Nhân Vật

Bảy Hiền - đại điền chủ được đặt tên một ngã tư ở Sài Gòn

Có thể ông Bảy Hiền được hưởng một phần từ tài sản của Bà Nam Phương Hoàng Hậu


Đây là ngã tư Bảy Hiền nhìn vào hình cũng khó nhận ra

Ảnh chụp bằng điện thoại: 7 Hiền

Có thể ông Bảy Hiền được hưởng một phần từ tài sản của Bà Nam Phương Hoàng Hậu


Bảy Hiền - đại điền chủ được đặt tên một ngã tư ở Sài Gòn


Những cách đồng lớn thuộc khu Trường Chinh, Bàu Cát, Cộng Hòa... giúp Bảy Hiền giàu nứt đố đổ vách. Ông đem tài sản phân phát cho người nghèo nên tên tuổi gắn liền với một ngã tư và một vùng đất ở quận Tân Bình nay.

Ngã tư Bảy Hiền (quận Tân Bình, TP HCM) là nút giao thông quan trọng ở cửa ngõ Tây Bắc thành phố. Từ đây, người dân có thể đi về trung tâm Sài Gòn qua đường Cách mạng tháng Tám; qua chợ Lớn, quận 8 bằng ngã Lý Thường Kiệt; lên sân bay Tân Sơn Nhất bằng đường Hoàng Văn Thụ hay về Hóc Môn, Củ Chi theo hướng Trường Chinh...

Những năm gần đây, do mật độ dân số tăng lên, khu vực ngã tư Bảy Hiền thường xuyên kẹt xe giờ tan tầm. Ngoài là nút giao thông, tên gọi Bảy Hiền còn dành chung cho khu vực dân cư rộng lớn thuộc quận Tân Bình.

ong-bay-hien-dai-dien-chu-duoc-dat-ten-mot-vung-dat-o-sai-gon

Ngã 4 Bảy Hiền xưa và nay cùng góc chụp từ bệnh viện Thống Nhất (xưa là bệnh viện Vì Dân). Ảnh: S.H

Tại căn nhà số 4, đường Trường Chinh (ngay sát ngã tư Bảy Hiền) có ngôi nhà của ông Trần Văn Đức. Ông lão 88 tuổi này là cháu nội họ của ông Trần Văn Hiền (Bảy Hiền) - người được tên cho ngã tư này.

Tuổi cao nhưng ông Đức trông vẫn khỏe mạnh, minh mẫn. Thường ngày, ông trông quán nước giải khát nhỏ trước nhà của gia đình. "Ngày xưa, lúc tôi tầm bốn, năm tuổi hay lon ton chạy theo ông nội đi chơi. Ông nội của tôi thứ mười, là em ruột của ông Bảy Hiền (tên Hiền, sinh thứ 7) sống chung nhà tại khu vực ngã tư này", ông Đức kể.

Ông cụ cho biết gia đình từ thời ông cố đã sống ở đây, ngót nghét phải 6 thế hệ nên tính ra gia đình có chừng 120-150 năm sinh cơ lập nghiệp ở mảnh đất này.

Về tên gọi ngã tư Bảy Hiền, ông Đức cho biết, hồi ông Bảy còn sống là một điền chủ giàu có. Đất đai của ông trải rộng khắp khu vực Trường Chinh, Cộng Hòa, Bàu Cát… ngày nay. Với khối tài sản khổng lồ, ông Bảy cũng xây một căn biệt thự cột ximăng, trong nhà cột gỗ lớn, nền lót gạch Tàu.

ong-bay-hien-dai-dien-chu-duoc-dat-ten-mot-vung-dat-o-sai-gon-1

Khu nghĩa trang Pháp cạnh ngã tư Bảy Hiền nay là trung tâm triển lãm và nhà văn hóa quận Tân Bình. Ảnh: Tư liệu

Ông Bảy Hiền giàu có nhưng không khoa trương, coi khinh người nghèo mà ngược lại vợ chồng ông hay chia sẻ với người dân bằng nhiều cách. Một lần, nhân dân miền Nam lâm cảnh đói kém vì mất mùa, ông Bảy Hiền đăng báo sẽ bố thí tiền xu, lúa gạo cho bà con Sài Gòn – Gia Định trong một tuần lễ. Dân chúng nhiều địa phương khác nghe tin đều lặn lội tìm đến.

“Trong buổi sáng đầu tiên phát chẩn, mọi người đến quá đông, chen lấn nhau khiến cho hai đứa con nít bị chết ngạt giữa đám đông. Từ đó ông Bảy Hiền không mở phát chẩn như vậy nữa. Sau này, hễ có người khó khăn tìm đến ông đều bố thí cho”, ông Đức kể.

Tiếng lành đồn ra, mọi người truyền tai nhau về một người đàn ông nhân đức hay "phát chẩn", giúp người nghèo. Hàng nghìn người tìm đến và ông Bảy đều ra tay cứu giúp.

Dần dà, khu vực ngã tư - nơi có nhà của ông - được người dân đặt là ngã tư Bảy Hiền, theo tên người đàn ông nhân đức. Khi chết, ông được chôn cất tại khu vực Lăng Cha Cả cùng vợ mình. Sau này, khu vực nghĩa trang bị giải tỏa, người nhà ông Bảy Hiền có lấy hài cốt đưa về thờ tại chùa Vạn Thọ trên đường Nguyễn Văn Nguyễn (phường Tân Định, quận 1).

Ông Bảy mất rồi, những người trong nhà cũng không giúp được dân nghèo như trước nữa vì gia sản khánh kiệt. Con cháu ông Bảy sau đó bán hết đất đai còn lại, vào trung tâm Sài Gòn sinh sống.

Còn căn nhà ông Trần Văn Đức đang ở hiện nay là nhà của ông cố để lại, ông và gia đình sinh sống tiếp ở ngã tư Bảy Hiền cho đến ngày nay.

ong-bay-hien-dai-dien-chu-duoc-dat-ten-mot-vung-dat-o-sai-gon-2

Khu dân cư và bệnh viện Vì Dân lúc đã xây xong quanh khu ngã tư Bảy Hiền. Ảnh: Tư liệu

Về khu vực ngã tư Bảy Hiền, trước năm 1954, nơi này vẫn còn là vùng ngoại ô của Sài Gòn, bao gồm một đồn điền cao su và những cánh đồng lúa chạy theo con đường lên Tây Ninh. Một số gia đình sinh sống bằng nghề làm ruộng và chăn nuôi ngựa. 

Khoảng năm 1960, theo thống kê hộ tịch ngày đó, Bảy Hiền có hơn 4.000 dân sinh sống, hình thành một khu dân cư mới. Người ở đây chủ yếu là từ Quảng Nam vào lập nghiệp, họ hình thành nên làng nghề dệt vải nổi tiếng tại đây.  

Trung tâm triển lãm Tân Bình và nhà thi đấu hiện nay vốn là nghĩa trang rộng lớn, chôn cất lính Pháp tử trận. Khu vực bệnh viện Thống Nhất trước năm 1954 cũng là đồn phòng thủ nhưng đến thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thì được vợ ông bà Nguyễn Thị Mai Anh đứng ra quyên góp tiền xây bệnh viện Vì Dân.

Về tên gọi Bảy Hiền, theo Lê Minh Quốc trong sách "Người Quảng Nam" có cách lý giải khác đôi chút so với những gì ông Trần Văn Đức kể. Theo nhà văn này, ông Bảy Hiền là tên của ông già bán cà phê "cóc" sinh thứ Bảy, tên Hiền. Người này cũng cai quản các đồn điền cao su của Nam Phương hoàng hậu, tức Nguyễn Hữu Thị Lan - phu nhân vua Bảo Đại.

Còn nhà văn Sơn Nam thì cho rằng, Bảy Hiền một ông chủ giàu có chuyên đứng bán cỏ cho ngựa kéo xe ở khu vực ngã tư này trong giai đoạn năm 1930 nên tên ông gắn liền với nơi làm nghề.

Sơn Hòa



    

Hien Do chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Bảy Hiền - đại điền chủ được đặt tên một ngã tư ở Sài Gòn

Có thể ông Bảy Hiền được hưởng một phần từ tài sản của Bà Nam Phương Hoàng Hậu


Đây là ngã tư Bảy Hiền nhìn vào hình cũng khó nhận ra

Ảnh chụp bằng điện thoại: 7 Hiền

Có thể ông Bảy Hiền được hưởng một phần từ tài sản của Bà Nam Phương Hoàng Hậu


Bảy Hiền - đại điền chủ được đặt tên một ngã tư ở Sài Gòn


Những cách đồng lớn thuộc khu Trường Chinh, Bàu Cát, Cộng Hòa... giúp Bảy Hiền giàu nứt đố đổ vách. Ông đem tài sản phân phát cho người nghèo nên tên tuổi gắn liền với một ngã tư và một vùng đất ở quận Tân Bình nay.

Ngã tư Bảy Hiền (quận Tân Bình, TP HCM) là nút giao thông quan trọng ở cửa ngõ Tây Bắc thành phố. Từ đây, người dân có thể đi về trung tâm Sài Gòn qua đường Cách mạng tháng Tám; qua chợ Lớn, quận 8 bằng ngã Lý Thường Kiệt; lên sân bay Tân Sơn Nhất bằng đường Hoàng Văn Thụ hay về Hóc Môn, Củ Chi theo hướng Trường Chinh...

Những năm gần đây, do mật độ dân số tăng lên, khu vực ngã tư Bảy Hiền thường xuyên kẹt xe giờ tan tầm. Ngoài là nút giao thông, tên gọi Bảy Hiền còn dành chung cho khu vực dân cư rộng lớn thuộc quận Tân Bình.

ong-bay-hien-dai-dien-chu-duoc-dat-ten-mot-vung-dat-o-sai-gon

Ngã 4 Bảy Hiền xưa và nay cùng góc chụp từ bệnh viện Thống Nhất (xưa là bệnh viện Vì Dân). Ảnh: S.H

Tại căn nhà số 4, đường Trường Chinh (ngay sát ngã tư Bảy Hiền) có ngôi nhà của ông Trần Văn Đức. Ông lão 88 tuổi này là cháu nội họ của ông Trần Văn Hiền (Bảy Hiền) - người được tên cho ngã tư này.

Tuổi cao nhưng ông Đức trông vẫn khỏe mạnh, minh mẫn. Thường ngày, ông trông quán nước giải khát nhỏ trước nhà của gia đình. "Ngày xưa, lúc tôi tầm bốn, năm tuổi hay lon ton chạy theo ông nội đi chơi. Ông nội của tôi thứ mười, là em ruột của ông Bảy Hiền (tên Hiền, sinh thứ 7) sống chung nhà tại khu vực ngã tư này", ông Đức kể.

Ông cụ cho biết gia đình từ thời ông cố đã sống ở đây, ngót nghét phải 6 thế hệ nên tính ra gia đình có chừng 120-150 năm sinh cơ lập nghiệp ở mảnh đất này.

Về tên gọi ngã tư Bảy Hiền, ông Đức cho biết, hồi ông Bảy còn sống là một điền chủ giàu có. Đất đai của ông trải rộng khắp khu vực Trường Chinh, Cộng Hòa, Bàu Cát… ngày nay. Với khối tài sản khổng lồ, ông Bảy cũng xây một căn biệt thự cột ximăng, trong nhà cột gỗ lớn, nền lót gạch Tàu.

ong-bay-hien-dai-dien-chu-duoc-dat-ten-mot-vung-dat-o-sai-gon-1

Khu nghĩa trang Pháp cạnh ngã tư Bảy Hiền nay là trung tâm triển lãm và nhà văn hóa quận Tân Bình. Ảnh: Tư liệu

Ông Bảy Hiền giàu có nhưng không khoa trương, coi khinh người nghèo mà ngược lại vợ chồng ông hay chia sẻ với người dân bằng nhiều cách. Một lần, nhân dân miền Nam lâm cảnh đói kém vì mất mùa, ông Bảy Hiền đăng báo sẽ bố thí tiền xu, lúa gạo cho bà con Sài Gòn – Gia Định trong một tuần lễ. Dân chúng nhiều địa phương khác nghe tin đều lặn lội tìm đến.

“Trong buổi sáng đầu tiên phát chẩn, mọi người đến quá đông, chen lấn nhau khiến cho hai đứa con nít bị chết ngạt giữa đám đông. Từ đó ông Bảy Hiền không mở phát chẩn như vậy nữa. Sau này, hễ có người khó khăn tìm đến ông đều bố thí cho”, ông Đức kể.

Tiếng lành đồn ra, mọi người truyền tai nhau về một người đàn ông nhân đức hay "phát chẩn", giúp người nghèo. Hàng nghìn người tìm đến và ông Bảy đều ra tay cứu giúp.

Dần dà, khu vực ngã tư - nơi có nhà của ông - được người dân đặt là ngã tư Bảy Hiền, theo tên người đàn ông nhân đức. Khi chết, ông được chôn cất tại khu vực Lăng Cha Cả cùng vợ mình. Sau này, khu vực nghĩa trang bị giải tỏa, người nhà ông Bảy Hiền có lấy hài cốt đưa về thờ tại chùa Vạn Thọ trên đường Nguyễn Văn Nguyễn (phường Tân Định, quận 1).

Ông Bảy mất rồi, những người trong nhà cũng không giúp được dân nghèo như trước nữa vì gia sản khánh kiệt. Con cháu ông Bảy sau đó bán hết đất đai còn lại, vào trung tâm Sài Gòn sinh sống.

Còn căn nhà ông Trần Văn Đức đang ở hiện nay là nhà của ông cố để lại, ông và gia đình sinh sống tiếp ở ngã tư Bảy Hiền cho đến ngày nay.

ong-bay-hien-dai-dien-chu-duoc-dat-ten-mot-vung-dat-o-sai-gon-2

Khu dân cư và bệnh viện Vì Dân lúc đã xây xong quanh khu ngã tư Bảy Hiền. Ảnh: Tư liệu

Về khu vực ngã tư Bảy Hiền, trước năm 1954, nơi này vẫn còn là vùng ngoại ô của Sài Gòn, bao gồm một đồn điền cao su và những cánh đồng lúa chạy theo con đường lên Tây Ninh. Một số gia đình sinh sống bằng nghề làm ruộng và chăn nuôi ngựa. 

Khoảng năm 1960, theo thống kê hộ tịch ngày đó, Bảy Hiền có hơn 4.000 dân sinh sống, hình thành một khu dân cư mới. Người ở đây chủ yếu là từ Quảng Nam vào lập nghiệp, họ hình thành nên làng nghề dệt vải nổi tiếng tại đây.  

Trung tâm triển lãm Tân Bình và nhà thi đấu hiện nay vốn là nghĩa trang rộng lớn, chôn cất lính Pháp tử trận. Khu vực bệnh viện Thống Nhất trước năm 1954 cũng là đồn phòng thủ nhưng đến thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thì được vợ ông bà Nguyễn Thị Mai Anh đứng ra quyên góp tiền xây bệnh viện Vì Dân.

Về tên gọi Bảy Hiền, theo Lê Minh Quốc trong sách "Người Quảng Nam" có cách lý giải khác đôi chút so với những gì ông Trần Văn Đức kể. Theo nhà văn này, ông Bảy Hiền là tên của ông già bán cà phê "cóc" sinh thứ Bảy, tên Hiền. Người này cũng cai quản các đồn điền cao su của Nam Phương hoàng hậu, tức Nguyễn Hữu Thị Lan - phu nhân vua Bảo Đại.

Còn nhà văn Sơn Nam thì cho rằng, Bảy Hiền một ông chủ giàu có chuyên đứng bán cỏ cho ngựa kéo xe ở khu vực ngã tư này trong giai đoạn năm 1930 nên tên ông gắn liền với nơi làm nghề.

Sơn Hòa



    

Hien Do chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm