền cò bay thẳng cánh; chó chạy cong đuôi miệt Bảy Ngàn, Kinh Xáng Xà No đó.
Tía là Cai tổng Ruộng, Đồng Văn Ruộng. (Mặc dầu họ Đồng nhưng nhà điền chủ không có lan can gì với tướng VC Đồng Văn Cống đâu nhe bà con.)
Hồi Má sanh ‘Qua’ ra, Tía nói nhà mình giấy xăng bộ lư không thiếu; chỉ thiếu cái học, cái chữ. Con trai là phải lót chữ văn. Thôi đặt nó tên ‘Chữ’. Văn là phải có Chữ!
Để từ rày về sau tá điền đong lúa thiếu, đong lúa ăn non, lúa lép không dám nói lén sau lưng Cai tổng Ruộng giàu mà dốt. Tụi tá điền một chữ bẻ đôi nó cũng không biết mà dám lươn chê lịch, dám cười tui.
Gặp con mình, tá điền phải xá xá: ‘Bẩm Cậu Hai Chữ.’ ‘Hay Chữ’ thì nghe càng khoái.
Cự cãi như vậy nhưng cuối cùng em cũng ưng tui; vì Tía tui làm Cai tổng Ruộng mà.”
Em nói:
“Ưng thằng ngu mà giàu dễ xài hơn là ưng thằng khôn nhưng chỉ có cái ‘đít’ không! Nghèo rớt mùng tơi (không có tới cái mùng rách) thì nói chi tới tiền. Mà không có tiền làm sao mà sống? Một túp lều tranh hai quả tim vàng? Hết gạo, hai trái tim vàng đem đi cầm được hông?”
Riêng ‘Qua’ trộm nghĩ thời nào cũng vậy: “Nghèo là ngu hè!”
Tui cự lại:
- “Ê! Nói vậy đụng chạm tới tui à nhe!”
Anh Hai Chữ cười khèn khẹt hỏi:
- “Vậy anh nghèo mà cái trí khôn anh cất ở đâu? Đưa ra coi chơi!”
Bị chê nghèo vì ngu, tui tức quá hỏi đố Hai Chữ:
- “Anh biết phát minh lớn nhứt của nhân loại là gì không?”
Hai Chữ đáp:
- “Lửa.”
- “Tầm bậy nè! Trước khi có lửa con người vẫn ăn thịt sống. Quan chức CS nhỏ lớn trong nước bây giờ tụi nó ăn thịt sống, báo đăng hà rầm, anh không biết hay sao? Thiệt là chậm tiêu quá!
Cái phát minh Quan trọng nhứt của con người là ‘Chữ.’ Không có chữ, con người sẽ trở về thời mông muội, thời ăn lông ở lỗ. Con người sẽ ngu toàn tập! Phải hông nè?”
o O o
Anh Hai Chữ phán rằng chữ Hán Việt “tam sao thất bổn” thì cũng còn châm chế được đi. Ngay cả có vài chữ người địa phương khác xài, tui mà hiểu được chết liền.
Như hồi xưa trong Nam mình dùng chữ “chăm bẵm” là chăm chú, không xao lãng. Chăm bẵm làm việc suốt ngày. Sau nầy mấy tay “Bake (Bắc kè?) 75’ vào dùng chữ “chăm bẳm (hoặc chăm bẵm, hỏi ngã lung tung xèng)” như: “Thằng bé được cả nhà “chăm bẳm” thì lạ quá?
Đó là chuyện ngoài Miền Bắc, còn chuyện ở Miền Trung, ông Sơn Nam có thuật lại một câu ru em là:
“Ru em em théc cho muồi.
Để Mẹ mua bánh chợ Truồi em ăn.”
Trái chuối chín quá xá chín thì gọi là chín “muồi” (“mùi?”). “Muồi” còn có nghĩa là “muồi mẫn.” Xuống vọng cổ “muồi” tận mạng. Còn tình “muồi” là tình hết biết trời trăng gì rồi!
(Dù Tía có đem em ra treo tại cột đình.
Đứt dây rớt xuống; thương mình em vẫn thương!)
“Truồi” là tên một cái chợ, tên một vùng đất ở Thừa Thiên thì ai cũng đoán ra được. Còn “théc cho muồi” là gì?
Một bà người Huế, ở kế nhà ông Sơn Nam, giải thích là:
- “Théc là khóc, đứa bé théc (‘thét?’”) là khóc lớn tiếng. Sài Gòn, U Minh quen với khóc théc (?!)”
Tuy là người Huế nhưng bà Huế nầy cắt nghĩa chữ “théc” trật lất. Hổng lẽ ru em để em “théc cho muồi,” là “để em la làng chói lói hay sao chớ?”
Hổng phải như vậy đâu! Từ điển Phương ngữ Huế cắt nghĩa “théc” là ngủ. Như vậy “théc cho muồi” là:
“Cưng ơi cưng ngủ cho say.
Mẹ đi chợ Truồi mua bánh về cho cưng ăn.”
Thằng cu Tí nghe dụ khị bánh như vậy chắc miệng nó sẽ nhóp nhép rồi chìm vào cơn mộng đẹp!
Kết luận “théc” không phải là khóc la lớn tiếng như thành ngữ “thét ra lửa” của tướng Hòa Hảo Năm Lửa đâu nhe!
Nghe cha Hai Chữ biện giải tới đây tui đã “ngộ” ra rồi. Nhưng tui cũng giống như một số bà con mình có bao giờ mở miệng ra khen ai bao giờ đâu nè (?!) Tui vẫn cố chấp giữ rịt cái quan điểm cà chớn của mình hỏi lại anh Hai Chữ là:
- “Phải vậy hông cha nội?
Hèn chi cách đây không lâu, có một độc giả ký là “Em yêu” nhào vô “Facebook” phê tui vầy nè:
“Tác giả rất cứng đầu! Dạy hổng bao giờ nghe.”
Té ra đây là lời phê của “con vợ tui” đó nhe! He he!
Đoàn Xuân Thu
Trần Văn Giang (ghi lại)
Bàn ra tán vào (0)
Anh Hai Chữ! - Đoàn Xuân Thu ( Trần Văn Giang ghi lại )
Lần đầu gặp, ảnh tự nổ bùm bùm: “Tui là nhà văn Hai Chữ.” Tui nghe ba xí, ba tú tưởng là nhà văn “Hay Chữ.”
Thấy tướng thằng cha nầy phèn hết biết mà có vẻ phách, mặt câng câng thấy ghét, nên tui nói:
“Chữ Việt thiên la địa võng, tùm lum, tà la! Học cả mấy đời còn chưa biết chữ nào trúng, chữ nào trật, kể cả mấy ông nhà văn bán chữ mà ăn. ‘Thi Bá’ còn không dám vỗ ngực ta đây huống chi anh chỉ là ‘Hà Bá’? Anh viết làng nhàng vài bài! Được báo đăng (không trả tiền nhuận bút) mà mừng muốn chết. Rồi mua cả trăm tờ đem tặng tùm lum, nhứt là cho mấy em, để khoe. Tui hỏi thiệt nè: ‘Anh có hay chữ thiệt hay không vậy cha nội?’ ”
Nghe tui nói xỏ, xài xể nặng nề như vậy mà anh “Hai Chữ” không giận lẫy sẩy cùi gì hết ráo; mà còn dám xưng “Qua” với tui nữa chớ?
“Giả” cười khèn khẹt như Tôn Hành Giả đáp lại rằng:
“Chị của chú, tức con vợ của ‘Qua’ hồi chưa cưới, nó cũng cà nanh, cà chớn và cà chua như chú vậy. Nó hỏi ‘Qua’ vầy nè: ‘Thấy anh hay chữ, em hỏi thử đôi lời: Nội Nam Kỳ lục tỉnh có mấy cây cầu, anh biết không?’
‘Thấy em hỏi tức,
Anh đáp phứt cho thông.
Nội Nam Kỳ lục tỉnh, có bảy cây cầu:
Cầu Phú, cầu Quới, cầu Ninh, cầu Lợi, cầu Tiền.
Cầu cho cha mẹ song tuyền.
Cầu cho anh với bạn kết nguyền trăm năm!’
Em yêu ‘xí’ một cái dài thòng:
‘Hổng biết thì nói hổng biết mới là biết! Chạy vòng vòng né không hè! Người ta hỏi cầu là danh từ: chiếc cầu. Còn anh trả lời là: cầu danh, cầu tên tuổi, cầu lợi, cầu tiền, cầu cưới vợ đẹp như tui. Cầu đó là động từ nhe cha nội.’
Vậy mà dám vỗ ngực ta đây khoe ta là ‘Hay Chữ?’ Làm như anh giỏi cỡ Cao Bá Quát (1809-1855). Dám khoe thế gian chỉ có 4 bồ chữ, anh chiếm hết 2 bồ?
Lúc đó, ‘Qua’ từ tốn bằng bốn lần làm phách, cười khè khè:
‘Cô Hai bị bịnh tự kỷ văn chương rồi. Cứ nghĩ văn chương mình là hay, là giỏi không hè? Còn Cô Ba, Cô Tư, Cô Năm nữa mà chi?’ ”
(Thâm ý của ‘Qua’ là hù nó: “Dê em không đặng thì con sáu, con bảy, con tám, con chín bờ đò (xin đừng nói lái) nữa mà chi? Ế chổng mông bây giờ! Đừng có chảnh!”)
“Thực ra, tên của ‘Qua’ là ‘Hai Chữ.’ Chẳng Qua, ‘Qua’ là con đầu lòng nên thứ hai. Nhà có ruộng điền cò bay thẳng cánh; chó chạy cong đuôi miệt Bảy Ngàn, Kinh Xáng Xà No đó.
Tía là Cai tổng Ruộng, Đồng Văn Ruộng. (Mặc dầu họ Đồng nhưng nhà điền chủ không có lan can gì với tướng VC Đồng Văn Cống đâu nhe bà con.)
Hồi Má sanh ‘Qua’ ra, Tía nói nhà mình giấy xăng bộ lư không thiếu; chỉ thiếu cái học, cái chữ. Con trai là phải lót chữ văn. Thôi đặt nó tên ‘Chữ’. Văn là phải có Chữ!
Để từ rày về sau tá điền đong lúa thiếu, đong lúa ăn non, lúa lép không dám nói lén sau lưng Cai tổng Ruộng giàu mà dốt. Tụi tá điền một chữ bẻ đôi nó cũng không biết mà dám lươn chê lịch, dám cười tui.
Gặp con mình, tá điền phải xá xá: ‘Bẩm Cậu Hai Chữ.’ ‘Hay Chữ’ thì nghe càng khoái.
Cự cãi như vậy nhưng cuối cùng em cũng ưng tui; vì Tía tui làm Cai tổng Ruộng mà.”
Em nói:
“Ưng thằng ngu mà giàu dễ xài hơn là ưng thằng khôn nhưng chỉ có cái ‘đít’ không! Nghèo rớt mùng tơi (không có tới cái mùng rách) thì nói chi tới tiền. Mà không có tiền làm sao mà sống? Một túp lều tranh hai quả tim vàng? Hết gạo, hai trái tim vàng đem đi cầm được hông?”
Riêng ‘Qua’ trộm nghĩ thời nào cũng vậy: “Nghèo là ngu hè!”
Tui cự lại:
- “Ê! Nói vậy đụng chạm tới tui à nhe!”
Anh Hai Chữ cười khèn khẹt hỏi:
- “Vậy anh nghèo mà cái trí khôn anh cất ở đâu? Đưa ra coi chơi!”
Bị chê nghèo vì ngu, tui tức quá hỏi đố Hai Chữ:
- “Anh biết phát minh lớn nhứt của nhân loại là gì không?”
Hai Chữ đáp:
- “Lửa.”
- “Tầm bậy nè! Trước khi có lửa con người vẫn ăn thịt sống. Quan chức CS nhỏ lớn trong nước bây giờ tụi nó ăn thịt sống, báo đăng hà rầm, anh không biết hay sao? Thiệt là chậm tiêu quá!
Cái phát minh Quan trọng nhứt của con người là ‘Chữ.’ Không có chữ, con người sẽ trở về thời mông muội, thời ăn lông ở lỗ. Con người sẽ ngu toàn tập! Phải hông nè?”
o O o
Anh Hai Chữ phán rằng chữ Hán Việt “tam sao thất bổn” thì cũng còn châm chế được đi. Ngay cả có vài chữ người địa phương khác xài, tui mà hiểu được chết liền.
Như hồi xưa trong Nam mình dùng chữ “chăm bẵm” là chăm chú, không xao lãng. Chăm bẵm làm việc suốt ngày. Sau nầy mấy tay “Bake (Bắc kè?) 75’ vào dùng chữ “chăm bẳm (hoặc chăm bẵm, hỏi ngã lung tung xèng)” như: “Thằng bé được cả nhà “chăm bẳm” thì lạ quá?
Đó là chuyện ngoài Miền Bắc, còn chuyện ở Miền Trung, ông Sơn Nam có thuật lại một câu ru em là:
“Ru em em théc cho muồi.
Để Mẹ mua bánh chợ Truồi em ăn.”
Trái chuối chín quá xá chín thì gọi là chín “muồi” (“mùi?”). “Muồi” còn có nghĩa là “muồi mẫn.” Xuống vọng cổ “muồi” tận mạng. Còn tình “muồi” là tình hết biết trời trăng gì rồi!
(Dù Tía có đem em ra treo tại cột đình.
Đứt dây rớt xuống; thương mình em vẫn thương!)
“Truồi” là tên một cái chợ, tên một vùng đất ở Thừa Thiên thì ai cũng đoán ra được. Còn “théc cho muồi” là gì?
Một bà người Huế, ở kế nhà ông Sơn Nam, giải thích là:
- “Théc là khóc, đứa bé théc (‘thét?’”) là khóc lớn tiếng. Sài Gòn, U Minh quen với khóc théc (?!)”
Tuy là người Huế nhưng bà Huế nầy cắt nghĩa chữ “théc” trật lất. Hổng lẽ ru em để em “théc cho muồi,” là “để em la làng chói lói hay sao chớ?”
Hổng phải như vậy đâu! Từ điển Phương ngữ Huế cắt nghĩa “théc” là ngủ. Như vậy “théc cho muồi” là:
“Cưng ơi cưng ngủ cho say.
Mẹ đi chợ Truồi mua bánh về cho cưng ăn.”
Thằng cu Tí nghe dụ khị bánh như vậy chắc miệng nó sẽ nhóp nhép rồi chìm vào cơn mộng đẹp!
Kết luận “théc” không phải là khóc la lớn tiếng như thành ngữ “thét ra lửa” của tướng Hòa Hảo Năm Lửa đâu nhe!
Nghe cha Hai Chữ biện giải tới đây tui đã “ngộ” ra rồi. Nhưng tui cũng giống như một số bà con mình có bao giờ mở miệng ra khen ai bao giờ đâu nè (?!) Tui vẫn cố chấp giữ rịt cái quan điểm cà chớn của mình hỏi lại anh Hai Chữ là:
- “Phải vậy hông cha nội?
Hèn chi cách đây không lâu, có một độc giả ký là “Em yêu” nhào vô “Facebook” phê tui vầy nè:
“Tác giả rất cứng đầu! Dạy hổng bao giờ nghe.”
Té ra đây là lời phê của “con vợ tui” đó nhe! He he!
Đoàn Xuân Thu
Trần Văn Giang (ghi lại)