Đoạn Đường Chiến Binh

Báo Công An Bắt Đầu Sủa: Về quyển sách “Bên thắng cuộc”: Vượt qua sợ hãi hay “chém gió”?


SONG HUY – NGỌC ĐIỆP

H1(CATP) Sau một tháng ra phần 1 sách “Bên thắng cuộc” (BTC), tác giả (Huy Đức) ngày càng nhận thêm những “phần quà” cay đắng từ những kẻ chống cộng cực đoan ở hải ngoại. Dù đã cố lấy lòng nhóm này bằng mọi cách: kể khổ cho họ, tâng bốc các cấp chỉ huy cũ của họ, “lên án cộng sản” thay họ… Thế nhưng, họ vẫn đăng đàn chửi tác giả không tiếc lời, vẫn hô hào biểu tình, tẩy chay cuốn sách. Đau hơn, trên một số diễn đàn, Huy Đức được họ xếp chung vào danh sách “chiêu hồi” như: Bùi Tín, Dương Thu Hương, Vũ Thư Hiên, Trần Khải Thanh Thủy…

Kỳ 1: “SỰ THẬT” HAY SỰ… GIẢ?
Phần đầu sách BTC giới thiệu dài dòng về hàng trăm người nổi tiếng mà tác giả đã phỏng vấn, trích nhận xét của những “khoa bảng” ở Mỹ, những nhà văn, học giả trong nước. Rồi thêm phần mục lục dài như “trường ca”; phần chú thích tài liệu dày cộp, phần tặng người này, cảm ơn người kia. Tác giả tâm sự rằng: “Đã chuẩn bị tài liệu hơn 20 năm, viết mất 3 năm. Viết trong ý chí muốn vượt qua nỗi sợ hãi để nói lên sự thật…”. Thế nhưng, đọc xong hết cuốn sách nặng trịch về trọng lượng lẫn những kỳ vọng lớn lao của tác giả, người đọc cũng không biết nó thuộc loại gì? – văn, báo hay sử? Và cái gọi là “sự thật” trong đó đang được độc giả chứng minh ngược lại! Trong sách, đầu này dẫn nguồn ra vẻ rất khoa học, đầu kia là những chuyện nhặt nhạnh từ những buổi “trà dư tửu hậu” với ai đó. Rất nhiều chỗ chép lại nguyên văn trên báo chí, trên mạng hay từ một lời kể chưa được kiểm chứng nào đó. Độc giả “Người lính già Oregon” nhận xét trên một trang web chống cộng: “Tôi quá lời lắm không nếu đánh giá BTC như những chuyện ngồi lê đôi mách, ai cũng biết rồi, khổ lắm nói mãi, được tác giả góp nhặt lại kể và in thành sách bán tại Mỹ để kiếm tiền, kiếm danh là điều chắc chắn và dĩ nhiên kiếm lợi nào đó về chính trị…”. Đặng Văn Nhâm – một cây bút thuộc “Bên thua cuộc” (theo cách gọi của Huy Đức) đang sống ở hải ngoại đánh giá: “Nếu ai đã dằn lòng chịu khó đọc quyển BTC chẳng cần phải suy nghĩ cũng thừa sức nhận ra lối viết cóp nhặt, vá víu, manh mún lẫn lộn xuyên qua cả hai phía thắng cuộc và thua cuộc, để chèn nhét thêm vào đó những chuyện đầu Ngô mình Sở…”. Tác giả Việt Sơn viết trên blog Bùi Văn Bồng: “Huy Đức đã kỳ công bới móc lịch sử, cố tình đánh tráo lịch sử một cách trơ tráo…”.

Nhiều tình tiết trong sách được tác giả và nhóm “cò mồi chém gió” ra sức quảng cáo, bình luận và nâng thành “phanh phui bí mật lịch sử”; đã bị nhiều bạn đọc phổ biến cho nhau để làm trò cười về sự ngây ngô, ấu trĩ! (như phần viết về ông Lê Duẩn được con rể báo tin quân ta vào Phnom Pênh – Campuchia). Xuất hiện trên các diễn đàn mạng, nhiều người thuộc “Bên thua cuộc” dù đã được tác giả cuốn sách “ưu ái” nhưng họ vẫn phản ứng gay gắt. Có người viết: “Chỉ đọc vài chục trang là không thể đọc được, không thể chịu được sự dối trá”… “Nạn nhân” Phạm Văn Tiền – cựu sĩ quan chế độ cũ nói thẳng: “Nhìn toàn diện, tác giả dường như muốn diễn đạt và dẫn chứng những điều thật sự xảy ra sau cuộc chiến. Nhưng sự thật đó là những điều không thật… Những dẫn chứng bịa đặt”… Đặng Văn Nhâm cũng chung quan điểm: “Sự thật trong BTC của Huy Đức và cả sự thật mà bọn mặc áo thụng xanh đứng ngoài thổi ống đu đủ như Nguyễn Mạnh Hùng, Đinh Quang Anh Thái… chỉ là sự thật của những thằng mù sờ voi…”. Như phần viết về giới văn nghệ sĩ, tu sĩ, trí thức, tư sản của miền Nam sau 30-4-1975, Huy Đức dùng những câu như: “Chiến dịch bắt bớ văn nghệ sĩ kéo dài” (trang 64),… “Những cuộc bắt bớ tương tự kéo dài đến năm 1978”… (trang 67). Rồi Huy Đức trích hồi ký của nhà văn Duyên Anh cho độc giả thấy không khí nghẹt thở của ngày đó. Người đọc cảm thấy văn nghệ sĩ Sài Gòn bị chính quyền cách mạng đàn áp rất khốc liệt từ ngoài đời đến nhà tù. Thế nhưng, nếu đọc hồi ký của Duyên Anh – nguồn trích của Huy Đức, chúng ta sẽ thấy khác. Duyên Anh nói thẳng, ông ta cũng như các nhà văn, nhà báo Sài Gòn (trong đó có những người bị Duyên Anh lên án là nhận tiền của Mỹ để làm báo, làm văn chống cộng sản) bị bắt vì đã thành lập tổ chức đối kháng với chính quyền và bị bắt là đương nhiên. Huy Đức trích Duyên Anh để kể khổ về đời sống trong tù; còn Duyên Anh lại chỉ rõ tên tuổi những tù nhân giàu có ăn gà rôti, thịt bò miếng, phở, bánh cuốn… thoải mái, trong lúc cán bộ trại giam được Duyên Anh mô tả chỉ có cái xe đạp cùn, bịch thuốc rê và ăn độn dài dài. Duyên Anh chống cộng sát khí nhưng ít ra vẫn còn giữ được sự ngay thẳng của ngòi bút. Còn Huy Đức thì ngược lại!

Ở chương “Cải tạo”, tác giả BTC cũng viết bằng “bút pháp” “Lập lờ” như vậy. Huy Đức ra sức tô vẽ (có khi sử dụng cả chuyện nhảm nhí như Phan Xuân Huy mô tả trại cải tạo như trại hè) bi kịch của các gia đình có người đi cải tạo để ngầm “lên án cộng sản”. Nhưng Huy Đức lại không nói đến những nhóm tàn quân hoạt động phỉ, hàng trăm tổ chức phản động nhen nhóm hoạt động vũ trang, thậm chí lập căn cứ ngay trong lòng các đô thị. Huy Đức không nói đến máu của hàng trăm cán bộ, chiến sĩ, nhân dân vẫn phải đổ tức tưởi sau ngày thống nhất đất nước. Thậm chí quên luôn một bộ phận của chế độ cũ hồi ấy đã ra sức phá hoại cuộc sống yên vui của nhân dân sau ngày giải phóng; gây tang tóc cho nhiều gia đình qua các vụ cướp bằng vũ khí rất dã man để lấy vàng vượt biên. Những vụ cướp như vậy diễn ra khắp các thành phố miền Nam, nhiều nhất là Sài Gòn sau ngày giải phóng. Đó cũng là những năm bọn Pônpốt bắt đầu quấy phá, xâm lấn từng phần lãnh thổ của ta, tàn sát dân ta. Trong bối cảnh “thù trong giặc ngoài”, vận mệnh đất nước lại bị đe dọa như vậy, không lẽ chính quyền cách mạng phải đi năn nỉ hơn một triệu tay súng chuyên nghiệp của “bên thua cuộc” đừng làm loạn? Nếu không chọn giải pháp đưa họ vào các lớp, các trại cải tạo thì quản lý đội quân to lớn, được tổ chức chặt chẽ cùng kinh nghiệm chiến đấu này bằng cách gì? Cũng cần nhắc lại rằng, nhờ chính sách khoan hồng của cách mạng, hơn một triệu tay súng “bên thua cuộc” đã trở về trong vòng tay của dân tộc, chứ không phải đối diện với máy chém như đã từng xảy ra ở miền Nam dưới thời chính quyền do Mỹ dựng lên! Nếu tác giả BTC đọc thêm vài “Hồi ký cải tạo” được xuất bản ở Mỹ, sẽ thấy ngay cả những cây bút căm thù cộng sản đến tận xương tủy cũng không viết về “chương cải tạo” phiến diện, và nịnh “bên thua cuộc” thái quá như Huy Đức! Ở hải ngoại, trong vài năm gần đây, các loại hồi ký “Cải tạo”, “Vượt biên” đã bị giới nghiên cứu và bà con Việt kiều chê là luẩn quẩn, mốc meo… thì BTC với hơn 1/3 toàn chép lại chuyện “mốc meo” đó, có gì để gọi là ghê gớm, bí mật để tác giả phải ầm ĩ là “vượt qua sự sợ hãi nói lên sự thật”?

