Đoạn Đường Chiến Binh
Bao giờ Việt Nam có văn hóa xếp hàng?
video clip về hình ảnh la hét tranh giành thức ăn trong một tiệc buffet ở Sài Gòn, câu hỏi mà dư luận đặt ra: bao giờ Việt Nam có văn hóa xếp hàng?
Ở Việt Nam, người ta có câu nói cửa miệng “chụp giật như dân bến xe hay dân chợ trời” để mô tả hành động của những người ngang nhiên nhảy xổ vào trước mặt một người khác để tranh giành một cái gì đó.
Dường như câu nói này ngày càng không còn để chỉ riêng những nhóm đặc biệt như vừa nêu nữa, vì hầu như nơi đâu cũng xảy ra cảnh chen lấn, xô đẩy và tranh thủ những gì có thể một cách nhanh nhất. Dường như không ai nhường ai từ việc mua một tấm vé ở bến xe, đi nhà vệ sinh ở nơi công cộng cho đến từng chiếc xe lăn bánh lưu thông trên đường phố. Trong thang máy, nơi bãi gửi xe… đều không có một trật tự nào theo nguyên tắc “người đến trước làm trước, người đến sau làm sau”.
Kiểu văn hóa khác?
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm, người có nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy về văn hóa học và văn hóa Việt Nam cho biết văn hóa truyền thống Việt Nam là văn hóa cộng đồng. Nghĩa của khái niệm “cộng đồng” chỉ trong phạm vi làng xã giữa những người quen biết với nhau. Và đã là quen biết thì họ nhường nhau nhưng khi đi ra ngoài làng, người đối diện hay bên cạnh họ đều là những người không quen biết thì xảy ra tình trạng ngược lại là tranh giành. Giáo sư Trần Ngọc Thêm nói:
“Đó không phải là không có văn hóa mà đó là một kiểu văn hóa khác. Và bây giờ xã hội Việt Nam truyền thống chỉ sống trong làng xã với những người quen biết không còn nữa mà chuyển sang kiểu xã hội mở, xã hội mọi người giao tiếp với nhau. Cho nên văn hóa cũ bị phá vỡ và văn hóa xếp hàng của người Phương Tây chưa hình thành. Cho nên dẫn đến tình trạng như vậy”
Đó không phải là không có văn hóa mà đó là một kiểu văn hóa khác.
GSTS Trần Ngọc Thêm
Dư luận có nhiều ý kiến trái chiều khi hình ảnh cánh cổng của một ngôi trường bị hàng trăm phụ huynh đạp đổ. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm nhất mà mọi người có cùng quan điểm là tình trạng trật tự xã hội ở Việt Nam hiện nay đang ở mức báo động.
Trong lúc những ý kiến tranh luận về hiện tượng xã hội mất trật tự mỗi ngày một tệ hơn đang sôi nổi thì một lần nữa công chúng lại chứng kiến hình ảnh la hét, tranh giành thức ăn ở một tiệc buffet. Dư luận cho là tuy “một con sâu làm sầu nồi canh” nhưng thật đáng xấu hổ khi cảnh giành giật thức ăn này không chỉ dừng lại trong không gian và thời gian của nhà hàng tổ chức tiệc buffet hạ giá. Có ý kiến cho rằng khâu tổ chức của nhà hàng không tốt. Cũng có ý kiến nói là ở Việt Nam chỗ nào hạ giá thì tranh nhau là chuyện bình thường.
Tuy vậy, như nhận định của Giáo sư Trần Ngọc Thêm là việc ăn uống trong văn hóa của người Việt rất quan trọng. Việc ăn uống là thước đo của mọi sự. “Ăn” là một sự giao tiếp sinh hoạt cộng đồng, thể hiện địa vị, nhân cách của một người. Nhiều người đồng tình với nhận định này thì cho rằng thật là phản cảm khi người Việt tranh giành nhau chỉ vì một miếng ăn.
Đã đến lúc
Clip la hét, tranh giành thức ăn ở một nhà hàng buffet tại TPHCM. Nguồn: youtube.
Người dân đã từ lâu rất quen thuộc với những tiếng kèn xe inh ỏi mỗi ngày khi lưu thông trên đường phố. Cứ vào giờ đi làm mỗi sáng và giờ tan ca mỗi chiều, người ta có thể nhẫn nại điều khiển xe nhích từng cm trên đường nhưng sẽ lạnh lùng và tranh thủ lấn át những khoảng trống dù là nhỏ nhất để hy vọng đến được nơi mình muốn một cách nhanh chóng. Cho dù tiếng còi xe cứu thương hú inh ỏi sau lưng, cho dù muốn nhường đường cho xe cứu hỏa thì vẫn không làm được vì cả biển người bao vây tứ phía xung quanh
Trao đổi với đài RFA, Tiến sĩ Nguyễn Nhã cho rằng về trật tự trên đường phố hiện nay có quá nhiều vấn đề. Ý thức của người dân về vấn đề trật tự là vấn đề rất lớn hiện nay ở xã hội Việt Nam. Tiến sĩ Nguyễn Nhã nêu lên yếu tố chính quyền đóng vai trò quan trọng trong quá trình thay đổi nhận thức và hình thành trật tự trong xã hội. Trong đó giáo dục phải cần được chú trọng đặc biệt.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã nhận xét hiện nay ngành giáo dục Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đến việc giảng dạy văn hóa xếp hàng ở học đường. Do đó, cần phải có thời gian và nỗ lực của mọi người cùng tham gia để góp phần thay đổi hiện trạng mất trật tự như hiện nay. Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói:
Giáo dục là rất quan trọng, trong gia đình cũng như ở học đường. Văn hóa xếp hàng như tôi đã viết trên báo là mình chưa có.
TS Nguyễn Nhã
“Giáo dục là rất quan trọng, trong gia đình cũng như ở học đường. Văn hóa xếp hàng như tôi đã viết trên báo là mình chưa có. Điều này theo tôi, trước hết phải có một không gian cũng như con người. Con người chen chúc nhau thì tự nhiên vậy nhưng làm sao đừng để môi trường hay không gian quá chật chội và chen chúc.”
Giáo sư Trần Ngọc Thêm đưa ra quan điểm đồng ý ngành giáo dục cùng các ban ngành khác cần phải chú trọng nhiều hơn nữa trong việc giáo dục ý thức xếp hàng có trật tự. Đây là nhận xét của Giáo sư Trần Ngọc Thêm:
“Hiện nay trong chương trình chỉ có môn giáo dục công dân nhưng nội dung môn học chưa được tốt cho nên hiệu quả không bao nhiêu. Vả lại, không chỉ ngành giáo dục mà còn nhiều ngành khác cùng tham gia vào. Chuyện đó là chuyện lớn, chuyện con người. Thay đổi văn hóa, thay đổi nếp sống, đào tạo con người là rất lớn. Một mình ngành giáo dục thì làm không nổi.”
Trong thời buổi Việt Nam quảng bá du lịch với nhiều hoạt động lễ hội diễn ra thường xuyên hình ảnh chen lấn, xô đẩy ở những buổi lễ hội này đọng lại trong ký ức của du khách nước ngoài như một nỗi ám ảnh trong những chuyến du lịch đến đất nước có nền văn hóa hiền hòa. Đây là là một trong những nguyên nhân khiến cho du khách “một đi không trở lại”. Các nhà nghiên cứu văn hóa lên tiếng rằng đã đến lúc Việt Nam cần phải bắt đầu có văn hóa xếp hàng. Vì một xã hội hội trật tự là khởi điểm của một xã hội văn minh.
Bàn ra tán vào (0)
Bao giờ Việt Nam có văn hóa xếp hàng?
video clip về hình ảnh la hét tranh giành thức ăn trong một tiệc buffet ở Sài Gòn, câu hỏi mà dư luận đặt ra: bao giờ Việt Nam có văn hóa xếp hàng?
Ở Việt Nam, người ta có câu nói cửa miệng “chụp giật như dân bến xe hay dân chợ trời” để mô tả hành động của những người ngang nhiên nhảy xổ vào trước mặt một người khác để tranh giành một cái gì đó.
Dường như câu nói này ngày càng không còn để chỉ riêng những nhóm đặc biệt như vừa nêu nữa, vì hầu như nơi đâu cũng xảy ra cảnh chen lấn, xô đẩy và tranh thủ những gì có thể một cách nhanh nhất. Dường như không ai nhường ai từ việc mua một tấm vé ở bến xe, đi nhà vệ sinh ở nơi công cộng cho đến từng chiếc xe lăn bánh lưu thông trên đường phố. Trong thang máy, nơi bãi gửi xe… đều không có một trật tự nào theo nguyên tắc “người đến trước làm trước, người đến sau làm sau”.
Kiểu văn hóa khác?
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm, người có nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy về văn hóa học và văn hóa Việt Nam cho biết văn hóa truyền thống Việt Nam là văn hóa cộng đồng. Nghĩa của khái niệm “cộng đồng” chỉ trong phạm vi làng xã giữa những người quen biết với nhau. Và đã là quen biết thì họ nhường nhau nhưng khi đi ra ngoài làng, người đối diện hay bên cạnh họ đều là những người không quen biết thì xảy ra tình trạng ngược lại là tranh giành. Giáo sư Trần Ngọc Thêm nói:
“Đó không phải là không có văn hóa mà đó là một kiểu văn hóa khác. Và bây giờ xã hội Việt Nam truyền thống chỉ sống trong làng xã với những người quen biết không còn nữa mà chuyển sang kiểu xã hội mở, xã hội mọi người giao tiếp với nhau. Cho nên văn hóa cũ bị phá vỡ và văn hóa xếp hàng của người Phương Tây chưa hình thành. Cho nên dẫn đến tình trạng như vậy”
Đó không phải là không có văn hóa mà đó là một kiểu văn hóa khác.
GSTS Trần Ngọc Thêm
Dư luận có nhiều ý kiến trái chiều khi hình ảnh cánh cổng của một ngôi trường bị hàng trăm phụ huynh đạp đổ. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm nhất mà mọi người có cùng quan điểm là tình trạng trật tự xã hội ở Việt Nam hiện nay đang ở mức báo động.
Trong lúc những ý kiến tranh luận về hiện tượng xã hội mất trật tự mỗi ngày một tệ hơn đang sôi nổi thì một lần nữa công chúng lại chứng kiến hình ảnh la hét, tranh giành thức ăn ở một tiệc buffet. Dư luận cho là tuy “một con sâu làm sầu nồi canh” nhưng thật đáng xấu hổ khi cảnh giành giật thức ăn này không chỉ dừng lại trong không gian và thời gian của nhà hàng tổ chức tiệc buffet hạ giá. Có ý kiến cho rằng khâu tổ chức của nhà hàng không tốt. Cũng có ý kiến nói là ở Việt Nam chỗ nào hạ giá thì tranh nhau là chuyện bình thường.
Tuy vậy, như nhận định của Giáo sư Trần Ngọc Thêm là việc ăn uống trong văn hóa của người Việt rất quan trọng. Việc ăn uống là thước đo của mọi sự. “Ăn” là một sự giao tiếp sinh hoạt cộng đồng, thể hiện địa vị, nhân cách của một người. Nhiều người đồng tình với nhận định này thì cho rằng thật là phản cảm khi người Việt tranh giành nhau chỉ vì một miếng ăn.
Đã đến lúc
Clip la hét, tranh giành thức ăn ở một nhà hàng buffet tại TPHCM. Nguồn: youtube.
Người dân đã từ lâu rất quen thuộc với những tiếng kèn xe inh ỏi mỗi ngày khi lưu thông trên đường phố. Cứ vào giờ đi làm mỗi sáng và giờ tan ca mỗi chiều, người ta có thể nhẫn nại điều khiển xe nhích từng cm trên đường nhưng sẽ lạnh lùng và tranh thủ lấn át những khoảng trống dù là nhỏ nhất để hy vọng đến được nơi mình muốn một cách nhanh chóng. Cho dù tiếng còi xe cứu thương hú inh ỏi sau lưng, cho dù muốn nhường đường cho xe cứu hỏa thì vẫn không làm được vì cả biển người bao vây tứ phía xung quanh
Trao đổi với đài RFA, Tiến sĩ Nguyễn Nhã cho rằng về trật tự trên đường phố hiện nay có quá nhiều vấn đề. Ý thức của người dân về vấn đề trật tự là vấn đề rất lớn hiện nay ở xã hội Việt Nam. Tiến sĩ Nguyễn Nhã nêu lên yếu tố chính quyền đóng vai trò quan trọng trong quá trình thay đổi nhận thức và hình thành trật tự trong xã hội. Trong đó giáo dục phải cần được chú trọng đặc biệt.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã nhận xét hiện nay ngành giáo dục Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đến việc giảng dạy văn hóa xếp hàng ở học đường. Do đó, cần phải có thời gian và nỗ lực của mọi người cùng tham gia để góp phần thay đổi hiện trạng mất trật tự như hiện nay. Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói:
Giáo dục là rất quan trọng, trong gia đình cũng như ở học đường. Văn hóa xếp hàng như tôi đã viết trên báo là mình chưa có.
TS Nguyễn Nhã
“Giáo dục là rất quan trọng, trong gia đình cũng như ở học đường. Văn hóa xếp hàng như tôi đã viết trên báo là mình chưa có. Điều này theo tôi, trước hết phải có một không gian cũng như con người. Con người chen chúc nhau thì tự nhiên vậy nhưng làm sao đừng để môi trường hay không gian quá chật chội và chen chúc.”
Giáo sư Trần Ngọc Thêm đưa ra quan điểm đồng ý ngành giáo dục cùng các ban ngành khác cần phải chú trọng nhiều hơn nữa trong việc giáo dục ý thức xếp hàng có trật tự. Đây là nhận xét của Giáo sư Trần Ngọc Thêm:
“Hiện nay trong chương trình chỉ có môn giáo dục công dân nhưng nội dung môn học chưa được tốt cho nên hiệu quả không bao nhiêu. Vả lại, không chỉ ngành giáo dục mà còn nhiều ngành khác cùng tham gia vào. Chuyện đó là chuyện lớn, chuyện con người. Thay đổi văn hóa, thay đổi nếp sống, đào tạo con người là rất lớn. Một mình ngành giáo dục thì làm không nổi.”
Trong thời buổi Việt Nam quảng bá du lịch với nhiều hoạt động lễ hội diễn ra thường xuyên hình ảnh chen lấn, xô đẩy ở những buổi lễ hội này đọng lại trong ký ức của du khách nước ngoài như một nỗi ám ảnh trong những chuyến du lịch đến đất nước có nền văn hóa hiền hòa. Đây là là một trong những nguyên nhân khiến cho du khách “một đi không trở lại”. Các nhà nghiên cứu văn hóa lên tiếng rằng đã đến lúc Việt Nam cần phải bắt đầu có văn hóa xếp hàng. Vì một xã hội hội trật tự là khởi điểm của một xã hội văn minh.