Tham Khảo
Bài Học Cách Mạng Ukraine Cho Nga
Khi các lực lượng Nga chiếm một số vị trí chủ chốt ở Crimea, mục tiêu của họ không phải là chỉ để tạo ra sự hỗn loạn ở Ukraine mà còn để bảo vệ chế độ đạo tặc (kleptocracy)
David Satter
(Lê Minh Nguyên dịch)
Vladimir Putin không gửi quân tới Ukraine chỉ vì để bảo vệ lợi ích của Nga ở nước ngoài. Ông cũng còn cố gắng để bảo vệ chế độ của ông ở Nga.
Khi các lực lượng Nga chiếm một số vị trí chủ chốt ở Crimea, mục tiêu của họ không phải là chỉ để tạo ra sự hỗn loạn ở Ukraine mà còn để bảo vệ chế độ đạo tặc (kleptocracy) của chính nước Nga.
Nga và Ukraine dưới sự lãnh đạo của ông Yanukovych cùng chia sẻ một mẫu mực chính quyền - cai trị bởi chế độ nhà giàu bất hảo (oligarchy). Điều này giải thích tại sao cuộc cách mạng chống tội phạm nhằm lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych ở Ukraine là một tiền lệ mà nó có thể hoàn toàn áp dụng đối với Putin của Nga. Đây cũng là lý do tại sao, nhìn từ quan điểm của chế độ Nga, họ xem cuộc cách mạng ở Ukraine cần phải được chận lại bằng bất cứ giá nào.
Nga hiện nay yên tỉnh và sự thăm dò dư luận cho thấy 75% số người được hỏi tin rằng những gì xảy ra ở Ukraine không thể xảy ra ở Nga. Tuy nhiên, dư luận ở Nga thường thay đổi nhanh chóng, và trong sự trỗi dậy lật đổ ông Yanukovych, chính quyền Nga không để cho có sơ hở bất cứ điều gì.
Vài giờ sau lễ bế mạc Thế Vận Hội Sochi, tòa án Nga đã kết án các nhà hoạt động đối lập với án tù từ 2 đến 4 năm vì tham gia biểu tình vào tháng Năm, 2012 chống lễ nhậm chức của Tổng thống Vladimir Putin. Khi những người biểu tình xuống đường để phản đối phán quyết này, hàng trăm người đã bị bắt giữ.
Nga cũng hạn chế những mãnh báo chí độc lập còn lại. Ông Yuri Fedutinov, cựu giám đốc của đài phát thanh độc lập Ekho Moskvy, đã bị mất việc mà chủ biên là ông Alexei Benediktov cho là một quyết định "chính trị" nhằm thay đổi đường lối bình luận của đài. Kinh truyền hình độc lập "Dozhd" đã bị tắt tiếng trên các mạng truyền hình vệ tinh và truyền hình cáp, và cá nhân tôi đã bị trục xuất khỏi Nga, nơi mà tôi đang phục vụ trong vai trò cố vấn của đài Radio Liberty.
Nga và Ukraine phản ảnh di sản của chủ nghĩa cộng sản, nó phá hủy bất kỳ ý nghĩa nào của các giá trị đạo đức. Ở cả hai nước, những người cai trị đặt việc tích lũy tài sản vượt lên xa những lợi ích của dân tộc.
Ở Ukraine, ông Yanukovych lên nắm quyền và bắt đầu tái-giải tư để phục vụ quyền lợi cá nhân và các thành viên trực hệ trong gia đình. Chỉ trong ba năm qua, con trai của ông, Olexander, một nha sĩ, đã trở thành đại tỉ phú. Các chủ doanh nghiệp bị đề nghị bán các công ty của họ dưới giá thị trường, trong sự đe doạ sẽ bị phá sản bởi tòa án và thanh tra chính phủ.
Ở Nga cái tiến trình cũng tương tự như vậy. Sự chiếm đoạt tài sản đã bắt đầu một cách nghiêm túc vào năm 2003 sau khi chính quyền bắt giữ chủ tịch của công ty dầu Yukos, Mikhail Khodorkovsky. Hiện nay, hàng ngàn doanh nhân đang bị giam giữ không xét xử tại Nga vì bị vu khống và vì bị trù dập bởi các đối thủ cạnh tranh của họ.
Để tích lũy sự giàu có thật nhanh chóng và trên một quy mô to như vậy, họ cần loại bỏ sự độc lập của cơ quan thi hành pháp luật. Hậu quả là ở Nga và Ukraine, mỗi người đều biết rằng họ là con cá trên thớt của các cơ quan công quyền, người ta có thể bỏ tù và tịch thu tài sản của anh ta bất cứ lúc nào.
Do chính vì tình trạng này mà ở Ukraine, nó kích động cuộc nổi dậy chống lại ông Yanukovych. "Chọn Lựa Âu Châu" trở nên phổ biến ở Ukraine không chỉ vì lý do kinh tế mà còn bởi vì nó cung cấp khả năng ứng xử châu Âu, bao gồm pháp trị, sẽ được đưa vào áp dụng ở Ukraine. Khi ông Yanukovych từ chối hôm 30 tháng 11 để ký một thỏa thuận hợp tác với Liên minh châu Âu sau nhiều năm hứa hẹn sẽ làm như vậy, ông kích động một cuộc nổi dậy bằng cách loại bỏ hy vọng về một tương lai dân chủ hơn.
Chế độ Putin lâu nay được bảo vệ bởi mức độ tăng trưởng kinh tế cao, nhưng các điều kiện làm cho nền kinh tế tăng trưởng ở tốc độ 7.2% truớc đây thì bây giờ không còn nữa. Sự cải thiện cuộc sống ở Nga truớc đây, thực hiện được là nhờ vào sự tăng giá dầu và khí đốt, sự giảm giá các hàng hóa nhập khẩu, và khu vực đầu tư khổng lồ nhưng ít tốn vốn do được bù đắp bằng các di sản của Liên Xô để lại. Khi những yếu tố này không còn nữa, tăng trưởng đã chậm lại chỉ còn 1.2%, với rất ít triển vọng cải thiện.
Trong năm 2011 và 2012, Moscow đã chứng kiến các cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi Liên Xô sụp đổ, do bởi các cuộc bầu cử gian lận và ông Putin quyết định ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ thứ ba. Các cuộc biểu tình cuối cùng thất bại, nhưng trong tình hình kinh tế xấu đi, nó có thể được bộc phát trở lại.
Vào tháng Hai năm 2010, hai bác sĩ, Vera Sidelnikova và Olga Aleksandrina, nguời mẹ và cô con gái, đã thiệt mạng ở Moscow khi xe của họ đâm vào đầu một chiếc xe khác điều khiển bởi Anatoly Barkov, phó chủ tịch của công ty dầu Lukoil, mà theo các nhân chứng, ông đã cố cắt dòng giao thông buổi sáng. Nó gây bùng nổ sự phẫn nộ trên internet, nhưng không có các cuộc biểu tình. Trong các điều kiện chín mùi, một sự cố tương tự như vậy ngày nay có thể mang lại hàng chục ngàn nguời xuống đường.
Cuộc cách mạng Ukraine là một biểu hiện mạnh mẽ về khả năng của quần chúng đứng lên nắm lấy vận mệnh của mình. Bài học này sẽ mang lại lợi ích lớn cho Nga nếu lãnh đạo nước này lấy đó làm cảm hứng để thực hiện những cải cách thực sự. Tuy nhiên, sự xâm lăng Crimea, cho thấy ông Putin đã quyết định ngăn chặn sự thay đổi bằng cách đi xâm lăng nước ngoài. Điều này báo hiệu không chỉ là một sự khủng hoảng ở Ukraine mà còn là một cuộc đối đầu nguy hiểm trong tương lai giữa người cai trị và nguời bị trị trong một quốc gia có vũ khí nguyên tử đứng hàng thứ nhì của thế giới.
(David Satter là nhà nghiên cứu thâm niên của viện Hudson Institute và là cố vấn của Radio Liberty. Ông là phóng viên đầu tiên của Hoa Kỳ bị Nga trục xuất kể từ khi Chiến Tranh Lạnh).
http://www.thedailybeast.com/articles/2014/03/02/ukraine-s-revolutionary-less-for-russia.html
Thuan Do chuyển
David Satter
(Lê Minh Nguyên dịch)
Vladimir Putin không gửi quân tới Ukraine chỉ vì để bảo vệ lợi ích của Nga ở nước ngoài. Ông cũng còn cố gắng để bảo vệ chế độ của ông ở Nga.
Khi các lực lượng Nga chiếm một số vị trí chủ chốt ở Crimea, mục tiêu của họ không phải là chỉ để tạo ra sự hỗn loạn ở Ukraine mà còn để bảo vệ chế độ đạo tặc (kleptocracy) của chính nước Nga.
Nga và Ukraine dưới sự lãnh đạo của ông Yanukovych cùng chia sẻ một mẫu mực chính quyền - cai trị bởi chế độ nhà giàu bất hảo (oligarchy). Điều này giải thích tại sao cuộc cách mạng chống tội phạm nhằm lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych ở Ukraine là một tiền lệ mà nó có thể hoàn toàn áp dụng đối với Putin của Nga. Đây cũng là lý do tại sao, nhìn từ quan điểm của chế độ Nga, họ xem cuộc cách mạng ở Ukraine cần phải được chận lại bằng bất cứ giá nào.
Nga hiện nay yên tỉnh và sự thăm dò dư luận cho thấy 75% số người được hỏi tin rằng những gì xảy ra ở Ukraine không thể xảy ra ở Nga. Tuy nhiên, dư luận ở Nga thường thay đổi nhanh chóng, và trong sự trỗi dậy lật đổ ông Yanukovych, chính quyền Nga không để cho có sơ hở bất cứ điều gì.
Vài giờ sau lễ bế mạc Thế Vận Hội Sochi, tòa án Nga đã kết án các nhà hoạt động đối lập với án tù từ 2 đến 4 năm vì tham gia biểu tình vào tháng Năm, 2012 chống lễ nhậm chức của Tổng thống Vladimir Putin. Khi những người biểu tình xuống đường để phản đối phán quyết này, hàng trăm người đã bị bắt giữ.
Nga cũng hạn chế những mãnh báo chí độc lập còn lại. Ông Yuri Fedutinov, cựu giám đốc của đài phát thanh độc lập Ekho Moskvy, đã bị mất việc mà chủ biên là ông Alexei Benediktov cho là một quyết định "chính trị" nhằm thay đổi đường lối bình luận của đài. Kinh truyền hình độc lập "Dozhd" đã bị tắt tiếng trên các mạng truyền hình vệ tinh và truyền hình cáp, và cá nhân tôi đã bị trục xuất khỏi Nga, nơi mà tôi đang phục vụ trong vai trò cố vấn của đài Radio Liberty.
Nga và Ukraine phản ảnh di sản của chủ nghĩa cộng sản, nó phá hủy bất kỳ ý nghĩa nào của các giá trị đạo đức. Ở cả hai nước, những người cai trị đặt việc tích lũy tài sản vượt lên xa những lợi ích của dân tộc.
Ở Ukraine, ông Yanukovych lên nắm quyền và bắt đầu tái-giải tư để phục vụ quyền lợi cá nhân và các thành viên trực hệ trong gia đình. Chỉ trong ba năm qua, con trai của ông, Olexander, một nha sĩ, đã trở thành đại tỉ phú. Các chủ doanh nghiệp bị đề nghị bán các công ty của họ dưới giá thị trường, trong sự đe doạ sẽ bị phá sản bởi tòa án và thanh tra chính phủ.
Ở Nga cái tiến trình cũng tương tự như vậy. Sự chiếm đoạt tài sản đã bắt đầu một cách nghiêm túc vào năm 2003 sau khi chính quyền bắt giữ chủ tịch của công ty dầu Yukos, Mikhail Khodorkovsky. Hiện nay, hàng ngàn doanh nhân đang bị giam giữ không xét xử tại Nga vì bị vu khống và vì bị trù dập bởi các đối thủ cạnh tranh của họ.
Để tích lũy sự giàu có thật nhanh chóng và trên một quy mô to như vậy, họ cần loại bỏ sự độc lập của cơ quan thi hành pháp luật. Hậu quả là ở Nga và Ukraine, mỗi người đều biết rằng họ là con cá trên thớt của các cơ quan công quyền, người ta có thể bỏ tù và tịch thu tài sản của anh ta bất cứ lúc nào.
Do chính vì tình trạng này mà ở Ukraine, nó kích động cuộc nổi dậy chống lại ông Yanukovych. "Chọn Lựa Âu Châu" trở nên phổ biến ở Ukraine không chỉ vì lý do kinh tế mà còn bởi vì nó cung cấp khả năng ứng xử châu Âu, bao gồm pháp trị, sẽ được đưa vào áp dụng ở Ukraine. Khi ông Yanukovych từ chối hôm 30 tháng 11 để ký một thỏa thuận hợp tác với Liên minh châu Âu sau nhiều năm hứa hẹn sẽ làm như vậy, ông kích động một cuộc nổi dậy bằng cách loại bỏ hy vọng về một tương lai dân chủ hơn.
Chế độ Putin lâu nay được bảo vệ bởi mức độ tăng trưởng kinh tế cao, nhưng các điều kiện làm cho nền kinh tế tăng trưởng ở tốc độ 7.2% truớc đây thì bây giờ không còn nữa. Sự cải thiện cuộc sống ở Nga truớc đây, thực hiện được là nhờ vào sự tăng giá dầu và khí đốt, sự giảm giá các hàng hóa nhập khẩu, và khu vực đầu tư khổng lồ nhưng ít tốn vốn do được bù đắp bằng các di sản của Liên Xô để lại. Khi những yếu tố này không còn nữa, tăng trưởng đã chậm lại chỉ còn 1.2%, với rất ít triển vọng cải thiện.
Trong năm 2011 và 2012, Moscow đã chứng kiến các cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi Liên Xô sụp đổ, do bởi các cuộc bầu cử gian lận và ông Putin quyết định ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ thứ ba. Các cuộc biểu tình cuối cùng thất bại, nhưng trong tình hình kinh tế xấu đi, nó có thể được bộc phát trở lại.
Vào tháng Hai năm 2010, hai bác sĩ, Vera Sidelnikova và Olga Aleksandrina, nguời mẹ và cô con gái, đã thiệt mạng ở Moscow khi xe của họ đâm vào đầu một chiếc xe khác điều khiển bởi Anatoly Barkov, phó chủ tịch của công ty dầu Lukoil, mà theo các nhân chứng, ông đã cố cắt dòng giao thông buổi sáng. Nó gây bùng nổ sự phẫn nộ trên internet, nhưng không có các cuộc biểu tình. Trong các điều kiện chín mùi, một sự cố tương tự như vậy ngày nay có thể mang lại hàng chục ngàn nguời xuống đường.
Cuộc cách mạng Ukraine là một biểu hiện mạnh mẽ về khả năng của quần chúng đứng lên nắm lấy vận mệnh của mình. Bài học này sẽ mang lại lợi ích lớn cho Nga nếu lãnh đạo nước này lấy đó làm cảm hứng để thực hiện những cải cách thực sự. Tuy nhiên, sự xâm lăng Crimea, cho thấy ông Putin đã quyết định ngăn chặn sự thay đổi bằng cách đi xâm lăng nước ngoài. Điều này báo hiệu không chỉ là một sự khủng hoảng ở Ukraine mà còn là một cuộc đối đầu nguy hiểm trong tương lai giữa người cai trị và nguời bị trị trong một quốc gia có vũ khí nguyên tử đứng hàng thứ nhì của thế giới.
(David Satter là nhà nghiên cứu thâm niên của viện Hudson Institute và là cố vấn của Radio Liberty. Ông là phóng viên đầu tiên của Hoa Kỳ bị Nga trục xuất kể từ khi Chiến Tranh Lạnh).
http://www.thedailybeast.com/articles/2014/03/02/ukraine-s-revolutionary-less-for-russia.html
Thuan Do chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Bài Học Cách Mạng Ukraine Cho Nga
Khi các lực lượng Nga chiếm một số vị trí chủ chốt ở Crimea, mục tiêu của họ không phải là chỉ để tạo ra sự hỗn loạn ở Ukraine mà còn để bảo vệ chế độ đạo tặc (kleptocracy)
David Satter
(Lê Minh Nguyên dịch)
Vladimir Putin không gửi quân tới Ukraine chỉ vì để bảo vệ lợi ích của Nga ở nước ngoài. Ông cũng còn cố gắng để bảo vệ chế độ của ông ở Nga.
Khi các lực lượng Nga chiếm một số vị trí chủ chốt ở Crimea, mục tiêu của họ không phải là chỉ để tạo ra sự hỗn loạn ở Ukraine mà còn để bảo vệ chế độ đạo tặc (kleptocracy) của chính nước Nga.
Nga và Ukraine dưới sự lãnh đạo của ông Yanukovych cùng chia sẻ một mẫu mực chính quyền - cai trị bởi chế độ nhà giàu bất hảo (oligarchy). Điều này giải thích tại sao cuộc cách mạng chống tội phạm nhằm lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych ở Ukraine là một tiền lệ mà nó có thể hoàn toàn áp dụng đối với Putin của Nga. Đây cũng là lý do tại sao, nhìn từ quan điểm của chế độ Nga, họ xem cuộc cách mạng ở Ukraine cần phải được chận lại bằng bất cứ giá nào.
Nga hiện nay yên tỉnh và sự thăm dò dư luận cho thấy 75% số người được hỏi tin rằng những gì xảy ra ở Ukraine không thể xảy ra ở Nga. Tuy nhiên, dư luận ở Nga thường thay đổi nhanh chóng, và trong sự trỗi dậy lật đổ ông Yanukovych, chính quyền Nga không để cho có sơ hở bất cứ điều gì.
Vài giờ sau lễ bế mạc Thế Vận Hội Sochi, tòa án Nga đã kết án các nhà hoạt động đối lập với án tù từ 2 đến 4 năm vì tham gia biểu tình vào tháng Năm, 2012 chống lễ nhậm chức của Tổng thống Vladimir Putin. Khi những người biểu tình xuống đường để phản đối phán quyết này, hàng trăm người đã bị bắt giữ.
Nga cũng hạn chế những mãnh báo chí độc lập còn lại. Ông Yuri Fedutinov, cựu giám đốc của đài phát thanh độc lập Ekho Moskvy, đã bị mất việc mà chủ biên là ông Alexei Benediktov cho là một quyết định "chính trị" nhằm thay đổi đường lối bình luận của đài. Kinh truyền hình độc lập "Dozhd" đã bị tắt tiếng trên các mạng truyền hình vệ tinh và truyền hình cáp, và cá nhân tôi đã bị trục xuất khỏi Nga, nơi mà tôi đang phục vụ trong vai trò cố vấn của đài Radio Liberty.
Nga và Ukraine phản ảnh di sản của chủ nghĩa cộng sản, nó phá hủy bất kỳ ý nghĩa nào của các giá trị đạo đức. Ở cả hai nước, những người cai trị đặt việc tích lũy tài sản vượt lên xa những lợi ích của dân tộc.
Ở Ukraine, ông Yanukovych lên nắm quyền và bắt đầu tái-giải tư để phục vụ quyền lợi cá nhân và các thành viên trực hệ trong gia đình. Chỉ trong ba năm qua, con trai của ông, Olexander, một nha sĩ, đã trở thành đại tỉ phú. Các chủ doanh nghiệp bị đề nghị bán các công ty của họ dưới giá thị trường, trong sự đe doạ sẽ bị phá sản bởi tòa án và thanh tra chính phủ.
Ở Nga cái tiến trình cũng tương tự như vậy. Sự chiếm đoạt tài sản đã bắt đầu một cách nghiêm túc vào năm 2003 sau khi chính quyền bắt giữ chủ tịch của công ty dầu Yukos, Mikhail Khodorkovsky. Hiện nay, hàng ngàn doanh nhân đang bị giam giữ không xét xử tại Nga vì bị vu khống và vì bị trù dập bởi các đối thủ cạnh tranh của họ.
Để tích lũy sự giàu có thật nhanh chóng và trên một quy mô to như vậy, họ cần loại bỏ sự độc lập của cơ quan thi hành pháp luật. Hậu quả là ở Nga và Ukraine, mỗi người đều biết rằng họ là con cá trên thớt của các cơ quan công quyền, người ta có thể bỏ tù và tịch thu tài sản của anh ta bất cứ lúc nào.
Do chính vì tình trạng này mà ở Ukraine, nó kích động cuộc nổi dậy chống lại ông Yanukovych. "Chọn Lựa Âu Châu" trở nên phổ biến ở Ukraine không chỉ vì lý do kinh tế mà còn bởi vì nó cung cấp khả năng ứng xử châu Âu, bao gồm pháp trị, sẽ được đưa vào áp dụng ở Ukraine. Khi ông Yanukovych từ chối hôm 30 tháng 11 để ký một thỏa thuận hợp tác với Liên minh châu Âu sau nhiều năm hứa hẹn sẽ làm như vậy, ông kích động một cuộc nổi dậy bằng cách loại bỏ hy vọng về một tương lai dân chủ hơn.
Chế độ Putin lâu nay được bảo vệ bởi mức độ tăng trưởng kinh tế cao, nhưng các điều kiện làm cho nền kinh tế tăng trưởng ở tốc độ 7.2% truớc đây thì bây giờ không còn nữa. Sự cải thiện cuộc sống ở Nga truớc đây, thực hiện được là nhờ vào sự tăng giá dầu và khí đốt, sự giảm giá các hàng hóa nhập khẩu, và khu vực đầu tư khổng lồ nhưng ít tốn vốn do được bù đắp bằng các di sản của Liên Xô để lại. Khi những yếu tố này không còn nữa, tăng trưởng đã chậm lại chỉ còn 1.2%, với rất ít triển vọng cải thiện.
Trong năm 2011 và 2012, Moscow đã chứng kiến các cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi Liên Xô sụp đổ, do bởi các cuộc bầu cử gian lận và ông Putin quyết định ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ thứ ba. Các cuộc biểu tình cuối cùng thất bại, nhưng trong tình hình kinh tế xấu đi, nó có thể được bộc phát trở lại.
Vào tháng Hai năm 2010, hai bác sĩ, Vera Sidelnikova và Olga Aleksandrina, nguời mẹ và cô con gái, đã thiệt mạng ở Moscow khi xe của họ đâm vào đầu một chiếc xe khác điều khiển bởi Anatoly Barkov, phó chủ tịch của công ty dầu Lukoil, mà theo các nhân chứng, ông đã cố cắt dòng giao thông buổi sáng. Nó gây bùng nổ sự phẫn nộ trên internet, nhưng không có các cuộc biểu tình. Trong các điều kiện chín mùi, một sự cố tương tự như vậy ngày nay có thể mang lại hàng chục ngàn nguời xuống đường.
Cuộc cách mạng Ukraine là một biểu hiện mạnh mẽ về khả năng của quần chúng đứng lên nắm lấy vận mệnh của mình. Bài học này sẽ mang lại lợi ích lớn cho Nga nếu lãnh đạo nước này lấy đó làm cảm hứng để thực hiện những cải cách thực sự. Tuy nhiên, sự xâm lăng Crimea, cho thấy ông Putin đã quyết định ngăn chặn sự thay đổi bằng cách đi xâm lăng nước ngoài. Điều này báo hiệu không chỉ là một sự khủng hoảng ở Ukraine mà còn là một cuộc đối đầu nguy hiểm trong tương lai giữa người cai trị và nguời bị trị trong một quốc gia có vũ khí nguyên tử đứng hàng thứ nhì của thế giới.
(David Satter là nhà nghiên cứu thâm niên của viện Hudson Institute và là cố vấn của Radio Liberty. Ông là phóng viên đầu tiên của Hoa Kỳ bị Nga trục xuất kể từ khi Chiến Tranh Lạnh).
http://www.thedailybeast.com/articles/2014/03/02/ukraine-s-revolutionary-less-for-russia.html
Thuan Do chuyển