BTC với cách nhìn phiến diện như thế về lịch sử, nhưng lại được ông Trần Hữu Dũng (Đại học Wright, Ohio, USA) cố thổi lên là “cuốn sách hay nhất về lịch sử Việt Nam sau 1975” thì đúng là chuyện khôi hài!

Tác giả khoe chuẩn bị cho sách BTC mất 20 năm. Cái đó làm người ta ngưỡng mộ lao động miệt mài của tác giả, nhưng “cần cù bù khả năng” không phải là con đường tất yếu đến với chân lý khoa học. Sự cần cù của Huy Đức không thể bù đắp cho khả năng tổng hợp, phân tích biện chứng cùng với thế giới quan và phương pháp luận khoa học của người viết sử. Tác giả như bị mất phương hướng trước đống tài liệu quá lớn, ngộ nhận và hoang tưởng về khả năng “nổ như trái bom” của cuốn sách nên mụ mẫm, tự mình làm u mê mình. Tác giả “nhai lại” rằng cuộc chiến đó là “huynh đệ tương tàn” nên mới đặt cuốn sách là “Bên thắng cuộc”. Huy Đức dùng lại câu của Nguyễn Duy: “Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh bên nào thắng thì nhân dân đều bại” để mở đầu. Nhưng lịch sử cuộc chiến tranh Việt Nam không phải như vậy. Sau trận Điện Biên Phủ, Pháp thua, dân Việt Nam chấm dứt 80 năm nô lệ để trở thành người. Theo Hiệp định Genève, Việt Nam tạm chia làm hai miền, sau hai năm sẽ tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Nhưng Mỹ đã nhảy vào thay Pháp, biến miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới và tiền đồn chống cộng nhằm chia cắt vĩnh viễn Tổ quốc Việt Nam. Dân tộc ta không tự vạch ra vỹ tuyến 17 để đánh nhau thêm 21 năm nữa. Với khát vọng “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, dân tộc Việt Nam không có sự lựa chọn nào khác là “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Đánh xong thì phải có chính sách quản lý, bảo vệ và xây dựng đất nước. Đơn giản và rõ ràng như vậy. Việc gọi cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là “huynh đệ tương tàn” hay “chiến tranh Nam – Bắc” chỉ là lý lẽ ngụy biện của những kẻ quỳ gối, muốn trốn tránh mặc cảm làm nô bộc cho ngoại bang. Lý lẽ đó bị đào thải rồi, bây giờ Huy Đức xài lại để được đám cò mồi tung hê là “nhận thức mới”!

Rõ ràng, cuốn sách BTC đã “chém gió” quá đà, cho nên từ thiếu sót, sai lầm này dẫn đến thiếu sót, sai lầm lớn hơn là dễ hiểu và nó bị nhiều phản ứng cũng là lẽ tất nhiên!
(Còn tiếp)

Nguồn: Công an TP. HCM

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Báo Công An Bắt Đầu Sủa: Về quyển sách “Bên thắng cuộc”: Vượt qua sợ hãi hay “chém gió”?

