Kinh Khổ
Bi kịch Venezuela: Nhịn cả đánh răng để... chống đói ( Sao không hỏi CHXHCN-VN xem thiên đường ở đâu )
Theo Washington Post, nền kinh tế suy thoái và khủng hoảng trầm trọng khiến người dân Venezuela giờ đây phần lớn phải sống trong nghèo khổ, ăn không đủ bữa và không có tiền để mua những thứ thiết yếu nhất cho cuộc sống.
Tuệ Minh (lược dịch)
(Infonet)
Theo Washington Post, nền kinh tế suy thoái và khủng hoảng trầm trọng
khiến người dân Venezuela giờ đây phần lớn phải sống trong nghèo khổ,
ăn không đủ bữa và không có tiền để mua những thứ thiết yếu nhất cho
cuộc sống.
![]() |
Năm năm trước, khi ông Hugo Chávez còn là Tổng thống và Venezuela rất
khác bây giờ, bà Ana Margarita Rangel có thể đi xem phim, đi chơi biển
hoặc mua những nguyên liệu để bánh tại nhà. Thậm chí ba năm trước, khi
nền kinh tế Venezuela bắt đầu rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng
thì Rangel vẫn kiếm đủ để thỉnh thoảng tự mua cho mình một lon soda hay
một que kem.
Nhưng giờ đây, bà phải dùng mọi thứ kiếm được chỉ để chống đói. Đôi giày
của bà đã rách nát vã cũ kỹ nhưng không đủ tiền để mua một đôi mới. Giá
một tuýp kem đánh răng cũng bằng một nửa tuần lương của Rangel.
“Tôi luôn đánh răng trước khi đi ngủ, ý tôi là đó là điều bắt buộc đúng
không? Nhưng bây giờ tôi phải lựa chọn. Vì vậy tôi chỉ đánh răng vào
buổi sáng thôi”, Rangel, người đang sống cách thủ đô Caracas 40 km về
phía tây và đang làm việc cho một nhà máy mỹ phẩm ở ngoại ô thành phố
Guarenas, cho biết.
Rangel kiếm được số tiền lương tối thiểu cũng giống như 32% lực lượng
lao động ở Venezuela, theo số liệu mới nhất được công bố năm 2015. Mức
lương đó từng được coi là chấp nhận được ở quốc gia có lượng dự trữ dầu
mỏ lớn nhất thế giới cũng như luôn được coi là biểu tượng của tầng lớp
lao động khi cố Tổng thống Chasvez còn lãnh đạo đất nước.
Nhưng với mức lạm phát hàng năm lên tới 700% và sự thiếu hụt lương thực
cùng thuốc men trầm trọng trong một thời gian dài đã thay đổi cái gọi là
“mức lương tối thiểu” ở Venezuela theo một cách tồi tệ.
Cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế trầm trọng ở Venezuela đã khiến
hàng nghìn người xuống đường biểu tình liên tiếp trong ba tháng qua.
Phần lớn người dân Venezuela đang phải tiêu tất cả những gì họ có chỉ để
chống đói.
Theo tính toán của Trung tâm tài liệu và phân tích cho tầng lớp lao
động, một tổ chức luật sư độc lập, mức lương tối thiểu mà họ nhận được
chỉ đủ mua 1/3 số thức ăn cần cho một gia đình năm người trong một
tháng.
Ngày 1/7 vừa qua, Tổng thống Nicolás Maduro đã tăng mức lương tối thiểu
hàng tháng lần thứ ba trong năm nay, lên khoảng 250.000 bolivars (tiền
Venezuela) và người dân nhận được cả tiền mặt lẫn phiếu mua lương thực.
Với tình trạng đồng tiền mất giá như hiện nay, mức lương tối thiểu mới
cũng chỉ đủ mua khoảng 2,7 kg sữa bột hoặc 5 hộp trứng. Với tỷ giá ngoại
tệ ở Venezuela, tính ra thu nhập trung bình của người lao động ở đây
chỉ khoảng 33 USD/tháng, một khoảng cách khá xa so với mức 135 USD ở
Haiti và 250 USD ở nước láng giềng Colombia.
Chính phủ đã thiết lập mức giá trần cho một số lương thực cơ bản như mỳ
ống, gạo và bột mỳ. Nhưng thường người dân sẽ phải xếp hàng nhiều tiếng
đồng hồ để nhận đồ trợ cấp hàng tháng từ các quầy thực phẩm do chính phủ
dựng lên với số lượng chỉ đủ để một gia đình năm người ăn trong một
tuần.
Kể từ năm 2014, tỷ lệ gia đình Venezuela sống trong nghèo đói đã tăng từ
48% lên 82%. 52% gia đình sống trong cảnh cực kỳ nghèo và khoảng 31%
chỉ được ăn nhiều nhất 2 bữa/ ngày.
Romer Sarabia, 44 tuổi, bảo vệ tại một bệnh viện của chính phủ, cho
biết: “Thời ông Chávez, chúng tôi có cuộc sống tốt hơn”. Trong ngày nhận
lương, ông thường đưa cả gia đình ra ngoài ăn súp và đôi khi còn mua cả
kẹo cho lũ trẻ.
Cứ mỗi hai tuần, Sarabia tới một khu “chợ cóc” gần nhà và mua khoảng 1
kg đường, nửa cân sữa bột và hơn 4 kg gạo vỡ có mùi như thức ăn của chim
và thường chỉ dùng để cho gà ăn. Ông sẽ nấu gạo đó với xương hoặc thịt
vụn. Ba đứa con cùng vợ ông kiếm thêm cho bữa ăn bằng bất kỳ thứ gì mà
họ có thể trồng ở cánh đồng bên cạnh nhà, chủ yếu là cây mã đề, cây
yucca và xoài.
“Điều gì sẽ xảy ra với chúng tôi nếu gia đình tôi vẫn phải tiếp tục sống như thế nào thêm một năm nữa?”, ông Sarabia nhìn vợ và cười một cách yếu ớt.
Về phần Rangel, công nhân trong nhà máy mỹ phẩm, vẫn tự coi mình là
người may mắn bởi bà có thể chia sẻ gánh nặng gia đình với ba cậu con
trai. Nhưng mặc dù trong nhà có bốn người lớn đi làm kiếm được mức lương
tối thiểu thì tủ lạnh nhà họ vẫn gần như lúc nào cũng trống rỗng.
Gia đình bà Rangel đã loại thịt bò, thịt gà, salad và hoa quả khỏi thực
đơn hàng ngày. Thay vào đó, bà Rangel và ba con trai ăn gạo, đậu, yacca,
lá mã đề, cá sardine và thỉnh thoảng mới ăn trứng. “Trước đây, chúng
tôi còn uống nước hoa quả trong bữa ăn. Tôi rất nhớ món đó. Và cả socola
nữa. Bây giờ tôi thậm chí còn không thể mua được một cốc cà phê trên
đường đi làm nữa”, bà nói.
Ở khu nhà của bà Rangel, không quá khó để nhìn thấy những người như
Rainer Figueroa, 30 tuổi với đôi mắt lờ đờ vì giảm cân quá nhiều trong
thời gian ngắn. Figueroa đã giảm 11 kg trong 6 tháng qua, anh cho biết
bởi mức lương tối thiểu chỉ đủ cho anh ăn một lượng đồ ăn rất ít hai lần
trong ngày, số còn lại là để dành cho vợ và ba đứa con của anh.
Chỉ mới ba năm trước, gia đình Figueroa có thể đi tới khu trung tâm
thương mại gần đó để ăn một bữa ăn nhanh nhân ngày của Mẹ hay ngày của
Cha. Và họ cũng có đủ tiên để bắt xe bus tới các công viên công cộng vào
ngày cuối tuần.
Figueroa làm việc tại một nhà máy sản xuất bỉm nhưng hiện đã ngừng sản
xuất mặt hàng này. Với việc thiếu các nguyên liệu thô và cắt giảm nhập
khẩu, rất nhiều nhà máy ở Venezuela chỉ hoạt động với nửa công suất hoặc
ít hơn.
Theo dữ liệu của công ty độc lập Ecoanalítica, trong ba năm qua, nền
kinh tế Venezuela đã thu nhỏ 24,5%, riêng trong năm 2016 đã giảm tới
11%. Asdrúbal Oliveros, giám đốc Ecoanalítica nhận định: “Tăng lương
càng làm cho mọi việc tồi tệ hơn bởi nếu như không chú trọng đến năng
suất thì chỉ càng khiến lạm phát tăng cao mà thôi. Năm nay, sức tiêu
dùng của người dân sẽ có thể giảm tới 40%”.
Hàng ngày, bà Rangel dậy từ 4h sáng để bắt hai chuyến xe bus tới nhà
máy. 2h chiều, bà trở về nhà nhưng cũng không làm gì nhiều, cũng không
tụ tập bạn bè hay sang nhà hàng xóm ăn uống, nhảy múa như mọi khi.
“Tôi không còn nấu nướng khi đi làm về như mọi khi bởi không có đủ
lương thực mà làm. Tôi cũng không còn thích gặp gỡ bạn bè nữa bởi rồi
chúng tôi sẽ nói đến những thứ mà bây giờ mình không thể có được. Tôi
chỉ xem ti vi, tôi thích xem chương trình của nhà Kardashians, bởi tôi
có thể thấy những người có mọi thứ sống ra sao. Và trong một khoảnh khắc
tôi sẽ quên đi cuộc sống hiện tại của bản thân”, bà tâm sự.
(Infonet)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Bi kịch Venezuela: Nhịn cả đánh răng để... chống đói ( Sao không hỏi CHXHCN-VN xem thiên đường ở đâu )
Theo Washington Post, nền kinh tế suy thoái và khủng hoảng trầm trọng khiến người dân Venezuela giờ đây phần lớn phải sống trong nghèo khổ, ăn không đủ bữa và không có tiền để mua những thứ thiết yếu nhất cho cuộc sống.
Theo Washington Post, nền kinh tế suy thoái và khủng hoảng trầm trọng
khiến người dân Venezuela giờ đây phần lớn phải sống trong nghèo khổ,
ăn không đủ bữa và không có tiền để mua những thứ thiết yếu nhất cho
cuộc sống.
![]() |
Năm năm trước, khi ông Hugo Chávez còn là Tổng thống và Venezuela rất
khác bây giờ, bà Ana Margarita Rangel có thể đi xem phim, đi chơi biển
hoặc mua những nguyên liệu để bánh tại nhà. Thậm chí ba năm trước, khi
nền kinh tế Venezuela bắt đầu rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng
thì Rangel vẫn kiếm đủ để thỉnh thoảng tự mua cho mình một lon soda hay
một que kem.
Nhưng giờ đây, bà phải dùng mọi thứ kiếm được chỉ để chống đói. Đôi giày
của bà đã rách nát vã cũ kỹ nhưng không đủ tiền để mua một đôi mới. Giá
một tuýp kem đánh răng cũng bằng một nửa tuần lương của Rangel.
“Tôi luôn đánh răng trước khi đi ngủ, ý tôi là đó là điều bắt buộc đúng
không? Nhưng bây giờ tôi phải lựa chọn. Vì vậy tôi chỉ đánh răng vào
buổi sáng thôi”, Rangel, người đang sống cách thủ đô Caracas 40 km về
phía tây và đang làm việc cho một nhà máy mỹ phẩm ở ngoại ô thành phố
Guarenas, cho biết.
Rangel kiếm được số tiền lương tối thiểu cũng giống như 32% lực lượng
lao động ở Venezuela, theo số liệu mới nhất được công bố năm 2015. Mức
lương đó từng được coi là chấp nhận được ở quốc gia có lượng dự trữ dầu
mỏ lớn nhất thế giới cũng như luôn được coi là biểu tượng của tầng lớp
lao động khi cố Tổng thống Chasvez còn lãnh đạo đất nước.
Nhưng với mức lạm phát hàng năm lên tới 700% và sự thiếu hụt lương thực
cùng thuốc men trầm trọng trong một thời gian dài đã thay đổi cái gọi là
“mức lương tối thiểu” ở Venezuela theo một cách tồi tệ.
Cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế trầm trọng ở Venezuela đã khiến
hàng nghìn người xuống đường biểu tình liên tiếp trong ba tháng qua.
Phần lớn người dân Venezuela đang phải tiêu tất cả những gì họ có chỉ để
chống đói.
Theo tính toán của Trung tâm tài liệu và phân tích cho tầng lớp lao
động, một tổ chức luật sư độc lập, mức lương tối thiểu mà họ nhận được
chỉ đủ mua 1/3 số thức ăn cần cho một gia đình năm người trong một
tháng.
Ngày 1/7 vừa qua, Tổng thống Nicolás Maduro đã tăng mức lương tối thiểu
hàng tháng lần thứ ba trong năm nay, lên khoảng 250.000 bolivars (tiền
Venezuela) và người dân nhận được cả tiền mặt lẫn phiếu mua lương thực.
Với tình trạng đồng tiền mất giá như hiện nay, mức lương tối thiểu mới
cũng chỉ đủ mua khoảng 2,7 kg sữa bột hoặc 5 hộp trứng. Với tỷ giá ngoại
tệ ở Venezuela, tính ra thu nhập trung bình của người lao động ở đây
chỉ khoảng 33 USD/tháng, một khoảng cách khá xa so với mức 135 USD ở
Haiti và 250 USD ở nước láng giềng Colombia.
Chính phủ đã thiết lập mức giá trần cho một số lương thực cơ bản như mỳ
ống, gạo và bột mỳ. Nhưng thường người dân sẽ phải xếp hàng nhiều tiếng
đồng hồ để nhận đồ trợ cấp hàng tháng từ các quầy thực phẩm do chính phủ
dựng lên với số lượng chỉ đủ để một gia đình năm người ăn trong một
tuần.
Kể từ năm 2014, tỷ lệ gia đình Venezuela sống trong nghèo đói đã tăng từ
48% lên 82%. 52% gia đình sống trong cảnh cực kỳ nghèo và khoảng 31%
chỉ được ăn nhiều nhất 2 bữa/ ngày.
Romer Sarabia, 44 tuổi, bảo vệ tại một bệnh viện của chính phủ, cho
biết: “Thời ông Chávez, chúng tôi có cuộc sống tốt hơn”. Trong ngày nhận
lương, ông thường đưa cả gia đình ra ngoài ăn súp và đôi khi còn mua cả
kẹo cho lũ trẻ.
Cứ mỗi hai tuần, Sarabia tới một khu “chợ cóc” gần nhà và mua khoảng 1
kg đường, nửa cân sữa bột và hơn 4 kg gạo vỡ có mùi như thức ăn của chim
và thường chỉ dùng để cho gà ăn. Ông sẽ nấu gạo đó với xương hoặc thịt
vụn. Ba đứa con cùng vợ ông kiếm thêm cho bữa ăn bằng bất kỳ thứ gì mà
họ có thể trồng ở cánh đồng bên cạnh nhà, chủ yếu là cây mã đề, cây
yucca và xoài.
“Điều gì sẽ xảy ra với chúng tôi nếu gia đình tôi vẫn phải tiếp tục sống như thế nào thêm một năm nữa?”, ông Sarabia nhìn vợ và cười một cách yếu ớt.
Về phần Rangel, công nhân trong nhà máy mỹ phẩm, vẫn tự coi mình là
người may mắn bởi bà có thể chia sẻ gánh nặng gia đình với ba cậu con
trai. Nhưng mặc dù trong nhà có bốn người lớn đi làm kiếm được mức lương
tối thiểu thì tủ lạnh nhà họ vẫn gần như lúc nào cũng trống rỗng.
Gia đình bà Rangel đã loại thịt bò, thịt gà, salad và hoa quả khỏi thực
đơn hàng ngày. Thay vào đó, bà Rangel và ba con trai ăn gạo, đậu, yacca,
lá mã đề, cá sardine và thỉnh thoảng mới ăn trứng. “Trước đây, chúng
tôi còn uống nước hoa quả trong bữa ăn. Tôi rất nhớ món đó. Và cả socola
nữa. Bây giờ tôi thậm chí còn không thể mua được một cốc cà phê trên
đường đi làm nữa”, bà nói.
Ở khu nhà của bà Rangel, không quá khó để nhìn thấy những người như
Rainer Figueroa, 30 tuổi với đôi mắt lờ đờ vì giảm cân quá nhiều trong
thời gian ngắn. Figueroa đã giảm 11 kg trong 6 tháng qua, anh cho biết
bởi mức lương tối thiểu chỉ đủ cho anh ăn một lượng đồ ăn rất ít hai lần
trong ngày, số còn lại là để dành cho vợ và ba đứa con của anh.
Chỉ mới ba năm trước, gia đình Figueroa có thể đi tới khu trung tâm
thương mại gần đó để ăn một bữa ăn nhanh nhân ngày của Mẹ hay ngày của
Cha. Và họ cũng có đủ tiên để bắt xe bus tới các công viên công cộng vào
ngày cuối tuần.
Figueroa làm việc tại một nhà máy sản xuất bỉm nhưng hiện đã ngừng sản
xuất mặt hàng này. Với việc thiếu các nguyên liệu thô và cắt giảm nhập
khẩu, rất nhiều nhà máy ở Venezuela chỉ hoạt động với nửa công suất hoặc
ít hơn.
Theo dữ liệu của công ty độc lập Ecoanalítica, trong ba năm qua, nền
kinh tế Venezuela đã thu nhỏ 24,5%, riêng trong năm 2016 đã giảm tới
11%. Asdrúbal Oliveros, giám đốc Ecoanalítica nhận định: “Tăng lương
càng làm cho mọi việc tồi tệ hơn bởi nếu như không chú trọng đến năng
suất thì chỉ càng khiến lạm phát tăng cao mà thôi. Năm nay, sức tiêu
dùng của người dân sẽ có thể giảm tới 40%”.
Hàng ngày, bà Rangel dậy từ 4h sáng để bắt hai chuyến xe bus tới nhà
máy. 2h chiều, bà trở về nhà nhưng cũng không làm gì nhiều, cũng không
tụ tập bạn bè hay sang nhà hàng xóm ăn uống, nhảy múa như mọi khi.
“Tôi không còn nấu nướng khi đi làm về như mọi khi bởi không có đủ
lương thực mà làm. Tôi cũng không còn thích gặp gỡ bạn bè nữa bởi rồi
chúng tôi sẽ nói đến những thứ mà bây giờ mình không thể có được. Tôi
chỉ xem ti vi, tôi thích xem chương trình của nhà Kardashians, bởi tôi
có thể thấy những người có mọi thứ sống ra sao. Và trong một khoảnh khắc
tôi sẽ quên đi cuộc sống hiện tại của bản thân”, bà tâm sự.
(Infonet)