Cõi Người Ta
Bệnh tự kỷ ngày nay ở Hoa Kỳ
H. Tịnh (Phụ Huynh)
Vào ngày 22 tháng Năm, 2013, Hiệp Hội Bệnh Tâm Thần ở Hoa Kỳ đã chính
thức ra mắt Cẩm Nang Thống Kê và Định Bệnh Tâm Thần, hiệu đính lần thứ 5
(Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders - DSM -5), với
những tiêu chuẩn định bệnh mới về bệnh tự kỷ, gọi chung là Những Rối
Loạn Tự Kỷ Tổng Hợp (Autism Spectrum Disorders), hay ASDs, chia thành
các bậc hỗ trợ về dịch vụ (level 1, 2, 3) tùy theo mức độ khuyết tật
nặng nhẹ.
Cuốn Cẩm Nang này với thang chia bậc dịch vụ cung cấp cho
trẻ tự kỷ dựa trên những tiêu chuẩn định bệnh mới rất quan trọng đối với
phụ huynh các em tự kỷ. Phụ huynh nên tìm hiểu về cuốn cẩm nang này như
trình bày dưới đây.
Những dạng rối loạn tự kỷ trong ấn bản cũ số 4 (DSM - IV)
* 1. Rối loạn tự kỷ (Autistic Disorder):
Rối
loạn tự kỷ là sự đảo lộn hay khiếm khuyết về khả năng nhận thức, ngôn
ngữ, giao tiếp xã hội, hành vi, cảm giác, khiến trẻ gặp nhiều khó khăn
về mặt học tập và sinh hoạt trong đời sống hằng ngày. Rối loạn tự kỷ còn
có những tên gọi không chính thức khác như classic autism, Kanner's
syndrome, low - functioning autism, childhood autism.
* 2. Rối loạn Asperger (Asperger's Disorder):
Trẻ
tự kỷ dạng Asperger không bị chậm nói, nhưng thường thích đối thoại một
chiều, có khiếm khuyết về giao tiếp xã hội, thiếu sự đồng cảm và khả
năng nhóm bạn, bị lôi cuốn quá mức vào những sở thích lạ thường, có
những cử chỉ, hoạt động chân tay vụng về và chậm chạp.
* 3. Rối loạn Rett (Rett's Disorder):
Đây
là chứng rối loạn về sự tăng tưởng, chỉ xảy ra và ảnh hưởng đến các bé
gái. Trẻ bị chứng rối loạn Rett có kích thước sọ não nhỏ, đi đứng khó
khăn, thân thể phát triển không cân đối, tay vặn vẹo, điều hòa hơi thở
rất khó khăn, thường xuyên bị động kinh và mất dần những khả năng hay
hoạt động có chủ đích trước đây. Nhiều em bị rối loạn Rett lớn lên bị
bại liệt, phải ngồi xe lăn, và cần sự chăm sóc 24/24.
* 4. Rối loạn thoái hóa hay hội chứng Heller (Childhood Disintegrative Disorder or Heller's Syndrome):
Vào
thời gian chập chững bước đi cho đến khi được 6 tuổi, trẻ bắt đầu vào
giai đoạn thoái hóa, mất dần những khả năng về trí tuệ, ngôn ngữ, thích
nghi với đời sống đã có trước đây. Trẻ thuộc chứng rối loạn thoái hóa
thường bị động kinh và có chỉ số thông minh rất thấp. Rối loạn thoái hóa
rất hiếm khi xảy ra. Trong số 100 ngàn trẻ em thì mới có một em bị tự
kỷ thuộc dạng nầy.
* 5. Rối loạn phát triển bao quát - không phân định rõ (Pervasive Developmental Disorder - Not Ortherwise Specified or PDD-NOS):
PDD-NOS
là rối loạn tự kỷ dạng nhẹ. Dạng nầy không có định nghĩa rõ ràng trong
DSM-IV. Trẻ được định bệnh PDD-NOS bởi vì không hội đủ hết những những
tiêu chuẩn qui định bởi DSM-IV về tự kỷ. PDD-NOS còn có những tên gọi
khác như Atypical PDD, Atypical Personality, Atypical autism,
high-functioning autism, ASD-NOS.
*Những Rối Loạn Tự Kỷ Tổng Hợp (ASDs) trong ấn bản mới (DSM-5, 2013)
Những
tiêu chuẩn định bệnh tự kỷ trong DSM - 5 (2013) đã thay đổi rất nhiều
so với những ấn bản trước. Hiệp Hội Bệnh Tâm Thần ở Hoa Kỳ cho rằng sự
tập hợp các dạng tự kỷ dưới một chiếc dù lớn trong ấn bản mới là điều
cần thiết để tạo nên sự thống nhất giữa các chuyên gia, bác sĩ chuyên
môn trong vấn đề áp dụng những tiêu chuẩn định bệnh tự kỷ nhằm cung cấp
dịch vụ trị liệu có hiệu quả và hợp lý hơn.
Trước đây, để hội đủ tiêu
chuẩn tự kỷ trong DSM -IV, trẻ phải biểu hiện tối thiểu 6 trong 12
khiếm khuyết thuộc 3 nhóm về mặt giao tiếp xã hội (A), ngôn ngữ (B), và
những giới hạn rập khuôn về hành vi, sở thích, hoạt động (C).
Hiện
tại, để xếp vào dạng ASDs trong ấn bản mới (DSM -5), trẻ phải biểu hiện
tất cả 3 khiếm khuyết trong nhóm (A) về giao tiếp xã hội, và phải biểu
lộ tối thiểu 2 khiếm khuyết trong nhóm (B) về những giới hạn rập khuôn,
sở thích lạ thường, thiếu phản ứng hay phản ứng mạnh đối với những tác
động của môi trường sống (tiêu chuẩn mới và chưa từng có trong ấn bản
cũ).
Những Rối Loạn Tự Kỷ Tổng Hợp (Autism Spectrum Disorders), viết tắt
ASDs, trong ấn bản DSM -5 (2013) là sự gom tụ những dạng tự kỷ đã từng
được chẩn đoán riêng lẻ trước đây, bao gồm:
-Rối loạn tự kỷ (Autistic Disorder).
-Rối loạn bao quát-không phân định rõ (PDD-NOS).
-Hội chứng Asperger (Asperger syndrome).
Sự thay đổi trên có nghĩa là trẻ tự kỷ, cho dù trước kia thuộc dạng
rối loạn tự kỷ, hay hội chứng Asperger, hoặc rối loạn bao quát không
phân định rõ thì bây giờ đều có tên gọi chung là ASDs với sự hỗ trợ dịch
vụ ở các bậc khác nhau, dựa vào theo mức độ khuyết tật nặng nhẹ, ví dụ:
-Bậc 3 (level 3): Trẻ ASD cần sự hỗ trợ về dịch vụ đến mức tối đa.
-Bậc 2 (level 2): Trẻ ASD cần sự hỗ trợ tích cực.
-Bậc 1 (level 1): Trẻ ASD cần sự can thiệp cần thiết.
Theo qui định trong ấn bản DSM - 5, các chuyên gia, bác sĩ phải nêu rõ chứng rối loạn tự kỷ của trẻ có đi kèm (co-morbid conditions) với những căn bệnh di truyền khác hay không, chẳng hạn hội chứng X dễ vỡ (fragile X syndrome), hội chứng Rett, hoặc bệnh tự kỷ của trẻ cần được chăm sóc y tế vì thường xuyên bị động kinh, hoặc trẻ tự kỷ có khuynh hướng biểu lộ sự lo âu, trầm cảm, rối loạn hành vi, hoặc bị khuyết tật trí tuệ (intellectual disability), kể cả những căn bệnh nội thương khác.
*Tác động của DSM 5 về sự định bệnh/trị liệu bệnh tự kỷ ở Hoa Kỳ và những quốc gia khác
Hiệp
Hội Bệnh Tâm Thần khẳng định rằng những cá nhân có định bệnh tự kỷ dựa
vào ấn bản cũ thì hiện nay vẫn được xếp vào dạng chung ASDs trong ấn bản
mới (DSM-5). Bởi vì, một cá nhân có định bệnh tự kỷ thì bệnh có thể kéo
dài suốt cả cuộc đời và phải cần đến dịch vụ trị liệu. Về bảo hiểm y
tế, các chuyên gia soạn thảo DSM -5 bảo đảm rằng sẽ không có sự gián
đoạn hay trì hoãn dịch vụ vì sự ra đời và ứng dụng cẩm nang mới sau
tháng 5, 2013 ở Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, DSM -5 chắc chắn sẽ có ảnh hưởng
đến sự giảm bớt tỷ lệ tự kỷ ở nhiều nơi trong thời gian sắp đến. Vừa
qua, Tiến Sĩ Tâm Thần Học Young - Shin Kim và đồng sự ở Đại Học Yale,
Hoa Kỳ, đã công bố kết quả nghiên cứu tác động của DSM -5 về hồ sơ bệnh
tự kỷ ở Nam Hàn như sau:
-Dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán tự kỷ của ấn
bản cũ (DSM-IV), tỷ lệ tự kỷ là 1 trong 38 (2.6%). Nhưng, tỷ lệ tự kỷ sẽ
là 1 trong 48 (2.2%) nếu các bác sĩ áp dụng ấn bản mới (DSM - 5).
-71% trẻ bị tự kỷ dạng PDD- NOS trong ấn bản cũ sẽ hội đủ tiêu chuẩn rối loạn tự kỷ phủ trùm (ASDs) trong ấn bản mới.
-91%
trẻ bị tự kỷ Asperger và 99% trẻ tự kỷ dạng Kanner, định bệnh dựa trên
ấn bản cũ, hội đủ tiêu chuẩn tự kỷ dưới chiếc dù trùm ASDs trong ấn bản
DSM -5 (2013).
Hiện tại, DSM - 5 có đề xuất một căn bệnh mới. Đó là
bệnh Rối Loạn về Sự Truyền Đạt Ngôn Ngữ trong Giao Tiếp Xã Hội (Social
Communication Disorder or SCD) nhằm phân biệt với Tổng Hợp Những Rối
Loạn Tự Kỷ (Autism Spectrum Disorder or ASD).
Hết Phần 1
Mong phụ huynh đón đọc bài kế tiếp về căn bệnh mới nầy trong Phần II.
10/05/2014, Q. Cam, California.
*****
Sách tham khảo:
DSM - 5 Autism Spectrum Disorders by Laura Carpenter, PhD BCBA
DSM -IV & DSM -5 by The American Psychiatric Association.
Center for Disease Control and Prevention about ASD - Diagnostic Criteria.
What is DSM -5? - Autismspeak.org.
Autism and Developmental Disorder by Springer Journal 10803.
Social Communication Disorder by Child Psychologist Lauren Elder - Autismspeaks.org
DSM
-5 & Autism: To Clarify Impact of New Criteria -
Autismspeaks.org.http://www.viendongdaily.com/benh-tu-ky-ngay-nay-o-hoa-ky-HpURhxbP.html
Bàn ra tán vào (0)
Bệnh tự kỷ ngày nay ở Hoa Kỳ
Vào ngày 22 tháng Năm, 2013, Hiệp Hội Bệnh Tâm Thần ở Hoa Kỳ đã chính
thức ra mắt Cẩm Nang Thống Kê và Định Bệnh Tâm Thần, hiệu đính lần thứ 5
(Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders - DSM -5), với
những tiêu chuẩn định bệnh mới về bệnh tự kỷ, gọi chung là Những Rối
Loạn Tự Kỷ Tổng Hợp (Autism Spectrum Disorders), hay ASDs, chia thành
các bậc hỗ trợ về dịch vụ (level 1, 2, 3) tùy theo mức độ khuyết tật
nặng nhẹ.
Cuốn Cẩm Nang này với thang chia bậc dịch vụ cung cấp cho
trẻ tự kỷ dựa trên những tiêu chuẩn định bệnh mới rất quan trọng đối với
phụ huynh các em tự kỷ. Phụ huynh nên tìm hiểu về cuốn cẩm nang này như
trình bày dưới đây.
Những dạng rối loạn tự kỷ trong ấn bản cũ số 4 (DSM - IV)
* 1. Rối loạn tự kỷ (Autistic Disorder):
Rối
loạn tự kỷ là sự đảo lộn hay khiếm khuyết về khả năng nhận thức, ngôn
ngữ, giao tiếp xã hội, hành vi, cảm giác, khiến trẻ gặp nhiều khó khăn
về mặt học tập và sinh hoạt trong đời sống hằng ngày. Rối loạn tự kỷ còn
có những tên gọi không chính thức khác như classic autism, Kanner's
syndrome, low - functioning autism, childhood autism.
* 2. Rối loạn Asperger (Asperger's Disorder):
Trẻ
tự kỷ dạng Asperger không bị chậm nói, nhưng thường thích đối thoại một
chiều, có khiếm khuyết về giao tiếp xã hội, thiếu sự đồng cảm và khả
năng nhóm bạn, bị lôi cuốn quá mức vào những sở thích lạ thường, có
những cử chỉ, hoạt động chân tay vụng về và chậm chạp.
* 3. Rối loạn Rett (Rett's Disorder):
Đây
là chứng rối loạn về sự tăng tưởng, chỉ xảy ra và ảnh hưởng đến các bé
gái. Trẻ bị chứng rối loạn Rett có kích thước sọ não nhỏ, đi đứng khó
khăn, thân thể phát triển không cân đối, tay vặn vẹo, điều hòa hơi thở
rất khó khăn, thường xuyên bị động kinh và mất dần những khả năng hay
hoạt động có chủ đích trước đây. Nhiều em bị rối loạn Rett lớn lên bị
bại liệt, phải ngồi xe lăn, và cần sự chăm sóc 24/24.
* 4. Rối loạn thoái hóa hay hội chứng Heller (Childhood Disintegrative Disorder or Heller's Syndrome):
Vào
thời gian chập chững bước đi cho đến khi được 6 tuổi, trẻ bắt đầu vào
giai đoạn thoái hóa, mất dần những khả năng về trí tuệ, ngôn ngữ, thích
nghi với đời sống đã có trước đây. Trẻ thuộc chứng rối loạn thoái hóa
thường bị động kinh và có chỉ số thông minh rất thấp. Rối loạn thoái hóa
rất hiếm khi xảy ra. Trong số 100 ngàn trẻ em thì mới có một em bị tự
kỷ thuộc dạng nầy.
* 5. Rối loạn phát triển bao quát - không phân định rõ (Pervasive Developmental Disorder - Not Ortherwise Specified or PDD-NOS):
PDD-NOS
là rối loạn tự kỷ dạng nhẹ. Dạng nầy không có định nghĩa rõ ràng trong
DSM-IV. Trẻ được định bệnh PDD-NOS bởi vì không hội đủ hết những những
tiêu chuẩn qui định bởi DSM-IV về tự kỷ. PDD-NOS còn có những tên gọi
khác như Atypical PDD, Atypical Personality, Atypical autism,
high-functioning autism, ASD-NOS.
*Những Rối Loạn Tự Kỷ Tổng Hợp (ASDs) trong ấn bản mới (DSM-5, 2013)
Những
tiêu chuẩn định bệnh tự kỷ trong DSM - 5 (2013) đã thay đổi rất nhiều
so với những ấn bản trước. Hiệp Hội Bệnh Tâm Thần ở Hoa Kỳ cho rằng sự
tập hợp các dạng tự kỷ dưới một chiếc dù lớn trong ấn bản mới là điều
cần thiết để tạo nên sự thống nhất giữa các chuyên gia, bác sĩ chuyên
môn trong vấn đề áp dụng những tiêu chuẩn định bệnh tự kỷ nhằm cung cấp
dịch vụ trị liệu có hiệu quả và hợp lý hơn.
Trước đây, để hội đủ tiêu
chuẩn tự kỷ trong DSM -IV, trẻ phải biểu hiện tối thiểu 6 trong 12
khiếm khuyết thuộc 3 nhóm về mặt giao tiếp xã hội (A), ngôn ngữ (B), và
những giới hạn rập khuôn về hành vi, sở thích, hoạt động (C).
Hiện
tại, để xếp vào dạng ASDs trong ấn bản mới (DSM -5), trẻ phải biểu hiện
tất cả 3 khiếm khuyết trong nhóm (A) về giao tiếp xã hội, và phải biểu
lộ tối thiểu 2 khiếm khuyết trong nhóm (B) về những giới hạn rập khuôn,
sở thích lạ thường, thiếu phản ứng hay phản ứng mạnh đối với những tác
động của môi trường sống (tiêu chuẩn mới và chưa từng có trong ấn bản
cũ).
Những Rối Loạn Tự Kỷ Tổng Hợp (Autism Spectrum Disorders), viết tắt
ASDs, trong ấn bản DSM -5 (2013) là sự gom tụ những dạng tự kỷ đã từng
được chẩn đoán riêng lẻ trước đây, bao gồm:
-Rối loạn tự kỷ (Autistic Disorder).
-Rối loạn bao quát-không phân định rõ (PDD-NOS).
-Hội chứng Asperger (Asperger syndrome).
Sự thay đổi trên có nghĩa là trẻ tự kỷ, cho dù trước kia thuộc dạng
rối loạn tự kỷ, hay hội chứng Asperger, hoặc rối loạn bao quát không
phân định rõ thì bây giờ đều có tên gọi chung là ASDs với sự hỗ trợ dịch
vụ ở các bậc khác nhau, dựa vào theo mức độ khuyết tật nặng nhẹ, ví dụ:
-Bậc 3 (level 3): Trẻ ASD cần sự hỗ trợ về dịch vụ đến mức tối đa.
-Bậc 2 (level 2): Trẻ ASD cần sự hỗ trợ tích cực.
-Bậc 1 (level 1): Trẻ ASD cần sự can thiệp cần thiết.
Theo qui định trong ấn bản DSM - 5, các chuyên gia, bác sĩ phải nêu rõ chứng rối loạn tự kỷ của trẻ có đi kèm (co-morbid conditions) với những căn bệnh di truyền khác hay không, chẳng hạn hội chứng X dễ vỡ (fragile X syndrome), hội chứng Rett, hoặc bệnh tự kỷ của trẻ cần được chăm sóc y tế vì thường xuyên bị động kinh, hoặc trẻ tự kỷ có khuynh hướng biểu lộ sự lo âu, trầm cảm, rối loạn hành vi, hoặc bị khuyết tật trí tuệ (intellectual disability), kể cả những căn bệnh nội thương khác.
*Tác động của DSM 5 về sự định bệnh/trị liệu bệnh tự kỷ ở Hoa Kỳ và những quốc gia khác
Hiệp
Hội Bệnh Tâm Thần khẳng định rằng những cá nhân có định bệnh tự kỷ dựa
vào ấn bản cũ thì hiện nay vẫn được xếp vào dạng chung ASDs trong ấn bản
mới (DSM-5). Bởi vì, một cá nhân có định bệnh tự kỷ thì bệnh có thể kéo
dài suốt cả cuộc đời và phải cần đến dịch vụ trị liệu. Về bảo hiểm y
tế, các chuyên gia soạn thảo DSM -5 bảo đảm rằng sẽ không có sự gián
đoạn hay trì hoãn dịch vụ vì sự ra đời và ứng dụng cẩm nang mới sau
tháng 5, 2013 ở Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, DSM -5 chắc chắn sẽ có ảnh hưởng
đến sự giảm bớt tỷ lệ tự kỷ ở nhiều nơi trong thời gian sắp đến. Vừa
qua, Tiến Sĩ Tâm Thần Học Young - Shin Kim và đồng sự ở Đại Học Yale,
Hoa Kỳ, đã công bố kết quả nghiên cứu tác động của DSM -5 về hồ sơ bệnh
tự kỷ ở Nam Hàn như sau:
-Dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán tự kỷ của ấn
bản cũ (DSM-IV), tỷ lệ tự kỷ là 1 trong 38 (2.6%). Nhưng, tỷ lệ tự kỷ sẽ
là 1 trong 48 (2.2%) nếu các bác sĩ áp dụng ấn bản mới (DSM - 5).
-71% trẻ bị tự kỷ dạng PDD- NOS trong ấn bản cũ sẽ hội đủ tiêu chuẩn rối loạn tự kỷ phủ trùm (ASDs) trong ấn bản mới.
-91%
trẻ bị tự kỷ Asperger và 99% trẻ tự kỷ dạng Kanner, định bệnh dựa trên
ấn bản cũ, hội đủ tiêu chuẩn tự kỷ dưới chiếc dù trùm ASDs trong ấn bản
DSM -5 (2013).
Hiện tại, DSM - 5 có đề xuất một căn bệnh mới. Đó là
bệnh Rối Loạn về Sự Truyền Đạt Ngôn Ngữ trong Giao Tiếp Xã Hội (Social
Communication Disorder or SCD) nhằm phân biệt với Tổng Hợp Những Rối
Loạn Tự Kỷ (Autism Spectrum Disorder or ASD).
Hết Phần 1
Mong phụ huynh đón đọc bài kế tiếp về căn bệnh mới nầy trong Phần II.
10/05/2014, Q. Cam, California.
*****
Sách tham khảo:
DSM - 5 Autism Spectrum Disorders by Laura Carpenter, PhD BCBA
DSM -IV & DSM -5 by The American Psychiatric Association.
Center for Disease Control and Prevention about ASD - Diagnostic Criteria.
What is DSM -5? - Autismspeak.org.
Autism and Developmental Disorder by Springer Journal 10803.
Social Communication Disorder by Child Psychologist Lauren Elder - Autismspeaks.org
DSM
-5 & Autism: To Clarify Impact of New Criteria -
Autismspeaks.org.http://www.viendongdaily.com/benh-tu-ky-ngay-nay-o-hoa-ky-HpURhxbP.html