Tham Khảo
BIS cảnh báo nguy cơ cận kề khủng hoảng ngân hàng Trung Quốc
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, gọi tắt là BIS (Bank for International Settlement), trong báo cáo gần đây nhất, đã cảnh báo nguy cơ cận kề khủng hoảng ngân hàng Trung Quốc. Đáng lưu ý là, các cảnh báo sụp đổ hệ thống tài chính Trung Quốc có tần suất ngày một lớn trong hai năm qua, nhưng đây là cảnh báo từ một tổ chức uy tín nhất thế giới về tài chính dựa trên phương pháp và số liệu khoa học, đáng tin cậy.
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (tiếng Anh: Bank for International Settlements; viết tắt: BIS) là một tổ chức quốc tế của các ngân hàng trung ương, thậm chí có thể nói nó là ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương trên thế giới. BIS có vai trò thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngân hàng trung ương và các cơ quan khác để ổn định tiền tệ và tài chính. Với chức năng này, BIS có trách nhiệm quan trọng trong việc theo dõi, đánh giá mức độ ổn định tài chính và cảnh báo khủng hoảng thông qua một loạt các chuẩn mực, tiêu chí, chỉ số được nghiên cứu bài bản và khoa học. Bởi vậy, các báo cáo của BIS luôn uy tín và có tầm ảnh hưởng lớn trong hệ thống tài chính thế giới.
Gần đây, dựa trên phương pháp so sánh lãi suất với tỷ giá ngoại tệ, BIS cho rằng các thị trường tài chính lớn đang có sự lệch lạc lớn, BIS cảnh báo một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu với quy mô và tổn thất còn nghiêm trọng hơn khủng hoảng tài chính 2007-2008. Trong đó, BIS nhấn mạnh khủng hoảng tài chính từ Trung Quốc trong vòng 3 năm tới dựa vào những mất cân đối trầm trọng về dư nợ, chất lượng nợ, phân loại nợ xấu (do dư thừa cung và bong bóng tài sản của quốc gia này).
Một trong những chỉ số mà BIS sử dụng khi đưa ra cảnh báo sớm về khủng hoảng tài chính tại Trung Quốc là so sánh đà tăng trưởng tín dụng với đà tăng trưởng của sản lượng kinh tế. Các chuyên gia của BIS cho rằng, khi đà tăng trưởng tín dụng cao gấp 10 lần đà tăng trưởng của sản lượng thì quốc gia đó đối mặt với nguy cơ khủng hoảng tài chính thực sự. Vào năm 2007, đà tăng trưởng tín dụng của Mỹ cao hơn đà tăng trưởng sản lượng của quốc gia này là 10,6 lần; khi đó Leman Brother sụp đổ, bắt đầu kéo theo cả hệ thống tài chính của Mỹ và thế giới chao đảo.
Tại Trung Quốc, hệ số này tăng chóng mặt từ 6,7 lần năm 2011 lên tới 22,1 lần vào năm 2014 và vừa qua đã vượt 30,1 lần (!). Mức rủi ro này vượt xa ngưỡng của Mỹ năm 2007 và của các nước Đông Á năm 1997.
Trung Quốc, xét từ bất kể góc độ nào của nền kinh tế, khó tránh khỏi một cuộc khủng hoảng tàn khốc về tài chính, kinh tế. Bởi vì, khác với các quốc gia khác, những rủi ro của hệ thống tài chính, nền kinh tế, đang được che đậy bởi các mệnh lệnh hành chính, các phương pháp phi truyền thống, phi kinh tế đầy bất trắc. Cũng chính bởi vậy, khi nền kinh tế tập trung cao độ, khi các nguyên tắc thị trường bị can thiệp thô bạo, thì rủi ro có thể bị đẩy lùi trong ngắn hạn, nhưng nó không mất đi, nó chỉ tăng trưởng nhanh hơn, âm ỷ lan tỏa trong mọi ngóc ngách của hệ thống tài chính, nền kinh tế và đặc biệt là trong an sinh xã hội.
Phương Nga ( DKN )
MM chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
BIS cảnh báo nguy cơ cận kề khủng hoảng ngân hàng Trung Quốc
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, gọi tắt là BIS (Bank for International Settlement), trong báo cáo gần đây nhất, đã cảnh báo nguy cơ cận kề khủng hoảng ngân hàng Trung Quốc. Đáng lưu ý là, các cảnh báo sụp đổ hệ thống tài chính Trung Quốc có tần suất ngày một lớn trong hai năm qua, nhưng đây là cảnh báo từ một tổ chức uy tín nhất thế giới về tài chính dựa trên phương pháp và số liệu khoa học, đáng tin cậy.
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (tiếng Anh: Bank for International Settlements; viết tắt: BIS) là một tổ chức quốc tế của các ngân hàng trung ương, thậm chí có thể nói nó là ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương trên thế giới. BIS có vai trò thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngân hàng trung ương và các cơ quan khác để ổn định tiền tệ và tài chính. Với chức năng này, BIS có trách nhiệm quan trọng trong việc theo dõi, đánh giá mức độ ổn định tài chính và cảnh báo khủng hoảng thông qua một loạt các chuẩn mực, tiêu chí, chỉ số được nghiên cứu bài bản và khoa học. Bởi vậy, các báo cáo của BIS luôn uy tín và có tầm ảnh hưởng lớn trong hệ thống tài chính thế giới.
Gần đây, dựa trên phương pháp so sánh lãi suất với tỷ giá ngoại tệ, BIS cho rằng các thị trường tài chính lớn đang có sự lệch lạc lớn, BIS cảnh báo một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu với quy mô và tổn thất còn nghiêm trọng hơn khủng hoảng tài chính 2007-2008. Trong đó, BIS nhấn mạnh khủng hoảng tài chính từ Trung Quốc trong vòng 3 năm tới dựa vào những mất cân đối trầm trọng về dư nợ, chất lượng nợ, phân loại nợ xấu (do dư thừa cung và bong bóng tài sản của quốc gia này).
Một trong những chỉ số mà BIS sử dụng khi đưa ra cảnh báo sớm về khủng hoảng tài chính tại Trung Quốc là so sánh đà tăng trưởng tín dụng với đà tăng trưởng của sản lượng kinh tế. Các chuyên gia của BIS cho rằng, khi đà tăng trưởng tín dụng cao gấp 10 lần đà tăng trưởng của sản lượng thì quốc gia đó đối mặt với nguy cơ khủng hoảng tài chính thực sự. Vào năm 2007, đà tăng trưởng tín dụng của Mỹ cao hơn đà tăng trưởng sản lượng của quốc gia này là 10,6 lần; khi đó Leman Brother sụp đổ, bắt đầu kéo theo cả hệ thống tài chính của Mỹ và thế giới chao đảo.
Tại Trung Quốc, hệ số này tăng chóng mặt từ 6,7 lần năm 2011 lên tới 22,1 lần vào năm 2014 và vừa qua đã vượt 30,1 lần (!). Mức rủi ro này vượt xa ngưỡng của Mỹ năm 2007 và của các nước Đông Á năm 1997.
Trung Quốc, xét từ bất kể góc độ nào của nền kinh tế, khó tránh khỏi một cuộc khủng hoảng tàn khốc về tài chính, kinh tế. Bởi vì, khác với các quốc gia khác, những rủi ro của hệ thống tài chính, nền kinh tế, đang được che đậy bởi các mệnh lệnh hành chính, các phương pháp phi truyền thống, phi kinh tế đầy bất trắc. Cũng chính bởi vậy, khi nền kinh tế tập trung cao độ, khi các nguyên tắc thị trường bị can thiệp thô bạo, thì rủi ro có thể bị đẩy lùi trong ngắn hạn, nhưng nó không mất đi, nó chỉ tăng trưởng nhanh hơn, âm ỷ lan tỏa trong mọi ngóc ngách của hệ thống tài chính, nền kinh tế và đặc biệt là trong an sinh xã hội.
Phương Nga ( DKN )
MM chuyển