Tin nóng trong ngày
Bạo động ở Ferguson khiến cộng đồng người Việt lân cận lo ngại
Tình trạng bạo động kéo dài ở thành phố Ferguson, bang Missouri, Hoa Kỳ khiến cộng đồng người Việt sinh sống ở những khu vực kế cận lo ngại và đề cao cảnh giác.
Trong nhiều ngày qua, những người biểu tình đã xung đột với lực lượng an ninh, yêu cầu công lý trong vụ một cảnh sát da trắng bắn chết một thanh niên da đen không vũ trang hôm 9/8.
Nhiều người cho rằng vụ án này liên quan đến phân biệt sắc tộc, một vấn đề nghiêm trọng chưa được giải quyết ở nước Mỹ.
Một cư dân gốc Việt làm việc và sinh sống cách trung tâm vụ bạo động chừng 15 phút lái xe cho hay nạn hôi của, đập phá, bạo loạn ở Ferguson đã gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của các vùng lân cận cũng như tạo ra tâm lý bất an cho mọi người.
Anh Randy Nguyễn, nhân viên của Kim Son Vietnamese Bistro, một nhà hàng Việt Nam ở thành phố St. Louis bên cạnh thành phố Ferguson, thuật lại với VOA Việt ngữ:
Randy Nguyễn: Ảnh hưởng cũng nhiều lắm vì gần đây Mỹ đen đi vòng vòng hôi của nhiều lắm. Họ phá các cửa tiệm kinh doanh, cướp đồ quá chừng luôn.
VOA: Kể từ vụ bạo động, công việc làm ăn buôn bán của anh có bị ảnh hưởng thế nào không?
Randy Nguyễn: Cũng chậm lại nhiều lắm vì người ta sợ ra đường. Mọi lần buôn bán khá lắm nhưng hổm rày chậm lại chút.
VOA: Tình hình an ninh tại khu vực anh sinh sống và làm ăn như thế nào?
Randy Nguyễn: Ban đêm thấy khách Mỹ đen vô cũng lo sợ, sợ cướp. Thấy lo lắng dữ lắm, thấy sợ lắm, làm gì cũng hấp tấp làm cho lẹ để mau về nhà.
VOA: Xung quanh chỗ anh có hàng quán hay cửa tiệm nào bị cướp hay bị ảnh hưởng gì không?
Randy Nguyễn: Mới tuần rồi có một cây xăng bị mười mấy người xông vô cướp luôn.
VOA: Người Việt sinh sống ở đó có đông không?
Randy Nguyễn: Dạ cũng đông. Khách hàng của tiệm tôi cứ 10 người thì có 8 người Việt Nam.
VOA: Còn khu vực anh sinh sống có nhiều người Việt không?
Randy Nguyễn: Dạ không, Mỹ đen nhiều lắm.
VOA: Kể từ vụ bạo động tới nay, anh có đi đến gần khu đó không?
Randy Nguyễn: Khu đó trước nay mình không dám tới
nữa vì đa số dân ở thành phố đó là Mỹ đen. Người Mỹ trắng và Á Đông dọn
đi hết rồi. Bây giờ ở đó cảnh sát chặn đường, chỉ cho ra vô từ mấy giờ
tới mấy giờ thôi. Tối thì họ chặn hết lại.
VOA: Chợ, trường học, công sở tại khu vực anh ở cách đó 15 phút lái xe có hoạt động bình thường không?
Randy Nguyễn: Trường học cho học sinh trễ học một, hai ngày. Chợ Mỹ thì vẫn mở bình thường.
VOA: Tinh thần của cư dân ở đó thế nào, đặc biệt là người gốc Việt?
Randy Nguyễn: Bây giờ lo lắng, sợ Mỹ đen làm gì mình, không được an toàn. Lúc trước không lo lắm. Bây giờ tại vì cảnh sát và dân Mỹ đen ở đây phẫn nộ quá. Dân nói là muốn công lý cho vụ án mạng. Trong vụ này, thanh niên da đen bị cảnh sát bắn sau khi anh ta cướp, nhưng cảnh sát bắn anh ta thì cũng sai. Lúc trước thì mình không sợ gì mấy. Bây giờ thì cũng sợ lắm.
VOA: Sinh sống ở Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, một xứ sở nhiều màu da, bạo động sắc tộc và kỳ thị màu da là một trong những vấn đề mà mọi người cùng quan tâm. Vụ bạo động ở Ferguson lần này cho anh suy nghĩ thế nào về vấn đề màu da và sự kỳ thị ở nước Mỹ?
Randy Nguyễn: Mình cũng không kỳ thị ai hết. Mình chỉ an phận, lo đi làm việc rồi đi về. Mình không kỳ thị da màu. Ai mình cũng đối xử như nhau vì mình làm nhà hàng, mình sinh sống cũng nhờ khách hàng đủ sắc tộc.
VOA: Lúc nãy anh nói vùng có nhiều người Mỹ da đen anh cũng sợ tới. Có phải đó là một sự phân biệt?
Randy Nguyễn: Cái đó là ai dùng bạo lực thì mình cũng sợ thôi, không phải vì da màu. Ai cũng có thể bạo lực hết chứ không phải Mỹ đen không, nhưng vì từ vụ Ferguson này thấy họ cướp đồ ghê hồn quá.
Người biểu tình và cảnh sát đổ lỗi cho nhau về việc khơi mào làm cho các cuộc biểu tình ôn hòa ban đầu trở nên bạo động. Ferguson là vùng có đa số cư dân da đen sinh sống nhưng giới lãnh đạo chính trị hầu hết là da trắng.
Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ cùng các cơ quan chức năng của tiểu
bang và địa phương đang tiến hành điều tra về các cáo buộc vi phạm dân
quyền liên quan tới vụ án mạng ở Ferguson.
Hình ảnh từ Ferguson:
Bàn ra tán vào (0)
Bạo động ở Ferguson khiến cộng đồng người Việt lân cận lo ngại
Tình trạng bạo động kéo dài ở thành phố Ferguson, bang Missouri, Hoa Kỳ khiến cộng đồng người Việt sinh sống ở những khu vực kế cận lo ngại và đề cao cảnh giác.
Trong nhiều ngày qua, những người biểu tình đã xung đột với lực lượng an ninh, yêu cầu công lý trong vụ một cảnh sát da trắng bắn chết một thanh niên da đen không vũ trang hôm 9/8.
Nhiều người cho rằng vụ án này liên quan đến phân biệt sắc tộc, một vấn đề nghiêm trọng chưa được giải quyết ở nước Mỹ.
Một cư dân gốc Việt làm việc và sinh sống cách trung tâm vụ bạo động chừng 15 phút lái xe cho hay nạn hôi của, đập phá, bạo loạn ở Ferguson đã gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của các vùng lân cận cũng như tạo ra tâm lý bất an cho mọi người.
Anh Randy Nguyễn, nhân viên của Kim Son Vietnamese Bistro, một nhà hàng Việt Nam ở thành phố St. Louis bên cạnh thành phố Ferguson, thuật lại với VOA Việt ngữ:
Randy Nguyễn: Ảnh hưởng cũng nhiều lắm vì gần đây Mỹ đen đi vòng vòng hôi của nhiều lắm. Họ phá các cửa tiệm kinh doanh, cướp đồ quá chừng luôn.
VOA: Kể từ vụ bạo động, công việc làm ăn buôn bán của anh có bị ảnh hưởng thế nào không?
Randy Nguyễn: Cũng chậm lại nhiều lắm vì người ta sợ ra đường. Mọi lần buôn bán khá lắm nhưng hổm rày chậm lại chút.
VOA: Tình hình an ninh tại khu vực anh sinh sống và làm ăn như thế nào?
Randy Nguyễn: Ban đêm thấy khách Mỹ đen vô cũng lo sợ, sợ cướp. Thấy lo lắng dữ lắm, thấy sợ lắm, làm gì cũng hấp tấp làm cho lẹ để mau về nhà.
VOA: Xung quanh chỗ anh có hàng quán hay cửa tiệm nào bị cướp hay bị ảnh hưởng gì không?
Randy Nguyễn: Mới tuần rồi có một cây xăng bị mười mấy người xông vô cướp luôn.
VOA: Người Việt sinh sống ở đó có đông không?
Randy Nguyễn: Dạ cũng đông. Khách hàng của tiệm tôi cứ 10 người thì có 8 người Việt Nam.
VOA: Còn khu vực anh sinh sống có nhiều người Việt không?
Randy Nguyễn: Dạ không, Mỹ đen nhiều lắm.
VOA: Kể từ vụ bạo động tới nay, anh có đi đến gần khu đó không?
Randy Nguyễn: Khu đó trước nay mình không dám tới
nữa vì đa số dân ở thành phố đó là Mỹ đen. Người Mỹ trắng và Á Đông dọn
đi hết rồi. Bây giờ ở đó cảnh sát chặn đường, chỉ cho ra vô từ mấy giờ
tới mấy giờ thôi. Tối thì họ chặn hết lại.
VOA: Chợ, trường học, công sở tại khu vực anh ở cách đó 15 phút lái xe có hoạt động bình thường không?
Randy Nguyễn: Trường học cho học sinh trễ học một, hai ngày. Chợ Mỹ thì vẫn mở bình thường.
VOA: Tinh thần của cư dân ở đó thế nào, đặc biệt là người gốc Việt?
Randy Nguyễn: Bây giờ lo lắng, sợ Mỹ đen làm gì mình, không được an toàn. Lúc trước không lo lắm. Bây giờ tại vì cảnh sát và dân Mỹ đen ở đây phẫn nộ quá. Dân nói là muốn công lý cho vụ án mạng. Trong vụ này, thanh niên da đen bị cảnh sát bắn sau khi anh ta cướp, nhưng cảnh sát bắn anh ta thì cũng sai. Lúc trước thì mình không sợ gì mấy. Bây giờ thì cũng sợ lắm.
VOA: Sinh sống ở Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, một xứ sở nhiều màu da, bạo động sắc tộc và kỳ thị màu da là một trong những vấn đề mà mọi người cùng quan tâm. Vụ bạo động ở Ferguson lần này cho anh suy nghĩ thế nào về vấn đề màu da và sự kỳ thị ở nước Mỹ?
Randy Nguyễn: Mình cũng không kỳ thị ai hết. Mình chỉ an phận, lo đi làm việc rồi đi về. Mình không kỳ thị da màu. Ai mình cũng đối xử như nhau vì mình làm nhà hàng, mình sinh sống cũng nhờ khách hàng đủ sắc tộc.
VOA: Lúc nãy anh nói vùng có nhiều người Mỹ da đen anh cũng sợ tới. Có phải đó là một sự phân biệt?
Randy Nguyễn: Cái đó là ai dùng bạo lực thì mình cũng sợ thôi, không phải vì da màu. Ai cũng có thể bạo lực hết chứ không phải Mỹ đen không, nhưng vì từ vụ Ferguson này thấy họ cướp đồ ghê hồn quá.
Người biểu tình và cảnh sát đổ lỗi cho nhau về việc khơi mào làm cho các cuộc biểu tình ôn hòa ban đầu trở nên bạo động. Ferguson là vùng có đa số cư dân da đen sinh sống nhưng giới lãnh đạo chính trị hầu hết là da trắng.
Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ cùng các cơ quan chức năng của tiểu
bang và địa phương đang tiến hành điều tra về các cáo buộc vi phạm dân
quyền liên quan tới vụ án mạng ở Ferguson.
Hình ảnh từ Ferguson: