Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
BƯỚC ĐƯỜNG CÙNG - Việt Nhân ( Repost )
(HNPĐ) Cú phôn được gọi từ bên Chicago, ông bạn thuở học trò, cũng có thể gọi anh là bạn nối khố của mỗ tôi, chơi thân nhau từ ngày đầu đệ thất, hai đứa tính tình khác biệt, bạn tôi ưa nói như thể ta đây kẻ cả, còn mỗ tôi lại luôn lắng nghe bạn, và chắc có lẽ cũng từ cái thằng ưa nói, có thằng chịu nghe mà hai đứa nên bạn thân? Nay đã đạp ngạch cửa tuổi bảy mươi, mà trong xưng hô vẫn mầy tao như cũ:
-Đọc câu chuyện đăng sáng nay, mấy thằng bạn bên này cười quá xá, và kết luận rằng chắc chắn một điều là người viết chưa từng về Việt Nam, ít ra là cả chục năm rồi.
-Vậy ra mấy ông bên đó làm thầy bói cũng khá đó chứ.
-Chứ sao! Bài viết giống như kể chuyện của những năm một ngàn chín trăm hồi nẫm… Và cả cái đài RFA, có cảm tưởng như người tường trình không thực sống ngay trong nước, mà nếu có thì cũng chỉ là kẻ nghe loáng thoáng câu chuyện, nên nói không sát thực tế xã hội bên nhà. Tao vừa về bển, có thể nói là vừa đi thực tế về, như lời khuyên của thứ trưởng Sơn heo: “Hãy về, để tận mắt nhìn sự đổi khác của đất nước…”
-Như vậy có phải ý nói câu chuyện “món quà dâng bác” đăng sáng nay, với những ai đã từng về bên ấy gần đây, thì nó đáng sổ toẹt?
-Không đến nỗi tệ như thế, nhưng để khuyến khích cho điểm câu chuyện được ba trên mười.
-Dở đến như vậy sao?
-Chứ sao! Chỉ có ngái ngủ mới viết câu “Thú vật mới quay lưng lại với nỗi đau đồng loại - Nên kẻ đáng chửi hơn bọn cộng sản, chính là những ai ngày nào cùng là nạn nhân, nhưng may mắn thoát được, nay lại quay ngược trở về với một bộ lông mới.” Who cares? Ngay dân trong nước cũng không ai ke, ai đau mặc, miễn mình không đau là tốt, còn chuyện làm gái chơi bây giờ, nó như trăm, ngàn nghề khác… Gái điếm, cô giáo, the same, kiếm sống bằng trôn hay bằng miệng như nhau, cô giáo muốn cứ vô tư làm gái, còn gái không cần dấu chuyện mình làm, lại còn quảng cáo thêm cho đắt khách, già 50 tuổi, câm, điếc, đui, cũng ra đường đứng đón khách tá lả.
Để kết anh nói, hai chữ “vô cảm” mà chúng ta bên đây, bên đấy, gần đây ưa dùng, là vô cùng đúng với hiện thực con người mới xã nghĩa hôm nay, cái vô cảm cả tâm lẫn trí, tức là không tim, không óc. Những chuyện ngày trước cho là xấu, nay ai cũng cứ thoải mái làm, quá thường với những cảnh gái cùng khách “ịn” nhau ngay góc phố đèn mờ, bị cướp, bị nạn, thiên hạ đứng nhìn như xem phim, văn hóa người Hà Lội được thể hiện ngay trên đường phố Saigon.
Đó là câu chuyện của anh bạn tôi bên Chicago, về dự đám tang ông chú tháng rồi, nay trở về Mẽo gọi phôn nói chuyện cùng mỗ tôi, anh tự khen mình tường trình từ xứ xã nghĩa, hay hơn, trung thực hơn của đặc phái viên đài RFA. Xin cám ơn anh bạn mỗ tôi, nay xin mới Quý vị xem lại câu chuyện đăng trên HNPĐ-2012, kể lại những ngày mỗ tôi vừa ra tù, để thấy thiên đàng của bác ngày càng tỏa sáng.
BƯỚC ĐƯỜNG CÙNG - Tôi đi tù về, giấy ra trại của tôi là địa chỉ ở một tỉnh nhỏ, không phải của người thân tôi, và địa chỉ đó cũng không còn hiện hữu, nó đã bị giải tỏa từ những ngày rất sớm khi chúng chiếm được miền nam, vì lý do gì chẳng hiểu mà bộ nội vụ và trị an, chúng đưa tôi về đó như là một nơi chỉ định cư trú. Đồn công an nơi tôi trình diện, họ cũng đã lúng túng giống tôi, cả người quản lý lẫn thằng tù vừa được tha, không biết tại sao - Như vậy vừa ra tù tôi đã phải làm một kẻ vô gia cư, sống lang thang từ đó mặc dù vẫn còn người thân tại Sài gòn.
Theo lịnh công an tôi hằng ngày vẫn phải trình diện chúng, vì là đang trong tình trạng quản chế như luật định, cho tới một hôm nghe lén được biết chúng đã có nơi đưa tôi đi, nghe đâu là một nông trường - Thế là phải tìm đường thoát thôi. Ông trời vẫn còn thương, nên tôi cũng thoát được về Sài gòn, trên người chỉ mỗi tờ giấy ra trại, nhưng không phải cho về thành phố - Con người ai cũng muốn là người tốt, tôi tìm đến phòng quản lý trật từ trị an xã hội của công an thành phố để xin tạm trú, một tên sĩ quan tiếp tôi với bộ mặt xã hội đen, hắn ra lịnh cho tôi phải trở về ngay nơi giấy ra trại đã ghi.
-Các toán kiểm tra mà gặp anh bất cứ đâu trong thành phố, Anh sẽ bị đưa tới trại tập trung ngay… Lời nói của tên công an là thật chứ không phải đe suông, tôi hiểu điều đó, và tôi cũng không thể sống tại nhà người thân, đó là nơi chúng tìm tôi trước tiên nếu chúng muốn, tôi tìm về những khu cư dân lao động mà sống. Nơi ở của tôi cũng vì thế mà phải thay đổi thường xuyên, có chổ ngắn có chổ dài, có chổ chỉ được vài tuần thì tên công an khu vực gọi chủ nhà làm việc, thế là tôi phải đi, đồ đạc tế nhuyễn gom vừa gọn thùng các tông, lếch thếch lại tìm nơi ở mới.
Chổ tôi đang ở thuộc quận ngoại thành, dân trong xóm đủ hạng người, những con người tận cùng dưới đáy của cái xã hội xã nghĩa, có thể gọi đó là những con vật người, hầu hết họ là người có học nhưng phải lúc sa cơ mà bước vào con đường cùng. Là những người bỏ vùng kinh tế mới trốn về, cũng không giấy tờ tùy thân như tôi, là cư dân lậu họ làm đủ nghề, đàn ông thì những việc lao đông nặng, như khuân vác, đạp xích lô, đạp xe thồ, đàn bà nếu có tí vốn thì sắm được gánh hàng rong, hay thúng xôi thúng bánh, còn không có gì cả ngoài vốn trời cho thì đi làm gái.
Những người đàn bà làm gái này, sáng họ đạp xe vào thành phố tìm khách, đêm thật khuya họ mới về, vả họ có về hay không, cũng chẳng ai quan tâm - Nhà tôi trọ cũng có hai người như thế, tôi chưa được biết mặt họ, chỉ thấy hai cái ghế bố trong góc khuất chái nhà, chủ nhà nói là của họ. Chủ nhà là một ông đạp xích lô, trong lúc khốn cùng ông cho tôi núp chung mái che, chổ tiền tôi đưa cho ông không nhiều, nhưng cũng là cái ông cần - Dĩ nhiên trong thành thật, tôi không dấu thân phận tôi cùng ông, đó cũng là điều hay, hơn một chục năm tù của tôi, có phần làm ông ngại bọn công an khu vực khó dễ, nhưng quá khứ tôi ngày nào, cũng cho thấy có cái nhìn khác trong mắt ông về tôi.
Đang trong hoàn cảnh như thế tôi gặp lại em, là một trong hai người làm gái chung nhà - Vân Lan, ngày nào học lớp toán tôi kèm, cô học trò mà tôi vẫn đùa gọi em là “mụ” đầm non, bởi chưa bao giờ em khoác chiếc áo dài. Em luôn nhí nhảnh với những chiếc áo đầm - Sáng hôm gặp lại nhau đó, tôi bệnh không đi bốc vác được, và đã hơn hai mươi năm mà hai người vẫn nhận ra nhau ngay, em là người lên tiếng trước, trong khi tôi còn đang sững sờ.
-Anh giáo phải không.
-Có phải là…Vân Lan?
-Lan đây anh, bây giờ anh đang làm gì?
-Bốc xếp em à.
Một thoáng ngập ngừng em hỏi:
-Phải đến độ như vậy sao?
-Có gì đâu, qua một cuộc bể dâu thì chuyện đổi đời là thường.
-Trông anh khác xưa nhiều lắm, nhưng Lan vẫn nhận ra anh ngay.
-Trông em vẫn vậy, vẫn đẹp như ngày còn bé đứng trên bục hôm tất niên hát bài “Khi xưa ta bé Bang Bang”
-Ô, anh vẫn còn nhớ chuyện đó, mau quá phải không anh, đã hơn hai mươi năm rồi còn gì!
-Em lúc này ra sao?
-Cũng như anh nói, cũng trầm luân trong cuộc bể dâu, nhưng có lẽ em là đàn bà nên chuyện trầm sâu hơn người đàn ông là chuyện thường tình.
-Gia đình em sao rồi.
-Em đã có một cháu 12, cả hai cha con mất tin tức trong một chuyến vượt biên… Chồng em đi tù về, vì không đủ tiền em ở lại để hai cha con đi trước, chính vì ở lại mà đời em hôm nay tận cùng như thế này, nếu em cùng đi có lẽ cái chết ngoài biển khơi vẫn hơn cuộc sống của em hôm nay, cuộc sống mà chính em cũng phải xót sa cho đời mình… còn anh ra sao?
-Cũng như em, nát vụn không còn một mảnh nào lành lặn, để có thể ráp lại mà dùng!
Tới đó không hiểu sao cả hai bổng lặng thinh, không nói thêm một lời nào, có lẽ không muốn làm nhau đau thêm, và đau ngay cả cho chính mình, em chào tôi với câu “Anh nghỉ đi, em… đi làm” hai tiếng “đi làm” em nói trong ngập ngừng, tôi hiểu nỗi lòng em khi nói những tiếng đó. Nhìn em đã xa, chiếc nón kéo sụp xuống che kín mặt như thể che phận mình, nhớ ngày nào là một cô gái nhí nhảnh luôn nhảy chân sáo, có ai nào ngờ… Nói chi đâu xa ngay bản thân tôi cũng có đâu ngờ rằng đời mình có ngày như hôm nay!
Trong chế độ này người ta hỏi, những chuyện ngày nào nói là tàn dư Mỹ Ngụy, sao vẫn còn hoài chưa dứt - Sáng nay ngoài quán cà fé Bến Nghé, ai cũng bàn tán chuyện các cô hoa hậu người mẫu bị bắt vì bán dâm cho đại gia, mỗi lần năm bảy ngàn đô. Rồi người ta lấy làm lạ là báo chí trong nước làm rùm beng, cứ làm như chế độ xã nghĩa không có đĩ, nên mới ầm ĩ như thể chuyện trái đất này đến ngày tận thế, người ta còn hỏi, các ông đại gia chơi gái có phải tội ác chế độ cũ, sao không thấy nói?
Không có kẻ mua sao có người bán, kẻ mua bỏ một lúc năm bảy ngàn đô có phải là những kẻ thừa những “đồng tiền máu” mà đem ra ăn chơi, có phải đó là lũ sống theo lối thú vật, tạo nên xã hội suy đồi, đạo đức tha hóa, rồi làm như tốt lành mà lên mặt xử phạt? Vậy xin hỏi chế độ cộng sản hiện nay sao có quá nhiều đĩ như vậy, ai đã đẩy họ đến con đường làm đĩ? Và người dân nói tiền chơi ngàn đô như thế kẻ mua là ai?, chứ dân đen làm gì có tiền mà mua, để mà tạo ra thứ đĩ tầm cỡ như thế này.
Người dân đã cay đắng mà nói rằng từ khi bước theo đường bác đi, đĩ điếm nhiều hơn dân… Vậy như thế ai phải làm con đĩ và ai là thằng điếm ở đây? Thiết nghĩ các cô gái nói trên bán trôn nuôi miệng cũng còn lương thiện và danh giá hơn bọn bán nước cho ngoại bang, chúng đã bán đất, bán biển để vinh thân phì gia. Chắc chắn đáng xấu hổ và nhục nhã, chính là bọn chóp bu lãnh đạo xã nghĩa, chứ nào phải những người con gái bất hạnh kia, họ bán trôn của họ chứ chưa đi ăn cắp, ăn cướp của người khác để đem bán.
Họ chỉ là nạn nhân của cái chế độ khốn nạn hôm nay bên quê nhà!
