Xe cán chó
Bí ẩn một vụ tự tử và chuyện Chế Linh mỗi năm có 1 con
Chuyện tài năng ca hát của Chế Linh ai ai cũng biết, song trong giới nghệ sĩ Sài Gòn ngày ấy còn rất “nể” Chế Linh ở chỗ anh có con “năm một”. Cô vợ nào đến với anh cũng mỗi năm đẻ 1 con.
Cô gái trẻ Thúy Hằng cũng không ngoại lệ, về làm vợ Chế Linh được 2 năm, cô sinh 2 đứa con. Đến năm thứ 3 thì xảy ra một sự kiện làm “sôi” dư luận Sài Gòn lúc ấy -Thúy Hằng chết vì uống thuốc tự tử. Nhiều tờ báo còn đặt hẳn nghi vấn là Chế Linh giết vợ. Cái chết của Thúy Hằng là một bí ẩn, ngay cả với chồng. Chế Linh cho biết: “Cái chết của Thúy Hằng sau này là một câu hỏi rất lớn với tôi, người ta đồn tôi đã mang tới cái chết quá bí ẩn cho vợ. Lúc đó Thúy Hằng bị bệnh suyễn. Mỗi lần cô ấy lên cơn, tôi thường hủy tất cả show diễn để ở nhà chăm sóc vợ.
Thời gian đó đang chuẩn bị diễn ra giải Kim Khánh, tôi có đăng ký tham gia, nên ít có thời gian chăm sóc vợ, có thể đó là nguyên nhân của thảm họa”. Chế Linh cho biết, hôm ấy anh ra phi trường đón một số bạn, nhưng do máy bay bị chậm đến 4 giờ, nên anh về nhà muộn. Khi anh trở về, mâm cơm Thúy Hằng nấu vẫn đậy lồng bàn, nghĩa là cô vợ vẫn đợi chồng về rồi cùng ăn. Bình thường Chế Linh sẽ nói với vợ: “Em à, ăn cơm đi, anh ăn sơ sơ rồi” nhưng hôm đó anh lại nói: “Anh ăn cơm rồi, không ăn nữa đâu”, rồi bỏ đi tắm, sau đó đi ngủ.
Khi ba cha con Chế Linh đang ngủ, người vợ Thúy Hằng xách giỏ đi ra khỏi nhà mà không nói đi đâu. Đến tối thấy vợ không về, Chế Linh đã nhờ anh em bạn bè đi kiếm khắp nơi, đến 2- 3h khuya rồi mà không thấy đâu. Thực ra lúc đó Thúy Hằng đi mướn phòng ở một nhà nghỉ gần đó, nơi Thúy Hằng và Chế Linh đã có những cuộc hẹn hò đầu tiên. Thúy Hằng lên phòng, uống thuốc tự vẫn, đến 10h sáng hôm sau người của khách sạn mới phát hiện ra, đưa nạn nhân tới bệnh viện, nhưng không kịp.
Thúy Hằng đã chết trước đó. Đến 11h sáng hôm sau, cảnh sát tới gõ cửa nhà Chế Linh, vừa nhìn thấy người mặc quân phục, linh tính mách bảo cho Chế Linh biết vợ mình gặp nạn. Đúng như vậy, họ báo cho Chế Linh biết vợ anh đã mất ở bệnh viện. Khỏi phải nói, dư luận Sài Gòn và báo chí tha hồ thêu dệt đủ thứ chuyện, nào là do Chế Linh có nhiều đào quá, muốn giết vợ, nào là hai người vợ trước của Chế Linh dồn ép nên Thúy Hằng chịu không nổi, phải tìm đến cái chết. Với tâm trạng đau khổ tột cùng, Chế Linh nhận hết trách nhiệm với nhà chức trách về cái chết của vợ mình. Nhưng trước những chứng cớ có được, cảnh sát kết luận Chế Linh không phải là người giết vợ.
