Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Bên bờ vực Thế chiến

Khi Nikita Khrushchev, Tổng bí thư của Nga Sô tin rằng tương lai của đất nước tùy thuộc vào sự thành công của chủ nghĩa cộng sản, nước Mỹ tư bản cần bị cô lập,

Khi Nikita Khrushchev, Tổng bí thư của Nga Sô tin rằng tương lai của đất nước tùy thuộc vào sự thành công của chủ nghĩa cộng sản, nước Mỹ tư bản cần bị cô lập, thì cách duy nhất để làm điều đó là tạo khủng hoảng xung quanh đế quốc Mỹ. 

ben-bo-vuc-the-chien

Tại Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc năm 1960 Khrushchev nói rằng Sô Viết sẽ chế tạo hỏa tiễn hàng loạt giống như làm xúc xích và vùi chôn nước Mỹ. Người Mỹ tin Khrushchev nói thật. Ngày 1 tháng 5, Một chiếc máy bay do thám U-2 của Mỹ bị bắn rơi trên miền núi Ðông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, không xa biên giới Nga Sô. Phi công bung dù và bị bắt. Phía Mỹ thông báo một chiếc máy bay dân sự theo dõi khí tượng bị mất tích. Nga Sô đưa lên truyền hình toàn quốc hình ảnh chiếc U-2 bị bắn rơi cùng các máy móc dữ liệu do thám, và quan trọng nhất: gián điệp Francis Gary Powers bị bắt làm tù binh. Ngoài ống kim thuốc độc dành cho tự sát, là những bức ảnh chụp không phận Sô Viết với các vùng đất trống chuẩn bị cho hệ thống phóng hỏa tiễn tầm xa. Người Nga phẫn nộ và người Mỹ bẽ mặt. Người Mỹ không muốn có một trận Trân Châu Cảng thứ nhì. Cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cường quốc Nga – Mỹ bắt đầu và ngày càng nóng bỏng. Và đó là thời điểm cho một vị tổng thống trẻ, đẹp trai, hào hùng ra đời. “Hãy để các quốc gia khác biết rằng (cho dù họ muốn chúng ta suy yếu hay hùng mạnh) chúng ta sẽ trả bất cứ giá nào cho sự tồn vong và thành tựu của nền tự do…”  Tổng thống Kennedy đã phát biểu như vậy trong bài diễn văn nhậm chức.

ben-bo-vuc-the-chien5
Khrushchev tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc – nguồn getty images

Từ đồng minh trong thế chiến thứ 2, Nga Sô đã trở thành kẻ thù của Mỹ trong cuộc chiến ý thức hệ. Cuba lại trở thành thân thiết và được “bảo hộ” bởi Nga Sô trong khối Sô Viết. Ðó là “cục xương” trong họng của Mỹ. (Trở về quá khứ, sau cuộc chiến Mỹ – Tây Ban Nha 1898, dẫn đến cuộc đấu tranh giành độc lập cho Cuba. Dựa theo Hòa ước Paris 1898, Cuba trở thành một nước thuộc Mỹ bảo hộ. Cho đến khi Fidel Castro thành công trong cuộc cách mạng 1959 quan hệ Mỹ – Cuba ngày càng xấu đi khi Cuba gia nhập khối cộng sản.)

Khi những không ảnh tình báo Mỹ chụp được các giàn phóng hỏa tiễn có thể mang đầu đạn hạt nhân của Nga đặt tại Cuba hướng đến bất cứ thành phố nào trong nước Mỹ. Cả nước Mỹ run sợ. Giải pháp đổ bộ toàn lực vào Cuba được đưa ra. Nhưng Kennedy từ chối không muốn nước Mỹ chính thức dính dáng vào chuyện đó, chuyện lật đổ Fidel Castro phải do người Cuba. Và thế là CIA tiếp tục chính sách đối phó Cuba của cựu Tổng thống Eisenhower, đã âm thầm tuyển mộ và huấn luyện những người Cuba lưu vong ở Miami. Họ là những bác sĩ, thương gia, đến các tài xế taxi…mong thay đổi chế độ cộng sản tại quê cũ và họ tin rằng chính phủ Mỹ hùng mạnh sau lưng họ sẽ giúp họ thành công.


“Let us never negotiate out of fear. But let us never fear to negotiate.” (Đừng bao giờ thương lượng vì hãi sợ. Nhưng cũng đừng bao giờ sợ thương lượng.) J.F. Kennedy. Trích trong diễn văn nhậm chức ngày 20 tháng 1, 1961.)


Ngày 15 tháng 4, 1961, một đội máy bay B-26 mang những người lính Cuba lưu vong rời căn cứ ở Nicaragua, chúng được sơn lại cho giống máy bay Cuba và nhắm đến những đường băng quân sự ở Cuba. Castro biết được và cho dời đi các máy bay trên phi đạo. Cuộc tấn công gây thiệt hại không đáng kể. Hai ngày sau, chừng 1 ngàn 200 người Cuba lưu vong trang bị súng ống của Mỹ đổ bộ lên một bờ biển nhỏ nằm phía Nam, thuộc Vịnh Con Heo ở Cuba. Tình báo KGB của Nga Sô đã biết trước và tin cho Castro. Những bãi đá ngầm san hô đã đánh chìm một số tàu đổ bộ, lính nhảy dù của quân viễn chinh rơi vào ổ phục kích, các máy bay của Castro cất lên và phong tỏa khi trời mờ sáng… chưa đầy 24 tiếng 114 người chết, tất cả những người lính viễn chinh còn lại đầu hàng và bị bắt làm tù binh sau khi vừa đặt chân lên đất liền.

ben-bo-vuc-the-chien4
Ngồi đối diện quanh bàn tròn tại Đại Sứ Quán Nga Sô ở Vienna, Khrushchev nhìn Kennedy, cười và nói: “You’re an old country, we’re a young country!” (Bạn là một nước già nua, chúng tôi là một nước trẻ trung.) (Ý của Khrushchev là sau thế chiến thứ 2, chủ nghĩa cộng sản ngày càng phát triển và lan ra mạnh mẽ, trong khi đó đất nước tư bản Mỹ trở nên già yếu, kém phát triển.) Kennedy đáp trả: “If you’ll look across table, you’ll see that we’re not so old.” (Nếu ngài nhìn qua bàn này, ngài sẽ thấy chúng tôi không quá già!) Năm ấy Kennedy 44 tuổi và Khrushchev 67 tuổi. nguồn euromaidanpress.com

Thảm bại của Vịnh con heo là một sĩ nhục cho CIA và là thất bại đầu tiên cho vị Tổng thống trẻ. Khi ông dường như quá tin vào khả năng của CIA. Và đó cũng là bài học đầu tiên cho Kennedy. Dân chúng Mỹ yêu chuộng vị Tổng thống dám nhìn nhận lỗi lầm của mình khi ông lên tiếng trước quốc hội. Và Kennedy khẩn thiết biết mình phải tiếp xúc Khrushchev. Cuộc hội đàm xảy ra ở Ðại sứ quán Nga sô, Vienna ngày 3 tháng 6, 1961. Về phía Khrushchev, đây là dịp để thử thách vị Tổng thống non trẻ Kennedy. Tây Bá Linh lúc ấy là “cục xương” trong yết hầu của Nga Sô cần phải lấy bỏ. Sau thế chiến II, nước Ðức bị chia cắt Ðông Tây, nhưng nằm sâu 110 dặm trong phần Ðông Ðức là một vùng Tây Bá Linh tự do. Khrushchev muốn lấy trọn Tây Bá Linh nơi phần đất của Anh, Pháp, Mỹ. Nào ngờ Kennedy cương quyết đáp trả: “Bá linh đã được thỏa thuận sau thế chiến. Ðừng thử thách chúng tôi ở đó!” Sau 2 ngày cuộc đàm phán bế tắc. Kennedy trở về Mỹ và nói với cộng sự rằng: Sẽ có một mùa đông giá buốt!

Vào tháng 7 năm đó, mỗi ngày có chừng 1 ngàn người Ðông Ðức bỏ qua phía Tây, đến tháng 8 thì họ càng đổ xô đông hơn, đến 2 ngàn rưỡi một ngày. Một sự chạy thoát chất xám và làm xấu đi hình ảnh của chủ nghĩa cộng sản mà Khrushchev và khối Ðông Âu Sô Viết lo lắng. Cổng Brandenburg bị đóng lại, 2 giờ sáng ngày 13 tháng 8, 1961 bức tường Bá Linh được dựng lên bất ngờ. Hàng ngàn lính Ðông Ðức dựng các vòng kẽm gai, đục phá chia đường và xây lên từng viên gạch…Cao đến che tầm nhìn hoảng hốt và lo sợ của người dân Ðức ở cả 2 phía. 25 dặm biên giới Ðông – Tây Ðức bị ngăn cách, các đường dây điện thoại bị cắt đứt. Ðông Bá Linh bị cô lập hoàn toàn.

ben-bo-vuc-the-chien1
Máy bay A-26 với cờ Cuba trên thân máy bay, trong trận đánh Vịnh Con Heo – nguồn cienfuegoscity.org

Phó Tổng thống Johnson liền bay đến Bá Linh, khẳng định quyết tâm bảo vệ Tây Ðức của người Mỹ. 1,500 lính Mỹ được chuyển đến Tây Bá Linh. Bá Linh căng thẳng trong nguy cơ chiến tranh giữa Nga Sô và Mỹ. Ngày 30 tháng 10, 1961 Nga Sô cho thử quả bom khinh khí “Sa Hoàng” 50 mê ga tấn thành công. Người Mỹ lo sợ về nguy cơ một cuộc thế chiến kinh hoàng mới.

Những bức không ảnh của CIA về những khoảng sân đá banh rộng dọc bờ biển Cuba, (trong khi người Cuba không chơi bóng đá, họ chơi banh chày, chỉ có người Nga mới chơi đá bóng.) Các bức không ảnh có độ nét cao đã chụp các giàn phóng hỏa tiễn của Sô Viết hiện diện trên Cuba ngày 14 tháng 10, 1962. Lần này Tổng thống Kennedy thật sự bị thuyết phục. 30 triệu người Mỹ sẽ là nạn nhân nằm trong tầm đạn đạo. Nội các Mỹ ngày đêm bàn thảo về quyết định đối phó. Tấn công Cuba, dội bom trước hay đổ bộ? Ða số đều ủng hộ giải pháp chiến tranh, ngoại trừ Tổng thống. Và Kennedy đã tìm cách làm chậm lại nguy cơ chiến tranh. Ông thông báo trên TV về khả năng và hiểm họa của các giàn phóng hỏa tiễn và ra lệnh phong tỏa đường biển quanh Cuba. 40 tàu chiến và 20 ngàn lính hải quân dàn trận. Một cuộc chiến trên biển tất yếu sẽ xảy ra. Lần đầu tiên kể từ Trân Châu Cảng, người Mỹ hối hả đi mua lương thực và vật dụng dự phòng nếu chiến tranh xảy ra… Cả nước Mỹ từ chính khách đến dân thường chuẩn bị, các máy bay và đội quân được điều phối về Florida sẵn sàng.

ben-bo-vuc-the-chien2
Bức tường Bá Linh được dựng lên bất ngờ.

Fidel Castro lên tiếng chống lại việc phong tỏa và gọi Kennedy là “cướp biển”. Quân đội Cuba ráo riết phòng thủ. Nga Sô cũng sẵn sàng đáp ứng. Một cuộc họp khẩn tại Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, các tranh cãi nảy lửa và các bên liên quan không hề tìm được giải pháp chính trị ôn hòa. Tin tức thực hư của tình báo càng làm tình hình thêm rối ren. 25 tàu chiến Nga Sô trên đường đến Cuba. Dường như cả Kennedy và Khrushchev không ai nhượng bộ. Những chiếc tàu Nga Sô đầu tiên đã đến gần tầm bắn và hàng rào phong tỏa của tàu chiến Mỹ. Tòa Bạch Ốc đã có kế hoạch di tản. Trong khi đó những cuộc thảo luận từng phút diễn ra trong tối mật…Phút cuối cùng như những khoảnh khắc trước khi tận thế thì tàu chiến Nga Sô quay đầu đổi hướng về. Những cuộc điện tín giữa Kennedy và  Khrushchev đã giúp 2 nước và thế giới tránh được một thảm họa hạt nhân, tránh được một cuộc thế chiến thứ 3. Ngày 28 tháng 10, 1962 Nga Sô tuyên bố rút hết tất cả hỏa tiễn ở Cuba, phía Mỹ hứa không xâm chiếm Cuba. Vài tuần lễ sau đó Mỹ cũng rút hết các hỏa tiễn Jupiter ở Thổ Nhĩ Kỳ nhưng việc này thực hiện trong âm thầm cho đến cuối thập kỷ 60.

Tháng 6 năm đó, Kennedy đã đến đọc một diễn văn nhớ đời tại trường Ðại Học American. “Chúng ta cùng thừa hưởng một trái đất nhỏ bé, cùng thở chung bầu không khí, trân quý tương lai con em chúng ta. Chúng ta là con người…” Lần đầu tiên ở Nga Sô, bài diễn văn ấy được đăng toàn bộ trên Pravda (tờ báo của Ðảng Cộng Sản).  Khrushchev quyết định thay đổi chính sách của Nga Sô. Cùng Mỹ, Anh bàn thảo tiến trình giải trừ vũ khí hạt nhân và theo đuổi tiến trình hòa bình. Cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba chấm dứt. Không riêng gì Nga – Mỹ, cả thế giới vừa tránh khỏi một cuộc thế chiến thứ 3 kinh hoàng.

ben-bo-vuc-the-chien3
Bức ảnh của một căn cứ tên lửa đạn đạo ở Cuba, được Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy sử dụngtrong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, vào ngày 24 tháng 10 năm 1962 – nguồn theatlantic.com

SB

( Báo Trẻ )


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Bên bờ vực Thế chiến

Khi Nikita Khrushchev, Tổng bí thư của Nga Sô tin rằng tương lai của đất nước tùy thuộc vào sự thành công của chủ nghĩa cộng sản, nước Mỹ tư bản cần bị cô lập,

Khi Nikita Khrushchev, Tổng bí thư của Nga Sô tin rằng tương lai của đất nước tùy thuộc vào sự thành công của chủ nghĩa cộng sản, nước Mỹ tư bản cần bị cô lập, thì cách duy nhất để làm điều đó là tạo khủng hoảng xung quanh đế quốc Mỹ. 

ben-bo-vuc-the-chien

Tại Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc năm 1960 Khrushchev nói rằng Sô Viết sẽ chế tạo hỏa tiễn hàng loạt giống như làm xúc xích và vùi chôn nước Mỹ. Người Mỹ tin Khrushchev nói thật. Ngày 1 tháng 5, Một chiếc máy bay do thám U-2 của Mỹ bị bắn rơi trên miền núi Ðông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, không xa biên giới Nga Sô. Phi công bung dù và bị bắt. Phía Mỹ thông báo một chiếc máy bay dân sự theo dõi khí tượng bị mất tích. Nga Sô đưa lên truyền hình toàn quốc hình ảnh chiếc U-2 bị bắn rơi cùng các máy móc dữ liệu do thám, và quan trọng nhất: gián điệp Francis Gary Powers bị bắt làm tù binh. Ngoài ống kim thuốc độc dành cho tự sát, là những bức ảnh chụp không phận Sô Viết với các vùng đất trống chuẩn bị cho hệ thống phóng hỏa tiễn tầm xa. Người Nga phẫn nộ và người Mỹ bẽ mặt. Người Mỹ không muốn có một trận Trân Châu Cảng thứ nhì. Cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cường quốc Nga – Mỹ bắt đầu và ngày càng nóng bỏng. Và đó là thời điểm cho một vị tổng thống trẻ, đẹp trai, hào hùng ra đời. “Hãy để các quốc gia khác biết rằng (cho dù họ muốn chúng ta suy yếu hay hùng mạnh) chúng ta sẽ trả bất cứ giá nào cho sự tồn vong và thành tựu của nền tự do…”  Tổng thống Kennedy đã phát biểu như vậy trong bài diễn văn nhậm chức.

ben-bo-vuc-the-chien5
Khrushchev tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc – nguồn getty images

Từ đồng minh trong thế chiến thứ 2, Nga Sô đã trở thành kẻ thù của Mỹ trong cuộc chiến ý thức hệ. Cuba lại trở thành thân thiết và được “bảo hộ” bởi Nga Sô trong khối Sô Viết. Ðó là “cục xương” trong họng của Mỹ. (Trở về quá khứ, sau cuộc chiến Mỹ – Tây Ban Nha 1898, dẫn đến cuộc đấu tranh giành độc lập cho Cuba. Dựa theo Hòa ước Paris 1898, Cuba trở thành một nước thuộc Mỹ bảo hộ. Cho đến khi Fidel Castro thành công trong cuộc cách mạng 1959 quan hệ Mỹ – Cuba ngày càng xấu đi khi Cuba gia nhập khối cộng sản.)

Khi những không ảnh tình báo Mỹ chụp được các giàn phóng hỏa tiễn có thể mang đầu đạn hạt nhân của Nga đặt tại Cuba hướng đến bất cứ thành phố nào trong nước Mỹ. Cả nước Mỹ run sợ. Giải pháp đổ bộ toàn lực vào Cuba được đưa ra. Nhưng Kennedy từ chối không muốn nước Mỹ chính thức dính dáng vào chuyện đó, chuyện lật đổ Fidel Castro phải do người Cuba. Và thế là CIA tiếp tục chính sách đối phó Cuba của cựu Tổng thống Eisenhower, đã âm thầm tuyển mộ và huấn luyện những người Cuba lưu vong ở Miami. Họ là những bác sĩ, thương gia, đến các tài xế taxi…mong thay đổi chế độ cộng sản tại quê cũ và họ tin rằng chính phủ Mỹ hùng mạnh sau lưng họ sẽ giúp họ thành công.


“Let us never negotiate out of fear. But let us never fear to negotiate.” (Đừng bao giờ thương lượng vì hãi sợ. Nhưng cũng đừng bao giờ sợ thương lượng.) J.F. Kennedy. Trích trong diễn văn nhậm chức ngày 20 tháng 1, 1961.)


Ngày 15 tháng 4, 1961, một đội máy bay B-26 mang những người lính Cuba lưu vong rời căn cứ ở Nicaragua, chúng được sơn lại cho giống máy bay Cuba và nhắm đến những đường băng quân sự ở Cuba. Castro biết được và cho dời đi các máy bay trên phi đạo. Cuộc tấn công gây thiệt hại không đáng kể. Hai ngày sau, chừng 1 ngàn 200 người Cuba lưu vong trang bị súng ống của Mỹ đổ bộ lên một bờ biển nhỏ nằm phía Nam, thuộc Vịnh Con Heo ở Cuba. Tình báo KGB của Nga Sô đã biết trước và tin cho Castro. Những bãi đá ngầm san hô đã đánh chìm một số tàu đổ bộ, lính nhảy dù của quân viễn chinh rơi vào ổ phục kích, các máy bay của Castro cất lên và phong tỏa khi trời mờ sáng… chưa đầy 24 tiếng 114 người chết, tất cả những người lính viễn chinh còn lại đầu hàng và bị bắt làm tù binh sau khi vừa đặt chân lên đất liền.

ben-bo-vuc-the-chien4
Ngồi đối diện quanh bàn tròn tại Đại Sứ Quán Nga Sô ở Vienna, Khrushchev nhìn Kennedy, cười và nói: “You’re an old country, we’re a young country!” (Bạn là một nước già nua, chúng tôi là một nước trẻ trung.) (Ý của Khrushchev là sau thế chiến thứ 2, chủ nghĩa cộng sản ngày càng phát triển và lan ra mạnh mẽ, trong khi đó đất nước tư bản Mỹ trở nên già yếu, kém phát triển.) Kennedy đáp trả: “If you’ll look across table, you’ll see that we’re not so old.” (Nếu ngài nhìn qua bàn này, ngài sẽ thấy chúng tôi không quá già!) Năm ấy Kennedy 44 tuổi và Khrushchev 67 tuổi. nguồn euromaidanpress.com

Thảm bại của Vịnh con heo là một sĩ nhục cho CIA và là thất bại đầu tiên cho vị Tổng thống trẻ. Khi ông dường như quá tin vào khả năng của CIA. Và đó cũng là bài học đầu tiên cho Kennedy. Dân chúng Mỹ yêu chuộng vị Tổng thống dám nhìn nhận lỗi lầm của mình khi ông lên tiếng trước quốc hội. Và Kennedy khẩn thiết biết mình phải tiếp xúc Khrushchev. Cuộc hội đàm xảy ra ở Ðại sứ quán Nga sô, Vienna ngày 3 tháng 6, 1961. Về phía Khrushchev, đây là dịp để thử thách vị Tổng thống non trẻ Kennedy. Tây Bá Linh lúc ấy là “cục xương” trong yết hầu của Nga Sô cần phải lấy bỏ. Sau thế chiến II, nước Ðức bị chia cắt Ðông Tây, nhưng nằm sâu 110 dặm trong phần Ðông Ðức là một vùng Tây Bá Linh tự do. Khrushchev muốn lấy trọn Tây Bá Linh nơi phần đất của Anh, Pháp, Mỹ. Nào ngờ Kennedy cương quyết đáp trả: “Bá linh đã được thỏa thuận sau thế chiến. Ðừng thử thách chúng tôi ở đó!” Sau 2 ngày cuộc đàm phán bế tắc. Kennedy trở về Mỹ và nói với cộng sự rằng: Sẽ có một mùa đông giá buốt!

Vào tháng 7 năm đó, mỗi ngày có chừng 1 ngàn người Ðông Ðức bỏ qua phía Tây, đến tháng 8 thì họ càng đổ xô đông hơn, đến 2 ngàn rưỡi một ngày. Một sự chạy thoát chất xám và làm xấu đi hình ảnh của chủ nghĩa cộng sản mà Khrushchev và khối Ðông Âu Sô Viết lo lắng. Cổng Brandenburg bị đóng lại, 2 giờ sáng ngày 13 tháng 8, 1961 bức tường Bá Linh được dựng lên bất ngờ. Hàng ngàn lính Ðông Ðức dựng các vòng kẽm gai, đục phá chia đường và xây lên từng viên gạch…Cao đến che tầm nhìn hoảng hốt và lo sợ của người dân Ðức ở cả 2 phía. 25 dặm biên giới Ðông – Tây Ðức bị ngăn cách, các đường dây điện thoại bị cắt đứt. Ðông Bá Linh bị cô lập hoàn toàn.

ben-bo-vuc-the-chien1
Máy bay A-26 với cờ Cuba trên thân máy bay, trong trận đánh Vịnh Con Heo – nguồn cienfuegoscity.org

Phó Tổng thống Johnson liền bay đến Bá Linh, khẳng định quyết tâm bảo vệ Tây Ðức của người Mỹ. 1,500 lính Mỹ được chuyển đến Tây Bá Linh. Bá Linh căng thẳng trong nguy cơ chiến tranh giữa Nga Sô và Mỹ. Ngày 30 tháng 10, 1961 Nga Sô cho thử quả bom khinh khí “Sa Hoàng” 50 mê ga tấn thành công. Người Mỹ lo sợ về nguy cơ một cuộc thế chiến kinh hoàng mới.

Những bức không ảnh của CIA về những khoảng sân đá banh rộng dọc bờ biển Cuba, (trong khi người Cuba không chơi bóng đá, họ chơi banh chày, chỉ có người Nga mới chơi đá bóng.) Các bức không ảnh có độ nét cao đã chụp các giàn phóng hỏa tiễn của Sô Viết hiện diện trên Cuba ngày 14 tháng 10, 1962. Lần này Tổng thống Kennedy thật sự bị thuyết phục. 30 triệu người Mỹ sẽ là nạn nhân nằm trong tầm đạn đạo. Nội các Mỹ ngày đêm bàn thảo về quyết định đối phó. Tấn công Cuba, dội bom trước hay đổ bộ? Ða số đều ủng hộ giải pháp chiến tranh, ngoại trừ Tổng thống. Và Kennedy đã tìm cách làm chậm lại nguy cơ chiến tranh. Ông thông báo trên TV về khả năng và hiểm họa của các giàn phóng hỏa tiễn và ra lệnh phong tỏa đường biển quanh Cuba. 40 tàu chiến và 20 ngàn lính hải quân dàn trận. Một cuộc chiến trên biển tất yếu sẽ xảy ra. Lần đầu tiên kể từ Trân Châu Cảng, người Mỹ hối hả đi mua lương thực và vật dụng dự phòng nếu chiến tranh xảy ra… Cả nước Mỹ từ chính khách đến dân thường chuẩn bị, các máy bay và đội quân được điều phối về Florida sẵn sàng.

ben-bo-vuc-the-chien2
Bức tường Bá Linh được dựng lên bất ngờ.

Fidel Castro lên tiếng chống lại việc phong tỏa và gọi Kennedy là “cướp biển”. Quân đội Cuba ráo riết phòng thủ. Nga Sô cũng sẵn sàng đáp ứng. Một cuộc họp khẩn tại Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, các tranh cãi nảy lửa và các bên liên quan không hề tìm được giải pháp chính trị ôn hòa. Tin tức thực hư của tình báo càng làm tình hình thêm rối ren. 25 tàu chiến Nga Sô trên đường đến Cuba. Dường như cả Kennedy và Khrushchev không ai nhượng bộ. Những chiếc tàu Nga Sô đầu tiên đã đến gần tầm bắn và hàng rào phong tỏa của tàu chiến Mỹ. Tòa Bạch Ốc đã có kế hoạch di tản. Trong khi đó những cuộc thảo luận từng phút diễn ra trong tối mật…Phút cuối cùng như những khoảnh khắc trước khi tận thế thì tàu chiến Nga Sô quay đầu đổi hướng về. Những cuộc điện tín giữa Kennedy và  Khrushchev đã giúp 2 nước và thế giới tránh được một thảm họa hạt nhân, tránh được một cuộc thế chiến thứ 3. Ngày 28 tháng 10, 1962 Nga Sô tuyên bố rút hết tất cả hỏa tiễn ở Cuba, phía Mỹ hứa không xâm chiếm Cuba. Vài tuần lễ sau đó Mỹ cũng rút hết các hỏa tiễn Jupiter ở Thổ Nhĩ Kỳ nhưng việc này thực hiện trong âm thầm cho đến cuối thập kỷ 60.

Tháng 6 năm đó, Kennedy đã đến đọc một diễn văn nhớ đời tại trường Ðại Học American. “Chúng ta cùng thừa hưởng một trái đất nhỏ bé, cùng thở chung bầu không khí, trân quý tương lai con em chúng ta. Chúng ta là con người…” Lần đầu tiên ở Nga Sô, bài diễn văn ấy được đăng toàn bộ trên Pravda (tờ báo của Ðảng Cộng Sản).  Khrushchev quyết định thay đổi chính sách của Nga Sô. Cùng Mỹ, Anh bàn thảo tiến trình giải trừ vũ khí hạt nhân và theo đuổi tiến trình hòa bình. Cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba chấm dứt. Không riêng gì Nga – Mỹ, cả thế giới vừa tránh khỏi một cuộc thế chiến thứ 3 kinh hoàng.

ben-bo-vuc-the-chien3
Bức ảnh của một căn cứ tên lửa đạn đạo ở Cuba, được Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy sử dụngtrong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, vào ngày 24 tháng 10 năm 1962 – nguồn theatlantic.com

SB

( Báo Trẻ )


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm