Kinh Khổ
Bắc Hàn đang 'cầu xin chiến tranh'
Bắc Hàn đang 'cầu xin chiến tranh'

Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un đang "cầu xin chiến tranh" với các vụ thử tên lửa gần đây nhất và với loại bom hạt nhân mạnh nhất, đặc phái viên Mỹ ở Liên Hiệp Quốc nói.
Bà Nikki Haley nói trong cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an LHQ ở New York rằng nước Mỹ không muốn chiến tranh nhưng sự kiên nhẫn không phải là vô hạn.
Hoa Kỳ sẽ sớm đưa ra một nghị quyết mới cho LHQ để tăng cường các biện pháp trừng phạt.
Vụ việc diễn ra một ngày sau khi quân đội Nam Hàn tiến hành một cuộc tấn công tên lửa mô phỏng vào vị trí thử nghiệm hạt nhân của Bắc Hàn.Trung Quốc, đồng minh chính của Bắc Hàn, đã kêu gọi quay trở lại đàm phán và Thụy Sĩ đã đề nghị đứng ra hòa giải.
Trong khi đó, hải quân Nam Hàn đã tiến hành các cuộc tập trận vào hôm 5/9, cảnh báo rằng nếu Bắc Hàn khiêu khích họ "chúng tôi sẽ ngay lập tức phản công và chôn vùi họ dưới biển", hãng tin Yonhap đưa tin.
Các báo cáo cho thấy Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị phóng thử nghiệm một tên lửa khác.

Hôm 3/9, Bắc Hàn đã thử nghiệm một quả bom dưới lòng đất, được cho là có tầm hoạt động từ 50 kiloton đến 120 kiloton.
Thiết bị 50kt có kích thước gấp ba lần kích thước của quả bom đã hủy diệt Hiroshima vào năm 1945.
Trong những diễn biến khác:
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói bà áp đặt lệnh trừng phạt khắt khe của EU lên Triều Tiên, đồng ý với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về sự cần thiết của các biện pháp trừng phạt chặt chẽ hơn
Nhật Bản đang lên kế hoạch, trong trường hợp chiến tranh, cho việc di tản gần 60.000 người dân Nhật đang sinh sống hoặc đến thăm Hàn Quốc, theo tờ Nikkei
'Đến lúc đối thoại'
Bà Haley lập luận rằng chỉ những biện pháp chế tài mạnh nhất mới có thể giải quyết vấn đề bằng ngoại giao.
"Chiến tranh không bao giờ là điều mà Hoa Kỳ muốn", bà nói. "Chúng tôi không muốn chiến tranh ngay bây giờ nhưng sự kiên nhẫn của đất nước chúng tôi không phải là không giới hạn."
Đặc phái viên của Trung Quốc tại LHQ, ông Lưu Kết Nhất, đã nhắc lại lời kêu gọi tất cả các bên trở lại đàm phán.
"Vấn đề bán đảo phải được giải quyết một cách hòa bình," ông nói. "Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép có hỗn loạn và chiến tranh trên bán đảo."
Phát biểu tại Berne, Tổng thống Thụy Sĩ Doris Leuthard nói "Tôi nghĩ đã đến lúc để đối thoại".
Bà nói: "Chúng tôi sẵn sàng cung cấp các dịch vụ như một trung gian hòa giải. Tôi nghĩ trong những tuần tới sẽ còn tùy thuộc vào Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể làm gì để tạo ảnh hưởng đến cuộc khủng hoảng này".
BBC
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Bắc Hàn đang 'cầu xin chiến tranh'
Bắc Hàn đang 'cầu xin chiến tranh'

Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un đang "cầu xin chiến tranh" với các vụ thử tên lửa gần đây nhất và với loại bom hạt nhân mạnh nhất, đặc phái viên Mỹ ở Liên Hiệp Quốc nói.
Bà Nikki Haley nói trong cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an LHQ ở New York rằng nước Mỹ không muốn chiến tranh nhưng sự kiên nhẫn không phải là vô hạn.
Hoa Kỳ sẽ sớm đưa ra một nghị quyết mới cho LHQ để tăng cường các biện pháp trừng phạt.
Vụ việc diễn ra một ngày sau khi quân đội Nam Hàn tiến hành một cuộc tấn công tên lửa mô phỏng vào vị trí thử nghiệm hạt nhân của Bắc Hàn.Trung Quốc, đồng minh chính của Bắc Hàn, đã kêu gọi quay trở lại đàm phán và Thụy Sĩ đã đề nghị đứng ra hòa giải.
Trong khi đó, hải quân Nam Hàn đã tiến hành các cuộc tập trận vào hôm 5/9, cảnh báo rằng nếu Bắc Hàn khiêu khích họ "chúng tôi sẽ ngay lập tức phản công và chôn vùi họ dưới biển", hãng tin Yonhap đưa tin.
Các báo cáo cho thấy Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị phóng thử nghiệm một tên lửa khác.

Hôm 3/9, Bắc Hàn đã thử nghiệm một quả bom dưới lòng đất, được cho là có tầm hoạt động từ 50 kiloton đến 120 kiloton.
Thiết bị 50kt có kích thước gấp ba lần kích thước của quả bom đã hủy diệt Hiroshima vào năm 1945.
Trong những diễn biến khác:
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói bà áp đặt lệnh trừng phạt khắt khe của EU lên Triều Tiên, đồng ý với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về sự cần thiết của các biện pháp trừng phạt chặt chẽ hơn
Nhật Bản đang lên kế hoạch, trong trường hợp chiến tranh, cho việc di tản gần 60.000 người dân Nhật đang sinh sống hoặc đến thăm Hàn Quốc, theo tờ Nikkei
'Đến lúc đối thoại'
Bà Haley lập luận rằng chỉ những biện pháp chế tài mạnh nhất mới có thể giải quyết vấn đề bằng ngoại giao.
"Chiến tranh không bao giờ là điều mà Hoa Kỳ muốn", bà nói. "Chúng tôi không muốn chiến tranh ngay bây giờ nhưng sự kiên nhẫn của đất nước chúng tôi không phải là không giới hạn."
Đặc phái viên của Trung Quốc tại LHQ, ông Lưu Kết Nhất, đã nhắc lại lời kêu gọi tất cả các bên trở lại đàm phán.
"Vấn đề bán đảo phải được giải quyết một cách hòa bình," ông nói. "Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép có hỗn loạn và chiến tranh trên bán đảo."
Phát biểu tại Berne, Tổng thống Thụy Sĩ Doris Leuthard nói "Tôi nghĩ đã đến lúc để đối thoại".
Bà nói: "Chúng tôi sẵn sàng cung cấp các dịch vụ như một trung gian hòa giải. Tôi nghĩ trong những tuần tới sẽ còn tùy thuộc vào Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể làm gì để tạo ảnh hưởng đến cuộc khủng hoảng này".
BBC