Văn Học & Nghệ Thuật

BÀI THƠ TẶNG VỢ CỦA HỒ DZẾNH

Nhà thơ Hồ Dzếnh tên thật là Hồ Triệu Anh, sinh năm 1916 tại xã Quảng Trường, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá, là con trai ông Hà Kiến Huâ


Mình vừa là chị là em
Tấm lòng người mẹ, trái tim bạn đời
Mai này tới phút chia đôi
Hai ta ai sẽ là người tiễn nhau?
Xót mình đã lắm thương đau
Tôi xin làm kẻ đi sau đỡ mình
Cuộc đời đâu phải phù sinh
Nước non chan chứa nghĩa tình, mình ơi!

 

Nhà thơ Hồ Dzếnh tên thật là Hồ Triệu Anh, sinh năm 1916 tại xã Quảng Trường, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá, là con trai ông Hà Kiến Huân gốc Hoa từ Quảng Ðông di cư sang Việt Nam. Hồ Dzếnh mất năm 1991. Ông làm thơ, viết tiểu thuyết, viết kịch. Ông in không nhiều nhưng với tập truyện ngắn "Chân trời cũ" và tập thơ "Quê ngoại", Hồ Dzếnh được biết đến như một nhà thơ có chân tài.

"Bài thơ tặng vợ" không ghi năm tháng sáng tác nhưng căn cứ vào nội dung bài thơ, ta có thể đoán ông viết vào những năm tháng cuối đời ở vào tuổi 69 hay 70 gì đó, cái tuổi thấy thời gian phía trước không còn là bao nhiêu, ngoái lại phía sau thấy mình còn nợ nần bao nhiêu ân nghĩa. Ðấy là cái tuổi, con người đã phải nghĩ đến chuyện đi, ở. Trong các gia đình Việt Nam, người vợ yêu chồng bao giờ cũng mong Trời cho chồng mình "đi" trước để mình có thể lo mọi việc cho chồng chu tất mọi bề, còn đến lượt mình đi thì được thế nào hay thế ấy.

 

Ở BÀI THƠ NÀY, SỰ THỂ LẠI NGƯỢC LẠI. NHÀ THƠ GIÀ MONG ƯỚC:

Xót mình đã lắm thương đau
Tôi xin làm kẻ đi sau đỡ mình

Bài thơ có 8 dòng thơ với 4 cặp lục bát mà tâm tư, tình cảm đằm thắm sâu sắc biết đến dường nào!

Chỉ cặp lục bát đầu tiên đã đầy ắp thương mến :

Mình vừa là chị là em
Tấm lòng người mẹ trái tim bạn đời

Tự cổ chí kim, từ Ðông sang Tây, có lẽ không có câu thơ nào ca ngợi người vợ đến như thế: Câu thơ vừa nói tình yêu vừa nói đến ân nghĩa. Chăm sóc chồng chu đáo, như chăm sóc em: đấy là người chị. Dịu dàng, đằm thắm, chiều chồng, hờn dỗi, nũng nịu: đấy là người em. Người vợ ấy lại có tấm lòng người mẹ, đồng cam cộng khổ, chia bùi sẻ ngọt với người bạn đời của mình.

Một cặp lục bát viết thật tự nhiên mà tâm tư, ân nghĩa nặng đến thế, sâu sắc đến thế. Phải chăng, hai nền văn hoá Việt- Hoa ở trong ông đã đúc nên câu thơ này?

Mai này tới phút chia đôi
Hai ta ai sẽ là người tiễn nhau?

Câu thơ không hề lâm ly khi nói đến cái đoạn "âm dương đôi ngả" ấy, nó cũng không lý trí, gượng gạo mà vẫn mặn mà yêu thương. Hai tiếng "chia đôi" tác giả dùng thật chuẩn? Non tay chọn một chút, sẽ dùng hai tiếng "chia phôi" thì "lên giọng cải lương" ngay, mòn sáo ngay!

Câu thơ tiếp theo "Hai ta ai sẽ là người tiễn nhau" nghe thật bâng khuâng, xúc động mà vẫn bình tĩnh, chủ động.

Người chồng ấy biết thương vợ vô cùng:

Xót mình đã lắm thương đau
Tôi xin làm kẻ đi sau đỡ mình

Câu thơ đầy tâm trạng, đầy suy tư và khuất chìm cả niềm ân hận nữa? (Trong nỗi "thương đau" của người vợ, biết đâu lại không có những nỗi tại chồng, vì chồng?)

CHỮ "ĐỠ" THẬT CHÍNH XÁC, THẬT HAY, THẬT CÓ TÌNH. Ý tưởng chính của bài thơ, hồn vía bài thơ đủ tập trung thể hiện ở ba cặp lục bát đó. Thương vợ là vất vả "thương đau" nhiều, nhà thơ già xin "làm kẻ đi sau" để vợ mình không phải vất vả lo toan cho cuộc ra đi cuối cùng của mình nữa, người chồng muốn được lo cho vợ thật chu đáo như một niềm đền đáp.

Cặp lục bát cuối cùng không có phát hiện gì mới nhưng nó làm cho bài thơ đằm lại, làm cái đế đỡ cho bài thơ chắc hơn, vững hơn.

Cuộc đời đâu phải phù sinh
Nước non chan chứa nghĩa tình mình ơi!

Xưa nay, khi bàn về kiếp người, trong xã hội không phải không có một số nhân sinh quan yếm thế, coi đời người là vô nghĩa, là kiếp phù sinh... Nhà thơ Hồ Dzếnh không nghĩ thế. Ông trân trọng cuộc đời, trân trọng hạnh phúc gia đình, trân trọng tình nghĩa, ân tình...

Bài thơ có 8 dòng với 4 cặp lục bát, người yêu thơ chỉ đọc hai lần là thuộc, quả là không có ý tưởng gì cao siêu mới lạ mà đọc lên sao nó lay động tâm tư ta đến thế, nó "gạn đục khơi trong" tâm hồn con người, tình cảm con người đến thế?

Dĩ nhiên, bạn đọc trẻ chưa đủ từng trải, tâm trạng, nỗi đời để "nhập" bài thơ này như những người có tuổi, những bác cao tuổi. (N.B.V)

 

Song Phương chuyển

Bàn ra tán vào (1)

Nguyễn Nhơn
Dạo nầy CAM, Dư Luận viên lên Net hơi nhiều. Nào là hòa giải, đoàn kết. Nào là tôn trọng khác biệt chính kiến. Còn cái chống cọng cực đoan quá khích, chống cọng mút mùa lệ thủy thì cũng y bổn cũ soạn lại. Chỉ tiếc có một điều là nhưng người chống cọng cương quyết không được nhiều như mấy ông làm chánh trị cù cưa, mon men bắt tay với vc hô hoán.

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

BÀI THƠ TẶNG VỢ CỦA HỒ DZẾNH

Nhà thơ Hồ Dzếnh tên thật là Hồ Triệu Anh, sinh năm 1916 tại xã Quảng Trường, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá, là con trai ông Hà Kiến Huâ


Mình vừa là chị là em
Tấm lòng người mẹ, trái tim bạn đời
Mai này tới phút chia đôi
Hai ta ai sẽ là người tiễn nhau?
Xót mình đã lắm thương đau
Tôi xin làm kẻ đi sau đỡ mình
Cuộc đời đâu phải phù sinh
Nước non chan chứa nghĩa tình, mình ơi!

 

Nhà thơ Hồ Dzếnh tên thật là Hồ Triệu Anh, sinh năm 1916 tại xã Quảng Trường, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá, là con trai ông Hà Kiến Huân gốc Hoa từ Quảng Ðông di cư sang Việt Nam. Hồ Dzếnh mất năm 1991. Ông làm thơ, viết tiểu thuyết, viết kịch. Ông in không nhiều nhưng với tập truyện ngắn "Chân trời cũ" và tập thơ "Quê ngoại", Hồ Dzếnh được biết đến như một nhà thơ có chân tài.

"Bài thơ tặng vợ" không ghi năm tháng sáng tác nhưng căn cứ vào nội dung bài thơ, ta có thể đoán ông viết vào những năm tháng cuối đời ở vào tuổi 69 hay 70 gì đó, cái tuổi thấy thời gian phía trước không còn là bao nhiêu, ngoái lại phía sau thấy mình còn nợ nần bao nhiêu ân nghĩa. Ðấy là cái tuổi, con người đã phải nghĩ đến chuyện đi, ở. Trong các gia đình Việt Nam, người vợ yêu chồng bao giờ cũng mong Trời cho chồng mình "đi" trước để mình có thể lo mọi việc cho chồng chu tất mọi bề, còn đến lượt mình đi thì được thế nào hay thế ấy.

 

Ở BÀI THƠ NÀY, SỰ THỂ LẠI NGƯỢC LẠI. NHÀ THƠ GIÀ MONG ƯỚC:

Xót mình đã lắm thương đau
Tôi xin làm kẻ đi sau đỡ mình

Bài thơ có 8 dòng thơ với 4 cặp lục bát mà tâm tư, tình cảm đằm thắm sâu sắc biết đến dường nào!

Chỉ cặp lục bát đầu tiên đã đầy ắp thương mến :

Mình vừa là chị là em
Tấm lòng người mẹ trái tim bạn đời

Tự cổ chí kim, từ Ðông sang Tây, có lẽ không có câu thơ nào ca ngợi người vợ đến như thế: Câu thơ vừa nói tình yêu vừa nói đến ân nghĩa. Chăm sóc chồng chu đáo, như chăm sóc em: đấy là người chị. Dịu dàng, đằm thắm, chiều chồng, hờn dỗi, nũng nịu: đấy là người em. Người vợ ấy lại có tấm lòng người mẹ, đồng cam cộng khổ, chia bùi sẻ ngọt với người bạn đời của mình.

Một cặp lục bát viết thật tự nhiên mà tâm tư, ân nghĩa nặng đến thế, sâu sắc đến thế. Phải chăng, hai nền văn hoá Việt- Hoa ở trong ông đã đúc nên câu thơ này?

Mai này tới phút chia đôi
Hai ta ai sẽ là người tiễn nhau?

Câu thơ không hề lâm ly khi nói đến cái đoạn "âm dương đôi ngả" ấy, nó cũng không lý trí, gượng gạo mà vẫn mặn mà yêu thương. Hai tiếng "chia đôi" tác giả dùng thật chuẩn? Non tay chọn một chút, sẽ dùng hai tiếng "chia phôi" thì "lên giọng cải lương" ngay, mòn sáo ngay!

Câu thơ tiếp theo "Hai ta ai sẽ là người tiễn nhau" nghe thật bâng khuâng, xúc động mà vẫn bình tĩnh, chủ động.

Người chồng ấy biết thương vợ vô cùng:

Xót mình đã lắm thương đau
Tôi xin làm kẻ đi sau đỡ mình

Câu thơ đầy tâm trạng, đầy suy tư và khuất chìm cả niềm ân hận nữa? (Trong nỗi "thương đau" của người vợ, biết đâu lại không có những nỗi tại chồng, vì chồng?)

CHỮ "ĐỠ" THẬT CHÍNH XÁC, THẬT HAY, THẬT CÓ TÌNH. Ý tưởng chính của bài thơ, hồn vía bài thơ đủ tập trung thể hiện ở ba cặp lục bát đó. Thương vợ là vất vả "thương đau" nhiều, nhà thơ già xin "làm kẻ đi sau" để vợ mình không phải vất vả lo toan cho cuộc ra đi cuối cùng của mình nữa, người chồng muốn được lo cho vợ thật chu đáo như một niềm đền đáp.

Cặp lục bát cuối cùng không có phát hiện gì mới nhưng nó làm cho bài thơ đằm lại, làm cái đế đỡ cho bài thơ chắc hơn, vững hơn.

Cuộc đời đâu phải phù sinh
Nước non chan chứa nghĩa tình mình ơi!

Xưa nay, khi bàn về kiếp người, trong xã hội không phải không có một số nhân sinh quan yếm thế, coi đời người là vô nghĩa, là kiếp phù sinh... Nhà thơ Hồ Dzếnh không nghĩ thế. Ông trân trọng cuộc đời, trân trọng hạnh phúc gia đình, trân trọng tình nghĩa, ân tình...

Bài thơ có 8 dòng với 4 cặp lục bát, người yêu thơ chỉ đọc hai lần là thuộc, quả là không có ý tưởng gì cao siêu mới lạ mà đọc lên sao nó lay động tâm tư ta đến thế, nó "gạn đục khơi trong" tâm hồn con người, tình cảm con người đến thế?

Dĩ nhiên, bạn đọc trẻ chưa đủ từng trải, tâm trạng, nỗi đời để "nhập" bài thơ này như những người có tuổi, những bác cao tuổi. (N.B.V)

 

Song Phương chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm