Di Sản Hồ Chí Minh
BÈ PHÁI
17-9-2016
Các quan thì cố tỏ ra bất ngờ cả trong ngôn từ và biểu cảm trên khuôn mặt một tâm trạng buồn với không vui khi người thân, người nhà thi nhau làm lãnh đạo, nhưng họ đâu biết, với dân tộc thì đó lại là hạnh phúc.
Cứ độc quyền quyền lực thế này thì quốc gia làm sao lớn lên được, khi lợi ích nhóm, bè phái thân hữu, xuất phát chính từ đây, ngày càng nhiều, ngày càng lớn, ngày càng mạnh và ngày càng bền chặt?
Một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc thôi, nơi heo hút, nghèo đói, mà đếm từ bí thư tỉnh, giám đốc sở, ngành, chủ tịch huyện rồi mấy doanh nhiệp nhà nước ở đây đều là thân hữu trong một gia đình “cận huyết”.
Nhà Trần suy vong và thoái giống vì “giao phối cận huyết” trong một thời gian khá dài chỉ bởi không tin tưởng và không muốn cho người ngoài vào tham dự việc triều chính, mặc dù trước đó họ đã ra lệnh giết sạch những ai mang họ Lý để trừ hoạ và cả trả thù lịch sử.
Nhân tài nào chen chân cho nổi với kiểu kết dính mang tính chân rết khủng khiếp này. Như một mạng nhện đan xen kín mít mà con mồi nếu trót rơi vào đó thì chỉ có mắc cạn và nằm chờ ngày được đưa lên trên dao nĩa của những con người ấy, nếu có bất đồng quan điểm.
Và rõ ràng, nếu chỉ cần một mắt xích tham nhũng thì chắc chắn sẽ là cả bầy sâu tham nhũng, mà vốn cùng một dòng máu với nhau, và tất nhiên, người không phải đảng viên thì không thể nào lên làm lãnh đạo cho được. Tiếng súng Yên Bái vang lên mới đây ắt hẳn không phải vì mâu thuẫn kiểu này, tôi ngầm đoán là vậy.
Các quan trẻ bây giờ nhiều như nấm và leo lên cao vùn vụt khó thể nào ngờ tới và cũng ngoài tầm với của đám dân đen, nào là Tô Linh Hương, nào là Vũ Quang Hải, nào là Lê Trương Hải Hiếu, nào là Nguyễn Thanh Nghị, nào là Nguyễn Xuân Anh. Rồi đến các cặp bài trùng kiểu Bố – Con, Vợ – Chồng, Anh/Chị – Em,…cứ thản nhiên bổ nhiệm nhau làm lãnh đạo dẫn dắt quê hương, đất nước. Triều Tiên thì mắc phải nạn độc tài gia đình trị kiểu man di, đẩy dân tộc này đến bờ vực của đói nghèo, lạc hậu, giết chóc man rợ, đã tiệm cận với đất nước xinh đẹp Venezuela đang vỡ thành từng mảnh trong cơn đói khát thực phẩm để sinh tồn theo đúng nghĩa là một con vật. Ở ta thì không có chuyện độc tài một gia đình có thể trị vì đất nước, mà thay vào đó là một tổ chức đảng dẫn dắt và lãnh đạo quốc gia, và trong tổ chức ấy lại tiếp tục chia ra những vùng, miền, ngành, lĩnh vực hay nhánh quyền lực khác nhau gồm những bè phái kiểu gia đình trị như đã thấy.
Nói mãi thì làm gì, nhất là không thể giải quyết sự “lỗi tự suy” mang tính hệ thống của bộ máy quyền lực công độc đảng và toàn trị – hoàn toàn thiếu vắng cơ chế kiểm soát và giám sát độc lập, nên ngày càng cồng kềnh và đầy tham nhũng này?
Hiện thực của quyền lực bị chiếm đoạt đến mức tha hoá, nhưng dường như nó vẫn cố rướn lên để được vận hành nhằm duy trì trạng thái ổn định mà đầy bất trắc trong hy vọng mong manh vào một sự thanh lọc gắng gượng nào đó.
Nhưng cứ mỗi ngày lại phát hiện thêm một mớ hổ lốn thế này thì không biết bức tranh tổ quốc sẽ u ám đến mức nào?
Quả là một thực tế bi đát.
____
Bí thư Hà Giang nói về việc nhiều người thân làm lãnh đạo
Hoàng Đan
17-9-2016
Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh. Ảnh: Báo Hà Giang.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh đã có những trao đổi xung quanh thông tin nhiều người thân được bầu, bổ nhiệm lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương trong tỉnh.
Không cảm thấy vui…
Vài ngày qua, trên mạng xã hội đang lan truyền thông tin về một số lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương trong tỉnh có quan hệ họ hàng, thân thích với Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh.
Trao đổi với PV báo điện tử Trí Thức Trẻ vào sáng 17/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh cho biết, ông đã nắm được thông tin về vấn đề này và xác nhận, một số người được nêu đó đúng là có quan hệ họ hàng với ông.
Ông Vinh khẳng định, quy trình bổ nhiệm đối với những người này đều tuân thủ đúng quy định của Đảng, Nhà nước và thực tế, cá nhân ông cũng “không cảm thấy vui khi những người trong gia đình mình được bầu, bổ nhiệm làm lãnh đạo”.
“Trước bàn thờ tổ tiên của mình, tôi luôn tâm niệm là phải làm những gì tốt nhất cho người dân và cho đến giờ, tôi vẫn đang cố gắng hết sức để làm điều đó.
Nhưng đúng thực sự có những vấn đề, việc mà mình không tránh được. Đối với việc này cũng vậy, cá nhân tôi sẵn sàng đối diện và thấy có trách nhiệm phải trả lời rõ để mọi người hiểu.
Tuy nhiên, ở đây, hình ảnh bên ngoài có thể giống nhau nhưng bản chất là khác nhau và nhiều người có thể chỉ nhìn thấy như thế còn không biết chất lượng làm việc của những người này ra sao và nguyên tắc cũng như quy trình công tác cán bộ ở Hà Giang chất lượng được duy trì như thế nào …“, ông Vinh nói.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh. Ảnh: Báo Hà Giang
Cũng theo ông Vinh, việc bổ nhiệm, bầu người thân của ông làm cán bộ lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương trong tỉnh không phải bây giờ mà từ năm 2006 đã có ý kiến đề nghị nhưng ông đều đến tận nơi xin từ chối.
Cụ thể, vào năm 2006, vợ ông là bà Phạm Thị Hà được ngành đề xuất bổ nhiệm làm Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Giang nhưng ông không đồng ý để vợ đảm nhiệm chức vụ đó.
Đến năm 2009, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lúc bấy giờ đã đưa ra đề nghị, trình bổ nhiệm vợ ông làm Phó Giám đốc Sở này nhưng vợ chồng ông đến tận nhà Giám đốc Sở xin không nhận nhiệm vụ này.
Bởi lúc đó, ông Vinh đang là Ủy viên dự khuyết TƯ Đảng, Bí thư huyện ủy Hoàng Su Phì, gia đình rất bận nên khó hoàn thành nhiệm vụ đó được.
Hiện bà Hà đang đảm nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh.
Đến năm 2011, ông Mạc Văn Cường, em rể ông, công tác tại công an thành phố Hà Giang và lúc đó đã có ý kiến đề xuất làm Phó trưởng công an thành phố nhưng ông nói rõ là không được trình.
Vì khi đó mới học hoàn thiện xong, mặc dù vẫn biết ông Mạc Văn Cường đã từng là cán bộ kinh qua hai địa phương là Yên Minh và Hoàng Su Phì, và bây giờ là địa phương thứ 3 nơi ông Cường đang công tác.
“Thời điểm đó, tôi nói rõ với chú ấy là mình công tác tốt thì mình sẽ được làm lãnh đạo, còn giờ phải làm thật tốt công việc cho địa phương, nhân dân còn không thì không được đến gặp tôi”, ông Vinh bày tỏ.
Hiện ông Cường cũng đang đảm nhiệm chức vụ Phó trưởng Công an Thành phố Hà Giang.
Về trường hợp ông Triệu Tài Phong, em trai ông Vinh, hiện đang là Bí thư huyện ủy Quang Bình. Trước đó, năm 2007, ông Phong từ Phó Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh được luân chuyển về làm Phó Chủ tịch UBND huyện Quang Bình (khi đó ông Vinh là chủ tịch huyện Hoàng Su Phì).
Đến năm 2011 được bầu làm Chủ tịch UBND huyện. Sau khi Bí thư huyện ủy Quang Bình Nguyễn Văn Tuệ được điều động về làm Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh vào năm 2012 thì Ban tổ chức, huyện Quang Bình có đề nghị cơ cấu bầu ông Phong làm Bí thư nhưng ông Vinh không đồng ý.
“Thời điểm đó, tôi phải trực tiếp về Hà Nội gặp đồng chí Lê Quang Minh, Tỉnh ủy viên, Chánh văn phòng Tỉnh ủy đang đi học Cao học ở Hà Nội và đề nghị, anh về làm Bí thư huyện ủy Quang Bình. (Mặc dù biết ông Lê Quang Minh đã từng giữ chức Bí thư huyện ủy huyện Xín Mần).
Anh Minh trước đó đã làm Bí thư huyện rồi nên sau khi nghe tôi trao đổi, anh đã đồng ý lần thứ 2 đi về huyện. Đến năm 2014, trước thềm Đại hội Đảng bộ thì anh Minh rút về tỉnh thì lúc đó, Phong được bầu làm Bí thư huyện ủy.
Rồi đến em trai tôi Triệu Sơn An, thì Hoàng Su Phì là quê tôi với dân số là người Dao rất đông, trong cơ cấu cán bộ phải có người Dao.
Tổ chức đề nghị đưa em tôi về đó làm Phó Chủ tịch tôi không đồng ý và tôi đề xuất với huyện nên xem xét trường hợp cán bộ là người địa phương thì tốt, và ông Lý Chòi Nhàn là một lựa chọn của huyện khi đó (ông Lý Chòi Nhàn hiện là chánh văn phòng UBND huyện Hoàng Su Phì).
Tuy nhiên khi làm quy trình thì đồng chí này lại chưa học chính trị, không đủ điều kiện để bổ nhiệm.
Ở đây, tôi không bao giờ muốn như thế cả nhưng tình cảm của tôi đều phải thua nguyên tắc, tôn trọng nguyên tắc, phát huy vai trò cơ quan tham mưu trong tổ chức…”, Bí thư Vinh nêu rõ.
Ông Vinh cũng cung cấp thêm, đối với trường hợp của bà Triệu Thị Giang, em gái ông, không phải là bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
“Tôi đã nói rõ là nếu bổ nhiệm cô Giang lên Trưởng phòng thì phải giải trình, bảo vệ đề án nếu mình được bổ nhiệm chức danh Trưởng phòng trước tập thể Ban Thường vụ tỉnh ủy chứ đừng nói đến Phó Giám đốc.
Còn ông Triệu Tài Tân cũng không phải là Phó Giám đốc Viễn thông Hà Giang mà chỉ là Phó phòng hành chính của đơn vị này thôi, nhiệm vụ của ông Tân là giúp lãnh đạo điều hành hành chính phục vụ công tác, là một công nhân thực thụ”, ông Vinh nhấn mạnh.
Nên nhìn nhận bản chất sự việc một cách khách quan
Riêng ông Triệu Là Pham, Phó Ban Nội chính Tỉnh ủy và bà Triệu Thị Tình, quyền Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang, ông Vinh khẳng định: “Hai người này đều trưởng thành từ cơ sở và không hề có quan hệ ruột thịt trong nhà.
Họ là những người cùng quê, một vùng quê hiếu học và họ trưởng thành. Thông tin trên mạng xã hội đưa như vậy là không chính xác”.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang chia sẻ thêm, với tất cả những người thân, họ hàng của mình dù không muốn nhưng “tình cảm thua nguyên tắc” nên khi họ được bầu, bổ nhiệm làm lãnh đạo như vậy, ông luôn nhắc nhở, quán triệt “phải làm việc hết sức nghiêm túc, không được làm việc sai trái, mang tiếng xấu cho gia đình và cho tôi”.
Đồng thời, ông Vinh cũng nêu rõ, việc mọi người chia sẻ, nêu các thông tin về gia đình ông lên mạng xã hội như vậy là quyền của họ, ông không can thiệp được nhưng ông mong, mọi người hiểu đúng, nhìn nhận bản chất sự việc một cách khách quan, rõ ràng chứ không chỉ nhìn những hình ảnh bên ngoài.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
BÈ PHÁI
17-9-2016
Các quan thì cố tỏ ra bất ngờ cả trong ngôn từ và biểu cảm trên khuôn mặt một tâm trạng buồn với không vui khi người thân, người nhà thi nhau làm lãnh đạo, nhưng họ đâu biết, với dân tộc thì đó lại là hạnh phúc.
Cứ độc quyền quyền lực thế này thì quốc gia làm sao lớn lên được, khi lợi ích nhóm, bè phái thân hữu, xuất phát chính từ đây, ngày càng nhiều, ngày càng lớn, ngày càng mạnh và ngày càng bền chặt?
Một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc thôi, nơi heo hút, nghèo đói, mà đếm từ bí thư tỉnh, giám đốc sở, ngành, chủ tịch huyện rồi mấy doanh nhiệp nhà nước ở đây đều là thân hữu trong một gia đình “cận huyết”.
Nhà Trần suy vong và thoái giống vì “giao phối cận huyết” trong một thời gian khá dài chỉ bởi không tin tưởng và không muốn cho người ngoài vào tham dự việc triều chính, mặc dù trước đó họ đã ra lệnh giết sạch những ai mang họ Lý để trừ hoạ và cả trả thù lịch sử.
Nhân tài nào chen chân cho nổi với kiểu kết dính mang tính chân rết khủng khiếp này. Như một mạng nhện đan xen kín mít mà con mồi nếu trót rơi vào đó thì chỉ có mắc cạn và nằm chờ ngày được đưa lên trên dao nĩa của những con người ấy, nếu có bất đồng quan điểm.
Và rõ ràng, nếu chỉ cần một mắt xích tham nhũng thì chắc chắn sẽ là cả bầy sâu tham nhũng, mà vốn cùng một dòng máu với nhau, và tất nhiên, người không phải đảng viên thì không thể nào lên làm lãnh đạo cho được. Tiếng súng Yên Bái vang lên mới đây ắt hẳn không phải vì mâu thuẫn kiểu này, tôi ngầm đoán là vậy.
Các quan trẻ bây giờ nhiều như nấm và leo lên cao vùn vụt khó thể nào ngờ tới và cũng ngoài tầm với của đám dân đen, nào là Tô Linh Hương, nào là Vũ Quang Hải, nào là Lê Trương Hải Hiếu, nào là Nguyễn Thanh Nghị, nào là Nguyễn Xuân Anh. Rồi đến các cặp bài trùng kiểu Bố – Con, Vợ – Chồng, Anh/Chị – Em,…cứ thản nhiên bổ nhiệm nhau làm lãnh đạo dẫn dắt quê hương, đất nước. Triều Tiên thì mắc phải nạn độc tài gia đình trị kiểu man di, đẩy dân tộc này đến bờ vực của đói nghèo, lạc hậu, giết chóc man rợ, đã tiệm cận với đất nước xinh đẹp Venezuela đang vỡ thành từng mảnh trong cơn đói khát thực phẩm để sinh tồn theo đúng nghĩa là một con vật. Ở ta thì không có chuyện độc tài một gia đình có thể trị vì đất nước, mà thay vào đó là một tổ chức đảng dẫn dắt và lãnh đạo quốc gia, và trong tổ chức ấy lại tiếp tục chia ra những vùng, miền, ngành, lĩnh vực hay nhánh quyền lực khác nhau gồm những bè phái kiểu gia đình trị như đã thấy.
Nói mãi thì làm gì, nhất là không thể giải quyết sự “lỗi tự suy” mang tính hệ thống của bộ máy quyền lực công độc đảng và toàn trị – hoàn toàn thiếu vắng cơ chế kiểm soát và giám sát độc lập, nên ngày càng cồng kềnh và đầy tham nhũng này?
Hiện thực của quyền lực bị chiếm đoạt đến mức tha hoá, nhưng dường như nó vẫn cố rướn lên để được vận hành nhằm duy trì trạng thái ổn định mà đầy bất trắc trong hy vọng mong manh vào một sự thanh lọc gắng gượng nào đó.
Nhưng cứ mỗi ngày lại phát hiện thêm một mớ hổ lốn thế này thì không biết bức tranh tổ quốc sẽ u ám đến mức nào?
Quả là một thực tế bi đát.
____
Bí thư Hà Giang nói về việc nhiều người thân làm lãnh đạo
Hoàng Đan
17-9-2016
Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh. Ảnh: Báo Hà Giang.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh đã có những trao đổi xung quanh thông tin nhiều người thân được bầu, bổ nhiệm lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương trong tỉnh.
Không cảm thấy vui…
Vài ngày qua, trên mạng xã hội đang lan truyền thông tin về một số lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương trong tỉnh có quan hệ họ hàng, thân thích với Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh.
Trao đổi với PV báo điện tử Trí Thức Trẻ vào sáng 17/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh cho biết, ông đã nắm được thông tin về vấn đề này và xác nhận, một số người được nêu đó đúng là có quan hệ họ hàng với ông.
Ông Vinh khẳng định, quy trình bổ nhiệm đối với những người này đều tuân thủ đúng quy định của Đảng, Nhà nước và thực tế, cá nhân ông cũng “không cảm thấy vui khi những người trong gia đình mình được bầu, bổ nhiệm làm lãnh đạo”.
“Trước bàn thờ tổ tiên của mình, tôi luôn tâm niệm là phải làm những gì tốt nhất cho người dân và cho đến giờ, tôi vẫn đang cố gắng hết sức để làm điều đó.
Nhưng đúng thực sự có những vấn đề, việc mà mình không tránh được. Đối với việc này cũng vậy, cá nhân tôi sẵn sàng đối diện và thấy có trách nhiệm phải trả lời rõ để mọi người hiểu.
Tuy nhiên, ở đây, hình ảnh bên ngoài có thể giống nhau nhưng bản chất là khác nhau và nhiều người có thể chỉ nhìn thấy như thế còn không biết chất lượng làm việc của những người này ra sao và nguyên tắc cũng như quy trình công tác cán bộ ở Hà Giang chất lượng được duy trì như thế nào …“, ông Vinh nói.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh. Ảnh: Báo Hà Giang
Cũng theo ông Vinh, việc bổ nhiệm, bầu người thân của ông làm cán bộ lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương trong tỉnh không phải bây giờ mà từ năm 2006 đã có ý kiến đề nghị nhưng ông đều đến tận nơi xin từ chối.
Cụ thể, vào năm 2006, vợ ông là bà Phạm Thị Hà được ngành đề xuất bổ nhiệm làm Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Giang nhưng ông không đồng ý để vợ đảm nhiệm chức vụ đó.
Đến năm 2009, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lúc bấy giờ đã đưa ra đề nghị, trình bổ nhiệm vợ ông làm Phó Giám đốc Sở này nhưng vợ chồng ông đến tận nhà Giám đốc Sở xin không nhận nhiệm vụ này.
Bởi lúc đó, ông Vinh đang là Ủy viên dự khuyết TƯ Đảng, Bí thư huyện ủy Hoàng Su Phì, gia đình rất bận nên khó hoàn thành nhiệm vụ đó được.
Hiện bà Hà đang đảm nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh.
Đến năm 2011, ông Mạc Văn Cường, em rể ông, công tác tại công an thành phố Hà Giang và lúc đó đã có ý kiến đề xuất làm Phó trưởng công an thành phố nhưng ông nói rõ là không được trình.
Vì khi đó mới học hoàn thiện xong, mặc dù vẫn biết ông Mạc Văn Cường đã từng là cán bộ kinh qua hai địa phương là Yên Minh và Hoàng Su Phì, và bây giờ là địa phương thứ 3 nơi ông Cường đang công tác.
“Thời điểm đó, tôi nói rõ với chú ấy là mình công tác tốt thì mình sẽ được làm lãnh đạo, còn giờ phải làm thật tốt công việc cho địa phương, nhân dân còn không thì không được đến gặp tôi”, ông Vinh bày tỏ.
Hiện ông Cường cũng đang đảm nhiệm chức vụ Phó trưởng Công an Thành phố Hà Giang.
Về trường hợp ông Triệu Tài Phong, em trai ông Vinh, hiện đang là Bí thư huyện ủy Quang Bình. Trước đó, năm 2007, ông Phong từ Phó Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh được luân chuyển về làm Phó Chủ tịch UBND huyện Quang Bình (khi đó ông Vinh là chủ tịch huyện Hoàng Su Phì).
Đến năm 2011 được bầu làm Chủ tịch UBND huyện. Sau khi Bí thư huyện ủy Quang Bình Nguyễn Văn Tuệ được điều động về làm Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh vào năm 2012 thì Ban tổ chức, huyện Quang Bình có đề nghị cơ cấu bầu ông Phong làm Bí thư nhưng ông Vinh không đồng ý.
“Thời điểm đó, tôi phải trực tiếp về Hà Nội gặp đồng chí Lê Quang Minh, Tỉnh ủy viên, Chánh văn phòng Tỉnh ủy đang đi học Cao học ở Hà Nội và đề nghị, anh về làm Bí thư huyện ủy Quang Bình. (Mặc dù biết ông Lê Quang Minh đã từng giữ chức Bí thư huyện ủy huyện Xín Mần).
Anh Minh trước đó đã làm Bí thư huyện rồi nên sau khi nghe tôi trao đổi, anh đã đồng ý lần thứ 2 đi về huyện. Đến năm 2014, trước thềm Đại hội Đảng bộ thì anh Minh rút về tỉnh thì lúc đó, Phong được bầu làm Bí thư huyện ủy.
Rồi đến em trai tôi Triệu Sơn An, thì Hoàng Su Phì là quê tôi với dân số là người Dao rất đông, trong cơ cấu cán bộ phải có người Dao.
Tổ chức đề nghị đưa em tôi về đó làm Phó Chủ tịch tôi không đồng ý và tôi đề xuất với huyện nên xem xét trường hợp cán bộ là người địa phương thì tốt, và ông Lý Chòi Nhàn là một lựa chọn của huyện khi đó (ông Lý Chòi Nhàn hiện là chánh văn phòng UBND huyện Hoàng Su Phì).
Tuy nhiên khi làm quy trình thì đồng chí này lại chưa học chính trị, không đủ điều kiện để bổ nhiệm.
Ở đây, tôi không bao giờ muốn như thế cả nhưng tình cảm của tôi đều phải thua nguyên tắc, tôn trọng nguyên tắc, phát huy vai trò cơ quan tham mưu trong tổ chức…”, Bí thư Vinh nêu rõ.
Ông Vinh cũng cung cấp thêm, đối với trường hợp của bà Triệu Thị Giang, em gái ông, không phải là bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
“Tôi đã nói rõ là nếu bổ nhiệm cô Giang lên Trưởng phòng thì phải giải trình, bảo vệ đề án nếu mình được bổ nhiệm chức danh Trưởng phòng trước tập thể Ban Thường vụ tỉnh ủy chứ đừng nói đến Phó Giám đốc.
Còn ông Triệu Tài Tân cũng không phải là Phó Giám đốc Viễn thông Hà Giang mà chỉ là Phó phòng hành chính của đơn vị này thôi, nhiệm vụ của ông Tân là giúp lãnh đạo điều hành hành chính phục vụ công tác, là một công nhân thực thụ”, ông Vinh nhấn mạnh.
Nên nhìn nhận bản chất sự việc một cách khách quan
Riêng ông Triệu Là Pham, Phó Ban Nội chính Tỉnh ủy và bà Triệu Thị Tình, quyền Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang, ông Vinh khẳng định: “Hai người này đều trưởng thành từ cơ sở và không hề có quan hệ ruột thịt trong nhà.
Họ là những người cùng quê, một vùng quê hiếu học và họ trưởng thành. Thông tin trên mạng xã hội đưa như vậy là không chính xác”.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang chia sẻ thêm, với tất cả những người thân, họ hàng của mình dù không muốn nhưng “tình cảm thua nguyên tắc” nên khi họ được bầu, bổ nhiệm làm lãnh đạo như vậy, ông luôn nhắc nhở, quán triệt “phải làm việc hết sức nghiêm túc, không được làm việc sai trái, mang tiếng xấu cho gia đình và cho tôi”.
Đồng thời, ông Vinh cũng nêu rõ, việc mọi người chia sẻ, nêu các thông tin về gia đình ông lên mạng xã hội như vậy là quyền của họ, ông không can thiệp được nhưng ông mong, mọi người hiểu đúng, nhìn nhận bản chất sự việc một cách khách quan, rõ ràng chứ không chỉ nhìn những hình ảnh bên ngoài.