Xe cán chó
Bạo lực đang đe dọa thế hệ trẻ
osted by adminbasam on 04/03/2015
Lê Chân Nhân
04-03-2015
(Dân trí) – Con số hàng ngàn người nhập viện vì đánh nhau trong dịp Tết vừa qua vẫn còn là nỗi ám ảnh với những ai quan tâm đến sự xuống cấp của đạo đức xã hội. Cái ác ngày càng lấn lướt cái thiện, bạo lực đang đe dọa tâm hồn, suy nghĩ, nhân cách con người, đặc biệt là lây truyền đến thế hệ trẻ.
GS Nguyễn Minh Thuyết nhận định: “Lớp trẻ sẽ thấy rằng, trong những vụ việc như thế, cha anh mình không dựa vào luật pháp mà lại cư xử với nhau bằng bạo lực thì sau này mình cũng sẽ cư xử như thế. Những cái này nguy hại khôn lường”.
Ông bố chở con đi học, va quẹt xe với người khác. Ông bố nhảy xuống xe xông vào đánh nhau ngay mặt con mình. Đứa con đó rất có thể sẽ giải quyết các mâu thuẫn bằng bạo lực.
Ngược lại, nếu ông bố lịch sự, giải quyết ôn tồn, nói lời tử tế, thì đứa con sẽ noi gương, sau này lớn lên, sẽ là người cư xử lịch sự, nói năng hiền lành, cử chỉ ôn hòa.
Nhưng thử hỏi, những ông bố tử tế chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm hiện nay? Không cần khảo sát hay điều tra xã hội học cũng rõ, chỉ nhìn con số hàng ngàn người đánh nhau, trong đó có 15 người chết trong dịp Tết là đủ để hiểu. Tết là những ngày con người ta sống trải lòng, tìm điều hay lẽ phải để nói với nhau, tìm cái may thay cho cái rủi, thế mà vẫn dùng bao lực…
Người ta đi đến chùa chiền, đền dài, miếu mạo là nơi thiêng liêng, hay tham gia trò chơi lễ hội, nhưng vẫn sử dụng bạo lực, sẵn sàng đánh nhau để giành giật nhau những thứ gọi là “lộc”. Chỉ vì nghĩ rằng cướp được lộc là may cho mình, nên có thể làm tất cả, bất chấp đạo lý, coi thường pháp luật.
Vì quá tham, quá mê bạo lực, họ không có thì giờ để suy nghĩ rằng, nếu thánh thần có thiêng thật, thì cũng không ai đem “lộc” mà cho kẻ tham lam và độc ác.
Bạo lực ngày càng tăng, nhưng cộng đồng lại đẻ ra hoặc phục dựng những lễ hội tăng thêm tính bạo lực. Đã có nhiều ý kiến can ngăn không nên tiếp tục tổ chức lễ hội dã man như chém lợn, đâm trâu, chọi trâu. Thế nhưng, người ta vẫn thích đâm, thích chém, thích nhìn máu me mới thỏa cơn kích động của họ.
Những đứa trẻ chứng kiến chém giết máu me như vậy, chắc chắn sẽ bị tổn thương nặng nề tâm lý, tình cảm, ảnh hưởng rất lớn đến sự trưởng thành nhân cách về sau.
Sự nỗ lực can gián lễ hội chém lợn ở Ném Thượng, Bắc Ninh chưa thành, thì cộng đồng lại phát sốt vì những tấm ảnh về lễ hội Cầu Trâu tại xã Hương Nha, Tam Nông, Phú Thọ. Con trâu bị cột vào cọc, trai làng thi nhau lấy búa đập vào đầu trâu cho đến khi gục chết. Quá thê thảm. Nhưng đáng sợ hơn, ớn lạnh hơn là khi nhìn vào đôi mắt con trâu. Nó như van xin, cầu cứu, đau đớn trong tuyệt vọng…
Văn hóa chỗ nào lại đi giết trâu hãi hùng như thế, tín ngưỡng gì mà lấy “con trâu là đầu cơ nghiệp” ra để hành hạ cho đến chết.
Cái ác bày ra công khai trước mắt, mang danh văn hóa, lễ hội sờ sờ như vậy mà không dẹp, thì sao mong dẹp được bạo lực đang lan tràn trong xã hội.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Bạo lực đang đe dọa thế hệ trẻ
Lê Chân Nhân
04-03-2015
(Dân trí) – Con số hàng ngàn người nhập viện vì đánh nhau trong dịp Tết vừa qua vẫn còn là nỗi ám ảnh với những ai quan tâm đến sự xuống cấp của đạo đức xã hội. Cái ác ngày càng lấn lướt cái thiện, bạo lực đang đe dọa tâm hồn, suy nghĩ, nhân cách con người, đặc biệt là lây truyền đến thế hệ trẻ.
GS Nguyễn Minh Thuyết nhận định: “Lớp trẻ sẽ thấy rằng, trong những vụ việc như thế, cha anh mình không dựa vào luật pháp mà lại cư xử với nhau bằng bạo lực thì sau này mình cũng sẽ cư xử như thế. Những cái này nguy hại khôn lường”.
Ông bố chở con đi học, va quẹt xe với người khác. Ông bố nhảy xuống xe xông vào đánh nhau ngay mặt con mình. Đứa con đó rất có thể sẽ giải quyết các mâu thuẫn bằng bạo lực.
Ngược lại, nếu ông bố lịch sự, giải quyết ôn tồn, nói lời tử tế, thì đứa con sẽ noi gương, sau này lớn lên, sẽ là người cư xử lịch sự, nói năng hiền lành, cử chỉ ôn hòa.
Nhưng thử hỏi, những ông bố tử tế chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm hiện nay? Không cần khảo sát hay điều tra xã hội học cũng rõ, chỉ nhìn con số hàng ngàn người đánh nhau, trong đó có 15 người chết trong dịp Tết là đủ để hiểu. Tết là những ngày con người ta sống trải lòng, tìm điều hay lẽ phải để nói với nhau, tìm cái may thay cho cái rủi, thế mà vẫn dùng bao lực…
Người ta đi đến chùa chiền, đền dài, miếu mạo là nơi thiêng liêng, hay tham gia trò chơi lễ hội, nhưng vẫn sử dụng bạo lực, sẵn sàng đánh nhau để giành giật nhau những thứ gọi là “lộc”. Chỉ vì nghĩ rằng cướp được lộc là may cho mình, nên có thể làm tất cả, bất chấp đạo lý, coi thường pháp luật.
Vì quá tham, quá mê bạo lực, họ không có thì giờ để suy nghĩ rằng, nếu thánh thần có thiêng thật, thì cũng không ai đem “lộc” mà cho kẻ tham lam và độc ác.
Bạo lực ngày càng tăng, nhưng cộng đồng lại đẻ ra hoặc phục dựng những lễ hội tăng thêm tính bạo lực. Đã có nhiều ý kiến can ngăn không nên tiếp tục tổ chức lễ hội dã man như chém lợn, đâm trâu, chọi trâu. Thế nhưng, người ta vẫn thích đâm, thích chém, thích nhìn máu me mới thỏa cơn kích động của họ.
Những đứa trẻ chứng kiến chém giết máu me như vậy, chắc chắn sẽ bị tổn thương nặng nề tâm lý, tình cảm, ảnh hưởng rất lớn đến sự trưởng thành nhân cách về sau.
Sự nỗ lực can gián lễ hội chém lợn ở Ném Thượng, Bắc Ninh chưa thành, thì cộng đồng lại phát sốt vì những tấm ảnh về lễ hội Cầu Trâu tại xã Hương Nha, Tam Nông, Phú Thọ. Con trâu bị cột vào cọc, trai làng thi nhau lấy búa đập vào đầu trâu cho đến khi gục chết. Quá thê thảm. Nhưng đáng sợ hơn, ớn lạnh hơn là khi nhìn vào đôi mắt con trâu. Nó như van xin, cầu cứu, đau đớn trong tuyệt vọng…
Văn hóa chỗ nào lại đi giết trâu hãi hùng như thế, tín ngưỡng gì mà lấy “con trâu là đầu cơ nghiệp” ra để hành hạ cho đến chết.
Cái ác bày ra công khai trước mắt, mang danh văn hóa, lễ hội sờ sờ như vậy mà không dẹp, thì sao mong dẹp được bạo lực đang lan tràn trong xã hội.