Đoạn Đường Chiến Binh

Bất Khuất - Tiên Sha

Nhớ lời xưa tiền nhân dạy, người đàn ông bỗng bật cười ngạo nghễ rồi tự nhủ với lòng: “Anh sẵn sàng khóc cho quê hương, nhưng nhất định không yếu đuối trước kẻ thù.

Tặng vợ hiền đã vì tôi trọn đời

1- Người đàn ông đứng dậy lách mình đi qua những hàng ghế, đồ vật ngổn ngang bên trong chuyến xe khách chật chội của tuyến đường Huế - Ðà Nẵng. Khi xe đỗ bến, anh bước xuống, len lỏi qua khỏi đám đông chen chúc. Tiếng huyên náo ầm ĩ chung quanh của những người bán hàng rong, khuân vác, xe thồ, xe xích lô đạp mời khách... như hâm nóng thêm bầu không khí ngột ngạt của mùa hè miền Trung. Anh lẩn thẩn nhìn khắp nơi, ngẩn ngơ trước những đổi thay xa lạ, từ cảnh vật đến con người trong từng nhịp sống hối hả và trong cung cách sinh hoạt, lời nói. Mới hơn bảy năm mà tưởng chừng như hàng thế kỷ. Anh như mán lạc thành, ngơ ngác, lạc lõng và cô đơn. Bước đi giữa quê hương quen thuộc mà cứ ngỡ như mới đến lần đầu. Cảm giác mất mát bất chợt làm anh xót xa, ray rứt. Anh lắc đầu cho tỉnh táo rồi băng qua đường tìm hướng về nhà, không để ý đến đám đông đang trố mắt nhìn anh, thầm thì to nhỏ.

Hình ảnh người đàn ông trung niên thân hình tiều tụy, đầu đội chiếc mũ vải nhàu nát, chân mang đôi dép đứt quai, trên người mặc bộ quần áo tù binh bạc mầu, còn thấm ướt trận mưa giông đêm qua, khiến người ta mũi lòng. Chiếc ba lô quân đội cũ kỹ lép kẹp anh mang trên vai, cũng tả tơi, nhếch nhác giống như chủ nó. Ðó là hình ảnh của một người lính tù binh trở về. Tiều tụy, rách nát. Duy chỉ có cặp mắt vẫn còn vẻ trầm tỉnh và tự tin. Anh bước đi xiêu vẹo giữa dòng đời bon chen. Ðám đông chợt ùa đến:

- Anh bị tù mới về hả? Ở đâu về?

- Anh là sĩ quan Cộng Hòa hả?

. . .

Những câu hỏi dồn dập, xen lẫn có tiếng xuýt xoa tội nghiệp của những bà mẹ, bà chị. Họ là những người có thân nhân bị tù như anh. Anh lúng túng không nói nên lời, lòng bồi hồi xúc động. Có ai đó trao cho anh điếu thuốc, anh bập bập vài hơi ngắn rồi lựa câu trả lời bà con. Mắt anh bỗng cay sè, không biết vì tại khói thuốc hay vì tình người tội nghiệp cho thân phận những kẻ bại binh, tù đày. Anh thầm nghĩ, dẫu sao bà con miền Nam vẫn luôn luôn thương tưởng đến những người lính Quốc Gia sa cơ, đang bị giam cầm đày đọa trong ngục tù Cộng Sản sau ngày mất nước năm 75. Họ mãi mãi là những kẻ có tấm lòng.

2- Một năm sau

Người đàn ông chép miệng. Mới ngày nào ra tù mà nay đã một năm. Ngày tháng thoi đưa, tuy ngắn ngủi nhưng đem lại cho anh không ít những phiền toái, lo âu. Bọn cầm quyền địa phương đặc biệt quan tâm đến thành phần như anh. Họ chẳng những không giúp được điều gì, ngược lại còn trấn áp, hù dọa anh, nhất là công an khu vực. Họ ra sức thực hiện chiêu bài “khoan hồng, tự do” bằng sự kềm kẹp, quản thúc đối tượng, ngày cũng như đêm. Anh có cảm tưởng như là toàn dân đang bị nhốt trong một nhà tù lớn của bọn CS. Quả không đúng thế sao? Mới chỉ một năm mà người đàn ông đã bị bắt giam nhiều lần tại công an phường vì những tội danh vu vơ, mà chính họ đã sáng tác ra rồi đem gán cho anh như: tự ý hành nghề xe thồ, đi đứng bất minh, vắng mặt không xin phép, và hôm nay có thêm một tội danh mới, tội gặp gỡ những người bạn cũ.

Ngồi trong phòng tạm giam, nghe tiếng cười nói râm ran của bọn công an trong giờ đọc báo đảng buổi sáng, anh tự hỏi: “không biết tương lai rồi sẽ còn những gì xảy ra cho mình?” Anh thở dài ngao ngán. Cứ xử sự với nhau bằng thứ luật rừng thì lúc nào mà chả có chuyện. Nhưng anh biết đây chỉ là biện pháp cốt để hù dọa, dằn mặt những kẻ sợ sệt, yếu bóng vía, chứ như anh...

Trong ánh sáng le lói của buổi bình minh vừa hé dạng, căn phòng giam bỗng trở nên nhạt nhòa. Người đàn ông mỉm cười khinh bỉ. Hơn bảy năm tù dài, với biết bao đau khổ đọa đày, nhục hình chết đi sống lại, nhưng vẫn không làm người lính miền Nam sợ hãi, mất đi nhuệ khí anh hùng, thì hôm nay sá gì những thứ trò chơi tạm giam trẻ con nầy. Nỗi bất hạnh do hậu quả chiến tranh mang lại không hề đem chia đồng đều cho mỗi gia đình, mỗi người, nhưng nó không chừa bất cứ một ai trong cuộc. Quan niệm như vậy, do đó người đàn ông rất bình thản trước mọi hình thức trả thù. Anh chấp nhận như một định luật.

Có điều buồn một nỗi sau ngày 30 tháng Tư không thiếu người quốc gia cam tâm làm tay sai cho Cộng sản. Họ là dân, học sinh sinh viên, thậm chí là viên chức, binh lính trong hàng ngũ quân đội, chính quyền miền Nam trước đây, nhưng nông nỗi bán rẻ danh dự và lương tâm cho giặc để hưởng chút quyền lợi hoặc hư danh thừa cặn. Họ dễ dàng chỉ điểm bắt bớ đồng bào, đồng đội của mình trước đây, sẵn sàng quỳ lụy hai đầu gối, trở thành một thứ nô lệ để được gọi là “cán bộ cách mạng 30”.

Niềm u hoài chợt dâng lên đầy ắp trong hồn. Nguyên nhân anh bị bắt giam lần nầy cũng do chính những con người thời cơ ấy. Anh thấy vừa thương vừa giận bọn người ngu muội, cả tin, một sớm một chiều trở cờ theo giặc, nhẫn tâm bức hại anh em. Họ không thấu lẻ thị phi, không biết xấu hổ, cam tâm giúp kẻ thù bắt bớ chính những con người đã hơn một lần giúp đỡ họ và bà con lối xóm. Kỷ niệm xưa cũ chợt hiện về, nhức nhối. Chính người đàn ông nầy, trước đây trong một lần về phép thăm gia đình, đã can đảm lao mình vào biển lửa của cơn hỏa hoạn, để cứu tài sản và sinh mệnh đồng bào, trong đó có cả gia đình họ đến nỗi phải bị phỏng. Chính người đàn ông nầy, nửa đêm trong giờ giới nghiêm không nệ hà giờ giấc, đã phóng xe đưa bà con lối xóm đau ốm đi bệnh viện cấp cứu. Và cũng chính người đàn ông nầy, một lần, tay chống nạng lê chiếc chân bó bột vì đạn thù ngoài mặt trận, đã đứng ra dùng uy tín của mình để dàn xếp một vụ ẩu đả có thể dẫn đến nổ súng gây chết người, để bảo vệ an toàn cho bà con lối xóm... Thế mà bây giờ chua chát thay, có kẻ vì chút danh lợi bố thí đã tận nhân tình đã cung cấp tin tức người đàn ông vắng mặt, để công an có lý do hạ đòn thù lên chính ân nhân ngày xưa đã từng xả thân cứu họ. Quả ngao ngán cho thế thái nhân tình.

Người đàn ông nhớ lại lần gặp mặt gần đây với Sang và Khiếu - hai người bạn sĩ quan Liên đoàn I Biệt động Quân thân thiết. Ở tù về, hai bạn đã nhiều lần tính chuyện ra đi. Họ âm thầm trù liệu, sắp xếp mọi việc, sau đó họ đến rủ anh cùng đi. Nhưng người đàn ông từ chối vì không có vàng. Phút cuối, Sang và Khiếu khẳng khái đứng ra góp phần vàng của anh. Nhưng anh làm sao anh có thể bỏ vợ con ở lại, khi đã bao nhiêu năm anh xa cách vợ con vì nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

Những lần đau đớn bởi vết thương do đạn thù gây ra ở chiến trường, người vợ hiền thục luôn luôn có mặt bên cạnh để săn sóc, an ủi, vỗ về, cùng anh chia xẻ bao nỗi đắng cay. Bao nhiêu năm bị giam cầm, người vợ trẻ vẫn một lòng kiên trinh nuôi con, một nắng hai sương buôn bán tảo tần, chắt chiu dành dụm đi thăm chồng, chờ ngày đoàn tụ. Có biết bao nghĩa tình đằm thắm, ngọt ngào trong tình yêu vợ chồng, nói sao cho hết. Những năm tháng đi qua đã là những mất mát lớn lao trong cuộc đời tình yêu đôi lứa của những người lính, của những người vợ lính. Người đàn bà cam lòng sống như chiếc bóng bên cạnh cuộc đời sương gió của chồng, tận tụy hy sinh cho chồng con trọn đời, làm sao người đàn ông không hiểu được điều đó. Do vậy, anh đã dặn lòng cố gắng bù đắp cho vợ, nhưng vẫn chưa có cơ hội. Ðó là lý do người đàn ông từ chối ra đi. Anh không muốn bắt vợ phải tiếp tục hy sinh, chờ đợi thêm nữa. Anh chấp nhận ở lại, đồng cam cộng khổ với vợ hiền.

Trước ngày hai bạn lên đường, vợ chồng anh mời một bữa cơm chia tay đạm bạc dưới hình thức đám giỗ, ngang nhiên trước mắt bọn chó săn và công an phường. Cuộc gặp gỡ của những con người chế độ cũ là cơ hội tốt cho bọn tay sai lập công. Chúng ton hót, tâu trình lên công an phường và hậu quả là người đàn ông đã bị bắt giữ để điều tra. Nhưng chúng hoài công vô ích, mọi bí mật về chuyến ra đi vẫn được người đàn ông giữ kín cho đến ngày tàu ra khơi, đến bến bình an. Cuối cùng, chúng gán cho người đàn ông một tội danh mơ hồ là tập trung những người lính ngụy không xin phép công an. Chúng dùng biện pháp trấn áp, bắt viết kiểm điểm và tống giam anh 48 tiếng đồng hồ cảnh cáo dằn mặt.

3- Trong căn phòng giam nhỏ bé tối tăm, nồng nặc mùi ẩm mốc xú uế, người đàn ông lặng lẽ gặm nhấm kỷ niệm để nuôi dưỡng ý chí chống cộng không bị lung lạc, hao mòn. Một đời trai trẻ như anh, như Sang, Khiếu, và biết bao thanh niên khác, đã gác bỏ tình riêng, quên đi hạnh phúc cá nhân, dám đánh đổi cả sinh mạng của mình để bảo vệ mảnh đất và đồng bào miền Nam có được những ngày tháng tự do, no ấm.

Rồi đến một ngày, cuộc chiến tưởng rằng đã kết thúc với hàng triệu mảnh khăn tang khóc người nằm xuống, thế nhưng vẫn chưa phải là chấm dứt. Hàng vạn con người từng phơi gan trải mật, tử sinh cận kề, ngày đêm ghìm chặt tay súng bảo vệ miền Nam, bỗng một ngày lếch thếch trở thành những người tù khổ sai không bản án, sống vất vưởng trên rừng thiêng nước độc, đói ăn thiếu mặc, bị hành hạ đọa đày cùng cực trong những trại tập trung của cộng sản. Họ sống mà tưởng như đã chết. Bên cạnh không có cha mẹ, vợ con mà chỉ có những người anh em đồng cảnh, cùng chung khổ nạn và tiếng gió núi mưa ngàn ngày đêm vỗ về họ trong suốt năm tháng đoạn trường da diết.

Người đàn ông thở dài não nuột. Tổ quốc đã mất, hàng triệu người dân đã rời bỏ quê hương ra đi lánh nạn, như Sang, như Khiếu. Họ là những con người hiền lương trung hiếu, yêu tổ quốc hơn yêu bản thân mình. Thế nhưng họ đành phải ra đi, bởi một điều dễ hiểu là ở nơi đây vẫn còn tồn tại một chế độ mà vĩnh viễn họ không bao giờ chấp nhận và chế độ đó luôn luôn muốn tiêu diệt họ. Nếu nấn ná quyến luyến ở lại, họ cũng chỉ làm khổ bản thân và gia đình, cũng chỉ là nạn nhân của bọn đồ tể cộng sản, như anh hôm nay, không có quê hương, không có tổ quốc mà hiện chỉ có ngục tù mà thôi. Anh mỉm cười chua chát. Ðã làm thân chiến bại với hơn bảy năm giam cầm, thì sá gì nữa đâu những ngày buồn đau còn lại nầy, phải chấp nhận ngồi nghe kẻ thù huênh hoang kêu gọi “bảo vệ tổ quốc”.

Tổ quốc anh đã đánh mất kể từ ngày buông tay súng. Tổ quốc anh chỉ còn là những hình ảnh kiêu hùng trong con tim bất khuất của hàng triệu người Việt Quốc Gia chân chính. Cộng sản không thể nào sử dụng bạo lực để bắt buộc người đàn ông phải nhìn nhận một tổ quốc mà chưa bao giờ anh chấp nhận. Tổ quốc thật sự của anh có tự do, có tình người, tình non nước quê hương keo son gắn bó. Tổ quốc của anh không hề có gông cùm, thù hận và bội phản.

Nước mắt của người đàn ông, có cuộc đời phong trần đó tưởng đã cạn khô vì khóc cho những mất mát, phân ly, bỗng một ngày âm thầm nhỏ xuống trong ngục tù, để khóc thương cho tổ quốc quê hương yêu dấu. Bóng đêm tang tóc vẫn đè nặng trên thân phận dân tộc Việt Nam, và càng bi thảm hơn nữa trên những cuộc đời bất hạnh của những kẻ đối kháng chế độ. Giải pháp duy nhất là phải tiêu diệt chế độ phi nhân, phá tan cùm gông bạo lực, xóa bỏ độc tài đảng trị. “Uy vũ bất năng khuất”. Nhớ lời xưa tiền nhân dạy, người đàn ông bỗng bật cười ngạo nghễ rồi tự nhủ với lòng: “Anh sẵn sàng khóc cho quê hương, nhưng nhất định không yếu đuối trước kẻ thù. Anh sẵn sàng chết vì tổ quốc, nhưng vĩnh viễn là con người bất khuất trước kẻ thù.”

Âm vọng trong lòng người lính Việt Nam Cộng Hòa, tiếng hồn thiêng sông núi vẫn vang vang lời kêu gọi:

“Tổ quốc ơi! Lời thúc giục thưở xa xôi,
Niềm hạnh phúc là túc trực dưới cờ chiến đấu.
Hiên ngang chết cho quê hương yêu dấu,
Ðể hồn thiêng sông núi vĩnh viễn trường tồn,
Ðể vinh quang dân tộc mãi mãi sống còn,
Cho sử sách nước Nam đời đời bất diệt.”

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Bất Khuất - Tiên Sha

Nhớ lời xưa tiền nhân dạy, người đàn ông bỗng bật cười ngạo nghễ rồi tự nhủ với lòng: “Anh sẵn sàng khóc cho quê hương, nhưng nhất định không yếu đuối trước kẻ thù.

Tặng vợ hiền đã vì tôi trọn đời

1- Người đàn ông đứng dậy lách mình đi qua những hàng ghế, đồ vật ngổn ngang bên trong chuyến xe khách chật chội của tuyến đường Huế - Ðà Nẵng. Khi xe đỗ bến, anh bước xuống, len lỏi qua khỏi đám đông chen chúc. Tiếng huyên náo ầm ĩ chung quanh của những người bán hàng rong, khuân vác, xe thồ, xe xích lô đạp mời khách... như hâm nóng thêm bầu không khí ngột ngạt của mùa hè miền Trung. Anh lẩn thẩn nhìn khắp nơi, ngẩn ngơ trước những đổi thay xa lạ, từ cảnh vật đến con người trong từng nhịp sống hối hả và trong cung cách sinh hoạt, lời nói. Mới hơn bảy năm mà tưởng chừng như hàng thế kỷ. Anh như mán lạc thành, ngơ ngác, lạc lõng và cô đơn. Bước đi giữa quê hương quen thuộc mà cứ ngỡ như mới đến lần đầu. Cảm giác mất mát bất chợt làm anh xót xa, ray rứt. Anh lắc đầu cho tỉnh táo rồi băng qua đường tìm hướng về nhà, không để ý đến đám đông đang trố mắt nhìn anh, thầm thì to nhỏ.

Hình ảnh người đàn ông trung niên thân hình tiều tụy, đầu đội chiếc mũ vải nhàu nát, chân mang đôi dép đứt quai, trên người mặc bộ quần áo tù binh bạc mầu, còn thấm ướt trận mưa giông đêm qua, khiến người ta mũi lòng. Chiếc ba lô quân đội cũ kỹ lép kẹp anh mang trên vai, cũng tả tơi, nhếch nhác giống như chủ nó. Ðó là hình ảnh của một người lính tù binh trở về. Tiều tụy, rách nát. Duy chỉ có cặp mắt vẫn còn vẻ trầm tỉnh và tự tin. Anh bước đi xiêu vẹo giữa dòng đời bon chen. Ðám đông chợt ùa đến:

- Anh bị tù mới về hả? Ở đâu về?

- Anh là sĩ quan Cộng Hòa hả?

. . .

Những câu hỏi dồn dập, xen lẫn có tiếng xuýt xoa tội nghiệp của những bà mẹ, bà chị. Họ là những người có thân nhân bị tù như anh. Anh lúng túng không nói nên lời, lòng bồi hồi xúc động. Có ai đó trao cho anh điếu thuốc, anh bập bập vài hơi ngắn rồi lựa câu trả lời bà con. Mắt anh bỗng cay sè, không biết vì tại khói thuốc hay vì tình người tội nghiệp cho thân phận những kẻ bại binh, tù đày. Anh thầm nghĩ, dẫu sao bà con miền Nam vẫn luôn luôn thương tưởng đến những người lính Quốc Gia sa cơ, đang bị giam cầm đày đọa trong ngục tù Cộng Sản sau ngày mất nước năm 75. Họ mãi mãi là những kẻ có tấm lòng.

2- Một năm sau

Người đàn ông chép miệng. Mới ngày nào ra tù mà nay đã một năm. Ngày tháng thoi đưa, tuy ngắn ngủi nhưng đem lại cho anh không ít những phiền toái, lo âu. Bọn cầm quyền địa phương đặc biệt quan tâm đến thành phần như anh. Họ chẳng những không giúp được điều gì, ngược lại còn trấn áp, hù dọa anh, nhất là công an khu vực. Họ ra sức thực hiện chiêu bài “khoan hồng, tự do” bằng sự kềm kẹp, quản thúc đối tượng, ngày cũng như đêm. Anh có cảm tưởng như là toàn dân đang bị nhốt trong một nhà tù lớn của bọn CS. Quả không đúng thế sao? Mới chỉ một năm mà người đàn ông đã bị bắt giam nhiều lần tại công an phường vì những tội danh vu vơ, mà chính họ đã sáng tác ra rồi đem gán cho anh như: tự ý hành nghề xe thồ, đi đứng bất minh, vắng mặt không xin phép, và hôm nay có thêm một tội danh mới, tội gặp gỡ những người bạn cũ.

Ngồi trong phòng tạm giam, nghe tiếng cười nói râm ran của bọn công an trong giờ đọc báo đảng buổi sáng, anh tự hỏi: “không biết tương lai rồi sẽ còn những gì xảy ra cho mình?” Anh thở dài ngao ngán. Cứ xử sự với nhau bằng thứ luật rừng thì lúc nào mà chả có chuyện. Nhưng anh biết đây chỉ là biện pháp cốt để hù dọa, dằn mặt những kẻ sợ sệt, yếu bóng vía, chứ như anh...

Trong ánh sáng le lói của buổi bình minh vừa hé dạng, căn phòng giam bỗng trở nên nhạt nhòa. Người đàn ông mỉm cười khinh bỉ. Hơn bảy năm tù dài, với biết bao đau khổ đọa đày, nhục hình chết đi sống lại, nhưng vẫn không làm người lính miền Nam sợ hãi, mất đi nhuệ khí anh hùng, thì hôm nay sá gì những thứ trò chơi tạm giam trẻ con nầy. Nỗi bất hạnh do hậu quả chiến tranh mang lại không hề đem chia đồng đều cho mỗi gia đình, mỗi người, nhưng nó không chừa bất cứ một ai trong cuộc. Quan niệm như vậy, do đó người đàn ông rất bình thản trước mọi hình thức trả thù. Anh chấp nhận như một định luật.

Có điều buồn một nỗi sau ngày 30 tháng Tư không thiếu người quốc gia cam tâm làm tay sai cho Cộng sản. Họ là dân, học sinh sinh viên, thậm chí là viên chức, binh lính trong hàng ngũ quân đội, chính quyền miền Nam trước đây, nhưng nông nỗi bán rẻ danh dự và lương tâm cho giặc để hưởng chút quyền lợi hoặc hư danh thừa cặn. Họ dễ dàng chỉ điểm bắt bớ đồng bào, đồng đội của mình trước đây, sẵn sàng quỳ lụy hai đầu gối, trở thành một thứ nô lệ để được gọi là “cán bộ cách mạng 30”.

Niềm u hoài chợt dâng lên đầy ắp trong hồn. Nguyên nhân anh bị bắt giam lần nầy cũng do chính những con người thời cơ ấy. Anh thấy vừa thương vừa giận bọn người ngu muội, cả tin, một sớm một chiều trở cờ theo giặc, nhẫn tâm bức hại anh em. Họ không thấu lẻ thị phi, không biết xấu hổ, cam tâm giúp kẻ thù bắt bớ chính những con người đã hơn một lần giúp đỡ họ và bà con lối xóm. Kỷ niệm xưa cũ chợt hiện về, nhức nhối. Chính người đàn ông nầy, trước đây trong một lần về phép thăm gia đình, đã can đảm lao mình vào biển lửa của cơn hỏa hoạn, để cứu tài sản và sinh mệnh đồng bào, trong đó có cả gia đình họ đến nỗi phải bị phỏng. Chính người đàn ông nầy, nửa đêm trong giờ giới nghiêm không nệ hà giờ giấc, đã phóng xe đưa bà con lối xóm đau ốm đi bệnh viện cấp cứu. Và cũng chính người đàn ông nầy, một lần, tay chống nạng lê chiếc chân bó bột vì đạn thù ngoài mặt trận, đã đứng ra dùng uy tín của mình để dàn xếp một vụ ẩu đả có thể dẫn đến nổ súng gây chết người, để bảo vệ an toàn cho bà con lối xóm... Thế mà bây giờ chua chát thay, có kẻ vì chút danh lợi bố thí đã tận nhân tình đã cung cấp tin tức người đàn ông vắng mặt, để công an có lý do hạ đòn thù lên chính ân nhân ngày xưa đã từng xả thân cứu họ. Quả ngao ngán cho thế thái nhân tình.

Người đàn ông nhớ lại lần gặp mặt gần đây với Sang và Khiếu - hai người bạn sĩ quan Liên đoàn I Biệt động Quân thân thiết. Ở tù về, hai bạn đã nhiều lần tính chuyện ra đi. Họ âm thầm trù liệu, sắp xếp mọi việc, sau đó họ đến rủ anh cùng đi. Nhưng người đàn ông từ chối vì không có vàng. Phút cuối, Sang và Khiếu khẳng khái đứng ra góp phần vàng của anh. Nhưng anh làm sao anh có thể bỏ vợ con ở lại, khi đã bao nhiêu năm anh xa cách vợ con vì nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

Những lần đau đớn bởi vết thương do đạn thù gây ra ở chiến trường, người vợ hiền thục luôn luôn có mặt bên cạnh để săn sóc, an ủi, vỗ về, cùng anh chia xẻ bao nỗi đắng cay. Bao nhiêu năm bị giam cầm, người vợ trẻ vẫn một lòng kiên trinh nuôi con, một nắng hai sương buôn bán tảo tần, chắt chiu dành dụm đi thăm chồng, chờ ngày đoàn tụ. Có biết bao nghĩa tình đằm thắm, ngọt ngào trong tình yêu vợ chồng, nói sao cho hết. Những năm tháng đi qua đã là những mất mát lớn lao trong cuộc đời tình yêu đôi lứa của những người lính, của những người vợ lính. Người đàn bà cam lòng sống như chiếc bóng bên cạnh cuộc đời sương gió của chồng, tận tụy hy sinh cho chồng con trọn đời, làm sao người đàn ông không hiểu được điều đó. Do vậy, anh đã dặn lòng cố gắng bù đắp cho vợ, nhưng vẫn chưa có cơ hội. Ðó là lý do người đàn ông từ chối ra đi. Anh không muốn bắt vợ phải tiếp tục hy sinh, chờ đợi thêm nữa. Anh chấp nhận ở lại, đồng cam cộng khổ với vợ hiền.

Trước ngày hai bạn lên đường, vợ chồng anh mời một bữa cơm chia tay đạm bạc dưới hình thức đám giỗ, ngang nhiên trước mắt bọn chó săn và công an phường. Cuộc gặp gỡ của những con người chế độ cũ là cơ hội tốt cho bọn tay sai lập công. Chúng ton hót, tâu trình lên công an phường và hậu quả là người đàn ông đã bị bắt giữ để điều tra. Nhưng chúng hoài công vô ích, mọi bí mật về chuyến ra đi vẫn được người đàn ông giữ kín cho đến ngày tàu ra khơi, đến bến bình an. Cuối cùng, chúng gán cho người đàn ông một tội danh mơ hồ là tập trung những người lính ngụy không xin phép công an. Chúng dùng biện pháp trấn áp, bắt viết kiểm điểm và tống giam anh 48 tiếng đồng hồ cảnh cáo dằn mặt.

3- Trong căn phòng giam nhỏ bé tối tăm, nồng nặc mùi ẩm mốc xú uế, người đàn ông lặng lẽ gặm nhấm kỷ niệm để nuôi dưỡng ý chí chống cộng không bị lung lạc, hao mòn. Một đời trai trẻ như anh, như Sang, Khiếu, và biết bao thanh niên khác, đã gác bỏ tình riêng, quên đi hạnh phúc cá nhân, dám đánh đổi cả sinh mạng của mình để bảo vệ mảnh đất và đồng bào miền Nam có được những ngày tháng tự do, no ấm.

Rồi đến một ngày, cuộc chiến tưởng rằng đã kết thúc với hàng triệu mảnh khăn tang khóc người nằm xuống, thế nhưng vẫn chưa phải là chấm dứt. Hàng vạn con người từng phơi gan trải mật, tử sinh cận kề, ngày đêm ghìm chặt tay súng bảo vệ miền Nam, bỗng một ngày lếch thếch trở thành những người tù khổ sai không bản án, sống vất vưởng trên rừng thiêng nước độc, đói ăn thiếu mặc, bị hành hạ đọa đày cùng cực trong những trại tập trung của cộng sản. Họ sống mà tưởng như đã chết. Bên cạnh không có cha mẹ, vợ con mà chỉ có những người anh em đồng cảnh, cùng chung khổ nạn và tiếng gió núi mưa ngàn ngày đêm vỗ về họ trong suốt năm tháng đoạn trường da diết.

Người đàn ông thở dài não nuột. Tổ quốc đã mất, hàng triệu người dân đã rời bỏ quê hương ra đi lánh nạn, như Sang, như Khiếu. Họ là những con người hiền lương trung hiếu, yêu tổ quốc hơn yêu bản thân mình. Thế nhưng họ đành phải ra đi, bởi một điều dễ hiểu là ở nơi đây vẫn còn tồn tại một chế độ mà vĩnh viễn họ không bao giờ chấp nhận và chế độ đó luôn luôn muốn tiêu diệt họ. Nếu nấn ná quyến luyến ở lại, họ cũng chỉ làm khổ bản thân và gia đình, cũng chỉ là nạn nhân của bọn đồ tể cộng sản, như anh hôm nay, không có quê hương, không có tổ quốc mà hiện chỉ có ngục tù mà thôi. Anh mỉm cười chua chát. Ðã làm thân chiến bại với hơn bảy năm giam cầm, thì sá gì nữa đâu những ngày buồn đau còn lại nầy, phải chấp nhận ngồi nghe kẻ thù huênh hoang kêu gọi “bảo vệ tổ quốc”.

Tổ quốc anh đã đánh mất kể từ ngày buông tay súng. Tổ quốc anh chỉ còn là những hình ảnh kiêu hùng trong con tim bất khuất của hàng triệu người Việt Quốc Gia chân chính. Cộng sản không thể nào sử dụng bạo lực để bắt buộc người đàn ông phải nhìn nhận một tổ quốc mà chưa bao giờ anh chấp nhận. Tổ quốc thật sự của anh có tự do, có tình người, tình non nước quê hương keo son gắn bó. Tổ quốc của anh không hề có gông cùm, thù hận và bội phản.

Nước mắt của người đàn ông, có cuộc đời phong trần đó tưởng đã cạn khô vì khóc cho những mất mát, phân ly, bỗng một ngày âm thầm nhỏ xuống trong ngục tù, để khóc thương cho tổ quốc quê hương yêu dấu. Bóng đêm tang tóc vẫn đè nặng trên thân phận dân tộc Việt Nam, và càng bi thảm hơn nữa trên những cuộc đời bất hạnh của những kẻ đối kháng chế độ. Giải pháp duy nhất là phải tiêu diệt chế độ phi nhân, phá tan cùm gông bạo lực, xóa bỏ độc tài đảng trị. “Uy vũ bất năng khuất”. Nhớ lời xưa tiền nhân dạy, người đàn ông bỗng bật cười ngạo nghễ rồi tự nhủ với lòng: “Anh sẵn sàng khóc cho quê hương, nhưng nhất định không yếu đuối trước kẻ thù. Anh sẵn sàng chết vì tổ quốc, nhưng vĩnh viễn là con người bất khuất trước kẻ thù.”

Âm vọng trong lòng người lính Việt Nam Cộng Hòa, tiếng hồn thiêng sông núi vẫn vang vang lời kêu gọi:

“Tổ quốc ơi! Lời thúc giục thưở xa xôi,
Niềm hạnh phúc là túc trực dưới cờ chiến đấu.
Hiên ngang chết cho quê hương yêu dấu,
Ðể hồn thiêng sông núi vĩnh viễn trường tồn,
Ðể vinh quang dân tộc mãi mãi sống còn,
Cho sử sách nước Nam đời đời bất diệt.”

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm