Tin nóng trong ngày
Bắc Kinh trừng phạt Mông Cổ vì tiếp Đạt Lai Lạt Ma
Trung Quốc áp đặt các sắc thuế mới để trừng phạt Ulan-Bator về « tội » đã tiếp đón Đạt Lai Lạt Ma. Dưới áp lực, Ulan-Bator hôm 20/12 đành phải khom lưng, hứa hẹn sẽ không bao giờ tiếp Đạt Lai Lạt Ma nữa.
Đạt Lai Lạt Ma tại Ulan Bator ngày 19/11/2016. |
(Le Figaro 22/12/2016) Trung Quốc áp đặt các sắc thuế mới
để trừng phạt Ulan-Bator về « tội » đã tiếp đón Đạt Lai Lạt Ma. Dưới
áp lực, Ulan-Bator hôm 20/12 đành phải khom lưng, hứa hẹn sẽ không bao giờ tiếp
Đạt Lai Lạt Ma nữa. Một phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc hách dịch tuyên
bố : « Chúng tôi hy vọng Mông
Cổ đã rút ra được bài học qua vụ này ».
Trên bình nguyên màu hoàng thổ giá lạnh, khoảng một trăm xe
tải có rờ-moọc phá vỡ sự im lặng của sa mạc Gobi. Những người tài xế lạnh cóng,
chờ đợi nhiều tiếng đồng hồ để đến lượt mình vượt qua biên giới, với số hàng
hóa là đồng hay than đá lấy từ lòng đất Mông Cổ. Cửa khẩu Gants Mods, ngõ vào
Trung Quốc bỗng nhiên bị đóng. Những người lao động cực nhọc này là nạn nhân
của cuộc chiến ngoại giao bàn tay sắt giữa Bắc Kinh và con cháu Thành Cát Tư
Hãn, mà chủ đề tranh cãi là Đạt Lai Lạt Ma.
Từ cuối tháng 11, họ phải đóng một loại thuế mới 10 nhân dân
tệ (1,38 euro) cho mỗi lần qua, và đến 10 đô la mỗi tấn đồng xuất xứ từ mỏ Oyou
Tolgoi khổng lồ - biểu tượng của « phép
lạ hầm mỏ » Mông Cổ, nay bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nguyên
liệu.
Việc tạm thời đóng các cửa khẩu, rồi đến áp đặt các sắc thuế
mới nằm trong số các biện pháp do Trung Quốc đưa ra để trả đũa chuyến viếng
thăm của nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng hồi tháng 11 tại Ulan-Bator – thủ đô
của quốc gia du mục, nơi ngài được kính trọng như một nhà lãnh đạo tinh thần từ
nhiều thế kỷ.
Emily Stromquist, chuyên gia của Eurasia Group giải
thích : « Mông Cổ như trong lò
lửa chính trị từ sau chuyến thăm này ». Bắc Kinh đã đóng băng các
thương lượng về món vay 4,2 tỉ đô la – số tiền sống còn cho một đất nước đang
nợ nần và có nguy cơ mất khả năng chi trả vào mùa xuân nếu không có gì tiến
triển, theo cơ quan tư vấn trên.
Các nhà ngoại giao lo lắng tìm kiếm các chủ nợ thay thế, và
đã kêu gọi sự giúp đỡ của New Delhi « nhằm
tố cáo các biện pháp đơn phương của Trung Quốc đã gây ảnh hưởng lớn lao cho
nhân dân chúng tôi trong mùa đông khắc nghiệt », theo đại sứ Mông Cổ,
Gonchig Ganbold. Nhưng không có kết quả.
Mông Cổ, một trong những nền kinh tế năng động nhất thế giới
cách đây vài năm, nhờ tài nguyên hầm mỏ phong phú, đã bị ảnh hưởng nặng do giá
nguyên liệu lao dốc mạnh. Thêm vào đó, đồng đô la lên giá làm số nợ phải trả
tăng cao. Bối cảnh này khiến người láng giềng và đối thủ lịch sử là Trung Quốc,
nguồn tiêu thụ chính than đá từ Gobi, dễ dàng bắt chẹt.
Dưới áp lực, Ulan-Bator hôm 20/12 đành phải khom lưng, hứa
hẹn sẽ không bao giờ tiếp Đạt Lai Lạt Ma nữa – qua phát biểu của ngoại trưởng Mông
Cổ Tsend Munkh-Orgil, được nhật báo địa phương Unuudur dẫn lời. Một phát ngôn
viên bộ Ngoại giao Trung Quốc hách dịch tuyên bố : « Chúng tôi hy vọng Mông Cổ đã rút ra được bài học qua vụ
này ».
Đây là một thành công mới trong chính sách ngoại giao « chủ tâm đánh vào nồi cơm » của
Trung Quốc - vốn đã từng làm áp lực trả đũa lên hàng xuất khẩu của Na Uy, chủ
yếu lên mặt hàng cá hồi, sau khi giải Nobel hòa bình được trao cho nhà ly khai
Lưu Hiểu Ba, và nay vừa nối lại quan hệ với Oslo sau sáu năm lạnh giá.
Loại vũ khí kinh tế này là món thuốc độc cho đất nước Mông
Cổ nhỏ bé chỉ có 2,8 triệu dân, đã từng tiếp đón Đạt Lai Lạt Ma trên tám lần.
Một cư dân mạng Vi Bác Trung Quốc đắc thắng viết : « Mông Cổ từ lâu thù địch với chúng ta, nhưng từ nay đã phải quỳ
lạy trước đồng nhân dân tệ ».
http://thuymyrfi.blogspot.com/2016/12/bac-kinh-trung-phat-mong-co-vi-tiep-at.html
http://thuymyrfi.blogspot.com/2016/12/bac-kinh-trung-phat-mong-co-vi-tiep-at.html
Bàn ra tán vào (1)
ngoc
Thằng Tàu Chệt ,loại đá cá lăn dưa,luôn ỷ to xác (nhờ thằng Do Thái Kissinger)ăn hiếp các nước nhỏ,thế mà bọn chính trị gia thế giới vẫn cứ nhắm mắt làm ngơ.Càng ngày tôi càng tởm lợm bọn chính trị gia chuyên nghiệp.
----------------------------------------------------------------------------------
Bắc Kinh trừng phạt Mông Cổ vì tiếp Đạt Lai Lạt Ma
Trung Quốc áp đặt các sắc thuế mới để trừng phạt Ulan-Bator về « tội » đã tiếp đón Đạt Lai Lạt Ma. Dưới áp lực, Ulan-Bator hôm 20/12 đành phải khom lưng, hứa hẹn sẽ không bao giờ tiếp Đạt Lai Lạt Ma nữa.
Đạt Lai Lạt Ma tại Ulan Bator ngày 19/11/2016. |
(Le Figaro 22/12/2016) Trung Quốc áp đặt các sắc thuế mới
để trừng phạt Ulan-Bator về « tội » đã tiếp đón Đạt Lai Lạt Ma. Dưới
áp lực, Ulan-Bator hôm 20/12 đành phải khom lưng, hứa hẹn sẽ không bao giờ tiếp
Đạt Lai Lạt Ma nữa. Một phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc hách dịch tuyên
bố : « Chúng tôi hy vọng Mông
Cổ đã rút ra được bài học qua vụ này ».
Trên bình nguyên màu hoàng thổ giá lạnh, khoảng một trăm xe
tải có rờ-moọc phá vỡ sự im lặng của sa mạc Gobi. Những người tài xế lạnh cóng,
chờ đợi nhiều tiếng đồng hồ để đến lượt mình vượt qua biên giới, với số hàng
hóa là đồng hay than đá lấy từ lòng đất Mông Cổ. Cửa khẩu Gants Mods, ngõ vào
Trung Quốc bỗng nhiên bị đóng. Những người lao động cực nhọc này là nạn nhân
của cuộc chiến ngoại giao bàn tay sắt giữa Bắc Kinh và con cháu Thành Cát Tư
Hãn, mà chủ đề tranh cãi là Đạt Lai Lạt Ma.
Từ cuối tháng 11, họ phải đóng một loại thuế mới 10 nhân dân
tệ (1,38 euro) cho mỗi lần qua, và đến 10 đô la mỗi tấn đồng xuất xứ từ mỏ Oyou
Tolgoi khổng lồ - biểu tượng của « phép
lạ hầm mỏ » Mông Cổ, nay bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nguyên
liệu.
Việc tạm thời đóng các cửa khẩu, rồi đến áp đặt các sắc thuế
mới nằm trong số các biện pháp do Trung Quốc đưa ra để trả đũa chuyến viếng
thăm của nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng hồi tháng 11 tại Ulan-Bator – thủ đô
của quốc gia du mục, nơi ngài được kính trọng như một nhà lãnh đạo tinh thần từ
nhiều thế kỷ.
Emily Stromquist, chuyên gia của Eurasia Group giải
thích : « Mông Cổ như trong lò
lửa chính trị từ sau chuyến thăm này ». Bắc Kinh đã đóng băng các
thương lượng về món vay 4,2 tỉ đô la – số tiền sống còn cho một đất nước đang
nợ nần và có nguy cơ mất khả năng chi trả vào mùa xuân nếu không có gì tiến
triển, theo cơ quan tư vấn trên.
Các nhà ngoại giao lo lắng tìm kiếm các chủ nợ thay thế, và
đã kêu gọi sự giúp đỡ của New Delhi « nhằm
tố cáo các biện pháp đơn phương của Trung Quốc đã gây ảnh hưởng lớn lao cho
nhân dân chúng tôi trong mùa đông khắc nghiệt », theo đại sứ Mông Cổ,
Gonchig Ganbold. Nhưng không có kết quả.
Mông Cổ, một trong những nền kinh tế năng động nhất thế giới
cách đây vài năm, nhờ tài nguyên hầm mỏ phong phú, đã bị ảnh hưởng nặng do giá
nguyên liệu lao dốc mạnh. Thêm vào đó, đồng đô la lên giá làm số nợ phải trả
tăng cao. Bối cảnh này khiến người láng giềng và đối thủ lịch sử là Trung Quốc,
nguồn tiêu thụ chính than đá từ Gobi, dễ dàng bắt chẹt.
Dưới áp lực, Ulan-Bator hôm 20/12 đành phải khom lưng, hứa
hẹn sẽ không bao giờ tiếp Đạt Lai Lạt Ma nữa – qua phát biểu của ngoại trưởng Mông
Cổ Tsend Munkh-Orgil, được nhật báo địa phương Unuudur dẫn lời. Một phát ngôn
viên bộ Ngoại giao Trung Quốc hách dịch tuyên bố : « Chúng tôi hy vọng Mông Cổ đã rút ra được bài học qua vụ
này ».
Đây là một thành công mới trong chính sách ngoại giao « chủ tâm đánh vào nồi cơm » của
Trung Quốc - vốn đã từng làm áp lực trả đũa lên hàng xuất khẩu của Na Uy, chủ
yếu lên mặt hàng cá hồi, sau khi giải Nobel hòa bình được trao cho nhà ly khai
Lưu Hiểu Ba, và nay vừa nối lại quan hệ với Oslo sau sáu năm lạnh giá.
Loại vũ khí kinh tế này là món thuốc độc cho đất nước Mông
Cổ nhỏ bé chỉ có 2,8 triệu dân, đã từng tiếp đón Đạt Lai Lạt Ma trên tám lần.
Một cư dân mạng Vi Bác Trung Quốc đắc thắng viết : « Mông Cổ từ lâu thù địch với chúng ta, nhưng từ nay đã phải quỳ
lạy trước đồng nhân dân tệ ».
http://thuymyrfi.blogspot.com/2016/12/bac-kinh-trung-phat-mong-co-vi-tiep-at.html
http://thuymyrfi.blogspot.com/2016/12/bac-kinh-trung-phat-mong-co-vi-tiep-at.html