Thúy Hằng quyên sinh chỉ để lại cho chồng đúng 2 dòng thư tuyệt mạng: “Em ra đi để anh còn mãi trong tim em và em cũng còn mãi trong tim anh”. Theo nhận định của Chế Linh, chính sự khủng hoảng về căn bệnh suyễn đã làm Thúy Hằng không còn tỉnh táo. Cô nghĩ rằng nếu chồng cứ bỏ bê công việc để chăm sóc cô ấy mãi thì làm sao tranh được giải thưởng Kim Khánh. Lúc Thúy Hằng tự vẫn chết, gia đình cô rất tức giận, quy tội cho Chế Linh.
May cho Chế Linh là trước lúc quyết định từ giã cõi đời, Thúy Hằng còn gửi cho em trai của mình một lá thư, dặn 3 ngày sau khi sự việc xảy ra mới công bố lá thư. Cậu em trai khi đó cũng quá khờ, nghe răm rắp theo lời chị. Chính lá thư đó đã giúp gia đình vợ hiểu rằng Chế Linh không dồn ép và cũng không phải là người giết vợ.
Sự ra đi của người vợ Thúy Hằng làm Chế Linh bị sốc thật sự. Giọng hát của anh như buồn hơn, thống thiết hơn. Các đồng nghiệp thấy anh hầu như không còn quan tâm tới phụ nữ, mà dành thời gian chăm sóc cho 2 đứa con nhỏ Thúy Hằng để lại. Nhưng mọi chuyện rồi cũng dần nguôi ngoai, kiếp đào hoa đâu dễ buông tha chàng ca sĩ đa tình. Ngày ấy, ở gần nhà Chế Linh có một ngôi biệt thự khá đẹp, mỗi ngày đi hát về Chế Linh đều đi ngang qua. Một lần, anh tình cờ thấy cô con gái của chủ nhà (sau đó anh mới biết tên là Vương Nga) đứng trên ban công, vẻ đẹp của người con gái mới lớn khiến trái tim tưởng như đã nguội lạnh của Chế Linh bỗng đập rộn ràng.
Chế Linh nhờ người theo dõi xem cô gái ấy có mối nào chưa. Một thời gian sau, người em của Chế Linh về báo cho anh biết cô gái ấy tên Vương Nga và chưa có mối nào. Vậy là Chế Linh lên kế hoạch chinh phục cô gái. Một hôm, chàng ca sĩ rất nổi tiếng nhưng cũng không ít tai tiếng ấy đã đón đường cô nữ sinh Vương Nga cùng 6 cô bạn trên đường đi học về, mời các cô vào uống nước ở một quán ven đường. Tới quán, mỗi người gọi một ly nước nhưng không ai uống cả, bởi họ sợ Chế Linh bỏ thuốc mê. Sau buổi gặp đó, Chế Linh thỉnh thoảng lại “đón đường” Vương Nga, nhưng mọi chuyện cũng chỉ dừng lại ở đó.
Đêm Noel năm 1974, Chế Linh “liều mạng” đến nhà xin cha mẹ cho Vương Nga đi chơi với mình và hứa đúng 12h khuya sẽ trả về. Cha mẹ cô gái đã đồng ý sau khi dặn dò con gái điều gì đó. Chế Linh chở Vương Nga đi chơi bằng xe Jeep, đầu tiên là ghé lại cửa hàng mua một bó hoa. Xong anh cho xe hướng ra ngoại thành, rồi chạy thẳng vô... nghĩa địa.
Cô gái trẻ ngồi trên xe thất kinh hồn vía, vừa sợ ma, vừa sợ chàng ca sĩ giở trò bậy bạ, nên cô hết lời năn nỉ, van xin Chế Linh quay xe ra. Thật bất ngờ, Chế Linh dừng xe bên một ngôi mộ, tự tay ôm bó hoa, rồi kêu Vương Nga xuống xe, đến bên mộ để dâng hoa cho người vợ cũ của Chế Linh. Việc làm đó của Chế Linh đó đã gửi đến Vương Nga thông điệp rất rõ ràng: Chế Linh muốn tiến tới hôn nhân với cô. Sau đó Chế Linh đưa Vương Nga đi hát và chở cô về nhà đúng giờ hẹn, không làm sứt mẻ một sợi lông mi.
Mấy tháng sau Chế Linh sang nhà Vương Nga xin cưới, nhưng đã bị từ chối, vì những “cô dì chú bác” của Vương Nga đã quá ngán chuyện tình cảm phức tạp của Chế Linh. Xin cưới đàng hoàng không được, Chế Linh lại lập kế hoạch bắt cóc cô gái giống như lần trước. Lần này, Chế Linh bắt cóc Vương Nga những 3 tháng. Ba của Vương Nga vất vả đi tìm con, đến khi tìm thấy con mình đang sống chung Chế Linh, ông ở lại luôn với “đôi trẻ”. Má của Vương Nga thấy chồng đi tìm con không về, lại cho em trai Vương Nga đi kiếm. Đến lúc đó, ba cha con mới về nói chuyện phải quấy với họ hàng. Đến nước này, gia đình Vương Nga đành phải chấp nhận chuyện “ván đã đóng thuyền”.
Họ cưới nhau cuối năm 1975, trong lễ cưới Chế Linh hát tặng vợ bài “Xin yêu tôi bằng tình người” do chính anh sáng tác, trong đó có câu: “Nếu tới thật thì đừng bỏ tôi đi như người đã chết”. Theo Chế Linh, mỗi lần nhìn hình dáng Vương Nga, anh thấy có nhiều nét giống với Thúy Hằng vợ trước của anh, nên anh sợ Vương Nga sẽ bỏ anh đi như người vợ trước.
Thế là với 4 người vợ, Chế Linh có tổng cộng 14 người con. Riêng với 3 người vợ đầu, trong vòng 12 năm ông lần lượt sinh 11 người con.
Mai Anh chuyển
Bàn ra tán vào (2)
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Bí ẩn một vụ tự tử và chuyện Chế Linh mỗi năm có 1 con
Chuyện tài năng ca hát của Chế Linh ai ai cũng biết, song trong giới nghệ sĩ Sài Gòn ngày ấy còn rất “nể” Chế Linh ở chỗ anh có con “năm một”. Cô vợ nào đến với anh cũng mỗi năm đẻ 1 con.
Cô gái trẻ Thúy Hằng cũng không ngoại lệ, về làm vợ Chế Linh được 2 năm, cô sinh 2 đứa con. Đến năm thứ 3 thì xảy ra một sự kiện làm “sôi” dư luận Sài Gòn lúc ấy -Thúy Hằng chết vì uống thuốc tự tử. Nhiều tờ báo còn đặt hẳn nghi vấn là Chế Linh giết vợ. Cái chết của Thúy Hằng là một bí ẩn, ngay cả với chồng. Chế Linh cho biết: “Cái chết của Thúy Hằng sau này là một câu hỏi rất lớn với tôi, người ta đồn tôi đã mang tới cái chết quá bí ẩn cho vợ. Lúc đó Thúy Hằng bị bệnh suyễn. Mỗi lần cô ấy lên cơn, tôi thường hủy tất cả show diễn để ở nhà chăm sóc vợ.
Thời gian đó đang chuẩn bị diễn ra giải Kim Khánh, tôi có đăng ký tham gia, nên ít có thời gian chăm sóc vợ, có thể đó là nguyên nhân của thảm họa”. Chế Linh cho biết, hôm ấy anh ra phi trường đón một số bạn, nhưng do máy bay bị chậm đến 4 giờ, nên anh về nhà muộn. Khi anh trở về, mâm cơm Thúy Hằng nấu vẫn đậy lồng bàn, nghĩa là cô vợ vẫn đợi chồng về rồi cùng ăn. Bình thường Chế Linh sẽ nói với vợ: “Em à, ăn cơm đi, anh ăn sơ sơ rồi” nhưng hôm đó anh lại nói: “Anh ăn cơm rồi, không ăn nữa đâu”, rồi bỏ đi tắm, sau đó đi ngủ.
Khi ba cha con Chế Linh đang ngủ, người vợ Thúy Hằng xách giỏ đi ra khỏi nhà mà không nói đi đâu. Đến tối thấy vợ không về, Chế Linh đã nhờ anh em bạn bè đi kiếm khắp nơi, đến 2- 3h khuya rồi mà không thấy đâu. Thực ra lúc đó Thúy Hằng đi mướn phòng ở một nhà nghỉ gần đó, nơi Thúy Hằng và Chế Linh đã có những cuộc hẹn hò đầu tiên. Thúy Hằng lên phòng, uống thuốc tự vẫn, đến 10h sáng hôm sau người của khách sạn mới phát hiện ra, đưa nạn nhân tới bệnh viện, nhưng không kịp.
Thúy Hằng đã chết trước đó. Đến 11h sáng hôm sau, cảnh sát tới gõ cửa nhà Chế Linh, vừa nhìn thấy người mặc quân phục, linh tính mách bảo cho Chế Linh biết vợ mình gặp nạn. Đúng như vậy, họ báo cho Chế Linh biết vợ anh đã mất ở bệnh viện. Khỏi phải nói, dư luận Sài Gòn và báo chí tha hồ thêu dệt đủ thứ chuyện, nào là do Chế Linh có nhiều đào quá, muốn giết vợ, nào là hai người vợ trước của Chế Linh dồn ép nên Thúy Hằng chịu không nổi, phải tìm đến cái chết. Với tâm trạng đau khổ tột cùng, Chế Linh nhận hết trách nhiệm với nhà chức trách về cái chết của vợ mình. Nhưng trước những chứng cớ có được, cảnh sát kết luận Chế Linh không phải là người giết vợ.
Thúy Hằng quyên sinh chỉ để lại cho chồng đúng 2 dòng thư tuyệt mạng: “Em ra đi để anh còn mãi trong tim em và em cũng còn mãi trong tim anh”. Theo nhận định của Chế Linh, chính sự khủng hoảng về căn bệnh suyễn đã làm Thúy Hằng không còn tỉnh táo. Cô nghĩ rằng nếu chồng cứ bỏ bê công việc để chăm sóc cô ấy mãi thì làm sao tranh được giải thưởng Kim Khánh. Lúc Thúy Hằng tự vẫn chết, gia đình cô rất tức giận, quy tội cho Chế Linh.
May cho Chế Linh là trước lúc quyết định từ giã cõi đời, Thúy Hằng còn gửi cho em trai của mình một lá thư, dặn 3 ngày sau khi sự việc xảy ra mới công bố lá thư. Cậu em trai khi đó cũng quá khờ, nghe răm rắp theo lời chị. Chính lá thư đó đã giúp gia đình vợ hiểu rằng Chế Linh không dồn ép và cũng không phải là người giết vợ.
Sự ra đi của người vợ Thúy Hằng làm Chế Linh bị sốc thật sự. Giọng hát của anh như buồn hơn, thống thiết hơn. Các đồng nghiệp thấy anh hầu như không còn quan tâm tới phụ nữ, mà dành thời gian chăm sóc cho 2 đứa con nhỏ Thúy Hằng để lại. Nhưng mọi chuyện rồi cũng dần nguôi ngoai, kiếp đào hoa đâu dễ buông tha chàng ca sĩ đa tình. Ngày ấy, ở gần nhà Chế Linh có một ngôi biệt thự khá đẹp, mỗi ngày đi hát về Chế Linh đều đi ngang qua. Một lần, anh tình cờ thấy cô con gái của chủ nhà (sau đó anh mới biết tên là Vương Nga) đứng trên ban công, vẻ đẹp của người con gái mới lớn khiến trái tim tưởng như đã nguội lạnh của Chế Linh bỗng đập rộn ràng.
Chế Linh nhờ người theo dõi xem cô gái ấy có mối nào chưa. Một thời gian sau, người em của Chế Linh về báo cho anh biết cô gái ấy tên Vương Nga và chưa có mối nào. Vậy là Chế Linh lên kế hoạch chinh phục cô gái. Một hôm, chàng ca sĩ rất nổi tiếng nhưng cũng không ít tai tiếng ấy đã đón đường cô nữ sinh Vương Nga cùng 6 cô bạn trên đường đi học về, mời các cô vào uống nước ở một quán ven đường. Tới quán, mỗi người gọi một ly nước nhưng không ai uống cả, bởi họ sợ Chế Linh bỏ thuốc mê. Sau buổi gặp đó, Chế Linh thỉnh thoảng lại “đón đường” Vương Nga, nhưng mọi chuyện cũng chỉ dừng lại ở đó.
Đêm Noel năm 1974, Chế Linh “liều mạng” đến nhà xin cha mẹ cho Vương Nga đi chơi với mình và hứa đúng 12h khuya sẽ trả về. Cha mẹ cô gái đã đồng ý sau khi dặn dò con gái điều gì đó. Chế Linh chở Vương Nga đi chơi bằng xe Jeep, đầu tiên là ghé lại cửa hàng mua một bó hoa. Xong anh cho xe hướng ra ngoại thành, rồi chạy thẳng vô... nghĩa địa.
Cô gái trẻ ngồi trên xe thất kinh hồn vía, vừa sợ ma, vừa sợ chàng ca sĩ giở trò bậy bạ, nên cô hết lời năn nỉ, van xin Chế Linh quay xe ra. Thật bất ngờ, Chế Linh dừng xe bên một ngôi mộ, tự tay ôm bó hoa, rồi kêu Vương Nga xuống xe, đến bên mộ để dâng hoa cho người vợ cũ của Chế Linh. Việc làm đó của Chế Linh đó đã gửi đến Vương Nga thông điệp rất rõ ràng: Chế Linh muốn tiến tới hôn nhân với cô. Sau đó Chế Linh đưa Vương Nga đi hát và chở cô về nhà đúng giờ hẹn, không làm sứt mẻ một sợi lông mi.
Mấy tháng sau Chế Linh sang nhà Vương Nga xin cưới, nhưng đã bị từ chối, vì những “cô dì chú bác” của Vương Nga đã quá ngán chuyện tình cảm phức tạp của Chế Linh. Xin cưới đàng hoàng không được, Chế Linh lại lập kế hoạch bắt cóc cô gái giống như lần trước. Lần này, Chế Linh bắt cóc Vương Nga những 3 tháng. Ba của Vương Nga vất vả đi tìm con, đến khi tìm thấy con mình đang sống chung Chế Linh, ông ở lại luôn với “đôi trẻ”. Má của Vương Nga thấy chồng đi tìm con không về, lại cho em trai Vương Nga đi kiếm. Đến lúc đó, ba cha con mới về nói chuyện phải quấy với họ hàng. Đến nước này, gia đình Vương Nga đành phải chấp nhận chuyện “ván đã đóng thuyền”.
Họ cưới nhau cuối năm 1975, trong lễ cưới Chế Linh hát tặng vợ bài “Xin yêu tôi bằng tình người” do chính anh sáng tác, trong đó có câu: “Nếu tới thật thì đừng bỏ tôi đi như người đã chết”. Theo Chế Linh, mỗi lần nhìn hình dáng Vương Nga, anh thấy có nhiều nét giống với Thúy Hằng vợ trước của anh, nên anh sợ Vương Nga sẽ bỏ anh đi như người vợ trước.
Thế là với 4 người vợ, Chế Linh có tổng cộng 14 người con. Riêng với 3 người vợ đầu, trong vòng 12 năm ông lần lượt sinh 11 người con.
Mai Anh chuyển