TIN CỘNG ĐỒNG
Bầu cử giữa kỳ 2014: Cơ hội bằng Vàng cho Đảng Cộng Hòa?
Thử tưởng tượng đang ngồi trong văn phòng ông Chủ Tịch Khối Đa Số Thượng Viện. Không khí ồn ào hơn thường ngày, dàn cố vấn đua nhau trình bày vấn đề và đưa ra những đề nghị giải quyết, hai người thư ký đua nhau ghi chép trong lúc ông sếp Harry Reid chăm chú lắng nghe, đặt nhiều câu hỏi, trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Nhìn khuôn mặt của nhà lảnh đạo Dân Chủ, mọi người có thể đoán ra ngay mối ưu tư của ông vì tình hình bẩu cử giữa kỳ có vẻ không mấy sáng sủa.
Bên Hạ Viện cũng thế. Trong phòng hội dành cho các lãnh đạo Cộng Hòa, ông Chủ Tịch John Boehner và ông phó sếp Eric Cantor cũng chăm chú lắng nghe toán nhân viên thân cận nhất trình bày những điểm nên hay không nên làm trong những tháng sắp tới, vừa nói vừa đưa tay chỉ vào tấm bản đồ nước Mỹ ở trong phòng vẽ những tiểu bang màu xanh (thuộc về đảng Dân Chủ) và màu đỏ (thuộc về đảng Cộng Hòa). Tấm bản đồ chính trị này ghi rõ cánh Cộng Hòa có nhiều khả năng tiếp tục giữ khối đa số ở Hạ Viện đồng thời cũng cho nhiều cơ hội lấy được thêm ghế nghị sĩ bên Thượng Viện. Một trong những ông cố vấn chính trị vừa chỉ tay vào tấm bản đồ, vừa bảo “đây là cơ hội rất lớn cho chúng ta nắm cả Thượng và Hạ Viện”.
Còn tới 16 tháng nữa người dân Mỹ mới đến phòng phiếu chọn đại biểu Quốc Hội trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, nhưng cả 2 đảng đã bắt đầu bận rộn làm việc vì những biến chuyển bất ngờ đang xảy ra khiến không khí chính trị thủ đô Washington D.C. bỗng dưng “nóng” hẳn lên. Những chính trị gia 2 đảng thay phiên nhau nói về những điểm lợi và hại ở cuộc bầu cử, các nhà phân tích cũng hết người này đến người khác đưa ra các quan điểm cá nhân cho rằng có thể tình thế sẽ thay đổi vào cuối năm tới, khi đảng Cộng Hòa nắm cả Thượng và Hạ viện, gây thêm nhiều khó khăn cho Tổng Thống Dân Chủ Barack Obama ở nhiệm kỳ thứ nhì.
Những biến chuyển đầy bất ngờ này đến từ New York và Washington D.C. Nói đúng hơn, đến từ ông Thị Trưởng Michael Bloomberg và từ những tổ chức vận động ủng hộ Tổng Thống Obama ngay sau ngày nhà lãnh đạo nước Mỹ không thành công khi dự luận kiểm soát võ khí mà ông đưa ra bị Thượng Viện bác bỏ bởi chính những vị nghị sĩ cùng đảng với ông.
Lấy trường hợp của nghị sĩ Mark Pryor của tiểu bang Arkansas làm thí dụ. Ông vừa bỏ phiếu không ủng hộ Tổng Thống xong, một tổ chức do ông Thị Trưởng Bloomberg hỗ trợ tài chánh quyết định bỏ ra 350,000 dollars để mua quảng cáo trên truyền hình, đại để cho người dân tiểu bang biết ông nghị sĩ Dân Chủ này không lắng nghe tiếng nói của dân chúng, nhất định chống lại chuyện nước Mỹ phải kiểm soát súng đạn gắt gao hơn để tăng mức đảm bảo an ninh cho mọi người.
Ông Pryor không phải là người duy nhất bỏ phiếu chống đối và gặp khó khăn khi vận động tái ứng cử. Bà Nghị Sĩ Heidi Heikamp của North Dakota, ông Mark Begich của Alaska và ngay cả vị nghị sĩ đầy quyền uy Max Baucus ở Montana cũng bị nhóm “Các Thị Trưởng Chống Lại Võ Khí Bất Hợp Pháp” (Mayors Against Illegal Guns) của ông Thị Trưởng thành phố New York tấn công, cộng với những cú đấm như trời giáng của tổ chức siêu vận động mang tên “Tổ Chức Kết Hợp Hành Động” (Organizing for Action hay OFA) do chính ông Obama thành lập. Trong những tuần lễ vừa qua, người của 2 tổ chức này thay nhau gọi điện thoại cho cử tri để báo tin “đại diện của chúng ta ở Thượng Viện không ủng hộ dự luật kiếm soát súng đạn mà Tổng Thống hết lòng vận động theo đúng ý nguyện của người dân Mỹ”, dồng thời còn tụ tập biểu tình ngay trước cửa văn phòng địa phương của các vị nghị sĩ có tên nêu trên. Tất cả những gì các nhóm hay các tổ chức này làm chỉ nhắm vào mục đích duy nhất: “Họ không ủng hộ kiểm soát võ khí, xin quý vị cử tri đừng bỏ phiếu cho họ vào năm 2014”.
Trước tình hình khó khăn này, ông Chủ Tịch Khối Đa Số Harry Reid liên tục gọi họp để tìm cách giải quyết. Một nhân viên thân cận của ông kể lại “sếp bực bội vì chuyện người trong nhà đánh người trong nhà”, một nhân viên khác bảo “dường như phe của ông Bloomberg và người của Tổng Thống Obama chỉ nhìn thấy bực bội mà quên đi chuyện quan trọng hơn là gà nhà đá nhau cuối cùng chỉ có đối thủ hưởng lợi thôi”. Trong một cuộc họp nội bộ, chính ông Reid cũng nói “chuyện lớn nhất vẫn là phải tiếp tục nắm khối đa số ở Thượng Viện, những chuyện bực mình khác (đang xảy ra trong đảng) sẽ tính sau”.
Ông Reid có lý do để nói điều đó. Những vị thượng nghị sĩ đang bị cánh Dân Chủ “đánh” đều là những người gặp khó khăn khi vận động tái ứng cử vì tiểu bang họ đại diện đều là những tiểu bang đang nghiêng về phía Cộng Hòa mà chính ông Obama đã thua ở cuộc bầu chọn tổng thống hồi năm ngoái. Một cuộc thăm dò bầu cử do chính đảng Dân Chủ thực hiện cho thấy nguy cơ 13 thượng nghị sĩ Dân Chủ bị mất ghế, trong khi chỉ có 2 nghị sĩ Cộng Hòa phải đối phó với tình hình khó khăn. Điều đó có nghĩa là nếu tình hình không thay đổi, Cộng Hòa sẽ nắm Thượng Viện vào cuối năm tới “vì họ chỉ cần lấy thêm 6 ghế nghị sĩ” như ông Reid nhắc nhở Ban Tham Mưu Vận Động Tranh Cử cho đảng Dân Chủ.
Ông Reid muốn nói gì thì nói, muốn nhắc nhở gì thì cứ nhắc nhở, những tổ chức “Dân Chủ chống lại các vị nghị sĩ Dân Chủ” tiếp tục hành động theo ý của họ. Ông Mark Glaze, một trong những thành viên nồng cốt của nhóm “Các Thị Trưởng Chống Lại Võ Khí Bất Hợp Pháp”, nói rằng nhóm này được thành lập để nhắc nhở mọi người “phải nghĩ đến quyền lợi chung của cả quốc gia”, và việc họ chống đối các vị nghị sĩ cùng đảng cũng vì mục tiêu đó. Trong một thư email gửi cho những người có cùng lý tưởng, tổ chức này viết với đại ý cho rằng “những nghị sĩ này đã không làm việc chung với chúng ta, không có lý do gì để chúng ta phải nghĩ đến chuyện vận động giúp cho họ cả”.
Lối cư xử với người cũng đảng đó khiến cho phía Cộng Hòa vui mừng, xem như “của trên trời rơi xuống”, dựng ngay một kế hoạch vận động để lấy lại khối đa số, nhắm vào những tiểu bang ông Obama đã thua hồi năm ngoái chẳng hạn như tiểu bang Arkansas của Thượng Nghị Sĩ Mark Pryor. Tiểu bang này từng có thời nghiêng hẳn về phía Dân Chủ nhưng bây giờ là ngã sang bên Cộng Hòa: năm ngoái ông Obama thua đậm tại đây (thua 24% tổng số phiếu toàn tiểu bang) đồng thời -lần đầu tiên- cả 4 ghế dân biểu cũng thuộc về Cộng Hòa.
Chỉ những chuyện đó thôi đủ thấy Thượng Nghị Sĩ Pryor bực mình vì ông đang phải đối phó với tình huống “thú trong giặc ngoài”. Trên trang mạng xã hội, ông bày tỏ sự bực bội khi kể lại có rất nhiều người thắc mắc về chuyện tại sao không ủng hộ dự luật giới hạn quyền mua bán súng mà Tổng Thống Obama đề ra khiến cho bị ông Thị Trưởng New York đánh những đòn chí tử. Câu trả lời của ông: “tôi không phải hỏi ông Thị Trưởng New York là nên bỏ phiếu như thế nào. Trách nhiệm của tôi là phải lắng nghe tiếng nói của người dân Arkansas mà tôi hân hạnh được phục vụ”.
Nguyễn Văn Khanh
http://tuanbaosongonline.com/D_1-2_2-211_4-703/bau-cu-giua-ky-2014-co-hoi-bang-vang-cho-dang-cong-hoa.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Bầu cử giữa kỳ 2014: Cơ hội bằng Vàng cho Đảng Cộng Hòa?
Thử tưởng tượng đang ngồi trong văn phòng ông Chủ Tịch Khối Đa Số Thượng Viện. Không khí ồn ào hơn thường ngày, dàn cố vấn đua nhau trình bày vấn đề và đưa ra những đề nghị giải quyết, hai người thư ký đua nhau ghi chép trong lúc ông sếp Harry Reid chăm chú lắng nghe, đặt nhiều câu hỏi, trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Nhìn khuôn mặt của nhà lảnh đạo Dân Chủ, mọi người có thể đoán ra ngay mối ưu tư của ông vì tình hình bẩu cử giữa kỳ có vẻ không mấy sáng sủa.
Bên Hạ Viện cũng thế. Trong phòng hội dành cho các lãnh đạo Cộng Hòa, ông Chủ Tịch John Boehner và ông phó sếp Eric Cantor cũng chăm chú lắng nghe toán nhân viên thân cận nhất trình bày những điểm nên hay không nên làm trong những tháng sắp tới, vừa nói vừa đưa tay chỉ vào tấm bản đồ nước Mỹ ở trong phòng vẽ những tiểu bang màu xanh (thuộc về đảng Dân Chủ) và màu đỏ (thuộc về đảng Cộng Hòa). Tấm bản đồ chính trị này ghi rõ cánh Cộng Hòa có nhiều khả năng tiếp tục giữ khối đa số ở Hạ Viện đồng thời cũng cho nhiều cơ hội lấy được thêm ghế nghị sĩ bên Thượng Viện. Một trong những ông cố vấn chính trị vừa chỉ tay vào tấm bản đồ, vừa bảo “đây là cơ hội rất lớn cho chúng ta nắm cả Thượng và Hạ Viện”.
Còn tới 16 tháng nữa người dân Mỹ mới đến phòng phiếu chọn đại biểu Quốc Hội trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, nhưng cả 2 đảng đã bắt đầu bận rộn làm việc vì những biến chuyển bất ngờ đang xảy ra khiến không khí chính trị thủ đô Washington D.C. bỗng dưng “nóng” hẳn lên. Những chính trị gia 2 đảng thay phiên nhau nói về những điểm lợi và hại ở cuộc bầu cử, các nhà phân tích cũng hết người này đến người khác đưa ra các quan điểm cá nhân cho rằng có thể tình thế sẽ thay đổi vào cuối năm tới, khi đảng Cộng Hòa nắm cả Thượng và Hạ viện, gây thêm nhiều khó khăn cho Tổng Thống Dân Chủ Barack Obama ở nhiệm kỳ thứ nhì.
Những biến chuyển đầy bất ngờ này đến từ New York và Washington D.C. Nói đúng hơn, đến từ ông Thị Trưởng Michael Bloomberg và từ những tổ chức vận động ủng hộ Tổng Thống Obama ngay sau ngày nhà lãnh đạo nước Mỹ không thành công khi dự luận kiểm soát võ khí mà ông đưa ra bị Thượng Viện bác bỏ bởi chính những vị nghị sĩ cùng đảng với ông.
Lấy trường hợp của nghị sĩ Mark Pryor của tiểu bang Arkansas làm thí dụ. Ông vừa bỏ phiếu không ủng hộ Tổng Thống xong, một tổ chức do ông Thị Trưởng Bloomberg hỗ trợ tài chánh quyết định bỏ ra 350,000 dollars để mua quảng cáo trên truyền hình, đại để cho người dân tiểu bang biết ông nghị sĩ Dân Chủ này không lắng nghe tiếng nói của dân chúng, nhất định chống lại chuyện nước Mỹ phải kiểm soát súng đạn gắt gao hơn để tăng mức đảm bảo an ninh cho mọi người.
Ông Pryor không phải là người duy nhất bỏ phiếu chống đối và gặp khó khăn khi vận động tái ứng cử. Bà Nghị Sĩ Heidi Heikamp của North Dakota, ông Mark Begich của Alaska và ngay cả vị nghị sĩ đầy quyền uy Max Baucus ở Montana cũng bị nhóm “Các Thị Trưởng Chống Lại Võ Khí Bất Hợp Pháp” (Mayors Against Illegal Guns) của ông Thị Trưởng thành phố New York tấn công, cộng với những cú đấm như trời giáng của tổ chức siêu vận động mang tên “Tổ Chức Kết Hợp Hành Động” (Organizing for Action hay OFA) do chính ông Obama thành lập. Trong những tuần lễ vừa qua, người của 2 tổ chức này thay nhau gọi điện thoại cho cử tri để báo tin “đại diện của chúng ta ở Thượng Viện không ủng hộ dự luật kiếm soát súng đạn mà Tổng Thống hết lòng vận động theo đúng ý nguyện của người dân Mỹ”, dồng thời còn tụ tập biểu tình ngay trước cửa văn phòng địa phương của các vị nghị sĩ có tên nêu trên. Tất cả những gì các nhóm hay các tổ chức này làm chỉ nhắm vào mục đích duy nhất: “Họ không ủng hộ kiểm soát võ khí, xin quý vị cử tri đừng bỏ phiếu cho họ vào năm 2014”.
Trước tình hình khó khăn này, ông Chủ Tịch Khối Đa Số Harry Reid liên tục gọi họp để tìm cách giải quyết. Một nhân viên thân cận của ông kể lại “sếp bực bội vì chuyện người trong nhà đánh người trong nhà”, một nhân viên khác bảo “dường như phe của ông Bloomberg và người của Tổng Thống Obama chỉ nhìn thấy bực bội mà quên đi chuyện quan trọng hơn là gà nhà đá nhau cuối cùng chỉ có đối thủ hưởng lợi thôi”. Trong một cuộc họp nội bộ, chính ông Reid cũng nói “chuyện lớn nhất vẫn là phải tiếp tục nắm khối đa số ở Thượng Viện, những chuyện bực mình khác (đang xảy ra trong đảng) sẽ tính sau”.
Ông Reid có lý do để nói điều đó. Những vị thượng nghị sĩ đang bị cánh Dân Chủ “đánh” đều là những người gặp khó khăn khi vận động tái ứng cử vì tiểu bang họ đại diện đều là những tiểu bang đang nghiêng về phía Cộng Hòa mà chính ông Obama đã thua ở cuộc bầu chọn tổng thống hồi năm ngoái. Một cuộc thăm dò bầu cử do chính đảng Dân Chủ thực hiện cho thấy nguy cơ 13 thượng nghị sĩ Dân Chủ bị mất ghế, trong khi chỉ có 2 nghị sĩ Cộng Hòa phải đối phó với tình hình khó khăn. Điều đó có nghĩa là nếu tình hình không thay đổi, Cộng Hòa sẽ nắm Thượng Viện vào cuối năm tới “vì họ chỉ cần lấy thêm 6 ghế nghị sĩ” như ông Reid nhắc nhở Ban Tham Mưu Vận Động Tranh Cử cho đảng Dân Chủ.
Ông Reid muốn nói gì thì nói, muốn nhắc nhở gì thì cứ nhắc nhở, những tổ chức “Dân Chủ chống lại các vị nghị sĩ Dân Chủ” tiếp tục hành động theo ý của họ. Ông Mark Glaze, một trong những thành viên nồng cốt của nhóm “Các Thị Trưởng Chống Lại Võ Khí Bất Hợp Pháp”, nói rằng nhóm này được thành lập để nhắc nhở mọi người “phải nghĩ đến quyền lợi chung của cả quốc gia”, và việc họ chống đối các vị nghị sĩ cùng đảng cũng vì mục tiêu đó. Trong một thư email gửi cho những người có cùng lý tưởng, tổ chức này viết với đại ý cho rằng “những nghị sĩ này đã không làm việc chung với chúng ta, không có lý do gì để chúng ta phải nghĩ đến chuyện vận động giúp cho họ cả”.
Lối cư xử với người cũng đảng đó khiến cho phía Cộng Hòa vui mừng, xem như “của trên trời rơi xuống”, dựng ngay một kế hoạch vận động để lấy lại khối đa số, nhắm vào những tiểu bang ông Obama đã thua hồi năm ngoái chẳng hạn như tiểu bang Arkansas của Thượng Nghị Sĩ Mark Pryor. Tiểu bang này từng có thời nghiêng hẳn về phía Dân Chủ nhưng bây giờ là ngã sang bên Cộng Hòa: năm ngoái ông Obama thua đậm tại đây (thua 24% tổng số phiếu toàn tiểu bang) đồng thời -lần đầu tiên- cả 4 ghế dân biểu cũng thuộc về Cộng Hòa.
Chỉ những chuyện đó thôi đủ thấy Thượng Nghị Sĩ Pryor bực mình vì ông đang phải đối phó với tình huống “thú trong giặc ngoài”. Trên trang mạng xã hội, ông bày tỏ sự bực bội khi kể lại có rất nhiều người thắc mắc về chuyện tại sao không ủng hộ dự luật giới hạn quyền mua bán súng mà Tổng Thống Obama đề ra khiến cho bị ông Thị Trưởng New York đánh những đòn chí tử. Câu trả lời của ông: “tôi không phải hỏi ông Thị Trưởng New York là nên bỏ phiếu như thế nào. Trách nhiệm của tôi là phải lắng nghe tiếng nói của người dân Arkansas mà tôi hân hạnh được phục vụ”.
Nguyễn Văn Khanh
http://tuanbaosongonline.com/D_1-2_2-211_4-703/bau-cu-giua-ky-2014-co-hoi-bang-vang-cho-dang-cong-hoa.html