Việt Nhân (HNPĐ)
BƯỚC ĐƯỜNG CÙNG - Việt Nhân ( Repost )
(HNPĐ) Cú phôn được gọi từ bên Chicago, ông bạn thuở học trò, cũng có thể gọi anh là bạn nối khố của mỗ tôi, chơi thân nhau từ ngày đầu đệ thất, hai đứa tính tình khác biệt, bạn tôi ưa nói như thể ta đây kẻ cả, còn mỗ tôi lại luôn lắng nghe bạn, và chắc có lẽ cũng từ cái thằng ưa nói, có thằng chịu nghe mà hai đứa nên bạn thân? Nay đã đạp ngạch cửa tuổi bảy mươi, mà trong xưng hô vẫn mầy tao như cũ:
-Đọc câu chuyện đăng sáng nay, mấy thằng bạn bên này cười quá xá, và kết luận rằng chắc chắn một điều là người viết chưa từng về Việt Nam, ít ra là cả chục năm rồi.
-Vậy ra mấy ông bên đó làm thầy bói cũng khá đó chứ.
-Chứ sao! Bài viết giống như kể chuyện của những năm một ngàn chín trăm hồi nẫm… Và cả cái đài RFA, có cảm tưởng như người tường trình không thực sống ngay trong nước, mà nếu có thì cũng chỉ là kẻ nghe loáng thoáng câu chuyện, nên nói không sát thực tế xã hội bên nhà. Tao vừa về bển, có thể nói là vừa đi thực tế về, như lời khuyên của thứ trưởng Sơn heo: “Hãy về, để tận mắt nhìn sự đổi khác của đất nước…”
-Như vậy có phải ý nói câu chuyện “món quà dâng bác” đăng sáng nay, với những ai đã từng về bên ấy gần đây, thì nó đáng sổ toẹt?
-Không đến nỗi tệ như thế, nhưng để khuyến khích cho điểm câu chuyện được ba trên mười.
-Dở đến như vậy sao?
-Chứ sao! Chỉ có ngái ngủ mới viết câu “Thú vật mới quay lưng lại với nỗi đau đồng loại - Nên kẻ đáng chửi hơn bọn cộng sản, chính là những ai ngày nào cùng là nạn nhân, nhưng may mắn thoát được, nay lại quay ngược trở về với một bộ lông mới.” Who cares? Ngay dân trong nước cũng không ai ke, ai đau mặc, miễn mình không đau là tốt, còn chuyện làm gái chơi bây giờ, nó như trăm, ngàn nghề khác… Gái điếm, cô giáo, the same, kiếm sống bằng trôn hay bằng miệng như nhau, cô giáo muốn cứ vô tư làm gái, còn gái không cần dấu chuyện mình làm, lại còn quảng cáo thêm cho đắt khách, già 50 tuổi, câm, điếc, đui, cũng ra đường đứng đón khách tá lả.
Để kết anh nói, hai chữ “vô cảm” mà chúng ta bên đây, bên đấy, gần đây ưa dùng, là vô cùng đúng với hiện thực con người mới xã nghĩa hôm nay, cái vô cảm cả tâm lẫn trí, tức là không tim, không óc. Những chuyện ngày trước cho là xấu, nay ai cũng cứ thoải mái làm, quá thường với những cảnh gái cùng khách “ịn” nhau ngay góc phố đèn mờ, bị cướp, bị nạn, thiên hạ đứng nhìn như xem phim, văn hóa người Hà Lội được thể hiện ngay trên đường phố Saigon.
Đó là câu chuyện của anh bạn tôi bên Chicago, về dự đám tang ông chú tháng rồi, nay trở về Mẽo gọi phôn nói chuyện cùng mỗ tôi, anh tự khen mình tường trình từ xứ xã nghĩa, hay hơn, trung thực hơn của đặc phái viên đài RFA. Xin cám ơn anh bạn mỗ tôi, nay xin mới Quý vị xem lại câu chuyện đăng trên HNPĐ-2012, kể lại những ngày mỗ tôi vừa ra tù, để thấy thiên đàng của bác ngày càng tỏa sáng.
BƯỚC ĐƯỜNG CÙNG - Tôi đi tù về, giấy ra trại của tôi là địa chỉ ở một tỉnh nhỏ, không phải của người thân tôi, và địa chỉ đó cũng không còn hiện hữu, nó đã bị giải tỏa từ những ngày rất sớm khi chúng chiếm được miền nam, vì lý do gì chẳng hiểu mà bộ nội vụ và trị an, chúng đưa tôi về đó như là một nơi chỉ định cư trú. Đồn công an nơi tôi trình diện, họ cũng đã lúng túng giống tôi, cả người quản lý lẫn thằng tù vừa được tha, không biết tại sao - Như vậy vừa ra tù tôi đã phải làm một kẻ vô gia cư, sống lang thang từ đó mặc dù vẫn còn người thân tại Sài gòn.
Theo lịnh công an tôi hằng ngày vẫn phải trình diện chúng, vì là đang trong tình trạng quản chế như luật định, cho tới một hôm nghe lén được biết chúng đã có nơi đưa tôi đi, nghe đâu là một nông trường - Thế là phải tìm đường thoát thôi. Ông trời vẫn còn thương, nên tôi cũng thoát được về Sài gòn, trên người chỉ mỗi tờ giấy ra trại, nhưng không phải cho về thành phố - Con người ai cũng muốn là người tốt, tôi tìm đến phòng quản lý trật từ trị an xã hội của công an thành phố để xin tạm trú, một tên sĩ quan tiếp tôi với bộ mặt xã hội đen, hắn ra lịnh cho tôi phải trở về ngay nơi giấy ra trại đã ghi.
-Các toán kiểm tra mà gặp anh bất cứ đâu trong thành phố, Anh sẽ bị đưa tới trại tập trung ngay… Lời nói của tên công an là thật chứ không phải đe suông, tôi hiểu điều đó, và tôi cũng không thể sống tại nhà người thân, đó là nơi chúng tìm tôi trước tiên nếu chúng muốn, tôi tìm về những khu cư dân lao động mà sống. Nơi ở của tôi cũng vì thế mà phải thay đổi thường xuyên, có chổ ngắn có chổ dài, có chổ chỉ được vài tuần thì tên công an khu vực gọi chủ nhà làm việc, thế là tôi phải đi, đồ đạc tế nhuyễn gom vừa gọn thùng các tông, lếch thếch lại tìm nơi ở mới.
Chổ tôi đang ở thuộc quận ngoại thành, dân trong xóm đủ hạng người, những con người tận cùng dưới đáy của cái xã hội xã nghĩa, có thể gọi đó là những con vật người, hầu hết họ là người có học nhưng phải lúc sa cơ mà bước vào con đường cùng. Là những người bỏ vùng kinh tế mới trốn về, cũng không giấy tờ tùy thân như tôi, là cư dân lậu họ làm đủ nghề, đàn ông thì những việc lao đông nặng, như khuân vác, đạp xích lô, đạp xe thồ, đàn bà nếu có tí vốn thì sắm được gánh hàng rong, hay thúng xôi thúng bánh, còn không có gì cả ngoài vốn trời cho thì đi làm gái.
Những người đàn bà làm gái này, sáng họ đạp xe vào thành phố tìm khách, đêm thật khuya họ mới về, vả họ có về hay không, cũng chẳng ai quan tâm - Nhà tôi trọ cũng có hai người như thế, tôi chưa được biết mặt họ, chỉ thấy hai cái ghế bố trong góc khuất chái nhà, chủ nhà nói là của họ. Chủ nhà là một ông đạp xích lô, trong lúc khốn cùng ông cho tôi núp chung mái che, chổ tiền tôi đưa cho ông không nhiều, nhưng cũng là cái ông cần - Dĩ nhiên trong thành thật, tôi không dấu thân phận tôi cùng ông, đó cũng là điều hay, hơn một chục năm tù của tôi, có phần làm ông ngại bọn công an khu vực khó dễ, nhưng quá khứ tôi ngày nào, cũng cho thấy có cái nhìn khác trong mắt ông về tôi.
Đang trong hoàn cảnh như thế tôi gặp lại em, là một trong hai người làm gái chung nhà - Vân Lan, ngày nào học lớp toán tôi kèm, cô học trò mà tôi vẫn đùa gọi em là “mụ” đầm non, bởi chưa bao giờ em khoác chiếc áo dài. Em luôn nhí nhảnh với những chiếc áo đầm - Sáng hôm gặp lại nhau đó, tôi bệnh không đi bốc vác được, và đã hơn hai mươi năm mà hai người vẫn nhận ra nhau ngay, em là người lên tiếng trước, trong khi tôi còn đang sững sờ.
-Anh giáo phải không.
-Có phải là…Vân Lan?
-Lan đây anh, bây giờ anh đang làm gì?
-Bốc xếp em à.
Một thoáng ngập ngừng em hỏi:
-Phải đến độ như vậy sao?
-Có gì đâu, qua một cuộc bể dâu thì chuyện đổi đời là thường.
-Trông anh khác xưa nhiều lắm, nhưng Lan vẫn nhận ra anh ngay.
-Trông em vẫn vậy, vẫn đẹp như ngày còn bé đứng trên bục hôm tất niên hát bài “Khi xưa ta bé Bang Bang”
-Ô, anh vẫn còn nhớ chuyện đó, mau quá phải không anh, đã hơn hai mươi năm rồi còn gì!
-Em lúc này ra sao?
-Cũng như anh nói, cũng trầm luân trong cuộc bể dâu, nhưng có lẽ em là đàn bà nên chuyện trầm sâu hơn người đàn ông là chuyện thường tình.
-Gia đình em sao rồi.
-Em đã có một cháu 12, cả hai cha con mất tin tức trong một chuyến vượt biên… Chồng em đi tù về, vì không đủ tiền em ở lại để hai cha con đi trước, chính vì ở lại mà đời em hôm nay tận cùng như thế này, nếu em cùng đi có lẽ cái chết ngoài biển khơi vẫn hơn cuộc sống của em hôm nay, cuộc sống mà chính em cũng phải xót sa cho đời mình… còn anh ra sao?
-Cũng như em, nát vụn không còn một mảnh nào lành lặn, để có thể ráp lại mà dùng!
Tới đó không hiểu sao cả hai bổng lặng thinh, không nói thêm một lời nào, có lẽ không muốn làm nhau đau thêm, và đau ngay cả cho chính mình, em chào tôi với câu “Anh nghỉ đi, em… đi làm” hai tiếng “đi làm” em nói trong ngập ngừng, tôi hiểu nỗi lòng em khi nói những tiếng đó. Nhìn em đã xa, chiếc nón kéo sụp xuống che kín mặt như thể che phận mình, nhớ ngày nào là một cô gái nhí nhảnh luôn nhảy chân sáo, có ai nào ngờ… Nói chi đâu xa ngay bản thân tôi cũng có đâu ngờ rằng đời mình có ngày như hôm nay!
Trong chế độ này người ta hỏi, những chuyện ngày nào nói là tàn dư Mỹ Ngụy, sao vẫn còn hoài chưa dứt - Sáng nay ngoài quán cà fé Bến Nghé, ai cũng bàn tán chuyện các cô hoa hậu người mẫu bị bắt vì bán dâm cho đại gia, mỗi lần năm bảy ngàn đô. Rồi người ta lấy làm lạ là báo chí trong nước làm rùm beng, cứ làm như chế độ xã nghĩa không có đĩ, nên mới ầm ĩ như thể chuyện trái đất này đến ngày tận thế, người ta còn hỏi, các ông đại gia chơi gái có phải tội ác chế độ cũ, sao không thấy nói?
Không có kẻ mua sao có người bán, kẻ mua bỏ một lúc năm bảy ngàn đô có phải là những kẻ thừa những “đồng tiền máu” mà đem ra ăn chơi, có phải đó là lũ sống theo lối thú vật, tạo nên xã hội suy đồi, đạo đức tha hóa, rồi làm như tốt lành mà lên mặt xử phạt? Vậy xin hỏi chế độ cộng sản hiện nay sao có quá nhiều đĩ như vậy, ai đã đẩy họ đến con đường làm đĩ? Và người dân nói tiền chơi ngàn đô như thế kẻ mua là ai?, chứ dân đen làm gì có tiền mà mua, để mà tạo ra thứ đĩ tầm cỡ như thế này.
Người dân đã cay đắng mà nói rằng từ khi bước theo đường bác đi, đĩ điếm nhiều hơn dân… Vậy như thế ai phải làm con đĩ và ai là thằng điếm ở đây? Thiết nghĩ các cô gái nói trên bán trôn nuôi miệng cũng còn lương thiện và danh giá hơn bọn bán nước cho ngoại bang, chúng đã bán đất, bán biển để vinh thân phì gia. Chắc chắn đáng xấu hổ và nhục nhã, chính là bọn chóp bu lãnh đạo xã nghĩa, chứ nào phải những người con gái bất hạnh kia, họ bán trôn của họ chứ chưa đi ăn cắp, ăn cướp của người khác để đem bán.
Họ chỉ là nạn nhân của cái chế độ khốn nạn hôm nay bên quê nhà!
Việt Nhân (HNPĐ)