Xe cán chó
Bị bắt cóc ở Bá-linh, tố tụng ở Việt Nam
Hùng Hà chuyển ngữ
22-1-2018
Bị bắt đi và bị kết án
Việt Nam, một trong những chế độ cộng sản cuối cùng trên thế giới, ngày càng bị đàn áp hơn. Điều này được cho thấy qua việc bắt cóc và kết án một thương gia từ Bá-linh.
Tại tòa, Trịnh Xuân Thanh cảm ơn đám cai ngục đã giúp ông ta lấy lại được cân nặng bình thường; ông này đã bị gầy đi nhiều, là kết quả của cú sốc về những việc đã xảy ra. Vào tháng Bảy, Trịnh đã bị bắt cóc từ nơi đang lưu vong là Bá-linh. Tại Việt Nam, người này phải hầu tòa vì lý do tham nhũng; và đã phán ông ta án chung thân cấm cố.
Vụ việc đã đưa tới những bất đồng lớn giữa Bá-linh và Hà Nội. Vào ngày thứ Hai, điều này xuống gần tận cùng, khi cùng với Trịnh còn có 21 nhân viên khác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PetroVietnam cùng bị kết án. Một trong số đó: Cựu ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng.
Người này cũng bị cáo buộc “sai trái về kinh tế” trong tư cách là người điều hành PetroVietnam. Đây là lần đầu tiên từ nhiều thập niên, một cựu quan chức cao cấp cỡ vậy bị kết án. Đinh bị truất phế khỏi chức vụ chính trị của mình chỉ mới hồi tháng Năm năm ngoái. Ông ta đã gây hại đến “uy tín của đảng”, như được cho biết. Ngày trước, người này được xem là người mang hy vọng của đảng CS.
Trong Đại hội đảng đầu năm 2016, đảng đã bầu ra tân lãnh đạo. Nhân vật bảo thủ Trần Đại Quang đã thay thế cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (*). Sau đó đảng CS khởi động – tương tự Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình – một chiến dịch chống tham nhũng có quy mô lớn, trong đó dường như trước tiên là tiêu diệt những đối thủ chính trị. Ngay Trịnh trước kia cũng thuộc về chế độ, nhưng đã bị thất sủng.
Bộ Ngoại giao đã có thể theo dõi vụ tố tụng
Tường thuật về những vụ việc này rất hiếm hoi. Nhà nước Việt Nam, duy nhất dựa trên đảng Cộng sản, kiểm soát không chỉ truyền thông mà cả Tư pháp. Không có đảng phái nào ngoài đảng CS, không có nghiệp đoàn hay các tổ chức Nhân quyền. Với các cuộc hội họp công cộng, các cơ quan công quyền phải cấp giấy phép chính thức.
Con số những blogger và những nhà hoạt động bị kết án tù, theo thông tin của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, đã tăng gần gấp ba lần dưới chính quyền mới; từ 7 tăng lên ít nhất 19. Thêm vào đó là 91 tù nhân chính trị, theo Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), đã bị bắt giữ trong năm vừa qua – nhiều hơn ở bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào khác. Hơn nữa, ở Việt Nam vẫn còn thi hành án tử hình. Về việc này thì không có những thống kê chính thức.
Trong quá trình tố tụng đối với Trịnh và 21 nhân viên khác, không có cơ quan truyền thông nước ngoài nào được cấp phép. Nhưng theo thông tin riêng, nhân viên Bộ Ngoại giao Đức đã có thể theo dõi quá trình tố tụng. Với thắc mắc của SPIEGEL, được cho biết là mọi việc đã diễn tiến đúng đắn. Phán quyết đã được tiếp nhận. Hơn nữa, nhà cầm quyền Việt Nam cũng đã nhiều lần được cho biết một cách rõ ràng về quan điểm của Đức đối với án tử hình. Vụ tố tụng thứ hai đối với Trịnh dường như sắp được bắt đầu cũng sẽ được theo dõi chăm chú.
Không có những chờ đợi lớn lao từ Trump
Áp lực cũng có thể đến từ phía khác. Việt Nam, muốn đến năm 2020 trở thành một quốc gia công nghiệp hiện đại, bị ràng buộc chặt chẽ về kinh tế với Trung Quốc. Nhưng trong những năm vừa qua, nhà cầm quyền Hà Nội ngày càng cố gắng tiếp cận với kẻ cựu thù chiến tranh ở Hoa-thịnh-đốn. Năm 2016, chính quyền Obama dường như đã thảo luận nhiều lần với nhà cầm quyền Việt Nam về đề tài nhân quyền, tuy nhiên lại không đưa ra những đòi hỏi cụ thể.
Các chuyên gia lo ngại, dưới thời Tổng thống Donald Trump, Hoa Kỳ sẽ càng ít nỗ lực hơn cho vấn đề này. Điều này có thể thấy được, ít ra là từ cuộc gặp gỡ giữa Trump và người nắm quyền ở Phi-luật-tân, Rodrigo Duterte. Theo thông tin từ Phi-luật-tân, Tổng thống Hoa Kỳ không đề cập đến tình trạng nhân quyền tại quốc gia này, nơi hàng ngàn người bị sát hại trong cuộc chiến chống ma túy do nhà nước khởi xướng. Thay vào đó, ông ta dường như đã “gật đầu tán thành” với những chiến dịch của Duterte.
Ngay cả Liên Âu cũng quan tâm đến tình trạng ở Việt Nam. Vào năm 2016, Quốc hội Âu châu đã thông qua một nghị quyết, trong đó Liên minh chỉ trích mạnh mẽ những những tình hình chính trị của quốc gia này. Kế đó, nhà cầm quyền Việt Nam bác bỏ những đòi hỏi phóng thích tù nhân chính trị và thiết lập một tổ chức Nhân quyền quốc gia. Trong một nghị quyết khác mới được thông qua chỉ cách đây vài tuần, Liên Âu lại lên tiếng về mối quan ngại của mình về con số các vụ bắt giữ và kết án những người biểu tình ở Việt Nam.
___
(*) Ghi chú của Tiếng Dân: Chi tiết này không chính xác. Trần Đại Quang giữ chức Chủ tịch nước, thay thế ông Trương Tấn Sang, không phải Nguyễn Tấn Dũng vì ông Dũng giữ chức Thủ tướng.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Bị bắt cóc ở Bá-linh, tố tụng ở Việt Nam
Hùng Hà chuyển ngữ
22-1-2018
Bị bắt đi và bị kết án
Việt Nam, một trong những chế độ cộng sản cuối cùng trên thế giới, ngày càng bị đàn áp hơn. Điều này được cho thấy qua việc bắt cóc và kết án một thương gia từ Bá-linh.
Tại tòa, Trịnh Xuân Thanh cảm ơn đám cai ngục đã giúp ông ta lấy lại được cân nặng bình thường; ông này đã bị gầy đi nhiều, là kết quả của cú sốc về những việc đã xảy ra. Vào tháng Bảy, Trịnh đã bị bắt cóc từ nơi đang lưu vong là Bá-linh. Tại Việt Nam, người này phải hầu tòa vì lý do tham nhũng; và đã phán ông ta án chung thân cấm cố.
Vụ việc đã đưa tới những bất đồng lớn giữa Bá-linh và Hà Nội. Vào ngày thứ Hai, điều này xuống gần tận cùng, khi cùng với Trịnh còn có 21 nhân viên khác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PetroVietnam cùng bị kết án. Một trong số đó: Cựu ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng.
Người này cũng bị cáo buộc “sai trái về kinh tế” trong tư cách là người điều hành PetroVietnam. Đây là lần đầu tiên từ nhiều thập niên, một cựu quan chức cao cấp cỡ vậy bị kết án. Đinh bị truất phế khỏi chức vụ chính trị của mình chỉ mới hồi tháng Năm năm ngoái. Ông ta đã gây hại đến “uy tín của đảng”, như được cho biết. Ngày trước, người này được xem là người mang hy vọng của đảng CS.
Trong Đại hội đảng đầu năm 2016, đảng đã bầu ra tân lãnh đạo. Nhân vật bảo thủ Trần Đại Quang đã thay thế cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (*). Sau đó đảng CS khởi động – tương tự Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình – một chiến dịch chống tham nhũng có quy mô lớn, trong đó dường như trước tiên là tiêu diệt những đối thủ chính trị. Ngay Trịnh trước kia cũng thuộc về chế độ, nhưng đã bị thất sủng.
Bộ Ngoại giao đã có thể theo dõi vụ tố tụng
Tường thuật về những vụ việc này rất hiếm hoi. Nhà nước Việt Nam, duy nhất dựa trên đảng Cộng sản, kiểm soát không chỉ truyền thông mà cả Tư pháp. Không có đảng phái nào ngoài đảng CS, không có nghiệp đoàn hay các tổ chức Nhân quyền. Với các cuộc hội họp công cộng, các cơ quan công quyền phải cấp giấy phép chính thức.
Con số những blogger và những nhà hoạt động bị kết án tù, theo thông tin của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, đã tăng gần gấp ba lần dưới chính quyền mới; từ 7 tăng lên ít nhất 19. Thêm vào đó là 91 tù nhân chính trị, theo Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), đã bị bắt giữ trong năm vừa qua – nhiều hơn ở bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào khác. Hơn nữa, ở Việt Nam vẫn còn thi hành án tử hình. Về việc này thì không có những thống kê chính thức.
Trong quá trình tố tụng đối với Trịnh và 21 nhân viên khác, không có cơ quan truyền thông nước ngoài nào được cấp phép. Nhưng theo thông tin riêng, nhân viên Bộ Ngoại giao Đức đã có thể theo dõi quá trình tố tụng. Với thắc mắc của SPIEGEL, được cho biết là mọi việc đã diễn tiến đúng đắn. Phán quyết đã được tiếp nhận. Hơn nữa, nhà cầm quyền Việt Nam cũng đã nhiều lần được cho biết một cách rõ ràng về quan điểm của Đức đối với án tử hình. Vụ tố tụng thứ hai đối với Trịnh dường như sắp được bắt đầu cũng sẽ được theo dõi chăm chú.
Không có những chờ đợi lớn lao từ Trump
Áp lực cũng có thể đến từ phía khác. Việt Nam, muốn đến năm 2020 trở thành một quốc gia công nghiệp hiện đại, bị ràng buộc chặt chẽ về kinh tế với Trung Quốc. Nhưng trong những năm vừa qua, nhà cầm quyền Hà Nội ngày càng cố gắng tiếp cận với kẻ cựu thù chiến tranh ở Hoa-thịnh-đốn. Năm 2016, chính quyền Obama dường như đã thảo luận nhiều lần với nhà cầm quyền Việt Nam về đề tài nhân quyền, tuy nhiên lại không đưa ra những đòi hỏi cụ thể.
Các chuyên gia lo ngại, dưới thời Tổng thống Donald Trump, Hoa Kỳ sẽ càng ít nỗ lực hơn cho vấn đề này. Điều này có thể thấy được, ít ra là từ cuộc gặp gỡ giữa Trump và người nắm quyền ở Phi-luật-tân, Rodrigo Duterte. Theo thông tin từ Phi-luật-tân, Tổng thống Hoa Kỳ không đề cập đến tình trạng nhân quyền tại quốc gia này, nơi hàng ngàn người bị sát hại trong cuộc chiến chống ma túy do nhà nước khởi xướng. Thay vào đó, ông ta dường như đã “gật đầu tán thành” với những chiến dịch của Duterte.
Ngay cả Liên Âu cũng quan tâm đến tình trạng ở Việt Nam. Vào năm 2016, Quốc hội Âu châu đã thông qua một nghị quyết, trong đó Liên minh chỉ trích mạnh mẽ những những tình hình chính trị của quốc gia này. Kế đó, nhà cầm quyền Việt Nam bác bỏ những đòi hỏi phóng thích tù nhân chính trị và thiết lập một tổ chức Nhân quyền quốc gia. Trong một nghị quyết khác mới được thông qua chỉ cách đây vài tuần, Liên Âu lại lên tiếng về mối quan ngại của mình về con số các vụ bắt giữ và kết án những người biểu tình ở Việt Nam.
___
(*) Ghi chú của Tiếng Dân: Chi tiết này không chính xác. Trần Đại Quang giữ chức Chủ tịch nước, thay thế ông Trương Tấn Sang, không phải Nguyễn Tấn Dũng vì ông Dũng giữ chức Thủ tướng.