Cà Kê Dê Ngỗng
Bắc Kinh sẽ đưa quân can dự nếu bán đảo Triều Tiên nổ ra chiến tranh?
Theo nhìn nhận, đánh giá của giới chuyên gia, khả năng nổ ra chiến tranh quy mô lớn trên bán đảo Triều Tiên là khó, trừ phi Bắc Triều Tiên có hành động "dại dột", không kiềm chế được tình hình.
Lực lượng lính thủy Mỹ tập trận quân sự ở Hàn Quốc. |
Trong tình hình đó, Trung Quốc có thể phải can dự. Nhưng, nếu cuộc xung đột cục bộ tương lai do phía Triều Tiên gây ra thì Trung Quốc không thể can dự, Trung Quốc không thể đứng về phía Bắc Triều Tiên trong một cuộc xung đột cục bộ do phía Bắc Triều Tiên gây ra, vì nó liên quan đến lợi ích quốc gia, lợi ích cốt lõi của bản thân Trung Quốc. Nhưng nếu CHDCND Triều Tiên hứng chịu một cuộc tấn công mang tính hủy diệt thì lại khác.
Vì vậy, Trung Quốc và Mỹ đều không muốn có thêm một cuộc đối đầu trên chiến trường Triều Tiên, bởi vì nếu như vậy sẽ đưa hai nước vào một tình cảnh nguy hiểm muôn đời không lấy lại được, do hai nước đều có khả năng hủy diệt đối phương. Giữa Trung-Mỹ có cạnh tranh, có mâu thuẫn, nhưng nói chung hai nước đều muốn có môi trường phát triển hòa bình, phù hợp với lợi ích của hai bên.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vừa thông qua nghị quyết trừng phạt Bắc Triều Tiên, nếu Trung Quốc thực hiện triệt để thì sẽ gây ảnh hưởng to lớn tới lãnh đạo Bắc Triều Tiên, nhưng sẽ không tác động lớn tới người dân nước này.
Có quan điểm cho rằng, Trung Quốc muốn tình hình bán đảo Triều Tiên sẽ “không xảy ra chiến tranh, không có hòa bình, không có bất ổn”. Nhưng quan trọng là Trung Quốc phải làm thế nào.
Trung Quốc và Mỹ là nhân tố có vai trò ảnh hưởng quan trọng nhất đối với bán đảo Triều Tiên, cả hai đều có lợi ích chung đó là ngăn chặn nổ ra chiến tranh Triều Tiên. Nếu xuất hiện khủng hoảng thì cả hai bên cần cùng kiểm soát, có trách nhiệm, nghĩa vụ và có khả năng kiểm soát tình hình, ngăn chặn tình hình xảy ra đột biến.
Bắc Triều Tiên có thái độ hiếu chiến là để tự bảo vệ?
Tờ “China News” vừa dẫn lời đại biểu Quốc hội Trung Quốc, Thượng tướng Lưu Nguyên ngày 8/3/2013 trả lời phỏng vấn về vấn đề bán đảo Triều Tiên hiện nay.
Tướng Lưu Nguyên cho rằng, Liên Hợp Quốc vừa đồng ý tiến hành trừng phạt CHDCND Triều Tiên bằng một nghị quyết thống nhất. Sở dĩ CHDCND Triều Tiển có thái độ hiếu chiến phần lớn là do họ muốn tự bảo vệ mình, thực chất là để chống lại Mỹ và Hàn Quốc.
Ông Lưu Nguyên đánh giá, Bắc Triều Tiên sẽ có hành động quá khích hay không là điều rất khó dự đoán. Trong khi đó, đại biểu Quốc hội khác của phía Quân đội Trung Quốc là Hoàng Dược Tiến cho rằng, quyết định (bỏ phiếu tán thành trừng phạt Bắc Triều Tiên) của Trung Quốc là đúng đắn.
Còn đại biểu Lưu Thành Quân nói: Trừng phạt là điều nên làm, nhưng có đóng góp cho hòa bình bán đảo Triều Tiên hay không thì phải chờ thời gian dài.
Không quân CHDCND Triều Tiên diễn tập |
Trung Quốc: Phản đối Bắc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân
Phản ứng trước các hành động của Bắc Triều Tiên hiện nay, ngày 9/3/2013, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì trả lời phỏng vấn báo chí cho rằng, CHDCND Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân lần ba, tình hình bán đảo tiếp tục căng thẳng – là điều không mong muốn.
Nghị quyết 2094 của Hội đồng Bảo an đã nói rõ lập trường của cộng đồng quốc tế là phản đối thử hạt nhân, đồng thời cam kết thông qua phương thức hòa bình - tức là đối thoại và đàm phán để giải quyết vấn đề hạt nhân bán đảo Triều Tiên, tái khẳng định ủng hộ và kêu gọi tái khởi động hội đàm sáu bên.
Ông Dương cho rằng, trừng phạt không phải là mục đích trong hành động của Hội đồng Bảo an, cũng không phải là biện pháp căn bản giải quyết vấn đề. Chỉ có xử lý có đầu có đuôi, thông qua đối thoại để giải quyết toàn diện, hài hòa mối quan tâm của các bên, mới là con đường đúng đắn duy nhất giải quyết vấn đề.
Theo ông Dương, xử lý thỏa đáng vấn đề hạt nhân bán đảo Triều Tiên, bảo vệ hòa bình, ổn định bán đảo, tránh để bán đảo xảy ra bất ổn, chiến tranh, phù hợp với lợi ích chung của các bên, cũng là trách nhiệm chung của các bên.
Ông kêu gọi các bên coi trọng đại cục và kiềm chế, không có hành động gây thêm căng thẳng; đồng thời có các hành động có lợi cho thúc đẩy tình hình dịu đi, kiên trì tiếp xúc, đối thoại, xây dựng lòng tin, cùng tìm các biện pháp để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, giữ vững ổn định lâu dài bán đảo và Đông Bắc Á.
Ông Kim Jong-ul thị sát lực lượng liên hợp 597 của Hải quân Triều Tiên. |
Mỹ hoàn toàn không ngại tên lửa nguyên tử của Bắc Triều Tiên
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 9/3 cho cho biết, Chính phủ CHDCND Triều Tiên vừa đe dọa, có thể tiến hành tấn công vũ khí hạt nhân đánh đòn phủ đầu đối với Mỹ. Đài truyền hình tin tức Fox Mỹ cho biết, ngày 7/3, Nhà Trắng cho biết, Mỹ hoàn toàn có khả năng chống lại cuộc tấn công tên lửa đạn đạo mang đầu đạn nguyên tử của CHDCND Triều Tiên.
Bài báo chỉ ra, CHDCND Triều Tiên bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế, đã tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân lần ba vào tháng 2/2013. Đối với vấn đề này, Liên Hợp Quốc quyết định tiến hành trừng phạt nghiêm ngặt hơn đối với Bắc Triều Tiên.
Trước khi đưa ra quyết định này, Chính phủ CHDCND Triều Tiên đã đưa ra tuyên bố đe dọa nêu trên. Ngoài ra, tuần này, Bắc Triều Tiên còn tuyên bố cho biết, sẽ hủy bỏ thỏa thuận không xâm phạm lẫn nhau đã ký với Hàn Quốc sau khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên.
Đối với vấn đề này, người phát ngôn Nhà Trắng, Jay Carney nói: “Tôi có thể cho các bạn biết, Mỹ hoàn toàn có khả năng chống lại cuộc tất công tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên”.
Bài viết cho rằng, trong 1 năm qua, Bắc Triều Tiên đã tiến thêm một bước để sở hữu vũ khí hạt nhân có thể tấn công nước Mỹ. Nhưng, các chuyên gia vẫn nghi ngờ về khả năng tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên có thể vươn tới nước Mỹ và khả năng họ có thể lắp đầu đạn hạt nhân cho tên lửa đạn đạo.
Đối với vấn đề này, chuyên gia Hàn Quốc cho rằng, tuyên bố tuy là như vậy, nhưng Bắc Triều Tiên vẫn sở hữu vài trăm quả tên lửa tầm ngắn đủ để tấn công các căn cứ của quân Mỹ ở Nhật Bản và Hàn Quốc.
Radar cảnh báo sớm tên lửa X-band của quân Mỹ |
Davis nói: “Chúng tôi ứng xử nghiêm túc với tất cả các mối đe dọa của CHDCND Triều Tiên để bảo đảm cho chúng tôi có trạng thái phòng thủ đúng đắn, dùng để ứng phó với các loại sự cố bất ngờ có thể xảy ra”.
“Nếu chúng ta – cộng đồng quốc tế không kiên trì đối diện với những khiêu khích này, thì chính là chúng ta đang cho phép ý chí của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bị coi rẻ”. “Khi chúng ta nói (CHDCND Triều Tiên) sẽ phải chịu hậu quả, thì (họ) phải chịu hậu quả”.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Bắc Kinh sẽ đưa quân can dự nếu bán đảo Triều Tiên nổ ra chiến tranh?
Theo nhìn nhận, đánh giá của giới chuyên gia, khả năng nổ ra chiến tranh quy mô lớn trên bán đảo Triều Tiên là khó, trừ phi Bắc Triều Tiên có hành động "dại dột", không kiềm chế được tình hình.
Lực lượng lính thủy Mỹ tập trận quân sự ở Hàn Quốc. |
Trong tình hình đó, Trung Quốc có thể phải can dự. Nhưng, nếu cuộc xung đột cục bộ tương lai do phía Triều Tiên gây ra thì Trung Quốc không thể can dự, Trung Quốc không thể đứng về phía Bắc Triều Tiên trong một cuộc xung đột cục bộ do phía Bắc Triều Tiên gây ra, vì nó liên quan đến lợi ích quốc gia, lợi ích cốt lõi của bản thân Trung Quốc. Nhưng nếu CHDCND Triều Tiên hứng chịu một cuộc tấn công mang tính hủy diệt thì lại khác.
Vì vậy, Trung Quốc và Mỹ đều không muốn có thêm một cuộc đối đầu trên chiến trường Triều Tiên, bởi vì nếu như vậy sẽ đưa hai nước vào một tình cảnh nguy hiểm muôn đời không lấy lại được, do hai nước đều có khả năng hủy diệt đối phương. Giữa Trung-Mỹ có cạnh tranh, có mâu thuẫn, nhưng nói chung hai nước đều muốn có môi trường phát triển hòa bình, phù hợp với lợi ích của hai bên.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vừa thông qua nghị quyết trừng phạt Bắc Triều Tiên, nếu Trung Quốc thực hiện triệt để thì sẽ gây ảnh hưởng to lớn tới lãnh đạo Bắc Triều Tiên, nhưng sẽ không tác động lớn tới người dân nước này.
Có quan điểm cho rằng, Trung Quốc muốn tình hình bán đảo Triều Tiên sẽ “không xảy ra chiến tranh, không có hòa bình, không có bất ổn”. Nhưng quan trọng là Trung Quốc phải làm thế nào.
Trung Quốc và Mỹ là nhân tố có vai trò ảnh hưởng quan trọng nhất đối với bán đảo Triều Tiên, cả hai đều có lợi ích chung đó là ngăn chặn nổ ra chiến tranh Triều Tiên. Nếu xuất hiện khủng hoảng thì cả hai bên cần cùng kiểm soát, có trách nhiệm, nghĩa vụ và có khả năng kiểm soát tình hình, ngăn chặn tình hình xảy ra đột biến.
Bắc Triều Tiên có thái độ hiếu chiến là để tự bảo vệ?
Tờ “China News” vừa dẫn lời đại biểu Quốc hội Trung Quốc, Thượng tướng Lưu Nguyên ngày 8/3/2013 trả lời phỏng vấn về vấn đề bán đảo Triều Tiên hiện nay.
Tướng Lưu Nguyên cho rằng, Liên Hợp Quốc vừa đồng ý tiến hành trừng phạt CHDCND Triều Tiên bằng một nghị quyết thống nhất. Sở dĩ CHDCND Triều Tiển có thái độ hiếu chiến phần lớn là do họ muốn tự bảo vệ mình, thực chất là để chống lại Mỹ và Hàn Quốc.
Ông Lưu Nguyên đánh giá, Bắc Triều Tiên sẽ có hành động quá khích hay không là điều rất khó dự đoán. Trong khi đó, đại biểu Quốc hội khác của phía Quân đội Trung Quốc là Hoàng Dược Tiến cho rằng, quyết định (bỏ phiếu tán thành trừng phạt Bắc Triều Tiên) của Trung Quốc là đúng đắn.
Còn đại biểu Lưu Thành Quân nói: Trừng phạt là điều nên làm, nhưng có đóng góp cho hòa bình bán đảo Triều Tiên hay không thì phải chờ thời gian dài.
Không quân CHDCND Triều Tiên diễn tập |
Trung Quốc: Phản đối Bắc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân
Phản ứng trước các hành động của Bắc Triều Tiên hiện nay, ngày 9/3/2013, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì trả lời phỏng vấn báo chí cho rằng, CHDCND Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân lần ba, tình hình bán đảo tiếp tục căng thẳng – là điều không mong muốn.
Nghị quyết 2094 của Hội đồng Bảo an đã nói rõ lập trường của cộng đồng quốc tế là phản đối thử hạt nhân, đồng thời cam kết thông qua phương thức hòa bình - tức là đối thoại và đàm phán để giải quyết vấn đề hạt nhân bán đảo Triều Tiên, tái khẳng định ủng hộ và kêu gọi tái khởi động hội đàm sáu bên.
Ông Dương cho rằng, trừng phạt không phải là mục đích trong hành động của Hội đồng Bảo an, cũng không phải là biện pháp căn bản giải quyết vấn đề. Chỉ có xử lý có đầu có đuôi, thông qua đối thoại để giải quyết toàn diện, hài hòa mối quan tâm của các bên, mới là con đường đúng đắn duy nhất giải quyết vấn đề.
Theo ông Dương, xử lý thỏa đáng vấn đề hạt nhân bán đảo Triều Tiên, bảo vệ hòa bình, ổn định bán đảo, tránh để bán đảo xảy ra bất ổn, chiến tranh, phù hợp với lợi ích chung của các bên, cũng là trách nhiệm chung của các bên.
Ông kêu gọi các bên coi trọng đại cục và kiềm chế, không có hành động gây thêm căng thẳng; đồng thời có các hành động có lợi cho thúc đẩy tình hình dịu đi, kiên trì tiếp xúc, đối thoại, xây dựng lòng tin, cùng tìm các biện pháp để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, giữ vững ổn định lâu dài bán đảo và Đông Bắc Á.
Ông Kim Jong-ul thị sát lực lượng liên hợp 597 của Hải quân Triều Tiên. |
Mỹ hoàn toàn không ngại tên lửa nguyên tử của Bắc Triều Tiên
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 9/3 cho cho biết, Chính phủ CHDCND Triều Tiên vừa đe dọa, có thể tiến hành tấn công vũ khí hạt nhân đánh đòn phủ đầu đối với Mỹ. Đài truyền hình tin tức Fox Mỹ cho biết, ngày 7/3, Nhà Trắng cho biết, Mỹ hoàn toàn có khả năng chống lại cuộc tấn công tên lửa đạn đạo mang đầu đạn nguyên tử của CHDCND Triều Tiên.
Bài báo chỉ ra, CHDCND Triều Tiên bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế, đã tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân lần ba vào tháng 2/2013. Đối với vấn đề này, Liên Hợp Quốc quyết định tiến hành trừng phạt nghiêm ngặt hơn đối với Bắc Triều Tiên.
Trước khi đưa ra quyết định này, Chính phủ CHDCND Triều Tiên đã đưa ra tuyên bố đe dọa nêu trên. Ngoài ra, tuần này, Bắc Triều Tiên còn tuyên bố cho biết, sẽ hủy bỏ thỏa thuận không xâm phạm lẫn nhau đã ký với Hàn Quốc sau khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên.
Đối với vấn đề này, người phát ngôn Nhà Trắng, Jay Carney nói: “Tôi có thể cho các bạn biết, Mỹ hoàn toàn có khả năng chống lại cuộc tất công tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên”.
Bài viết cho rằng, trong 1 năm qua, Bắc Triều Tiên đã tiến thêm một bước để sở hữu vũ khí hạt nhân có thể tấn công nước Mỹ. Nhưng, các chuyên gia vẫn nghi ngờ về khả năng tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên có thể vươn tới nước Mỹ và khả năng họ có thể lắp đầu đạn hạt nhân cho tên lửa đạn đạo.
Đối với vấn đề này, chuyên gia Hàn Quốc cho rằng, tuyên bố tuy là như vậy, nhưng Bắc Triều Tiên vẫn sở hữu vài trăm quả tên lửa tầm ngắn đủ để tấn công các căn cứ của quân Mỹ ở Nhật Bản và Hàn Quốc.
Radar cảnh báo sớm tên lửa X-band của quân Mỹ |
Davis nói: “Chúng tôi ứng xử nghiêm túc với tất cả các mối đe dọa của CHDCND Triều Tiên để bảo đảm cho chúng tôi có trạng thái phòng thủ đúng đắn, dùng để ứng phó với các loại sự cố bất ngờ có thể xảy ra”.
“Nếu chúng ta – cộng đồng quốc tế không kiên trì đối diện với những khiêu khích này, thì chính là chúng ta đang cho phép ý chí của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bị coi rẻ”. “Khi chúng ta nói (CHDCND Triều Tiên) sẽ phải chịu hậu quả, thì (họ) phải chịu hậu quả”.