Tin nóng trong ngày
Bắc Triều Tiên phóng thử 2 phi đạn
Các cuộc thử nghiệm phi đạn mới nhất của Bắc Triều Tiên có thể thất bại, nhưng cho thấy rằng chính phủ Kim Jong Un đang tiếp tục đẩy mạnh kỹ thuật phi đạn đạn đạo của họ.
Hôm nay, Bình Nhưỡng tiến hành cuộc thử nghiệm phi đạn tầm trung Musudan lần thứ năm và thứ sáu từ thành phố ven biển Wonsan. Các giới chức quân sự của Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên cho hay phi đạn đầu tiên đã thất bại ngay sau khi phóng nhưng phi đạn thứ nhì bay được khoảng 400 kilomet trước khi rơi xuống Biển Nhật Bản, mà Nam Triều Tiên gọi là Biển Đông.
Phi đạn được thử nghiệm lần chót không đạt được khoảng cách 3 ngàn kilomet theo như thiết kế của phi đạng Musudan nhằm mục đích có thể phóng tới các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở châu Á và vùng Thái Bình Dương. Rõ ràng nó không chứng tỏ được khả năng quay trở lại khí quyển cần thiết để đánh trúng mục tiêu một cách chính xác. Nhưng các chuyên gia phân tích nói Bắc Triều Tiên tiếp tục học hỏi sau mỗi lần thất bại và đang đạt được tiến bộ với mỗi cuộc thử nghiệm mới.
Ông Jeffrey Lewis, giám đốc Chương trình Cấm Phổ biến Hạt nhân Đông Á tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury ở California nêu nhận định:
“Đây là một dấu mốc rất quan trọng bởi vì các vụ phóng trước đã bị nổ hoặc ít lâu sau khi phóng hoặc có thể ngay lúc phóng. Do đó đây là một dấu hiệu tiến bộ thực sự.”
Theo ông Lewis, nhiều vụ thử nghiệm phi đạn cũng cho thấy các biện pháp chế tài quốc tế cho đến giờ này không tác động gì đến khả năng của Bắc Triều Tiên thủ đắc chất liệu và kỹ thuật cần thiết để chế tạo các loại vũ khí này.
Theo các cơ quan truyền thông Nam Triều Tiên, người ta cho rằng Bắc Triều Tiên có tới 30 phi đạn Musudan, mà các giới chức nói đã được bố trí lần đầu vào khoảng năm 2007. Cuộc thử nghiệm phi đạn Musudan đầu tiên diễn ra vào tháng 4 năm nay.
Quốc tế lên án
Các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cấm chỉ Bắc Triều Tiên dùng kỹ thuật phi đạn đạn đạo và phát triển vũ khí hạt nhân. Liên Hiệp Quốc đã áp đặt các biện pháp chế tài gắt gao đối với miền Bắc hồi tháng 3 vì tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư và phóng một hỏa tiễn tầm xa. Các biện pháp chế tài gồm cả việc đình chỉ các vụ chuyển tiền và hạn chế việc bán khoáng sản mang lại nhiều lợi lộc cho miền Bắc, đã thu về trên 2,5 tỷ đôla về số xuất khẩu riêng sang Trung Quốc.
Lãnh tụ Kim Jong Un đã tuyên bố Bắc Triều Tiên là một nước có vũ khí hạt nhân và đã thách thức đáp lại các biện pháp chế tài quốc tế qua việc tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm hạt nhân và đe dọa xúc tiến việc thử nghiệp hạt nhân thêm nữa.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã được đặt trong tình trạng báo động cao với các dàn phóng chống phi đạn được đặt quanh nước này trong trường hợp phi đạn Bắc Triều Tiên tiến vào không phân Nhật.
Tokyo nói họ sẽ đưa ra một kháng thư cực lực phản đối Bắc Triều Tiên về vụ vi phạm mới nhất các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Nam Triều Tiên gọi vụ thử nghiệm phi đạn là một hành động rõ ràng khiêu khích “nhắm vào chúng tôi” và kêu gọi Bình Nhưỡng tự chế.
Phát ngôn viên Bộ Thống nhất Nam Triều Tiên, ông Jeong Joon-hee nói:
“Tôi muốn khuyến nghị họ là sẽ tốt hơn cho Bắc Triều Tiên nếu họ dồn thêm nỗ lực vào hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và kế sinh nhai của dân chúng, mà miền Bắc thường luôn nói.”
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ John Kirby lên án vụ phóng phi đạn và nói Hoa Kỳ có ý định “nêu các mối quan ngại của chúng tôi tại Liên Hiệp Quốc để tăng cường quyết tâm quốc tế trong việc buộc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên phải chịu trách nhiệm về các hành động khiêu khích này.”
Hội nghị an ninh Khu vực Trung Quốc
Vụ phóng phi đạn mới nhất của Bắc Triều Tiên có nhiều phần chắc sẽ được nêu ra tại một diễn đàn khu vực khép kín hiện đang được tổ chức ở Bắc Kinh bao gồm các nhà ngoại giao của Bắc Triều Tiên, Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên. Tại hội nghị này, đặc sứ Bắc Triều Tiên Choe Son Hui dự kiến sẽ bênh vực quyền của nước bà được khai triển vũ khí hạt nhân để tự vệ chống lại mối đe dọa họ nhận thấy từ phía Hoa Kỳ.
Mặc dầu Trung Quốc là đồng minh và đối tác thương mại chính của Bắc Triều Tiên, Bắc Kinh phản đối chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng và ủng hộ các biện pháp chế tài mới nhất áp đặt đối với Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, giới chỉ trích nói rằng việc thực thi đã lỏng lẻo vì Trung Quốc không muốn gây mất ổn định cho chính phủ Kim Jong Un, và có phần chắc Bắc Kinh sẽ không ủng hộ thêm các biện pháp làm suy yếu nước đồng minh của mình.
Nhà phân tích Triều Tiên thuộc trường Đại học Donghua ở Thượng Hải nói:
“Căn cứ vào tình hình hiện tại ở Đông Bắc Á, không dễ gì Trung Quốc lại áp đặt các biện pháp chế tài nhắm vào Bắc Triều Tiên bởi vì Bắc Triều Tiên có thể là một con bài của Trung Quốc.”
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây đã họp với các giới chức đảng cấp cao của Bắc Triều Tiên ở Bắc Kinh để củng cố quan hệ đã bị sứt mẻ vì những hành vi khiêu khích về hạt nhân của miền Bắc.
Ông Tập kêu gọi tái khởi động các cuộc đàm phán quốc tế để thuyết phúc miền Bắc từ bỏ chương trình hạt nhân của họ để đổi lấy viện trợ kinh tế và bảo đảm an ninh.
Washington và các đồng minh yêu cầu Bắc Triều Tiên đình chỉ bất cứ việc phát triển hạt nhân nào trước khi có thể diễn ra các cuộc đàm phán mới. VOA
VOA
VOA
Bàn ra tán vào (0)
Bắc Triều Tiên phóng thử 2 phi đạn
Các cuộc thử nghiệm phi đạn mới nhất của Bắc Triều Tiên có thể thất bại, nhưng cho thấy rằng chính phủ Kim Jong Un đang tiếp tục đẩy mạnh kỹ thuật phi đạn đạn đạo của họ.
Hôm nay, Bình Nhưỡng tiến hành cuộc thử nghiệm phi đạn tầm trung Musudan lần thứ năm và thứ sáu từ thành phố ven biển Wonsan. Các giới chức quân sự của Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên cho hay phi đạn đầu tiên đã thất bại ngay sau khi phóng nhưng phi đạn thứ nhì bay được khoảng 400 kilomet trước khi rơi xuống Biển Nhật Bản, mà Nam Triều Tiên gọi là Biển Đông.
Phi đạn được thử nghiệm lần chót không đạt được khoảng cách 3 ngàn kilomet theo như thiết kế của phi đạng Musudan nhằm mục đích có thể phóng tới các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở châu Á và vùng Thái Bình Dương. Rõ ràng nó không chứng tỏ được khả năng quay trở lại khí quyển cần thiết để đánh trúng mục tiêu một cách chính xác. Nhưng các chuyên gia phân tích nói Bắc Triều Tiên tiếp tục học hỏi sau mỗi lần thất bại và đang đạt được tiến bộ với mỗi cuộc thử nghiệm mới.
Ông Jeffrey Lewis, giám đốc Chương trình Cấm Phổ biến Hạt nhân Đông Á tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury ở California nêu nhận định:
“Đây là một dấu mốc rất quan trọng bởi vì các vụ phóng trước đã bị nổ hoặc ít lâu sau khi phóng hoặc có thể ngay lúc phóng. Do đó đây là một dấu hiệu tiến bộ thực sự.”
Theo ông Lewis, nhiều vụ thử nghiệm phi đạn cũng cho thấy các biện pháp chế tài quốc tế cho đến giờ này không tác động gì đến khả năng của Bắc Triều Tiên thủ đắc chất liệu và kỹ thuật cần thiết để chế tạo các loại vũ khí này.
Theo các cơ quan truyền thông Nam Triều Tiên, người ta cho rằng Bắc Triều Tiên có tới 30 phi đạn Musudan, mà các giới chức nói đã được bố trí lần đầu vào khoảng năm 2007. Cuộc thử nghiệm phi đạn Musudan đầu tiên diễn ra vào tháng 4 năm nay.
Quốc tế lên án
Các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cấm chỉ Bắc Triều Tiên dùng kỹ thuật phi đạn đạn đạo và phát triển vũ khí hạt nhân. Liên Hiệp Quốc đã áp đặt các biện pháp chế tài gắt gao đối với miền Bắc hồi tháng 3 vì tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư và phóng một hỏa tiễn tầm xa. Các biện pháp chế tài gồm cả việc đình chỉ các vụ chuyển tiền và hạn chế việc bán khoáng sản mang lại nhiều lợi lộc cho miền Bắc, đã thu về trên 2,5 tỷ đôla về số xuất khẩu riêng sang Trung Quốc.
Lãnh tụ Kim Jong Un đã tuyên bố Bắc Triều Tiên là một nước có vũ khí hạt nhân và đã thách thức đáp lại các biện pháp chế tài quốc tế qua việc tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm hạt nhân và đe dọa xúc tiến việc thử nghiệp hạt nhân thêm nữa.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã được đặt trong tình trạng báo động cao với các dàn phóng chống phi đạn được đặt quanh nước này trong trường hợp phi đạn Bắc Triều Tiên tiến vào không phân Nhật.
Tokyo nói họ sẽ đưa ra một kháng thư cực lực phản đối Bắc Triều Tiên về vụ vi phạm mới nhất các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Nam Triều Tiên gọi vụ thử nghiệm phi đạn là một hành động rõ ràng khiêu khích “nhắm vào chúng tôi” và kêu gọi Bình Nhưỡng tự chế.
Phát ngôn viên Bộ Thống nhất Nam Triều Tiên, ông Jeong Joon-hee nói:
“Tôi muốn khuyến nghị họ là sẽ tốt hơn cho Bắc Triều Tiên nếu họ dồn thêm nỗ lực vào hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và kế sinh nhai của dân chúng, mà miền Bắc thường luôn nói.”
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ John Kirby lên án vụ phóng phi đạn và nói Hoa Kỳ có ý định “nêu các mối quan ngại của chúng tôi tại Liên Hiệp Quốc để tăng cường quyết tâm quốc tế trong việc buộc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên phải chịu trách nhiệm về các hành động khiêu khích này.”
Hội nghị an ninh Khu vực Trung Quốc
Vụ phóng phi đạn mới nhất của Bắc Triều Tiên có nhiều phần chắc sẽ được nêu ra tại một diễn đàn khu vực khép kín hiện đang được tổ chức ở Bắc Kinh bao gồm các nhà ngoại giao của Bắc Triều Tiên, Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên. Tại hội nghị này, đặc sứ Bắc Triều Tiên Choe Son Hui dự kiến sẽ bênh vực quyền của nước bà được khai triển vũ khí hạt nhân để tự vệ chống lại mối đe dọa họ nhận thấy từ phía Hoa Kỳ.
Mặc dầu Trung Quốc là đồng minh và đối tác thương mại chính của Bắc Triều Tiên, Bắc Kinh phản đối chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng và ủng hộ các biện pháp chế tài mới nhất áp đặt đối với Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, giới chỉ trích nói rằng việc thực thi đã lỏng lẻo vì Trung Quốc không muốn gây mất ổn định cho chính phủ Kim Jong Un, và có phần chắc Bắc Kinh sẽ không ủng hộ thêm các biện pháp làm suy yếu nước đồng minh của mình.
Nhà phân tích Triều Tiên thuộc trường Đại học Donghua ở Thượng Hải nói:
“Căn cứ vào tình hình hiện tại ở Đông Bắc Á, không dễ gì Trung Quốc lại áp đặt các biện pháp chế tài nhắm vào Bắc Triều Tiên bởi vì Bắc Triều Tiên có thể là một con bài của Trung Quốc.”
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây đã họp với các giới chức đảng cấp cao của Bắc Triều Tiên ở Bắc Kinh để củng cố quan hệ đã bị sứt mẻ vì những hành vi khiêu khích về hạt nhân của miền Bắc.
Ông Tập kêu gọi tái khởi động các cuộc đàm phán quốc tế để thuyết phúc miền Bắc từ bỏ chương trình hạt nhân của họ để đổi lấy viện trợ kinh tế và bảo đảm an ninh.
Washington và các đồng minh yêu cầu Bắc Triều Tiên đình chỉ bất cứ việc phát triển hạt nhân nào trước khi có thể diễn ra các cuộc đàm phán mới. VOA
VOA
VOA