Cõi Người Ta
Bài Post Cuối Ngày: Chuyện cổ tích sau tấm vé số độc đắc
TT - Chị mua 10 tờ vé số, đem tặng một vé cho bạn nghèo. Chiều hôm ấy, chị muốn “nín thở” khi cả 10 tờ vé số mà mình mua đều trúng. Trong đó bảy tờ trúng độc đắc trị
TT - Chị mua 10 tờ vé số, đem tặng một vé cho bạn nghèo. Chiều hôm ấy, chị muốn “nín thở” khi cả 10 tờ vé số mà mình mua đều trúng.
Trong đó bảy tờ trúng độc đắc trị giá hơn 10 tỉ đồng (mỗi tờ 1,5 tỉ đồng chưa trừ thuế), ba tờ trúng an ủi (100 triệu đồng/tờ). Tờ vé số mà chị tặng người bạn nghèo là một trong ba tờ trúng an ủi. Sáng hôm sau, chị đi tìm gặp người bạn nghèo. Câu đầu tiên chị nói với bạn là “ông trả lại tờ vé số cho tui”!
Khi tôi kể câu chuyện đến đây, nhiều bạn bè, đồng nghiệp đã “ồ” lên một tiếng rồi trách móc, đại ý: Chị ấy đã trúng cả chục tỉ đồng rồi, sao lại nỡ đòi tờ vé số trúng an ủi! Có người còn nhanh nhảu bình luận: ”Đời bây giờ sao mà bạc”.
Ồ không, cái đoạn kết không phải “đen” như thế. Đoạn kết của câu chuyện nó là thế này: Sau khi cầm lại tờ vé số trúng an ủi từ người bạn, chị bèn rút một tờ trúng độc đắc tặng lại và nói: “Tui đổi cho tờ trúng độc đắc để hai ông bà mua cái nhà”. Bởi chị biết người bạn nghèo ấy đang không có nhà ở. 100 triệu đồng của tờ vé trúng an ủi là một số tiền không nhỏ, nhưng nó cũng chẳng có ý nghĩa gì trong việc giúp ông tìm một chốn nương thân lúc tuổi già.
Sau khi nghe cái đoạn kết thật của câu chuyện, ai cũng ngỡ ngàng. Các đồng nghiệp đều đồng thanh buộc tôi phải viết câu chuyện này, một câu chuyện cổ tích của thế kỷ 21. Nó sẽ có một giá trị rất lớn trong xã hội mà văn hóa, đạo đức đang xuống cấp. Một xã hội mà gần như ngày nào mở báo ra cũng thấy những chuyện xám xịt.
Viết đến đây, ắt cũng sẽ có người chưa tin câu chuyện cổ tích này, bởi chẳng thấy tên tuổi nhân vật đâu cả. Xin thưa, đây là câu chuyện thật 100%, mà người được tặng chiếc vé số - “ông bạn nghèo” trong câu chuyện - chính là nhạc sĩ Hữu Phần, em ruột của nghệ sĩ Quốc Hòa đã mất, cựu giám đốc Nhà hát ca múa nhạc Bông Sen TP.HCM. Hiện ông Phần đang đi tìm mua nhà bằng số tiền từ chiếc vé số độc đắc mà người bạn vàng đã tặng.
Thưa chị, trong 30 năm làm báo, bao giờ tôi cũng tôn trọng yêu cầu của nhân vật. Riêng trong chuyện này, tôi đã băn khoăn rất nhiều với hai câu hỏi: Viết? Không viết?
Cuối cùng, tôi quyết định giữ 50% lời hứa với chị, đó là không nêu tên chị. Nhưng câu chuyện thì tôi nghĩ cần phải nêu lên. Bởi, chị một mực bảo chuyện này “bình thường thôi”, nhưng bình thường làm sao được hở chị? Vào thời buổi nhiều người coi tiền hơn cả mạng sống, người ta đánh liều mọi cách, lừa bịp mọi người để kiếm tiền.
Thậm chí có người trong gia đình đánh nhau chí chết, đưa nhau ra tòa chỉ vì vài trăm triệu đồng. Còn chị thì kinh tế cũng chẳng khá gì, vậy mà tặng vé độc đắc cho bạn nghèo.
Ông Ba Minh (Châu Ngọc Minh), nguyên phó Ban tuyên huấn Thành ủy TP.HCM, một người rất hiểu chị, khi nghe chuyện này đã nhận xét: “Chỉ có con nhỏ đó mới làm được như vậy!”. Cho một người bạn 1,5 tỉ đồng một cách nhẹ nhàng không phải ai cũng làm được.
Một lần nữa tôi xin lỗi chị. Bởi tôi lại thấy có lỗi nhiều hơn với độc giả nếu không viết. Bởi họ cũng có quyền được biết việc làm cao cả của chị. Việc làm đó cho tôi (và có lẽ nhiều người khác) có thêm niềm tin rằng cuộc sống của chúng ta vẫn còn tươi đẹp, vẫn còn rất nhiều người tốt, rất đáng sống.
Tôi đã ứa nước mắt khi đọc bài viết về một anh thợ sửa xe đạp nghèo tặng xe đạp cho các học sinh nghèo, về những người chị âm thầm nuôi dưỡng những người già neo đơn như người thân của mình mà không hề mong một chút quyền lợi nào (những nhân vật được Mặt trận Tổ quốc VN TP.HCM tôn vinh trong chương trình “Những tấm gương thầm lặng mà cao cả” đăng trên Tuổi Trẻ ngày 31-12-2013)...
Nay trong số người đáng được mọi người biết tới có thêm chị.
TRẦN NHẬT VY
( Vananh chuyển )
TT - Chị mua 10 tờ vé số, đem tặng một vé cho bạn nghèo. Chiều hôm ấy, chị muốn “nín thở” khi cả 10 tờ vé số mà mình mua đều trúng.
Trong đó bảy tờ trúng độc đắc trị giá hơn 10 tỉ đồng (mỗi tờ 1,5 tỉ đồng chưa trừ thuế), ba tờ trúng an ủi (100 triệu đồng/tờ). Tờ vé số mà chị tặng người bạn nghèo là một trong ba tờ trúng an ủi. Sáng hôm sau, chị đi tìm gặp người bạn nghèo. Câu đầu tiên chị nói với bạn là “ông trả lại tờ vé số cho tui”!
Khi tôi kể câu chuyện đến đây, nhiều bạn bè, đồng nghiệp đã “ồ” lên một tiếng rồi trách móc, đại ý: Chị ấy đã trúng cả chục tỉ đồng rồi, sao lại nỡ đòi tờ vé số trúng an ủi! Có người còn nhanh nhảu bình luận: ”Đời bây giờ sao mà bạc”.
Ồ không, cái đoạn kết không phải “đen” như thế. Đoạn kết của câu chuyện nó là thế này: Sau khi cầm lại tờ vé số trúng an ủi từ người bạn, chị bèn rút một tờ trúng độc đắc tặng lại và nói: “Tui đổi cho tờ trúng độc đắc để hai ông bà mua cái nhà”. Bởi chị biết người bạn nghèo ấy đang không có nhà ở. 100 triệu đồng của tờ vé trúng an ủi là một số tiền không nhỏ, nhưng nó cũng chẳng có ý nghĩa gì trong việc giúp ông tìm một chốn nương thân lúc tuổi già.
Sau khi nghe cái đoạn kết thật của câu chuyện, ai cũng ngỡ ngàng. Các đồng nghiệp đều đồng thanh buộc tôi phải viết câu chuyện này, một câu chuyện cổ tích của thế kỷ 21. Nó sẽ có một giá trị rất lớn trong xã hội mà văn hóa, đạo đức đang xuống cấp. Một xã hội mà gần như ngày nào mở báo ra cũng thấy những chuyện xám xịt.
Viết đến đây, ắt cũng sẽ có người chưa tin câu chuyện cổ tích này, bởi chẳng thấy tên tuổi nhân vật đâu cả. Xin thưa, đây là câu chuyện thật 100%, mà người được tặng chiếc vé số - “ông bạn nghèo” trong câu chuyện - chính là nhạc sĩ Hữu Phần, em ruột của nghệ sĩ Quốc Hòa đã mất, cựu giám đốc Nhà hát ca múa nhạc Bông Sen TP.HCM. Hiện ông Phần đang đi tìm mua nhà bằng số tiền từ chiếc vé số độc đắc mà người bạn vàng đã tặng.
Thưa chị, trong 30 năm làm báo, bao giờ tôi cũng tôn trọng yêu cầu của nhân vật. Riêng trong chuyện này, tôi đã băn khoăn rất nhiều với hai câu hỏi: Viết? Không viết?
Cuối cùng, tôi quyết định giữ 50% lời hứa với chị, đó là không nêu tên chị. Nhưng câu chuyện thì tôi nghĩ cần phải nêu lên. Bởi, chị một mực bảo chuyện này “bình thường thôi”, nhưng bình thường làm sao được hở chị? Vào thời buổi nhiều người coi tiền hơn cả mạng sống, người ta đánh liều mọi cách, lừa bịp mọi người để kiếm tiền.
Thậm chí có người trong gia đình đánh nhau chí chết, đưa nhau ra tòa chỉ vì vài trăm triệu đồng. Còn chị thì kinh tế cũng chẳng khá gì, vậy mà tặng vé độc đắc cho bạn nghèo.
Ông Ba Minh (Châu Ngọc Minh), nguyên phó Ban tuyên huấn Thành ủy TP.HCM, một người rất hiểu chị, khi nghe chuyện này đã nhận xét: “Chỉ có con nhỏ đó mới làm được như vậy!”. Cho một người bạn 1,5 tỉ đồng một cách nhẹ nhàng không phải ai cũng làm được.
Một lần nữa tôi xin lỗi chị. Bởi tôi lại thấy có lỗi nhiều hơn với độc giả nếu không viết. Bởi họ cũng có quyền được biết việc làm cao cả của chị. Việc làm đó cho tôi (và có lẽ nhiều người khác) có thêm niềm tin rằng cuộc sống của chúng ta vẫn còn tươi đẹp, vẫn còn rất nhiều người tốt, rất đáng sống.
Tôi đã ứa nước mắt khi đọc bài viết về một anh thợ sửa xe đạp nghèo tặng xe đạp cho các học sinh nghèo, về những người chị âm thầm nuôi dưỡng những người già neo đơn như người thân của mình mà không hề mong một chút quyền lợi nào (những nhân vật được Mặt trận Tổ quốc VN TP.HCM tôn vinh trong chương trình “Những tấm gương thầm lặng mà cao cả” đăng trên Tuổi Trẻ ngày 31-12-2013)...
Nay trong số người đáng được mọi người biết tới có thêm chị.
TRẦN NHẬT VY
( Vananh chuyển )
Bàn ra tán vào (0)
Bài Post Cuối Ngày: Chuyện cổ tích sau tấm vé số độc đắc
TT - Chị mua 10 tờ vé số, đem tặng một vé cho bạn nghèo. Chiều hôm ấy, chị muốn “nín thở” khi cả 10 tờ vé số mà mình mua đều trúng. Trong đó bảy tờ trúng độc đắc trị
TT - Chị mua 10 tờ vé số, đem tặng một vé cho bạn nghèo. Chiều hôm ấy, chị muốn “nín thở” khi cả 10 tờ vé số mà mình mua đều trúng.
Trong đó bảy tờ trúng độc đắc trị giá hơn 10 tỉ đồng (mỗi tờ 1,5 tỉ đồng chưa trừ thuế), ba tờ trúng an ủi (100 triệu đồng/tờ). Tờ vé số mà chị tặng người bạn nghèo là một trong ba tờ trúng an ủi. Sáng hôm sau, chị đi tìm gặp người bạn nghèo. Câu đầu tiên chị nói với bạn là “ông trả lại tờ vé số cho tui”!
Khi tôi kể câu chuyện đến đây, nhiều bạn bè, đồng nghiệp đã “ồ” lên một tiếng rồi trách móc, đại ý: Chị ấy đã trúng cả chục tỉ đồng rồi, sao lại nỡ đòi tờ vé số trúng an ủi! Có người còn nhanh nhảu bình luận: ”Đời bây giờ sao mà bạc”.
Ồ không, cái đoạn kết không phải “đen” như thế. Đoạn kết của câu chuyện nó là thế này: Sau khi cầm lại tờ vé số trúng an ủi từ người bạn, chị bèn rút một tờ trúng độc đắc tặng lại và nói: “Tui đổi cho tờ trúng độc đắc để hai ông bà mua cái nhà”. Bởi chị biết người bạn nghèo ấy đang không có nhà ở. 100 triệu đồng của tờ vé trúng an ủi là một số tiền không nhỏ, nhưng nó cũng chẳng có ý nghĩa gì trong việc giúp ông tìm một chốn nương thân lúc tuổi già.
Sau khi nghe cái đoạn kết thật của câu chuyện, ai cũng ngỡ ngàng. Các đồng nghiệp đều đồng thanh buộc tôi phải viết câu chuyện này, một câu chuyện cổ tích của thế kỷ 21. Nó sẽ có một giá trị rất lớn trong xã hội mà văn hóa, đạo đức đang xuống cấp. Một xã hội mà gần như ngày nào mở báo ra cũng thấy những chuyện xám xịt.
Viết đến đây, ắt cũng sẽ có người chưa tin câu chuyện cổ tích này, bởi chẳng thấy tên tuổi nhân vật đâu cả. Xin thưa, đây là câu chuyện thật 100%, mà người được tặng chiếc vé số - “ông bạn nghèo” trong câu chuyện - chính là nhạc sĩ Hữu Phần, em ruột của nghệ sĩ Quốc Hòa đã mất, cựu giám đốc Nhà hát ca múa nhạc Bông Sen TP.HCM. Hiện ông Phần đang đi tìm mua nhà bằng số tiền từ chiếc vé số độc đắc mà người bạn vàng đã tặng.
Thưa chị, trong 30 năm làm báo, bao giờ tôi cũng tôn trọng yêu cầu của nhân vật. Riêng trong chuyện này, tôi đã băn khoăn rất nhiều với hai câu hỏi: Viết? Không viết?
Cuối cùng, tôi quyết định giữ 50% lời hứa với chị, đó là không nêu tên chị. Nhưng câu chuyện thì tôi nghĩ cần phải nêu lên. Bởi, chị một mực bảo chuyện này “bình thường thôi”, nhưng bình thường làm sao được hở chị? Vào thời buổi nhiều người coi tiền hơn cả mạng sống, người ta đánh liều mọi cách, lừa bịp mọi người để kiếm tiền.
Thậm chí có người trong gia đình đánh nhau chí chết, đưa nhau ra tòa chỉ vì vài trăm triệu đồng. Còn chị thì kinh tế cũng chẳng khá gì, vậy mà tặng vé độc đắc cho bạn nghèo.
Ông Ba Minh (Châu Ngọc Minh), nguyên phó Ban tuyên huấn Thành ủy TP.HCM, một người rất hiểu chị, khi nghe chuyện này đã nhận xét: “Chỉ có con nhỏ đó mới làm được như vậy!”. Cho một người bạn 1,5 tỉ đồng một cách nhẹ nhàng không phải ai cũng làm được.
Một lần nữa tôi xin lỗi chị. Bởi tôi lại thấy có lỗi nhiều hơn với độc giả nếu không viết. Bởi họ cũng có quyền được biết việc làm cao cả của chị. Việc làm đó cho tôi (và có lẽ nhiều người khác) có thêm niềm tin rằng cuộc sống của chúng ta vẫn còn tươi đẹp, vẫn còn rất nhiều người tốt, rất đáng sống.
Tôi đã ứa nước mắt khi đọc bài viết về một anh thợ sửa xe đạp nghèo tặng xe đạp cho các học sinh nghèo, về những người chị âm thầm nuôi dưỡng những người già neo đơn như người thân của mình mà không hề mong một chút quyền lợi nào (những nhân vật được Mặt trận Tổ quốc VN TP.HCM tôn vinh trong chương trình “Những tấm gương thầm lặng mà cao cả” đăng trên Tuổi Trẻ ngày 31-12-2013)...
Nay trong số người đáng được mọi người biết tới có thêm chị.
TRẦN NHẬT VY
( Vananh chuyển )