Đoạn Đường Chiến Binh
Bài viết của nhà văn Giao Chỉ : Chuyến Hải Hành Cuối Cùng
Chuyện hải quân bồng bềnh đã lâu gần nửa thế kỷ. Chưa bao giờ có chuyến hải hành của toàn thể hải quân Việt Nam ra khơi để đi về nơi chân trời vô định. Đó là chuyến cuối cùng. Một đi không trở lại.
Xin giới thiệu với quý thân hữu một ngày hết sức đặc biệt vừa được Dân Sinh Media loan báo.
Đó là ngày hội ngộ, ngày hải quân, ngày thu hình DVD ghi lại chuyến hải hành cuối cùng của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa. Đây có lẽ là 1 dịp hết sức đặc biệt.
Lần đầu tiên việc giới thiệu dự án quay DVD thực hiện tại một hý viện 600 chỗ ngồi mà ban tổ chức tiên đoán là sẽ tràn ngập khán giả. Cho đến giờ này mọi ghế ngồi đã an bài. Đó là nhờ sự hợp tác hết sức nỗ lực của hội hải quân Bạch Đằng miền Bắc CA và đại diện hải quân Vương Thế Tuấn, nguyên là thiếu tá hạm trưởng trong số rất nhiều hạm trưởng sẽ từ bốn phương về San Jose họp mặt. Ngày giờ tổ chức là 2 giờ chiều chủ nhật 1 tháng 12 năm 2013. tại Santa Clara Convention Center. Tất cả quan khách đều nhận vé mời, không bán vé. Thực không ngờ được là quan khách và gia đình hải quân phương xa sẽ về San Jose trên 150 người. Các tướng lãnh hải quân, các hạm trưởng, đoàn viên và gia đình. Lại có cả bà con được tàu hải quân vớt cũng về tham dự.
Hàng trăm ghe thuyền với 30 ngàn người đã được tầu hải quân vớt
Anh Phạm Phú Nam hiện là người trách nhiệm chính của Dân Sinh Media sẽ phối hợp sân khấu. Hải quân Vương Thế Tuấn đảm trách toàn bộ phần hải vụ từ việc giới thiệu cho đến nội dung của chương trình. Riêng cuộc đời của ông Tuấn cũng đã là 1 bi trường kịch liên quan đến chuyến đi của hải quân VNCH vào ngày 30 tháng 4- 1975. Tham dự ngày Trùng Dương Hội Ngộ, khán giả sẽ trở thành diễn viên góp phần vào 1 DVD lịch sử trong chương cuối cùng của hải quân VNCH. Nhân dịp này San Jose và cộng đồng Việt toàn thế giới sẽ có dịp kiểm điểm lại bao nhiêu chiến hạm đã ra khơi, và ngày hội ngộ có bao nhiêu đại diện của các con tàu và hạm trưởng trở về. Bao nhiêu gia đình đã được hải quân vớt trên con đường di tản. Các vị đô đốc hải quân ai còn ai mất. Ai sẽ trở về với ngày trùng dương hội ngộ. Những kỷ niệm vui buồn sẽ được kể lại. Ai ra đi trọn vẹn. Ai ra đi tan tác chia ly. Ai đi rồi lại trở về, để rồi lại ra đi. Những quyết định thay đổi cả cuộc đời.
Những điều gì kêu gọi để người chiến binh hải quân đã đến xứ tự do mà lại quay về để vào nơi tù ngục trên 10 năm đọa đày. Sau cùng lại tìm về với tự do. Những chuyện tình hợp tan trải dài hàng thập niên và có khi xa cách hàng nửa thế kỷ. Chuyện ra đi của hải quân quả thực là như mây trời, như bèo giạt. Mây tụ rồi tan, bèo nước trên sông trôi giạt 2 bên con tàu, để người gần rồi ly biệt.
Chuyện hải quân bồng bềnh đã lâu gần nửa thế kỷ. Chưa bao giờ có chuyến hải hành của toàn thể hải quân Việt Nam ra khơi để đi về nơi chân trời vô định. Đó là chuyến cuối cùng. Một đi không trở lại.
Bên cạnh sự hợp tác vô cùng quý giá và hết sức mạnh mẽ của hải quân Bạch Đằng San Jose, Dân Sinh Media hân hạnh sẽ mời các quan khách ân nhân của IRCC cùng tham dự. Bên hải quân đã mời quý phu nhân của các vị đô đốc, các hạm trưởng đã qua đời. Phần chúng tôi sẽ mời các khách phương xa về dự thêm một chương trình đặc biệt. Đó là buổi tiếp tân chiều thứ bảy 30 tháng 11-2013. Buổi tiếp tân vào thứ bảy tổ chức tại Việt Museum để quý khách phương xa có dịp thăm viếng khu lịch sử San Jose và viện bảo tàng VNCH. Thăm bức tường lịch sử vinh danh các chiến sĩ tuẫn tiết và toàn thể chiến sĩ vô danh. Đặc biệt chúng tôi đã mời và được nhận lời của tác giả Điệp Mỹ Linh với tác phẩm Hải quân VNCH ra khơi 1975. Bà là người phụ nữ duy nhất đã bỏ ra nhiều năm biên khảo về chuyện rút quân và ra khơi của hải quân trong những ngày tháng cuối cùng. Qua 358 trang sách, tác phẩm của bà là 1 tuyển tập hải sử tóm lược với toàn bộ tổ chức của hải quân, rồi đến biến chuyển từng chiến trường vào năm 1975. Từ Vùng I Thuận An, Chu Lai, Đà Nẵng rồi đến Vùng II Quy Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh, Phan Rang, Phan Thiết. Qua đến các vùng duyên hải thứ 3, thứ 4 và thứ năm. Các đột biến trên mặt trận sông nước miền Tây, kế hoạch phòng thủ sau cùng rồi đến chuyến ra khơi 30 tháng 4-1975. Tác giả phỏng vấn hầu hết các vị trách nhiệm Việt Mỹ.
Tác phẩm duy nhất của 1 nàng dâu hải quân Việt Nam viết về chuyện biển khơi sông nước của một quân chủng một thời hết sức hào hùng tại miền Đông Nam Á. Rồi kết cục với chuyến đi đau thương cay đắng. Lịch sử có những phút thăng trầm, nhưng lịch sử tóm lược của hải quân Việt Nam được viết bởi cây bút phụ nữ thực là hiếm có. Đầy đủ, công phu, khách quan nhưng vẫn có những nụ cười e ấp và những giọt nước mắt khóc thầm. Tác giả sẽ có mặt trong ngày trùng dương hội ngộ và sẽ chính thức tặng tác phẩm cho viện Bảo Tàng Việt Nam.
Một gia đình khách danh dự khác chúng tôi đang liên lạc mời là gia đình đề đốc Hoàng cơ Minh.
Vị tướng lãnh hải quân khi ra đi đã hẹn ngày trở lại. Người chiến sĩ của đại dương quả thực đã trở về và nằm ngủ giấc sau cùng giữa rừng già Hạ Lào. Đó là những con người và những câu chuyện chúng ta không thể quên được vào ngày trùng dương hội ngộ 38 năm sau.
Vị tướng lãnh hải quân khi ra đi đã hẹn ngày trở lại. Người chiến sĩ của đại dương quả thực đã trở về và nằm ngủ giấc sau cùng giữa rừng già Hạ Lào. Đó là những con người và những câu chuyện chúng ta không thể quên được vào ngày trùng dương hội ngộ 38 năm sau.
Trong chiến sử Việt Nam có những trang hết sức hào hùng. Dân Sinh Media đã sưu tầm và đưa vào DVD để trở thành các sản phẩm lịch sử của Việt Nam Cộng Hòa. Đó là Chân dung người lính VNCH, trận phòng thủ An Lộc đem lại danh hiệu Bình Long Anh Dũng. Tiếp theo là trận phản công Quảng Trị. Bây giờ, với sự phối hợp với hải quân VNCH, Dân Sinh khởi sự quay cuốn phim chuyến hải hành cuối cùng. Đây sẽ là cuốn phim chân thực, xúc động nhất, với hình ảnh của cả một quân chủng từ giã quê hương, đem theo 30 ngàn đồng bào di tản đi tìm tự do. Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng cả hạm đội của toàn thể quân chủng xếp hàng di chuyển trên đại dương, yên lặng và trật tự. Khi đến bờ bến nước người, lễ hạ kỳ lần cuối với nước mắt tuôn rơi và toàn thể lính thủy Việt Nam tan hàng trong sóng biển Thái bình Dương. Chiến tranh Việt nam, dù đã trải qua những giây phút vinh quang hay tháng ngày tuyệt vọng. Chuyện này vẫn phải được kể lại. Trăm năm sau con cháu chúng ta phải được biết ông cha tại sao phải ra đi và đã ra đi như thế nào
Những hình ảnh kèm theo bài này có cả Khu Trục Hạm HQ1 Trần Hưng Đạo, Tuần Dương Hạm HQ 16 Lý thường Kiệt và Hộ Tống Hạm HQ12 Ngọc Hồi hiện do hải quân Phi Luật Tân còn xử dụng.
