Tham Khảo
Dự báo các sự kiện nổi bật trên thế giới trong năm 2023
Đỗ Kim Thêm
1-1-2023
Ngày 1 tháng 1: Thụy Điển đảm nhận chức chủ tịch Liên Âu, Croatia lưu hành đồng Euro
Ngày 1 tháng 1, Thụy Điển đảm nhận chức Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu, một chức vụ luân phiên sáu tháng một lần giữa các quốc gia thành viên. Trong sáu tháng này, Thụy Điển chủ trì các cuộc họp và điều phối công việc của Hội đồng là tăng cường vai trò Liên Âu trong bối cảnh toàn cầu, an ninh của dân chúng và cuộc chiến chống tội phạm có tổ chức. Ngày 1 tháng 7 năm 2023, Thụy Điển sẽ bàn giao chức vụ này cho Tây Ban Nha.
Ngày 1 tháng 1, Croatia là thành viên của Thỏa thuận Schengen, có nghĩa là không còn kiểm soát biên giới giữa Croatia và Slovenia và Hungary, hai quốc gia lân cận thành viên của Thoả thuận Schengen. Ngoài ra, Croatia đã trở thành quốc gia thứ 20 sử dụng đồng Euro làm phương tiện thanh toán chính thức.
Ngày 13 và 14 tháng 1: Bầu cử tại Séc
Ngày 13 và 14 tháng 1 sẽ diễn ra vòng đầu cuộc bầu cử tổng thống Cộng hòa Séc. Nếu không ứng cử viên nào được đa số tuyệt đối thì sẽ bầu vòng hai trong ngày 27 và 28 tháng 1. Miloš Zeman, Tổng thống đương nhiệm được bầu vào năm 2013, nhiệm kỳ sẽ kết thúc vào ngày 8 tháng 3 năm 2023 và không thể tái tranh cử. Cựu thủ tướng Andrej Babiš, cựu tướng Petr Pavel và Viện trưởng Đại học Danuše Nerudová là những ứng cử viên sáng giá nhất trong cuộc bầu cử này.
Ngày 24 tháng 2: Kỷ niệm một năm ngày Nga xâm chiếm Ukraine
Ngày 24 tháng 2 năm 2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố quyết định một “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, mà thực ra là một cuộc chiến xâm lược.
Đầu tiên, Nga đưa 200 ngàn quân từ Belarus, bán đảo Crimea và vùng Donbas tấn công vào lãnh thổ Ukraine và thành công trong việc xâm nhập các vùng ngoại ô của Kiev. Ngày 2 tháng 3, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã ra Nghị Quyết lên án Nga với kết quả 141 phiếu thuận, 5 phiếu chống và 35 phiếu trắng (trong số này có Việt Nam).
Cuối tháng 3, Nga tập trung vào miền đông Ukraine. Với sự yểm trợ vũ khí của quốc tế, Hoa Kỳ và NATO, nhất là hệ thống tên lửa HIMARS, Ukraine đã phản công dữ dội và giành lại nhiều khu vực ở phía đông và nam, chiếm ưu thế trên chiến trường, làm cho Nga phải động viên thêm 300.000 tân binh quân dịch để đáp ứng tình thế.
Theo ước tính hiện nay, Nga còn chiếm giữ khoảng 20% lãnh thổ của Ukraine, khoảng 100.000 binh sĩ Nga thiệt mạng; đến tháng 12, hơn 6.300 thường dân Ukraine đã thiệt mạng, hơn 13,7 triệu người Ukraine đã rời khỏi đất nước. Cuộc chiến còn kéo dài và mọi nỗ lực đàm phán đều bế tắc.
Các chủ đề thương thuyết cần đuợc Nga khai thông là tôn trọng quyền toàn vẹn lãnh thổ Ukraine, trao trả các vùng đã chiếm đóng, rút quân và bồi thường cho việc tái thiết hậu chiến. Liệu Liên Hiệp Quốc có thể triệu tập một hội nghị quốc tế hay không, là một vấn đề chưa rõ.
Đang hưởng lợi trong việc mua năng lượng với giá rẻ của Nga, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ không hỗ trợ cho một giải pháp bất lợi cho Nga. Nga là một đồng minh cung cấp vũ khí, Việt Nam không quan tâm đến việc Nga tái lập hoà bình cho Ukraine. Cho đến nay, Việt Nam đã bốn lần bỏ phiếu trắng và một lần bỏ phiếu chống đối với các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về vấn đề Ukraine của Nga.
Nhiều giải pháp ngoại giao cực đoan đã được thảo luận, thí dụ như trục xuất Nga ra khỏi Hội đồng Bảo an LHQ hay truất quyền phủ quyết tại Hội đồng. Giới tình báo quân sự cũng nghĩ đến các biện pháp thay thế cho Putin bằng cách đảo chính hay đưa đi an trú. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, tất cả giải pháp đều không thể thực hiện.
Thiếu vũ khí hiện đại là một trở ngại cho Ukraine sớm chiến thắng. Với tinh thần chiến đấu vô cùng anh dũng, hiện nay 93% dân chúng Ukraine tin rằng Nga sẽ hoàn toàn đại bại.
Ngày 5 tháng 3: Estonia bầu quốc hội
Ngày 5 tháng 3, Estonia bầu quốc hội mới. Cùng với Đảng Dân chủ Xã hội và Đảng Isamaa Bảo thủ, Đảng Cải cách Kinh doanh Tự do Thủ tướng Kaja Kallas lãnh đạo chính phủ. Kallas đã thắng trong một cuộc bầu cử năm 2019. Vào đầu tháng 6, sau khi liên minh sụp đổ, Kallas thành lập chính phủ mới.
Ngày 2 tháng 4: Bầu cử tại Phần Lan
Ngày 2 tháng 4, Phần Lan bầu cử quốc hội. Một liên minh gồm năm đảng lãnh đạo chính phủ. Ngoài Đảng Dân chủ Xã hội, còn có Đảng Trung tâm, Đảng Xanh, Cánh tả và Đảng Nhân dân Thụy Điển, tất cả đều có phụ nữ đứng đầu. Bà Sanna Marins nhậm chức ở tuổi 34, điều hành đất nước từ năm 2019 và trở thành thủ tướng trẻ nhất thế giới.
Ngày 19 tháng 4: Warsaw kỷ niệm 80 năm ngày người dân nổi dậy
Ngày 1 tháng 9 năm 1939, Đức xâm lược Ba Lan. Bốn tuần sau, thủ đô Warsaw bị chiếm đóng. Vào thời điểm này, Warsaw có khoảng 380.000 người Do Thái sống, chiếm khoảng một phần ba dân số và là một cộng đồng đông nhất tại châu Âu. Tháng 10 năm 1940, Đức ra lệnh thành lập khu Ghetto để phong toả cộng đồng. Cư dân lâm cảnh đói khát và khốn khổ, vì SS (Schutzstaffel, một tổ chức thuộc Đảng Quốc xã thời Hitler) dùng bạo lực và khủng bố để trấn áp.
Tháng 7 năm 1942, nhiều người Do Thái đầu tiên bị trục xuất ra khỏi khu cư trú và đưa đến lò sát sinh ở Treblinka. Đến cuối tháng 9 năm 1949, có khoảng 280.000 bị trục xuất.
Các tổ chức kháng chiến của người Do Thái ở Ba Lan đã thành hình để chống lại việc tiếp tục trục xuất. Lực lượng Kháng chiến Ba Lan Armia Krajowa đã viện trợ một số súng lục và chất nổ cho các chiến binh. Cuộc nổi dậy bắt đầu vào ngày 19 tháng 4 năm 1943 và kéo dài cho đến ngày 16 tháng 5 năm 1943.
Vì kém trang bị, nên 800 kháng chiến quân thua SS, nhưng đa số cư dân đã cầm cự được gần bốn tuần. Ngày 16 tháng 5 năm 1943, SS dập tắt cuộc nổi dậy, tuyên bố giải tán khugiế, t hơn 56.000 người và chuyển cư dân đến các lò sát sinh.
Ngày 14 tháng 5: Israel kỷ niệm 75 năm ngày thành lập quốc gia
Thế chiến thứ hai, thảm họa tàn sát người Do Thái và trách nhiệm quốc tế dẫn đến một bước ngoặt cho cấu trúc chính trị toàn cầu.
Israel trở thành một lãnh thổ do Anh được Liên Hiệp Quốc ủy trị. Nhưng cả hai phong trào Phục quốc Do Thái và phong trào quốc gia Ả Rập cùng tuyên bố là lãnh thổ này thuộc về mình, cả hai đều nổi lên để chống lại Anh và chống nhau.
Ngày 29 tháng 11 năm 1947, với 2/3 số phiếu thuận và các nước Ả Rập chống lại, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu quy định việc phân chia Palestine thành một quốc gia Ả Rập và một quốc gia Do Thái qua Nghị quyết 181. Kết quả này làm nổ ra các cuộc giao tranh giữa Do Thái và Ả Rập, gây cho nhiều thường dân của hai phía thiệt mạng.
Theo quy định của Liên Hiệp Quốc, chế độ Ủy trị của Anh đối với Palestine kết thúc ngày 14 tháng 5 năm 1948. Chiều cùng ngày, David Ben Gurion đã long trọng tuyên bố thành lập nhà nước Israel. Chỉ vài giờ sau, Hoa Kỳ và Liên Xô công nhận Israel về mặt ngoại giao. Ngay trong đêm, các nước Ai Cập, Iraq, Lebanon, Transjordan và Syria cùng tấn công Israel. Đối với họ, ngày thành lập Israel là thảm họa lịch sử.
Tháng 1 năm 1949, chiến tranh Trung Đông lần thứ nhất kết thúc với chiến thắng của Israel. Từ tháng 2 đến tháng 7 năm 1949, các phe đã ký 4 hiệp định đình chiến. Israel chiếm các phần lãnh thổ được dành cho Palestine. Bờ Tây Jordan và Đông Jerusalem được sáp nhập vào Vương quốc Jordan vào năm 1950 và Dải Gaza được đặt dưới sự quản lý của Ai Cập.
Năm 2023 đánh dấu 30 năm bắt đầu tiến trình hòa bình Oslo. Ngày 13 tháng 9 năm 1993, Trưởng đoàn đàm phán của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), Mahmoud Abbas và Bộ trưởng Ngoại giao Israel Shimon Peres đã ký thỏa thuận đầu tiên “Hiệp định Oslo” tại Washington D.C. Hai bên đã đồng ý về việc chung sống hòa bình và công nhận lẫn nhau, bao gồm cả quyền tồn tại của Israel. Mục đích của thỏa thuận là chuẩn bị cho “Giải pháp hai nhà nước“, Palestine tự trị trong một thời gian tạm thời ở Dải Gaza và Bờ Tây Jordan và Israel rút quân.
Tuy nhiên, vì các điểm tranh chấp chính vẫn chưa được giải quyết, mối xung đột vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.
Mùa hè bầu cử tại Hy Lạp
Hy Lạp dự kiến sẽ bầu quốc hội mới trong mùa hè năm 2023. Trong cuộc bầu cử năm 2019, Nea Dimokratia, đảng bảo thủ đã thắng với đa số tuyệt đối. Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis ngày càng bị cáo buộc có những hành vi độc đoán. Theo Bảng Xếp hạng của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, tự do báo chí của Hy Lạp đã đứng vào hạng chót trong số các nước của Liên Âu.
Ngày 17 tháng 6: Kỷ niệm 70 năm ngày nổi dậy của quần chúng CHDC Đức.
Ngày 17 tháng 6 năm 1953 khoảng một triệu người dân CHDC Đức đã biểu tình tại hơn 700 thành phố và địa phương. Cuộc nổi dậy được châm ngòi khi chế độ SED quyết định việc Xô Viết hóa nhanh chóng và tăng giờ làm việc (tăng định mức). Các nhân viên của khoảng 600 doanh nghiệp đã bỏ việc, yêu cầu cho bầu cử tự do và lãnh đạo Walter Ulbricht phải từ chức. Ở một số nơi đã xảy ra bạo loạn và đụng độ với Công an Nhân dân và Quân đội Liên Xô. Đảng SED và Liên Xô đã phản ứng sắt máu. Xe tăng Liên Xô giết chết 55 người và làm bị thương nhiều người biểu tình.
Sau khi đánh bại phe đối lập, chế độ SED tiếp tục đàn áp người dân. Cho đến sáng ngày 6 tháng 7 năm 1953, khoảng 10.000 người đã bị bắt giữ.
Cuộc nổi dậy là một chấn thương cho Đảng SED, nhưng định hình nền chính trị độc tài của chế độ cho đến khi kết thúc.
Tháng 6: Bầu cử quốc hội và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
Tháng 6 năm 2023, ngày chính xác vẫn chưa được ấn định, người Thổ sẽ bầu tổng thống và 600 đại biểu của quốc hội. Recep Tayyip Erdoğan, lãnh đạo của Đảng Công lý và Phát triển Hồi giáo và Bảo thủ cánh hữu (Adalet ve Kalkınma Partisi, AKP), đã nắm quyền trong hai thập niên, với tư cách là thủ tướng từ năm 2003 và tổng thống từ năm 2014.
Do kết quả của tu chỉnh hiến pháp năm 2017, chức vụ thủ tướng bị bãi bỏ, Erdoğan kết hợp các chức vụ tổng thống và thủ tướng kể từ năm 2018, trong khi quyền hạn của quốc hội bị giảm bớt. Cơ quan Liên Âu chỉ trích gắt gao những thoái bộ liên quan đến pháp quyền, tự do và dân chủ của đất nước.
Năm 2023 cũng là tròn 100 năm Cộng hòa Thổ được thành lập. Sau khi Đế chế Ottoman sụp đổ, Mustafa Kemal Pasha, sau này được gọi là Kemal Atatürk, đã tuyên bố bãi bỏ Vương quốc Hồi giáo vào ngày 29 tháng 10 năm 1923. Kemal Atatürk trở thành tổng thống đầu tiên và Ankara là thủ đô mới.
Ngày 3 tháng 7: Kỷ niệm 50 năm Hội nghị CSCE Helsinki
Ngày 3 tháng 7 năm 1973, “Hội nghị về An ninh và Hợp tác ở Châu Âu” (CSCE) được khai mạc tại Helsinki. Được thành lập như một diễn đàn đối thoại giữa các cường quốc phương Đông và Tây, hội nghị nhằm mục đích thực hiện các dự án chung trong các lĩnh vực văn hóa, giải trừ quân bị và an ninh. Hầu hết tất cả các nước châu Âu, các quốc gia của Hiệp ước Warsaw, Liên Xô, Hoa Kỳ và Canada đã tham gia hội nghị và tạo động lực mới cho an ninh châu Âu.
Ngày 1 tháng 8 năm 1975, CSCE kết thúc với Đạo luật chung quyết Helsinki mang nội dung cam kết từ bỏ bạo lực, bất khả xâm phạm biên giới và tôn trọng nhân quyền.
Ngày 28 tháng 8: Kỷ niệm 60 năm bài diễn văn “Tôi có một giấc mơ”
Ngày 28 tháng 8 năm 1963, hơn 200.000 người đã biểu tình đòi nhân quyền, chống phân biệt đối xử và phân biệt chủng tộc trong một cuộc tuần hành ở Washington D.C.
Trong dịp này, nhà hoạt động cho dân quyền người Mỹ gốc Phi Martin Luther King đã có bài phát biểu nổi tiếng: “Tôi có một giấc mơ, một ngày nào đó bốn đứa con nhỏ của tôi sẽ sống trong một quốc gia, nơi mà chúng được đánh giá không phải bởi màu da mà do bản chất của tính cách”.
Bài phát biểu đã trở thành lý tưởng chung cho phong trào đấu tranh về quyền bình đẳng ở Hoa Kỳ.
Mùa thu: Bầu cử ở Thụy Sĩ, Ba Lan và Ukraine
Ngày 22 tháng 10, Thụy Sĩ sẽ bầu quốc hội mới. Thành phần nhân sự của hai viện cũng sẽ được tổ chức lại. Ngoài ra, Thụy Sĩ đang có kế hoạch tổ chức nhiều cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2023. Thủ tướng Liên bang Walter Thurnherr của Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo của Thụy Sĩ là lãnh đạo Thượng viện.
Ba Lan sẽ bầu quốc hội mới vào mùa thu. Kể từ năm 2015, đảng bảo thủ quốc gia PiS (“Luật pháp và Công lý”) đã lãnh đạo Ba Lan với đa số tuyệt đối. Mateusz Morawiecki làm thủ tướng vào năm 2017.
Ba Lan đã nhiều lần bị Liên Âu chỉ trích về các cải cách tư pháp. Nhiều tranh cãi khiến cho công việc của Tòa Bảo Hiến gặp trở ngại và là mối đe dọa đối với pháp quyền, dân chủ và nhân quyền. Từ năm 2016 Liên Âu phong toả các ngân khoản viện trợ. Sau khi Ba Lan tích cực tham gia yểm trợ trong chiến cuộc Ukraine, các căng thẳng giữa Liên Âu và Ba Lan đã được xoa dịu.
Ngày 29 tháng 10 năm 2023 Ukraine bầu một quốc hội mới (“Verkhova Radna”, Hội đồng tối cao). Vẫn chưa rõ liệu cuộc bầu cử có được tiến hành trong bối cảnh cuộc chiến tranh xâm lược của Nga còn đang tiếp diễn hay không.
Đảng Sluha narodu (tiếng Ukraina: Слуга народу, Người phục vụ nhân dân), chủ trương theo tự do kinh tế và ủng hộ châu Âu, đảng của đương kim Tổng thống Volodymyr Zelensky, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội vừa qua.
Tháng 12 năm 2023 Tây Ban Nha bầu quốc hội
Pedro Sánchez và Đảng Xã hội thắng cử năm 2019, nhưng do không có đa số, nên đã thành lập một chính phủ thiểu số với Unidas Podemos, Đảng tương ứng với cánh tả và Đảng Công nhân Xã hội. Tháng 6 năm ngoái, thủ tướng đã cải tổ việc trẻ trung hoá guồng máy và chính phủ có nhiều phụ nữ tham gia hơn.
30/11–12/12: Hội nghị Khí hậu Thế giới lần thứ 28
Từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 12 tháng 12 Hội nghị Khí hậu Thế giới của Liên Hiệp Quốc (COP28) sẽ diễn ra tại Dubai. Các hội nghị về khí hậu đã diễn ra được gần ba thập thập niên.
Năm 1992, Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janeiro, cộng đồng quốc tế đã thoả thuận Công ước khung về Biến đổi khí hậu. 154 quốc gia cam kết thực hiện mục tiêu giảm lượng khí thải với hiệu ứng nhà kính.
Sau nhiều thảo luận tại COP27 năm 2022, các thách thức vẫn còn tồn đọng. Cộng đồng quốc tế hy vọng là COP 28 2023 Dubai sẽ mang lại nhiều đột biến thuận lợi cho việc giải quyết.
Ngày 10 tháng 12: Kỷ niệm 75 năm Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
Ngày 10 tháng 12 năm 1948, Liên Hiệp Quốc thông qua Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền gồm 30 điều xác định các quyền chính trị, kinh tế, xã hội văn hóa và dân sự. Quyền tự do quan điểm, thông tin và hội họp cũng được tôn trọng. Điều quan trọng nhất là:
“Tất cả mọi người được sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm giá và quyền, không phân biệt chủng tộc, giới tính hay tôn giáo”.
Mặc dù Bản Tuyên ngôn không ràng buộc theo luật pháp quốc tế, nhiều nội dung đã được đưa vào hiến pháp các quốc gia, trong số này có Việt Nam.
Năm 2023 đánh đấu một sự hãnh diện cho Việt Nam. Ngày 11 tháng 10 năm 2022 các quốc gia Đông Nam Á ủng hộ đặc biệt cho Việt Nam trở thành đại diện khu vực Á Châu của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhiệm kỳ 2023-2025.
Tuy nhiên, còn quá sớm để hy vọng Việt Nam sẽ hân hoan chào mừng lễ Kỷ niệm 75 năm này bằng cách cải thiện tình trạng tôn trọng nhân quyền. Thực tế đang cho thấy ngược lại.
Theo ba tổ chức theo dõi nhân quyền UN Watch, Human Rights Foundation và The Raoul Wallenberg Centre for Human Rights cho biết hôm 4 tháng 10 năm 2022, Việt Nam hiện đang thụ lý 56 vụ giết người tùy tiện; nhiều vụ bắt giữ, tra tấn nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, có nhiều vụ tù nhân chính trị chịu những bản án tù dài hạn không thể kiểm chứng.
Theo Bảng Xếp hạng trong năm 2022 của Tổ chức Phóng Viên Không Biên giới, trong 5 năm qua, Việt Nam gia tăng các vụ đàn áp báo chí, cụ thể là Việt Nam hiện đang giam 39 nhà báo và được liệt vào hạng 4 trong số 10 nước đứng chót về đàn áp báo chí.
Bàn ra tán vào (0)
Dự báo các sự kiện nổi bật trên thế giới trong năm 2023
Đỗ Kim Thêm
1-1-2023
Ngày 1 tháng 1: Thụy Điển đảm nhận chức chủ tịch Liên Âu, Croatia lưu hành đồng Euro
Ngày 1 tháng 1, Thụy Điển đảm nhận chức Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu, một chức vụ luân phiên sáu tháng một lần giữa các quốc gia thành viên. Trong sáu tháng này, Thụy Điển chủ trì các cuộc họp và điều phối công việc của Hội đồng là tăng cường vai trò Liên Âu trong bối cảnh toàn cầu, an ninh của dân chúng và cuộc chiến chống tội phạm có tổ chức. Ngày 1 tháng 7 năm 2023, Thụy Điển sẽ bàn giao chức vụ này cho Tây Ban Nha.
Ngày 1 tháng 1, Croatia là thành viên của Thỏa thuận Schengen, có nghĩa là không còn kiểm soát biên giới giữa Croatia và Slovenia và Hungary, hai quốc gia lân cận thành viên của Thoả thuận Schengen. Ngoài ra, Croatia đã trở thành quốc gia thứ 20 sử dụng đồng Euro làm phương tiện thanh toán chính thức.
Ngày 13 và 14 tháng 1: Bầu cử tại Séc
Ngày 13 và 14 tháng 1 sẽ diễn ra vòng đầu cuộc bầu cử tổng thống Cộng hòa Séc. Nếu không ứng cử viên nào được đa số tuyệt đối thì sẽ bầu vòng hai trong ngày 27 và 28 tháng 1. Miloš Zeman, Tổng thống đương nhiệm được bầu vào năm 2013, nhiệm kỳ sẽ kết thúc vào ngày 8 tháng 3 năm 2023 và không thể tái tranh cử. Cựu thủ tướng Andrej Babiš, cựu tướng Petr Pavel và Viện trưởng Đại học Danuše Nerudová là những ứng cử viên sáng giá nhất trong cuộc bầu cử này.
Ngày 24 tháng 2: Kỷ niệm một năm ngày Nga xâm chiếm Ukraine
Ngày 24 tháng 2 năm 2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố quyết định một “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, mà thực ra là một cuộc chiến xâm lược.
Đầu tiên, Nga đưa 200 ngàn quân từ Belarus, bán đảo Crimea và vùng Donbas tấn công vào lãnh thổ Ukraine và thành công trong việc xâm nhập các vùng ngoại ô của Kiev. Ngày 2 tháng 3, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã ra Nghị Quyết lên án Nga với kết quả 141 phiếu thuận, 5 phiếu chống và 35 phiếu trắng (trong số này có Việt Nam).
Cuối tháng 3, Nga tập trung vào miền đông Ukraine. Với sự yểm trợ vũ khí của quốc tế, Hoa Kỳ và NATO, nhất là hệ thống tên lửa HIMARS, Ukraine đã phản công dữ dội và giành lại nhiều khu vực ở phía đông và nam, chiếm ưu thế trên chiến trường, làm cho Nga phải động viên thêm 300.000 tân binh quân dịch để đáp ứng tình thế.
Theo ước tính hiện nay, Nga còn chiếm giữ khoảng 20% lãnh thổ của Ukraine, khoảng 100.000 binh sĩ Nga thiệt mạng; đến tháng 12, hơn 6.300 thường dân Ukraine đã thiệt mạng, hơn 13,7 triệu người Ukraine đã rời khỏi đất nước. Cuộc chiến còn kéo dài và mọi nỗ lực đàm phán đều bế tắc.
Các chủ đề thương thuyết cần đuợc Nga khai thông là tôn trọng quyền toàn vẹn lãnh thổ Ukraine, trao trả các vùng đã chiếm đóng, rút quân và bồi thường cho việc tái thiết hậu chiến. Liệu Liên Hiệp Quốc có thể triệu tập một hội nghị quốc tế hay không, là một vấn đề chưa rõ.
Đang hưởng lợi trong việc mua năng lượng với giá rẻ của Nga, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ không hỗ trợ cho một giải pháp bất lợi cho Nga. Nga là một đồng minh cung cấp vũ khí, Việt Nam không quan tâm đến việc Nga tái lập hoà bình cho Ukraine. Cho đến nay, Việt Nam đã bốn lần bỏ phiếu trắng và một lần bỏ phiếu chống đối với các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về vấn đề Ukraine của Nga.
Nhiều giải pháp ngoại giao cực đoan đã được thảo luận, thí dụ như trục xuất Nga ra khỏi Hội đồng Bảo an LHQ hay truất quyền phủ quyết tại Hội đồng. Giới tình báo quân sự cũng nghĩ đến các biện pháp thay thế cho Putin bằng cách đảo chính hay đưa đi an trú. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, tất cả giải pháp đều không thể thực hiện.
Thiếu vũ khí hiện đại là một trở ngại cho Ukraine sớm chiến thắng. Với tinh thần chiến đấu vô cùng anh dũng, hiện nay 93% dân chúng Ukraine tin rằng Nga sẽ hoàn toàn đại bại.
Ngày 5 tháng 3: Estonia bầu quốc hội
Ngày 5 tháng 3, Estonia bầu quốc hội mới. Cùng với Đảng Dân chủ Xã hội và Đảng Isamaa Bảo thủ, Đảng Cải cách Kinh doanh Tự do Thủ tướng Kaja Kallas lãnh đạo chính phủ. Kallas đã thắng trong một cuộc bầu cử năm 2019. Vào đầu tháng 6, sau khi liên minh sụp đổ, Kallas thành lập chính phủ mới.
Ngày 2 tháng 4: Bầu cử tại Phần Lan
Ngày 2 tháng 4, Phần Lan bầu cử quốc hội. Một liên minh gồm năm đảng lãnh đạo chính phủ. Ngoài Đảng Dân chủ Xã hội, còn có Đảng Trung tâm, Đảng Xanh, Cánh tả và Đảng Nhân dân Thụy Điển, tất cả đều có phụ nữ đứng đầu. Bà Sanna Marins nhậm chức ở tuổi 34, điều hành đất nước từ năm 2019 và trở thành thủ tướng trẻ nhất thế giới.
Ngày 19 tháng 4: Warsaw kỷ niệm 80 năm ngày người dân nổi dậy
Ngày 1 tháng 9 năm 1939, Đức xâm lược Ba Lan. Bốn tuần sau, thủ đô Warsaw bị chiếm đóng. Vào thời điểm này, Warsaw có khoảng 380.000 người Do Thái sống, chiếm khoảng một phần ba dân số và là một cộng đồng đông nhất tại châu Âu. Tháng 10 năm 1940, Đức ra lệnh thành lập khu Ghetto để phong toả cộng đồng. Cư dân lâm cảnh đói khát và khốn khổ, vì SS (Schutzstaffel, một tổ chức thuộc Đảng Quốc xã thời Hitler) dùng bạo lực và khủng bố để trấn áp.
Tháng 7 năm 1942, nhiều người Do Thái đầu tiên bị trục xuất ra khỏi khu cư trú và đưa đến lò sát sinh ở Treblinka. Đến cuối tháng 9 năm 1949, có khoảng 280.000 bị trục xuất.
Các tổ chức kháng chiến của người Do Thái ở Ba Lan đã thành hình để chống lại việc tiếp tục trục xuất. Lực lượng Kháng chiến Ba Lan Armia Krajowa đã viện trợ một số súng lục và chất nổ cho các chiến binh. Cuộc nổi dậy bắt đầu vào ngày 19 tháng 4 năm 1943 và kéo dài cho đến ngày 16 tháng 5 năm 1943.
Vì kém trang bị, nên 800 kháng chiến quân thua SS, nhưng đa số cư dân đã cầm cự được gần bốn tuần. Ngày 16 tháng 5 năm 1943, SS dập tắt cuộc nổi dậy, tuyên bố giải tán khugiế, t hơn 56.000 người và chuyển cư dân đến các lò sát sinh.
Ngày 14 tháng 5: Israel kỷ niệm 75 năm ngày thành lập quốc gia
Thế chiến thứ hai, thảm họa tàn sát người Do Thái và trách nhiệm quốc tế dẫn đến một bước ngoặt cho cấu trúc chính trị toàn cầu.
Israel trở thành một lãnh thổ do Anh được Liên Hiệp Quốc ủy trị. Nhưng cả hai phong trào Phục quốc Do Thái và phong trào quốc gia Ả Rập cùng tuyên bố là lãnh thổ này thuộc về mình, cả hai đều nổi lên để chống lại Anh và chống nhau.
Ngày 29 tháng 11 năm 1947, với 2/3 số phiếu thuận và các nước Ả Rập chống lại, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu quy định việc phân chia Palestine thành một quốc gia Ả Rập và một quốc gia Do Thái qua Nghị quyết 181. Kết quả này làm nổ ra các cuộc giao tranh giữa Do Thái và Ả Rập, gây cho nhiều thường dân của hai phía thiệt mạng.
Theo quy định của Liên Hiệp Quốc, chế độ Ủy trị của Anh đối với Palestine kết thúc ngày 14 tháng 5 năm 1948. Chiều cùng ngày, David Ben Gurion đã long trọng tuyên bố thành lập nhà nước Israel. Chỉ vài giờ sau, Hoa Kỳ và Liên Xô công nhận Israel về mặt ngoại giao. Ngay trong đêm, các nước Ai Cập, Iraq, Lebanon, Transjordan và Syria cùng tấn công Israel. Đối với họ, ngày thành lập Israel là thảm họa lịch sử.
Tháng 1 năm 1949, chiến tranh Trung Đông lần thứ nhất kết thúc với chiến thắng của Israel. Từ tháng 2 đến tháng 7 năm 1949, các phe đã ký 4 hiệp định đình chiến. Israel chiếm các phần lãnh thổ được dành cho Palestine. Bờ Tây Jordan và Đông Jerusalem được sáp nhập vào Vương quốc Jordan vào năm 1950 và Dải Gaza được đặt dưới sự quản lý của Ai Cập.
Năm 2023 đánh dấu 30 năm bắt đầu tiến trình hòa bình Oslo. Ngày 13 tháng 9 năm 1993, Trưởng đoàn đàm phán của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), Mahmoud Abbas và Bộ trưởng Ngoại giao Israel Shimon Peres đã ký thỏa thuận đầu tiên “Hiệp định Oslo” tại Washington D.C. Hai bên đã đồng ý về việc chung sống hòa bình và công nhận lẫn nhau, bao gồm cả quyền tồn tại của Israel. Mục đích của thỏa thuận là chuẩn bị cho “Giải pháp hai nhà nước“, Palestine tự trị trong một thời gian tạm thời ở Dải Gaza và Bờ Tây Jordan và Israel rút quân.
Tuy nhiên, vì các điểm tranh chấp chính vẫn chưa được giải quyết, mối xung đột vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.
Mùa hè bầu cử tại Hy Lạp
Hy Lạp dự kiến sẽ bầu quốc hội mới trong mùa hè năm 2023. Trong cuộc bầu cử năm 2019, Nea Dimokratia, đảng bảo thủ đã thắng với đa số tuyệt đối. Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis ngày càng bị cáo buộc có những hành vi độc đoán. Theo Bảng Xếp hạng của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, tự do báo chí của Hy Lạp đã đứng vào hạng chót trong số các nước của Liên Âu.
Ngày 17 tháng 6: Kỷ niệm 70 năm ngày nổi dậy của quần chúng CHDC Đức.
Ngày 17 tháng 6 năm 1953 khoảng một triệu người dân CHDC Đức đã biểu tình tại hơn 700 thành phố và địa phương. Cuộc nổi dậy được châm ngòi khi chế độ SED quyết định việc Xô Viết hóa nhanh chóng và tăng giờ làm việc (tăng định mức). Các nhân viên của khoảng 600 doanh nghiệp đã bỏ việc, yêu cầu cho bầu cử tự do và lãnh đạo Walter Ulbricht phải từ chức. Ở một số nơi đã xảy ra bạo loạn và đụng độ với Công an Nhân dân và Quân đội Liên Xô. Đảng SED và Liên Xô đã phản ứng sắt máu. Xe tăng Liên Xô giết chết 55 người và làm bị thương nhiều người biểu tình.
Sau khi đánh bại phe đối lập, chế độ SED tiếp tục đàn áp người dân. Cho đến sáng ngày 6 tháng 7 năm 1953, khoảng 10.000 người đã bị bắt giữ.
Cuộc nổi dậy là một chấn thương cho Đảng SED, nhưng định hình nền chính trị độc tài của chế độ cho đến khi kết thúc.
Tháng 6: Bầu cử quốc hội và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
Tháng 6 năm 2023, ngày chính xác vẫn chưa được ấn định, người Thổ sẽ bầu tổng thống và 600 đại biểu của quốc hội. Recep Tayyip Erdoğan, lãnh đạo của Đảng Công lý và Phát triển Hồi giáo và Bảo thủ cánh hữu (Adalet ve Kalkınma Partisi, AKP), đã nắm quyền trong hai thập niên, với tư cách là thủ tướng từ năm 2003 và tổng thống từ năm 2014.
Do kết quả của tu chỉnh hiến pháp năm 2017, chức vụ thủ tướng bị bãi bỏ, Erdoğan kết hợp các chức vụ tổng thống và thủ tướng kể từ năm 2018, trong khi quyền hạn của quốc hội bị giảm bớt. Cơ quan Liên Âu chỉ trích gắt gao những thoái bộ liên quan đến pháp quyền, tự do và dân chủ của đất nước.
Năm 2023 cũng là tròn 100 năm Cộng hòa Thổ được thành lập. Sau khi Đế chế Ottoman sụp đổ, Mustafa Kemal Pasha, sau này được gọi là Kemal Atatürk, đã tuyên bố bãi bỏ Vương quốc Hồi giáo vào ngày 29 tháng 10 năm 1923. Kemal Atatürk trở thành tổng thống đầu tiên và Ankara là thủ đô mới.
Ngày 3 tháng 7: Kỷ niệm 50 năm Hội nghị CSCE Helsinki
Ngày 3 tháng 7 năm 1973, “Hội nghị về An ninh và Hợp tác ở Châu Âu” (CSCE) được khai mạc tại Helsinki. Được thành lập như một diễn đàn đối thoại giữa các cường quốc phương Đông và Tây, hội nghị nhằm mục đích thực hiện các dự án chung trong các lĩnh vực văn hóa, giải trừ quân bị và an ninh. Hầu hết tất cả các nước châu Âu, các quốc gia của Hiệp ước Warsaw, Liên Xô, Hoa Kỳ và Canada đã tham gia hội nghị và tạo động lực mới cho an ninh châu Âu.
Ngày 1 tháng 8 năm 1975, CSCE kết thúc với Đạo luật chung quyết Helsinki mang nội dung cam kết từ bỏ bạo lực, bất khả xâm phạm biên giới và tôn trọng nhân quyền.
Ngày 28 tháng 8: Kỷ niệm 60 năm bài diễn văn “Tôi có một giấc mơ”
Ngày 28 tháng 8 năm 1963, hơn 200.000 người đã biểu tình đòi nhân quyền, chống phân biệt đối xử và phân biệt chủng tộc trong một cuộc tuần hành ở Washington D.C.
Trong dịp này, nhà hoạt động cho dân quyền người Mỹ gốc Phi Martin Luther King đã có bài phát biểu nổi tiếng: “Tôi có một giấc mơ, một ngày nào đó bốn đứa con nhỏ của tôi sẽ sống trong một quốc gia, nơi mà chúng được đánh giá không phải bởi màu da mà do bản chất của tính cách”.
Bài phát biểu đã trở thành lý tưởng chung cho phong trào đấu tranh về quyền bình đẳng ở Hoa Kỳ.
Mùa thu: Bầu cử ở Thụy Sĩ, Ba Lan và Ukraine
Ngày 22 tháng 10, Thụy Sĩ sẽ bầu quốc hội mới. Thành phần nhân sự của hai viện cũng sẽ được tổ chức lại. Ngoài ra, Thụy Sĩ đang có kế hoạch tổ chức nhiều cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2023. Thủ tướng Liên bang Walter Thurnherr của Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo của Thụy Sĩ là lãnh đạo Thượng viện.
Ba Lan sẽ bầu quốc hội mới vào mùa thu. Kể từ năm 2015, đảng bảo thủ quốc gia PiS (“Luật pháp và Công lý”) đã lãnh đạo Ba Lan với đa số tuyệt đối. Mateusz Morawiecki làm thủ tướng vào năm 2017.
Ba Lan đã nhiều lần bị Liên Âu chỉ trích về các cải cách tư pháp. Nhiều tranh cãi khiến cho công việc của Tòa Bảo Hiến gặp trở ngại và là mối đe dọa đối với pháp quyền, dân chủ và nhân quyền. Từ năm 2016 Liên Âu phong toả các ngân khoản viện trợ. Sau khi Ba Lan tích cực tham gia yểm trợ trong chiến cuộc Ukraine, các căng thẳng giữa Liên Âu và Ba Lan đã được xoa dịu.
Ngày 29 tháng 10 năm 2023 Ukraine bầu một quốc hội mới (“Verkhova Radna”, Hội đồng tối cao). Vẫn chưa rõ liệu cuộc bầu cử có được tiến hành trong bối cảnh cuộc chiến tranh xâm lược của Nga còn đang tiếp diễn hay không.
Đảng Sluha narodu (tiếng Ukraina: Слуга народу, Người phục vụ nhân dân), chủ trương theo tự do kinh tế và ủng hộ châu Âu, đảng của đương kim Tổng thống Volodymyr Zelensky, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội vừa qua.
Tháng 12 năm 2023 Tây Ban Nha bầu quốc hội
Pedro Sánchez và Đảng Xã hội thắng cử năm 2019, nhưng do không có đa số, nên đã thành lập một chính phủ thiểu số với Unidas Podemos, Đảng tương ứng với cánh tả và Đảng Công nhân Xã hội. Tháng 6 năm ngoái, thủ tướng đã cải tổ việc trẻ trung hoá guồng máy và chính phủ có nhiều phụ nữ tham gia hơn.
30/11–12/12: Hội nghị Khí hậu Thế giới lần thứ 28
Từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 12 tháng 12 Hội nghị Khí hậu Thế giới của Liên Hiệp Quốc (COP28) sẽ diễn ra tại Dubai. Các hội nghị về khí hậu đã diễn ra được gần ba thập thập niên.
Năm 1992, Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janeiro, cộng đồng quốc tế đã thoả thuận Công ước khung về Biến đổi khí hậu. 154 quốc gia cam kết thực hiện mục tiêu giảm lượng khí thải với hiệu ứng nhà kính.
Sau nhiều thảo luận tại COP27 năm 2022, các thách thức vẫn còn tồn đọng. Cộng đồng quốc tế hy vọng là COP 28 2023 Dubai sẽ mang lại nhiều đột biến thuận lợi cho việc giải quyết.
Ngày 10 tháng 12: Kỷ niệm 75 năm Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
Ngày 10 tháng 12 năm 1948, Liên Hiệp Quốc thông qua Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền gồm 30 điều xác định các quyền chính trị, kinh tế, xã hội văn hóa và dân sự. Quyền tự do quan điểm, thông tin và hội họp cũng được tôn trọng. Điều quan trọng nhất là:
“Tất cả mọi người được sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm giá và quyền, không phân biệt chủng tộc, giới tính hay tôn giáo”.
Mặc dù Bản Tuyên ngôn không ràng buộc theo luật pháp quốc tế, nhiều nội dung đã được đưa vào hiến pháp các quốc gia, trong số này có Việt Nam.
Năm 2023 đánh đấu một sự hãnh diện cho Việt Nam. Ngày 11 tháng 10 năm 2022 các quốc gia Đông Nam Á ủng hộ đặc biệt cho Việt Nam trở thành đại diện khu vực Á Châu của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhiệm kỳ 2023-2025.
Tuy nhiên, còn quá sớm để hy vọng Việt Nam sẽ hân hoan chào mừng lễ Kỷ niệm 75 năm này bằng cách cải thiện tình trạng tôn trọng nhân quyền. Thực tế đang cho thấy ngược lại.
Theo ba tổ chức theo dõi nhân quyền UN Watch, Human Rights Foundation và The Raoul Wallenberg Centre for Human Rights cho biết hôm 4 tháng 10 năm 2022, Việt Nam hiện đang thụ lý 56 vụ giết người tùy tiện; nhiều vụ bắt giữ, tra tấn nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, có nhiều vụ tù nhân chính trị chịu những bản án tù dài hạn không thể kiểm chứng.
Theo Bảng Xếp hạng trong năm 2022 của Tổ chức Phóng Viên Không Biên giới, trong 5 năm qua, Việt Nam gia tăng các vụ đàn áp báo chí, cụ thể là Việt Nam hiện đang giam 39 nhà báo và được liệt vào hạng 4 trong số 10 nước đứng chót về đàn áp báo chí.