Di Sản Hồ Chí Minh
Biển Đông Sẽ Dậy Sóng với Sự Can Thiệp của các Cường Quốc - Phạm Gia Đại
Giàn khoan HD-981 của Trung Cộng cắm sâu vào lãnh hải của Việt Nam đã trên hai tháng và từ đó đã khơi dậy trong lòng dân tộc Việt Nam mối thù truyền kiếp đối với kẻ thù phương Bắc luôn có tham vọng thôn tính
Giàn khoan HD-981 của Trung Cộng cắm sâu vào lãnh hải của Việt Nam đã trên hai tháng và từ đó đã khơi dậy trong lòng dân tộc Việt Nam mối thù truyền kiếp đối với kẻ thù phương Bắc luôn có tham vọng thôn tính và đồng hóa giòng giống Lạc Hồng ở phương Nam. Trong lịch sử bốn ngàn năm của nước Việt, các triều đại nhà Hán, Tống, Minh, Nguyên Mông, Thanh, v.v.. đã bao lần xua quân xuống đánh phá xâm lấn bờ cõi phương Nam, nhưng tổ tiên chúng ta đã đánh bại và phá tan các cuộc xâm lăng hay lật đổ các chế độ cai trị hà khắc của người Tầu phương Bắc.
Lợi dụng sự lệ thuộc và tiếp tay của chế độ Cộng Sản tại Hà Nội, Trung Cộng đã xâm nhập vào các vùng có vị trí quan trọng về chiến lược và kinh tế trên đất liền của Việt Nam. Bước thứ nhì của họ là xâm lấn vào lãnh hải của Việt Nam; một phần để thực thi chiến lược của họ tại Biển Đông với vùng biển Lưỡi Bò mà Trung Cộng tự vẽ ra, tự công nhận, bất chấp làn sóng phản đối của các nước trong vùng. Trong dự trù và nếu biển êm sóng lặng thì trong sáu tháng cuối năm 2014, Trung Cộng sẽ thả xuống tổng cộng 24 giàn khoan vào Biển Đông. Nhưng nếu bị chống đối mạnh mẽ từ các nước liên hệ trong vùng như Việt Nam Cộng Sản, Nhật Bản, Phi Luật tân, Nam Dương, Mã Lai, hoặc xa hơn chút nữa là Hoa Kỳ, thì Trung Cộng sẽ phải xét lại toàn bộ chiến lược này của họ tại Biển Đông, hoặc sẽ phải hủy bỏ ý định ấy.
Chúng ta hãy thử nhìn vào phản ứng của các nước liên hệ. Trước hết phía Cộng Sản Việt Nam (CSVN) chỉ phản đối cho có hình thức vì cái thế và cái lực của Hà Nội buộc họ phải qùy gối trước Bắc Kinh để giữ lấy quyền lợi cho họ và cho đảng Cộng Sản của họ, dù có mất nước vào tay Trung Cộng. Trước làn sóng biểu tình rầm rộ khắp nơi của người Việt trong và ngoài nước, CSVN vẫn không thể thay đổi trong quan hệ “chủ tớ” đối với Trung Cộng được; vì nương theo Trung Cộng là con đường sống còn của đảng CSVN. Tuy nhiên, với các quốc gia láng giềng thì hoàn toàn khác hẳn. Từ đầu năm 2013, Phi Luật Tân đã đưa Trung Cộng ra tòa án quốc tế với một bản cáo trạng dầy hơn quyển tự điển Bách Khoa về các vi phạm của Trung Cộng về luật hàng hải và biển quốc tế; dựa theo bộ luật mới nhất vào năm 1982. Gần đây, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã lên tiếng yêu cầu Trung Cộng rút giàn khoan HD-981 này ra khỏi lãnh hải của Việt Nam làm cho Bắc Kinh vô cùng khó chịu. Nhưng chính các thay đổi quân sự mang tính chiến lược của các nước trong vùng đã làm Bắc Kinh rất quan tâm và lo sợ; bởi lẽ hơn ai hết Trung Cộng biết rằng tiềm năng về quân sự của họ vẫn còn rất thô sơ và yếu kém so với các cường quốc trên thế giới và chỉ có thể hù dọa CSVN mà thôi.
Gần đây, Tập Cận Bình chắc không ăn ngon ngủ yên khi Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe ra một tuyên bố vô cùng hệ trọng về sự thay đổi chiến lược quân sự của Nhật. Đó là từ năm 1945 khi thua trận trong Thế chiến Thứ Hai, Nhật Bản buộc phải nằm dưới ô dù che chở về quân sự của Hoa Kỳ và chỉ được duy trì đội quân Phòng Vệ mà thôi; đội quân này mang tính tự vệ và chỉ được hành quân ra ngoại vi không hơn 1000 dậm. Thế nhưng trong lời tuyên bố của Thủ Tướng Nhật Abe kể từ nay Nhật Bản sẽ có quân đội riêng của họ gọi là Quân Đội Hoàng Gia Nhật Bản, và đội quân này có quyền tham chiến ở bất cứ nơi nào trên thế giới, kể cả Biển Đông, để bảo vệ quyền lợi của Nhật và các đồng minh của Nhật. Một điểm làm Bắc Kinh thực sự lo ngại là các chiến hạm của Nhật Bản sẽ được trang bị vũ khí hạt nhân. Là người Tầu, Tập Cận Bình chắc sẽ không bao giờ quên được mối nhục khi Tầu bị Nhật Bản đô hộ, và không thể coi thường sức mạnh về quân sự của người Nhật. Bẩy thập niên qua, nước Nhật như con sư tử nằm yên ngủ và bây giờ con sư tử đó đang trỗi dậy làm thay đổi hẳn thế chiến lược tại vùng Đông Nam Á và tại Á Châu, hoàn toàn bất lợi cho Trung Cộng. Với kỹ thuật cực kỳ tối tân bây giờ thì các cỗ trọng pháo của Trung Cộng gắn trên các thiết giáp hạm bắn đi các đầu đạn mang chất nổ đã thành lạc hậu. Hải Quân Nhật sẽ được trang bị các cỗ trọng pháp bắn đi các đầu đạn bằng từ trường như vậy sẽ giảm nhẹ hẳn trọng tải cho chiến hạm vì chỉ riêng các thuốc nổ đã là một trọng lượng lớn nhất so với các bộ phận khác trên một chiến hạm. Các cỗ pháo bắn bằng từ trường này có thể bắn xa đến 500, 600 hải lý. Một điểm làm cho Bắc Kinh e ngại nữa là mấy năm trước đây CSVN đã ký kết với Nhật một thỏa hiệp chiến lược toàn diện quốc phòng, như vậy trên thực tế CSVN đã là một “đồng minh” về quân sự với Nhật và có thể Nhật sẽ đem quân đến Việt Nam để bảo vệ “đồng minh” này nếu Trung Cộng sử dụng vũ lực tại Biển Đông. Ngoài ra chúng ta không nên quên rằng Cộng Sản Việt Nam bây giờ là con nợ lớn nhất của Nhật và ngược lại Nhật là chủ nợ lớn của CSVN. Mới đầu năm 2014, Thủ Tướng Nhật Abe sang thăm Việt Nam, được tiếp đón long trọng và nhân dịp này Nhật đã cho Việt Nam vay thêm 500 triệu USD nữa để phát triển hạ tầng cơ sở. Các hãng thông tấn quốc tế gần đây loan tin Bắc Kinh phản đối kịch liệt việc Nhật Bản có quân đội riêng và thái độ không hài lòng vì quan hệ chặt chẽ giữa Nhật và Cộng Sản Việt Nam. Một điểm mà CSVN rất hài lòng với Nhật Bản là Nhật đã đứng đầu trong các nước viện trợ cho CSVN và khi viện trợ hay cho vay, Nhật không màng hay đặt nặng đến các vấn đề chính trị khác như về thể chế độc đảng của CSVN, về vi phạm nhân quyền, v.v..
Một khía cạnh khác mà Bắc Kinh đang lo sợ không chỉ là tiềm lực phong phú của Nhật về kinh tế có thể chuyển nhanh chóng các thiết bị dân sự qua quân sự ngay tức khắc, mà vì Hoa Kỳ đã cho phép Nhật Bản được bán các chiến cụ của đầu thế kỷ 21 cho các nước, kể cả CSVN. Một điều chúng ta nên ghi nhớ rằng hiện nay Nhật đang đứng đầu thế giới về những phát minh khoa học và quốc phòng. Những phát minh mới này về quốc phòng của Nhật Bản một khi được áp dụng vào quân sự sẽ là những sáng chế làm đảo lộn hệ thống vũ khí phòng vệ và tấn công trên đất liền, trên không và trên biển.
Những biến chuyển khác về quân sự của các nước trong vùng cũng làm cho Bắc Kinh lo ngại như Nam Dương đang hợp tác với Úc để tuần duyên và tuần thám một vùng biển chiến lược từ phía nam của Ấn Độ Dương qua Singapore, eo biển Malacca vào tới Biển Đông. Mỹ và Ấn cũng bắt tay nhau kiểm soát phía Bắc Ấn Độ Dương xuống eo biển Malacca nối sang Biển Đông.
Phi Luật Tân đã mở cửa từ hai tháng nay cho hải quân Hoa Kỳ vào trấn đóng tại hai căn cứ chiến lược của Phi là Subic và Clark, theo một hiệp ước đã được ký kết giữa Mỹ và Phi cho Mỹ trú đóng 10 năm tại hai căn cứ này. Ngoài ra việc chuyển quân Mỹ đến Phi cũng là hành động cảnh cáo Bắc Kinh rằng Biển Đông này không phải của một mình Trung Cộng, và Mỹ có thể sử dụng biện pháp quân sự nếu tình thế đòi hỏi. Ba sư đoàn TQLC Hoa Kỳ 3, 5, và 8, trong đó có sư đoàn 3 là sư đoàn trú đóng tại Đà Nẵng và đã tham chiến tại Việt Nam trước kia, đã đổ bộ lên 5 căn cứ quân sự tiếp liệu của Mỹ trên hai hòn đảo Mindanao và Palawan. Đối với cách dụng quân của Mỹ, nơi nào cam go thử thách nguy hiểm nhất của chiến trường là nơi đó có mặt của TQLC Hoa Kỳ, binh chủng vẫn thường được gọi là “Cổ Da: Leatherneck”.
Liệu Trung Cộng còn giữ ý định sẽ thả vào Biển Đông 24 giàn khoan nữa từ nay cho đến cuối năm? Liệu vùng biển Lưỡi Bò Chín Đoạn do Trung Cộng tự vẽ ra và tự công nhận còn tồn tại được bao lâu? Với sự bố trí lại lực lượng quân sự của Hoa Kỳ và các nước trong vùng nhất là sự ra đời của Quân Đội Hoàng Gia Nhật Bản, Trung Cộng có còn dám diệu võ giương oai coi Trời bằng vung tại Biển Đông nữa hay không? Chúng ta hãy chờ xem.
(Trích bản tin của TXL)
VHP chuyển
Giàn khoan HD-981 của Trung Cộng cắm sâu vào lãnh hải của Việt Nam đã trên hai tháng và từ đó đã khơi dậy trong lòng dân tộc Việt Nam mối thù truyền kiếp đối với kẻ thù phương Bắc luôn có tham vọng thôn tính và đồng hóa giòng giống Lạc Hồng ở phương Nam. Trong lịch sử bốn ngàn năm của nước Việt, các triều đại nhà Hán, Tống, Minh, Nguyên Mông, Thanh, v.v.. đã bao lần xua quân xuống đánh phá xâm lấn bờ cõi phương Nam, nhưng tổ tiên chúng ta đã đánh bại và phá tan các cuộc xâm lăng hay lật đổ các chế độ cai trị hà khắc của người Tầu phương Bắc.
Lợi dụng sự lệ thuộc và tiếp tay của chế độ Cộng Sản tại Hà Nội, Trung Cộng đã xâm nhập vào các vùng có vị trí quan trọng về chiến lược và kinh tế trên đất liền của Việt Nam. Bước thứ nhì của họ là xâm lấn vào lãnh hải của Việt Nam; một phần để thực thi chiến lược của họ tại Biển Đông với vùng biển Lưỡi Bò mà Trung Cộng tự vẽ ra, tự công nhận, bất chấp làn sóng phản đối của các nước trong vùng. Trong dự trù và nếu biển êm sóng lặng thì trong sáu tháng cuối năm 2014, Trung Cộng sẽ thả xuống tổng cộng 24 giàn khoan vào Biển Đông. Nhưng nếu bị chống đối mạnh mẽ từ các nước liên hệ trong vùng như Việt Nam Cộng Sản, Nhật Bản, Phi Luật tân, Nam Dương, Mã Lai, hoặc xa hơn chút nữa là Hoa Kỳ, thì Trung Cộng sẽ phải xét lại toàn bộ chiến lược này của họ tại Biển Đông, hoặc sẽ phải hủy bỏ ý định ấy.
Chúng ta hãy thử nhìn vào phản ứng của các nước liên hệ. Trước hết phía Cộng Sản Việt Nam (CSVN) chỉ phản đối cho có hình thức vì cái thế và cái lực của Hà Nội buộc họ phải qùy gối trước Bắc Kinh để giữ lấy quyền lợi cho họ và cho đảng Cộng Sản của họ, dù có mất nước vào tay Trung Cộng. Trước làn sóng biểu tình rầm rộ khắp nơi của người Việt trong và ngoài nước, CSVN vẫn không thể thay đổi trong quan hệ “chủ tớ” đối với Trung Cộng được; vì nương theo Trung Cộng là con đường sống còn của đảng CSVN. Tuy nhiên, với các quốc gia láng giềng thì hoàn toàn khác hẳn. Từ đầu năm 2013, Phi Luật Tân đã đưa Trung Cộng ra tòa án quốc tế với một bản cáo trạng dầy hơn quyển tự điển Bách Khoa về các vi phạm của Trung Cộng về luật hàng hải và biển quốc tế; dựa theo bộ luật mới nhất vào năm 1982. Gần đây, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã lên tiếng yêu cầu Trung Cộng rút giàn khoan HD-981 này ra khỏi lãnh hải của Việt Nam làm cho Bắc Kinh vô cùng khó chịu. Nhưng chính các thay đổi quân sự mang tính chiến lược của các nước trong vùng đã làm Bắc Kinh rất quan tâm và lo sợ; bởi lẽ hơn ai hết Trung Cộng biết rằng tiềm năng về quân sự của họ vẫn còn rất thô sơ và yếu kém so với các cường quốc trên thế giới và chỉ có thể hù dọa CSVN mà thôi.
Gần đây, Tập Cận Bình chắc không ăn ngon ngủ yên khi Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe ra một tuyên bố vô cùng hệ trọng về sự thay đổi chiến lược quân sự của Nhật. Đó là từ năm 1945 khi thua trận trong Thế chiến Thứ Hai, Nhật Bản buộc phải nằm dưới ô dù che chở về quân sự của Hoa Kỳ và chỉ được duy trì đội quân Phòng Vệ mà thôi; đội quân này mang tính tự vệ và chỉ được hành quân ra ngoại vi không hơn 1000 dậm. Thế nhưng trong lời tuyên bố của Thủ Tướng Nhật Abe kể từ nay Nhật Bản sẽ có quân đội riêng của họ gọi là Quân Đội Hoàng Gia Nhật Bản, và đội quân này có quyền tham chiến ở bất cứ nơi nào trên thế giới, kể cả Biển Đông, để bảo vệ quyền lợi của Nhật và các đồng minh của Nhật. Một điểm làm Bắc Kinh thực sự lo ngại là các chiến hạm của Nhật Bản sẽ được trang bị vũ khí hạt nhân. Là người Tầu, Tập Cận Bình chắc sẽ không bao giờ quên được mối nhục khi Tầu bị Nhật Bản đô hộ, và không thể coi thường sức mạnh về quân sự của người Nhật. Bẩy thập niên qua, nước Nhật như con sư tử nằm yên ngủ và bây giờ con sư tử đó đang trỗi dậy làm thay đổi hẳn thế chiến lược tại vùng Đông Nam Á và tại Á Châu, hoàn toàn bất lợi cho Trung Cộng. Với kỹ thuật cực kỳ tối tân bây giờ thì các cỗ trọng pháo của Trung Cộng gắn trên các thiết giáp hạm bắn đi các đầu đạn mang chất nổ đã thành lạc hậu. Hải Quân Nhật sẽ được trang bị các cỗ trọng pháp bắn đi các đầu đạn bằng từ trường như vậy sẽ giảm nhẹ hẳn trọng tải cho chiến hạm vì chỉ riêng các thuốc nổ đã là một trọng lượng lớn nhất so với các bộ phận khác trên một chiến hạm. Các cỗ pháo bắn bằng từ trường này có thể bắn xa đến 500, 600 hải lý. Một điểm làm cho Bắc Kinh e ngại nữa là mấy năm trước đây CSVN đã ký kết với Nhật một thỏa hiệp chiến lược toàn diện quốc phòng, như vậy trên thực tế CSVN đã là một “đồng minh” về quân sự với Nhật và có thể Nhật sẽ đem quân đến Việt Nam để bảo vệ “đồng minh” này nếu Trung Cộng sử dụng vũ lực tại Biển Đông. Ngoài ra chúng ta không nên quên rằng Cộng Sản Việt Nam bây giờ là con nợ lớn nhất của Nhật và ngược lại Nhật là chủ nợ lớn của CSVN. Mới đầu năm 2014, Thủ Tướng Nhật Abe sang thăm Việt Nam, được tiếp đón long trọng và nhân dịp này Nhật đã cho Việt Nam vay thêm 500 triệu USD nữa để phát triển hạ tầng cơ sở. Các hãng thông tấn quốc tế gần đây loan tin Bắc Kinh phản đối kịch liệt việc Nhật Bản có quân đội riêng và thái độ không hài lòng vì quan hệ chặt chẽ giữa Nhật và Cộng Sản Việt Nam. Một điểm mà CSVN rất hài lòng với Nhật Bản là Nhật đã đứng đầu trong các nước viện trợ cho CSVN và khi viện trợ hay cho vay, Nhật không màng hay đặt nặng đến các vấn đề chính trị khác như về thể chế độc đảng của CSVN, về vi phạm nhân quyền, v.v..
Một khía cạnh khác mà Bắc Kinh đang lo sợ không chỉ là tiềm lực phong phú của Nhật về kinh tế có thể chuyển nhanh chóng các thiết bị dân sự qua quân sự ngay tức khắc, mà vì Hoa Kỳ đã cho phép Nhật Bản được bán các chiến cụ của đầu thế kỷ 21 cho các nước, kể cả CSVN. Một điều chúng ta nên ghi nhớ rằng hiện nay Nhật đang đứng đầu thế giới về những phát minh khoa học và quốc phòng. Những phát minh mới này về quốc phòng của Nhật Bản một khi được áp dụng vào quân sự sẽ là những sáng chế làm đảo lộn hệ thống vũ khí phòng vệ và tấn công trên đất liền, trên không và trên biển.
Những biến chuyển khác về quân sự của các nước trong vùng cũng làm cho Bắc Kinh lo ngại như Nam Dương đang hợp tác với Úc để tuần duyên và tuần thám một vùng biển chiến lược từ phía nam của Ấn Độ Dương qua Singapore, eo biển Malacca vào tới Biển Đông. Mỹ và Ấn cũng bắt tay nhau kiểm soát phía Bắc Ấn Độ Dương xuống eo biển Malacca nối sang Biển Đông.
Phi Luật Tân đã mở cửa từ hai tháng nay cho hải quân Hoa Kỳ vào trấn đóng tại hai căn cứ chiến lược của Phi là Subic và Clark, theo một hiệp ước đã được ký kết giữa Mỹ và Phi cho Mỹ trú đóng 10 năm tại hai căn cứ này. Ngoài ra việc chuyển quân Mỹ đến Phi cũng là hành động cảnh cáo Bắc Kinh rằng Biển Đông này không phải của một mình Trung Cộng, và Mỹ có thể sử dụng biện pháp quân sự nếu tình thế đòi hỏi. Ba sư đoàn TQLC Hoa Kỳ 3, 5, và 8, trong đó có sư đoàn 3 là sư đoàn trú đóng tại Đà Nẵng và đã tham chiến tại Việt Nam trước kia, đã đổ bộ lên 5 căn cứ quân sự tiếp liệu của Mỹ trên hai hòn đảo Mindanao và Palawan. Đối với cách dụng quân của Mỹ, nơi nào cam go thử thách nguy hiểm nhất của chiến trường là nơi đó có mặt của TQLC Hoa Kỳ, binh chủng vẫn thường được gọi là “Cổ Da: Leatherneck”.
Liệu Trung Cộng còn giữ ý định sẽ thả vào Biển Đông 24 giàn khoan nữa từ nay cho đến cuối năm? Liệu vùng biển Lưỡi Bò Chín Đoạn do Trung Cộng tự vẽ ra và tự công nhận còn tồn tại được bao lâu? Với sự bố trí lại lực lượng quân sự của Hoa Kỳ và các nước trong vùng nhất là sự ra đời của Quân Đội Hoàng Gia Nhật Bản, Trung Cộng có còn dám diệu võ giương oai coi Trời bằng vung tại Biển Đông nữa hay không? Chúng ta hãy chờ xem.
(Trích bản tin của TXL)
VHP chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Biển Đông Sẽ Dậy Sóng với Sự Can Thiệp của các Cường Quốc - Phạm Gia Đại
Giàn khoan HD-981 của Trung Cộng cắm sâu vào lãnh hải của Việt Nam đã trên hai tháng và từ đó đã khơi dậy trong lòng dân tộc Việt Nam mối thù truyền kiếp đối với kẻ thù phương Bắc luôn có tham vọng thôn tính
Giàn khoan HD-981 của Trung Cộng cắm sâu vào lãnh hải của Việt Nam đã trên hai tháng và từ đó đã khơi dậy trong lòng dân tộc Việt Nam mối thù truyền kiếp đối với kẻ thù phương Bắc luôn có tham vọng thôn tính và đồng hóa giòng giống Lạc Hồng ở phương Nam. Trong lịch sử bốn ngàn năm của nước Việt, các triều đại nhà Hán, Tống, Minh, Nguyên Mông, Thanh, v.v.. đã bao lần xua quân xuống đánh phá xâm lấn bờ cõi phương Nam, nhưng tổ tiên chúng ta đã đánh bại và phá tan các cuộc xâm lăng hay lật đổ các chế độ cai trị hà khắc của người Tầu phương Bắc.
Lợi dụng sự lệ thuộc và tiếp tay của chế độ Cộng Sản tại Hà Nội, Trung Cộng đã xâm nhập vào các vùng có vị trí quan trọng về chiến lược và kinh tế trên đất liền của Việt Nam. Bước thứ nhì của họ là xâm lấn vào lãnh hải của Việt Nam; một phần để thực thi chiến lược của họ tại Biển Đông với vùng biển Lưỡi Bò mà Trung Cộng tự vẽ ra, tự công nhận, bất chấp làn sóng phản đối của các nước trong vùng. Trong dự trù và nếu biển êm sóng lặng thì trong sáu tháng cuối năm 2014, Trung Cộng sẽ thả xuống tổng cộng 24 giàn khoan vào Biển Đông. Nhưng nếu bị chống đối mạnh mẽ từ các nước liên hệ trong vùng như Việt Nam Cộng Sản, Nhật Bản, Phi Luật tân, Nam Dương, Mã Lai, hoặc xa hơn chút nữa là Hoa Kỳ, thì Trung Cộng sẽ phải xét lại toàn bộ chiến lược này của họ tại Biển Đông, hoặc sẽ phải hủy bỏ ý định ấy.
Chúng ta hãy thử nhìn vào phản ứng của các nước liên hệ. Trước hết phía Cộng Sản Việt Nam (CSVN) chỉ phản đối cho có hình thức vì cái thế và cái lực của Hà Nội buộc họ phải qùy gối trước Bắc Kinh để giữ lấy quyền lợi cho họ và cho đảng Cộng Sản của họ, dù có mất nước vào tay Trung Cộng. Trước làn sóng biểu tình rầm rộ khắp nơi của người Việt trong và ngoài nước, CSVN vẫn không thể thay đổi trong quan hệ “chủ tớ” đối với Trung Cộng được; vì nương theo Trung Cộng là con đường sống còn của đảng CSVN. Tuy nhiên, với các quốc gia láng giềng thì hoàn toàn khác hẳn. Từ đầu năm 2013, Phi Luật Tân đã đưa Trung Cộng ra tòa án quốc tế với một bản cáo trạng dầy hơn quyển tự điển Bách Khoa về các vi phạm của Trung Cộng về luật hàng hải và biển quốc tế; dựa theo bộ luật mới nhất vào năm 1982. Gần đây, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã lên tiếng yêu cầu Trung Cộng rút giàn khoan HD-981 này ra khỏi lãnh hải của Việt Nam làm cho Bắc Kinh vô cùng khó chịu. Nhưng chính các thay đổi quân sự mang tính chiến lược của các nước trong vùng đã làm Bắc Kinh rất quan tâm và lo sợ; bởi lẽ hơn ai hết Trung Cộng biết rằng tiềm năng về quân sự của họ vẫn còn rất thô sơ và yếu kém so với các cường quốc trên thế giới và chỉ có thể hù dọa CSVN mà thôi.
Gần đây, Tập Cận Bình chắc không ăn ngon ngủ yên khi Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe ra một tuyên bố vô cùng hệ trọng về sự thay đổi chiến lược quân sự của Nhật. Đó là từ năm 1945 khi thua trận trong Thế chiến Thứ Hai, Nhật Bản buộc phải nằm dưới ô dù che chở về quân sự của Hoa Kỳ và chỉ được duy trì đội quân Phòng Vệ mà thôi; đội quân này mang tính tự vệ và chỉ được hành quân ra ngoại vi không hơn 1000 dậm. Thế nhưng trong lời tuyên bố của Thủ Tướng Nhật Abe kể từ nay Nhật Bản sẽ có quân đội riêng của họ gọi là Quân Đội Hoàng Gia Nhật Bản, và đội quân này có quyền tham chiến ở bất cứ nơi nào trên thế giới, kể cả Biển Đông, để bảo vệ quyền lợi của Nhật và các đồng minh của Nhật. Một điểm làm Bắc Kinh thực sự lo ngại là các chiến hạm của Nhật Bản sẽ được trang bị vũ khí hạt nhân. Là người Tầu, Tập Cận Bình chắc sẽ không bao giờ quên được mối nhục khi Tầu bị Nhật Bản đô hộ, và không thể coi thường sức mạnh về quân sự của người Nhật. Bẩy thập niên qua, nước Nhật như con sư tử nằm yên ngủ và bây giờ con sư tử đó đang trỗi dậy làm thay đổi hẳn thế chiến lược tại vùng Đông Nam Á và tại Á Châu, hoàn toàn bất lợi cho Trung Cộng. Với kỹ thuật cực kỳ tối tân bây giờ thì các cỗ trọng pháo của Trung Cộng gắn trên các thiết giáp hạm bắn đi các đầu đạn mang chất nổ đã thành lạc hậu. Hải Quân Nhật sẽ được trang bị các cỗ trọng pháp bắn đi các đầu đạn bằng từ trường như vậy sẽ giảm nhẹ hẳn trọng tải cho chiến hạm vì chỉ riêng các thuốc nổ đã là một trọng lượng lớn nhất so với các bộ phận khác trên một chiến hạm. Các cỗ pháo bắn bằng từ trường này có thể bắn xa đến 500, 600 hải lý. Một điểm làm cho Bắc Kinh e ngại nữa là mấy năm trước đây CSVN đã ký kết với Nhật một thỏa hiệp chiến lược toàn diện quốc phòng, như vậy trên thực tế CSVN đã là một “đồng minh” về quân sự với Nhật và có thể Nhật sẽ đem quân đến Việt Nam để bảo vệ “đồng minh” này nếu Trung Cộng sử dụng vũ lực tại Biển Đông. Ngoài ra chúng ta không nên quên rằng Cộng Sản Việt Nam bây giờ là con nợ lớn nhất của Nhật và ngược lại Nhật là chủ nợ lớn của CSVN. Mới đầu năm 2014, Thủ Tướng Nhật Abe sang thăm Việt Nam, được tiếp đón long trọng và nhân dịp này Nhật đã cho Việt Nam vay thêm 500 triệu USD nữa để phát triển hạ tầng cơ sở. Các hãng thông tấn quốc tế gần đây loan tin Bắc Kinh phản đối kịch liệt việc Nhật Bản có quân đội riêng và thái độ không hài lòng vì quan hệ chặt chẽ giữa Nhật và Cộng Sản Việt Nam. Một điểm mà CSVN rất hài lòng với Nhật Bản là Nhật đã đứng đầu trong các nước viện trợ cho CSVN và khi viện trợ hay cho vay, Nhật không màng hay đặt nặng đến các vấn đề chính trị khác như về thể chế độc đảng của CSVN, về vi phạm nhân quyền, v.v..
Một khía cạnh khác mà Bắc Kinh đang lo sợ không chỉ là tiềm lực phong phú của Nhật về kinh tế có thể chuyển nhanh chóng các thiết bị dân sự qua quân sự ngay tức khắc, mà vì Hoa Kỳ đã cho phép Nhật Bản được bán các chiến cụ của đầu thế kỷ 21 cho các nước, kể cả CSVN. Một điều chúng ta nên ghi nhớ rằng hiện nay Nhật đang đứng đầu thế giới về những phát minh khoa học và quốc phòng. Những phát minh mới này về quốc phòng của Nhật Bản một khi được áp dụng vào quân sự sẽ là những sáng chế làm đảo lộn hệ thống vũ khí phòng vệ và tấn công trên đất liền, trên không và trên biển.
Những biến chuyển khác về quân sự của các nước trong vùng cũng làm cho Bắc Kinh lo ngại như Nam Dương đang hợp tác với Úc để tuần duyên và tuần thám một vùng biển chiến lược từ phía nam của Ấn Độ Dương qua Singapore, eo biển Malacca vào tới Biển Đông. Mỹ và Ấn cũng bắt tay nhau kiểm soát phía Bắc Ấn Độ Dương xuống eo biển Malacca nối sang Biển Đông.
Phi Luật Tân đã mở cửa từ hai tháng nay cho hải quân Hoa Kỳ vào trấn đóng tại hai căn cứ chiến lược của Phi là Subic và Clark, theo một hiệp ước đã được ký kết giữa Mỹ và Phi cho Mỹ trú đóng 10 năm tại hai căn cứ này. Ngoài ra việc chuyển quân Mỹ đến Phi cũng là hành động cảnh cáo Bắc Kinh rằng Biển Đông này không phải của một mình Trung Cộng, và Mỹ có thể sử dụng biện pháp quân sự nếu tình thế đòi hỏi. Ba sư đoàn TQLC Hoa Kỳ 3, 5, và 8, trong đó có sư đoàn 3 là sư đoàn trú đóng tại Đà Nẵng và đã tham chiến tại Việt Nam trước kia, đã đổ bộ lên 5 căn cứ quân sự tiếp liệu của Mỹ trên hai hòn đảo Mindanao và Palawan. Đối với cách dụng quân của Mỹ, nơi nào cam go thử thách nguy hiểm nhất của chiến trường là nơi đó có mặt của TQLC Hoa Kỳ, binh chủng vẫn thường được gọi là “Cổ Da: Leatherneck”.
Liệu Trung Cộng còn giữ ý định sẽ thả vào Biển Đông 24 giàn khoan nữa từ nay cho đến cuối năm? Liệu vùng biển Lưỡi Bò Chín Đoạn do Trung Cộng tự vẽ ra và tự công nhận còn tồn tại được bao lâu? Với sự bố trí lại lực lượng quân sự của Hoa Kỳ và các nước trong vùng nhất là sự ra đời của Quân Đội Hoàng Gia Nhật Bản, Trung Cộng có còn dám diệu võ giương oai coi Trời bằng vung tại Biển Đông nữa hay không? Chúng ta hãy chờ xem.
(Trích bản tin của TXL)
VHP chuyển