HQ 12 Ngọc Hồi |
HQ 16 Lý Thường Kiệt ( Mang số 7 trong HQ Philippines )
HQ 1 Trần Hưng Đạo ( mang số 4 trong HQ Philippines ) |
Giao Chỉ
Db post
Bàn ra tán vào (0)
Bài viết của nhà văn Giao Chỉ : Chuyến Hải Hành Cuối Cùng
Chuyện hải quân bồng bềnh đã lâu gần nửa thế kỷ. Chưa bao giờ có chuyến hải hành của toàn thể hải quân Việt Nam ra khơi để đi về nơi chân trời vô định. Đó là chuyến cuối cùng. Một đi không trở lại.
Xin giới thiệu với quý thân hữu một ngày hết sức đặc biệt vừa được Dân Sinh Media loan báo.
Đó là ngày hội ngộ, ngày hải quân, ngày thu hình DVD ghi lại chuyến hải hành cuối cùng của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa. Đây có lẽ là 1 dịp hết sức đặc biệt.
Lần đầu tiên việc giới thiệu dự án quay DVD thực hiện tại một hý viện 600 chỗ ngồi mà ban tổ chức tiên đoán là sẽ tràn ngập khán giả. Cho đến giờ này mọi ghế ngồi đã an bài. Đó là nhờ sự hợp tác hết sức nỗ lực của hội hải quân Bạch Đằng miền Bắc CA và đại diện hải quân Vương Thế Tuấn, nguyên là thiếu tá hạm trưởng trong số rất nhiều hạm trưởng sẽ từ bốn phương về San Jose họp mặt. Ngày giờ tổ chức là 2 giờ chiều chủ nhật 1 tháng 12 năm 2013. tại Santa Clara Convention Center. Tất cả quan khách đều nhận vé mời, không bán vé. Thực không ngờ được là quan khách và gia đình hải quân phương xa sẽ về San Jose trên 150 người. Các tướng lãnh hải quân, các hạm trưởng, đoàn viên và gia đình. Lại có cả bà con được tàu hải quân vớt cũng về tham dự.
Hàng trăm ghe thuyền với 30 ngàn người đã được tầu hải quân vớt
Anh Phạm Phú Nam hiện là người trách nhiệm chính của Dân Sinh Media sẽ phối hợp sân khấu. Hải quân Vương Thế Tuấn đảm trách toàn bộ phần hải vụ từ việc giới thiệu cho đến nội dung của chương trình. Riêng cuộc đời của ông Tuấn cũng đã là 1 bi trường kịch liên quan đến chuyến đi của hải quân VNCH vào ngày 30 tháng 4- 1975. Tham dự ngày Trùng Dương Hội Ngộ, khán giả sẽ trở thành diễn viên góp phần vào 1 DVD lịch sử trong chương cuối cùng của hải quân VNCH. Nhân dịp này San Jose và cộng đồng Việt toàn thế giới sẽ có dịp kiểm điểm lại bao nhiêu chiến hạm đã ra khơi, và ngày hội ngộ có bao nhiêu đại diện của các con tàu và hạm trưởng trở về. Bao nhiêu gia đình đã được hải quân vớt trên con đường di tản. Các vị đô đốc hải quân ai còn ai mất. Ai sẽ trở về với ngày trùng dương hội ngộ. Những kỷ niệm vui buồn sẽ được kể lại. Ai ra đi trọn vẹn. Ai ra đi tan tác chia ly. Ai đi rồi lại trở về, để rồi lại ra đi. Những quyết định thay đổi cả cuộc đời.
Những điều gì kêu gọi để người chiến binh hải quân đã đến xứ tự do mà lại quay về để vào nơi tù ngục trên 10 năm đọa đày. Sau cùng lại tìm về với tự do. Những chuyện tình hợp tan trải dài hàng thập niên và có khi xa cách hàng nửa thế kỷ. Chuyện ra đi của hải quân quả thực là như mây trời, như bèo giạt. Mây tụ rồi tan, bèo nước trên sông trôi giạt 2 bên con tàu, để người gần rồi ly biệt.
Chuyện hải quân bồng bềnh đã lâu gần nửa thế kỷ. Chưa bao giờ có chuyến hải hành của toàn thể hải quân Việt Nam ra khơi để đi về nơi chân trời vô định. Đó là chuyến cuối cùng. Một đi không trở lại.
Bên cạnh sự hợp tác vô cùng quý giá và hết sức mạnh mẽ của hải quân Bạch Đằng San Jose, Dân Sinh Media hân hạnh sẽ mời các quan khách ân nhân của IRCC cùng tham dự. Bên hải quân đã mời quý phu nhân của các vị đô đốc, các hạm trưởng đã qua đời. Phần chúng tôi sẽ mời các khách phương xa về dự thêm một chương trình đặc biệt. Đó là buổi tiếp tân chiều thứ bảy 30 tháng 11-2013. Buổi tiếp tân vào thứ bảy tổ chức tại Việt Museum để quý khách phương xa có dịp thăm viếng khu lịch sử San Jose và viện bảo tàng VNCH. Thăm bức tường lịch sử vinh danh các chiến sĩ tuẫn tiết và toàn thể chiến sĩ vô danh. Đặc biệt chúng tôi đã mời và được nhận lời của tác giả Điệp Mỹ Linh với tác phẩm Hải quân VNCH ra khơi 1975. Bà là người phụ nữ duy nhất đã bỏ ra nhiều năm biên khảo về chuyện rút quân và ra khơi của hải quân trong những ngày tháng cuối cùng. Qua 358 trang sách, tác phẩm của bà là 1 tuyển tập hải sử tóm lược với toàn bộ tổ chức của hải quân, rồi đến biến chuyển từng chiến trường vào năm 1975. Từ Vùng I Thuận An, Chu Lai, Đà Nẵng rồi đến Vùng II Quy Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh, Phan Rang, Phan Thiết. Qua đến các vùng duyên hải thứ 3, thứ 4 và thứ năm. Các đột biến trên mặt trận sông nước miền Tây, kế hoạch phòng thủ sau cùng rồi đến chuyến ra khơi 30 tháng 4-1975. Tác giả phỏng vấn hầu hết các vị trách nhiệm Việt Mỹ.
Tác phẩm duy nhất của 1 nàng dâu hải quân Việt Nam viết về chuyện biển khơi sông nước của một quân chủng một thời hết sức hào hùng tại miền Đông Nam Á. Rồi kết cục với chuyến đi đau thương cay đắng. Lịch sử có những phút thăng trầm, nhưng lịch sử tóm lược của hải quân Việt Nam được viết bởi cây bút phụ nữ thực là hiếm có. Đầy đủ, công phu, khách quan nhưng vẫn có những nụ cười e ấp và những giọt nước mắt khóc thầm. Tác giả sẽ có mặt trong ngày trùng dương hội ngộ và sẽ chính thức tặng tác phẩm cho viện Bảo Tàng Việt Nam.
Một gia đình khách danh dự khác chúng tôi đang liên lạc mời là gia đình đề đốc Hoàng cơ Minh.
Vị tướng lãnh hải quân khi ra đi đã hẹn ngày trở lại. Người chiến sĩ của đại dương quả thực đã trở về và nằm ngủ giấc sau cùng giữa rừng già Hạ Lào. Đó là những con người và những câu chuyện chúng ta không thể quên được vào ngày trùng dương hội ngộ 38 năm sau.
Vị tướng lãnh hải quân khi ra đi đã hẹn ngày trở lại. Người chiến sĩ của đại dương quả thực đã trở về và nằm ngủ giấc sau cùng giữa rừng già Hạ Lào. Đó là những con người và những câu chuyện chúng ta không thể quên được vào ngày trùng dương hội ngộ 38 năm sau.
Trong chiến sử Việt Nam có những trang hết sức hào hùng. Dân Sinh Media đã sưu tầm và đưa vào DVD để trở thành các sản phẩm lịch sử của Việt Nam Cộng Hòa. Đó là Chân dung người lính VNCH, trận phòng thủ An Lộc đem lại danh hiệu Bình Long Anh Dũng. Tiếp theo là trận phản công Quảng Trị. Bây giờ, với sự phối hợp với hải quân VNCH, Dân Sinh khởi sự quay cuốn phim chuyến hải hành cuối cùng. Đây sẽ là cuốn phim chân thực, xúc động nhất, với hình ảnh của cả một quân chủng từ giã quê hương, đem theo 30 ngàn đồng bào di tản đi tìm tự do. Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng cả hạm đội của toàn thể quân chủng xếp hàng di chuyển trên đại dương, yên lặng và trật tự. Khi đến bờ bến nước người, lễ hạ kỳ lần cuối với nước mắt tuôn rơi và toàn thể lính thủy Việt Nam tan hàng trong sóng biển Thái bình Dương. Chiến tranh Việt nam, dù đã trải qua những giây phút vinh quang hay tháng ngày tuyệt vọng. Chuyện này vẫn phải được kể lại. Trăm năm sau con cháu chúng ta phải được biết ông cha tại sao phải ra đi và đã ra đi như thế nào
Những hình ảnh kèm theo bài này có cả Khu Trục Hạm HQ1 Trần Hưng Đạo, Tuần Dương Hạm HQ 16 Lý thường Kiệt và Hộ Tống Hạm HQ12 Ngọc Hồi hiện do hải quân Phi Luật Tân còn xử dụng.
HQ 12 Ngọc Hồi |
HQ 16 Lý Thường Kiệt ( Mang số 7 trong HQ Philippines )
HQ 1 Trần Hưng Đạo ( mang số 4 trong HQ Philippines ) |
Giao Chỉ
Db post