SONG HUY – NGỌC ĐIỆP

H1(CATP) Sau một tháng ra phần 1 sách “Bên thắng cuộc” (BTC), tác giả (Huy Đức) ngày càng nhận thêm những “phần quà” cay đắng từ những kẻ chống cộng cực đoan ở hải ngoại. Dù đã cố lấy lòng nhóm này bằng mọi cách: kể khổ cho họ, tâng bốc các cấp chỉ huy cũ của họ, “lên án cộng sản” thay họ… Thế nhưng, họ vẫn đăng đàn chửi tác giả không tiếc lời, vẫn hô hào biểu tình, tẩy chay cuốn sách. Đau hơn, trên một số diễn đàn, Huy Đức được họ xếp chung vào danh sách “chiêu hồi” như: Bùi Tín, Dương Thu Hương, Vũ Thư Hiên, Trần Khải Thanh Thủy…

Kỳ 1: “SỰ THẬT” HAY SỰ… GIẢ?
Phần đầu sách BTC giới thiệu dài dòng về hàng trăm người nổi tiếng mà tác giả đã phỏng vấn, trích nhận xét của những “khoa bảng” ở Mỹ, những nhà văn, học giả trong nước. Rồi thêm phần mục lục dài như “trường ca”; phần chú thích tài liệu dày cộp, phần tặng người này, cảm ơn người kia. Tác giả tâm sự rằng: “Đã chuẩn bị tài liệu hơn 20 năm, viết mất 3 năm. Viết trong ý chí muốn vượt qua nỗi sợ hãi để nói lên sự thật…”. Thế nhưng, đọc xong hết cuốn sách nặng trịch về trọng lượng lẫn những kỳ vọng lớn lao của tác giả, người đọc cũng không biết nó thuộc loại gì? – văn, báo hay sử? Và cái gọi là “sự thật” trong đó đang được độc giả chứng minh ngược lại! Trong sách, đầu này dẫn nguồn ra vẻ rất khoa học, đầu kia là những chuyện nhặt nhạnh từ những buổi “trà dư tửu hậu” với ai đó. Rất nhiều chỗ chép lại nguyên văn trên báo chí, trên mạng hay từ một lời kể chưa được kiểm chứng nào đó. Độc giả “Người lính già Oregon” nhận xét trên một trang web chống cộng: “Tôi quá lời lắm không nếu đánh giá BTC như những chuyện ngồi lê đôi mách, ai cũng biết rồi, khổ lắm nói mãi, được tác giả góp nhặt lại kể và in thành sách bán tại Mỹ để kiếm tiền, kiếm danh là điều chắc chắn và dĩ nhiên kiếm lợi nào đó về chính trị…”. Đặng Văn Nhâm – một cây bút thuộc “Bên thua cuộc” (theo cách gọi của Huy Đức) đang sống ở hải ngoại đánh giá: “Nếu ai đã dằn lòng chịu khó đọc quyển BTC chẳng cần phải suy nghĩ cũng thừa sức nhận ra lối viết cóp nhặt, vá víu, manh mún lẫn lộn xuyên qua cả hai phía thắng cuộc và thua cuộc, để chèn nhét thêm vào đó những chuyện đầu Ngô mình Sở…”. Tác giả Việt Sơn viết trên blog Bùi Văn Bồng: “Huy Đức đã kỳ công bới móc lịch sử, cố tình đánh tráo lịch sử một cách trơ tráo…”.

Nhiều tình tiết trong sách được tác giả và nhóm “cò mồi chém gió” ra sức quảng cáo, bình luận và nâng thành “phanh phui bí mật lịch sử”; đã bị nhiều bạn đọc phổ biến cho nhau để làm trò cười về sự ngây ngô, ấu trĩ! (như phần viết về ông Lê Duẩn được con rể báo tin quân ta vào Phnom Pênh – Campuchia). Xuất hiện trên các diễn đàn mạng, nhiều người thuộc “Bên thua cuộc” dù đã được tác giả cuốn sách “ưu ái” nhưng họ vẫn phản ứng gay gắt. Có người viết: “Chỉ đọc vài chục trang là không thể đọc được, không thể chịu được sự dối trá”… “Nạn nhân” Phạm Văn Tiền – cựu sĩ quan chế độ cũ nói thẳng: “Nhìn toàn diện, tác giả dường như muốn diễn đạt và dẫn chứng những điều thật sự xảy ra sau cuộc chiến. Nhưng sự thật đó là những điều không thật… Những dẫn chứng bịa đặt”… Đặng Văn Nhâm cũng chung quan điểm: “Sự thật trong BTC của Huy Đức và cả sự thật mà bọn mặc áo thụng xanh đứng ngoài thổi ống đu đủ như Nguyễn Mạnh Hùng, Đinh Quang Anh Thái… chỉ là sự thật của những thằng mù sờ voi…”. Như phần viết về giới văn nghệ sĩ, tu sĩ, trí thức, tư sản của miền Nam sau 30-4-1975, Huy Đức dùng những câu như: “Chiến dịch bắt bớ văn nghệ sĩ kéo dài” (trang 64),… “Những cuộc bắt bớ tương tự kéo dài đến năm 1978”… (trang 67). Rồi Huy Đức trích hồi ký của nhà văn Duyên Anh cho độc giả thấy không khí nghẹt thở của ngày đó. Người đọc cảm thấy văn nghệ sĩ Sài Gòn bị chính quyền cách mạng đàn áp rất khốc liệt từ ngoài đời đến nhà tù. Thế nhưng, nếu đọc hồi ký của Duyên Anh – nguồn trích của Huy Đức, chúng ta sẽ thấy khác. Duyên Anh nói thẳng, ông ta cũng như các nhà văn, nhà báo Sài Gòn (trong đó có những người bị Duyên Anh lên án là nhận tiền của Mỹ để làm báo, làm văn chống cộng sản) bị bắt vì đã thành lập tổ chức đối kháng với chính quyền và bị bắt là đương nhiên. Huy Đức trích Duyên Anh để kể khổ về đời sống trong tù; còn Duyên Anh lại chỉ rõ tên tuổi những tù nhân giàu có ăn gà rôti, thịt bò miếng, phở, bánh cuốn… thoải mái, trong lúc cán bộ trại giam được Duyên Anh mô tả chỉ có cái xe đạp cùn, bịch thuốc rê và ăn độn dài dài. Duyên Anh chống cộng sát khí nhưng ít ra vẫn còn giữ được sự ngay thẳng của ngòi bút. Còn Huy Đức thì ngược lại!

Ở chương “Cải tạo”, tác giả BTC cũng viết bằng “bút pháp” “Lập lờ” như vậy. Huy Đức ra sức tô vẽ (có khi sử dụng cả chuyện nhảm nhí như Phan Xuân Huy mô tả trại cải tạo như trại hè) bi kịch của các gia đình có người đi cải tạo để ngầm “lên án cộng sản”. Nhưng Huy Đức lại không nói đến những nhóm tàn quân hoạt động phỉ, hàng trăm tổ chức phản động nhen nhóm hoạt động vũ trang, thậm chí lập căn cứ ngay trong lòng các đô thị. Huy Đức không nói đến máu của hàng trăm cán bộ, chiến sĩ, nhân dân vẫn phải đổ tức tưởi sau ngày thống nhất đất nước. Thậm chí quên luôn một bộ phận của chế độ cũ hồi ấy đã ra sức phá hoại cuộc sống yên vui của nhân dân sau ngày giải phóng; gây tang tóc cho nhiều gia đình qua các vụ cướp bằng vũ khí rất dã man để lấy vàng vượt biên. Những vụ cướp như vậy diễn ra khắp các thành phố miền Nam, nhiều nhất là Sài Gòn sau ngày giải phóng. Đó cũng là những năm bọn Pônpốt bắt đầu quấy phá, xâm lấn từng phần lãnh thổ của ta, tàn sát dân ta. Trong bối cảnh “thù trong giặc ngoài”, vận mệnh đất nước lại bị đe dọa như vậy, không lẽ chính quyền cách mạng phải đi năn nỉ hơn một triệu tay súng chuyên nghiệp của “bên thua cuộc” đừng làm loạn? Nếu không chọn giải pháp đưa họ vào các lớp, các trại cải tạo thì quản lý đội quân to lớn, được tổ chức chặt chẽ cùng kinh nghiệm chiến đấu này bằng cách gì? Cũng cần nhắc lại rằng, nhờ chính sách khoan hồng của cách mạng, hơn một triệu tay súng “bên thua cuộc” đã trở về trong vòng tay của dân tộc, chứ không phải đối diện với máy chém như đã từng xảy ra ở miền Nam dưới thời chính quyền do Mỹ dựng lên! Nếu tác giả BTC đọc thêm vài “Hồi ký cải tạo” được xuất bản ở Mỹ, sẽ thấy ngay cả những cây bút căm thù cộng sản đến tận xương tủy cũng không viết về “chương cải tạo” phiến diện, và nịnh “bên thua cuộc” thái quá như Huy Đức! Ở hải ngoại, trong vài năm gần đây, các loại hồi ký “Cải tạo”, “Vượt biên” đã bị giới nghiên cứu và bà con Việt kiều chê là luẩn quẩn, mốc meo… thì BTC với hơn 1/3 toàn chép lại chuyện “mốc meo” đó, có gì để gọi là ghê gớm, bí mật để tác giả phải ầm ĩ là “vượt qua sự sợ hãi nói lên sự thật”?

BTC với cách nhìn phiến diện như thế về lịch sử, nhưng lại được ông Trần Hữu Dũng (Đại học Wright, Ohio, USA) cố thổi lên là “cuốn sách hay nhất về lịch sử Việt Nam sau 1975” thì đúng là chuyện khôi hài!

Tác giả khoe chuẩn bị cho sách BTC mất 20 năm. Cái đó làm người ta ngưỡng mộ lao động miệt mài của tác giả, nhưng “cần cù bù khả năng” không phải là con đường tất yếu đến với chân lý khoa học. Sự cần cù của Huy Đức không thể bù đắp cho khả năng tổng hợp, phân tích biện chứng cùng với thế giới quan và phương pháp luận khoa học của người viết sử. Tác giả như bị mất phương hướng trước đống tài liệu quá lớn, ngộ nhận và hoang tưởng về khả năng “nổ như trái bom” của cuốn sách nên mụ mẫm, tự mình làm u mê mình. Tác giả “nhai lại” rằng cuộc chiến đó là “huynh đệ tương tàn” nên mới đặt cuốn sách là “Bên thắng cuộc”. Huy Đức dùng lại câu của Nguyễn Duy: “Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh bên nào thắng thì nhân dân đều bại” để mở đầu. Nhưng lịch sử cuộc chiến tranh Việt Nam không phải như vậy. Sau trận Điện Biên Phủ, Pháp thua, dân Việt Nam chấm dứt 80 năm nô lệ để trở thành người. Theo Hiệp định Genève, Việt Nam tạm chia làm hai miền, sau hai năm sẽ tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Nhưng Mỹ đã nhảy vào thay Pháp, biến miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới và tiền đồn chống cộng nhằm chia cắt vĩnh viễn Tổ quốc Việt Nam. Dân tộc ta không tự vạch ra vỹ tuyến 17 để đánh nhau thêm 21 năm nữa. Với khát vọng “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, dân tộc Việt Nam không có sự lựa chọn nào khác là “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Đánh xong thì phải có chính sách quản lý, bảo vệ và xây dựng đất nước. Đơn giản và rõ ràng như vậy. Việc gọi cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là “huynh đệ tương tàn” hay “chiến tranh Nam – Bắc” chỉ là lý lẽ ngụy biện của những kẻ quỳ gối, muốn trốn tránh mặc cảm làm nô bộc cho ngoại bang. Lý lẽ đó bị đào thải rồi, bây giờ Huy Đức xài lại để được đám cò mồi tung hê là “nhận thức mới”!

Rõ ràng, cuốn sách BTC đã “chém gió” quá đà, cho nên từ thiếu sót, sai lầm này dẫn đến thiếu sót, sai lầm lớn hơn là dễ hiểu và nó bị nhiều phản ứng cũng là lẽ tất nhiên!
(Còn tiếp)

Nguồn: Công an TP. HCM

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm