Xe cán chó
Biến chuyển ở Nghĩa Trang Quân Đội VNCH cũ ở Biên Hòa?_ Vũ Ánh
Đề tài liên quan đến Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, nơi an nghỉ của trên 16,000 tử sĩ VNCH từ tướng lãnh cho đến anh binh nhì. Biến cố chính trị và quân sự 30-4-1975 đã khiến khu nghĩa trang của những người lính VNCH đã nằm xuống trở thành một nơi để những người thắng trận trút những thù hận bằng những biện pháp ngăn cản thân nhân những tử sĩ ở phía thua trận đến chăm sóc mộ phần cho người thân. Ngoài chuyện bức tượng Tiếc Thương bị kéo đổ, nhiều ngôi mộ ở trong nghĩa trang đã bị phá hoặc bị viết bậy.
Cho đến năm 2007, khi Thượng Nghị Sĩ Jim Webb của đảng Dân Chủ tiểu bang Virginia, thành viên trong Ủy Ban Ngoại Giao và Quân Vụ Thượng Viện, một người có vợ người Việt Nam là bà Hồng Lê Webb sang thăm Việt Nam vào năm 2007 và đã bí mật vào thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, thì khu nghĩa trang này vẫn là hình ảnh đối nghịch với nghĩa trang liệt sĩ của bên thắng trận, một khu nghĩa trang được Tổng Lãnh Sư Mỹ tại Saigon lúc đó là Kenneth Fairfax mộ tả là được bảo toàn đẹp đẽ. (Ông Fairfax dùng chữ “immaculate” = sạch, không một vết bẩn). Những chuyện này sẽ không có ai được biết nếu các công điện ngoại giao của Mỹ không bị mạng WikiLeaks “chộp” được.
Trước đó vào năm 2006, Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định lấy khu vực này ra khỏi quyền cai quản của Quân Khu 7 để chuyển cho chính quyền địa phương đổi lại thành nghĩa trang Bình An. Và vì thế, công điện ngoại giao bị WikiLeaks tiết lộ viết, xin trích: “Nhiều gia đình vào được để sửa sang những ngôi mộ bị hư hỏng”. Nhờ vậy, khi Thượng Nghị Sĩ Jim Webb tới viếng “nhiều bia mộ đã được chùi rửa, sửa sang hoặc xây lại”. Có cả những người mở cửa hàng trước nghĩa trang nhận dịch vụ sửa sang mộ cho những gia đình ở xa không tới thường xuyên được, hoặc giúp thân các tử sĩ tìm mộ. Tuy nhiên, ngoài những ngôi mộ được quan tâm sửa sang , phần còn lại thì vẫn bị haong phế. Tổng lãnh sự Fairfax mô tả:
“Một số mộ có bia trắng trong khi mộ khác chỉ là một gò đất với cục gạch làm dấu. Nhiều ngôi mộ có vẻ như chưa từng được đụng tới kể từ năm 1975. Những tượng đài đổ vỡ và nhà cầu đứng trụ ngay giữa nghĩa trang và đường đi chỉ là đất với sỏi... Bên ngoài nghĩa trang cũng không khá hơn, cửa tiệm và nhà dân lấn đất nghĩa trang, cột đá và cầu thang trước đâylà lối đi vào nghĩa trang thì nay bị cây cối, dây leo quấn hoàn toàn”.
Thời gian năm 2007, chuyến thăm nghĩa trang tử sĩ VNCH của Thượng Nghị Sĩ Jim Webb hoàn toàn bí mật và được mô tả là do “nguyện vọng cá nhân” và được chính quyền cho phép với điều kiện đây là chuyến đi “riêng tư” không có viên chức chính phủ nào đi theo. Thế nhưng, trong cuộc gặp Bí thư thành ủy Saigon Lê Thanh Hải và Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Lê Hoàng Quân, Thượng nghị sĩ Jim Webb có thảo luận và khuyến khích chính quyền Việt Nam giảng hòa với các cựu quân nhân VNCH.
Sáu năm sau, vào ngày 7-3-2013, Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Saigon, ông Lê Thành Ân mới chính thức viếng thăm khu nghĩa trang tử sĩ VNCH nay đổi thành Nghĩa Trang Bình An. Ông Ân là một người gốc Việt Nam, sang Hoa Kỳ từ năm 1965 lúc mới có 10 tuổi, và có lẽ ông là người gốc Việt Nam đầu tiên hiện đang nắm chức vụ cao trong ngành ngoại giao Hoa Kỳ. Cùng đi trong phái đoàn của Tổng Lãnh Sự Lê Thành Ân có ông Nguyễn Đạc Thành, Chủ Tịch Sáng Hội Việt Mỹ thành lập năm 2003 tại Hoa Kỳ danh xưng chính thức là Vietnamese American Foundation. Ông Thành là cựu thiếu tá Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Dù muốn hay không muốn thì đây cũng là một biến chuyển đáng chú ý trong mối liên hệ bang giao giữa chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam nói chung và đối với những hệ lụy của cuộc chiến kết thúc vào ngày 30-4-1975 nói riêng.
Sự xuất hiện của một Tổng Lãnh Sư Mỹ là người gốc Việt Nam bên cạnh một người vốn là cựu sĩ quan cấp tá của Quân Lực VNCH tại khu nghĩa trang của các tử sĩ VNCH trước đây được dư luận người Việt hải ngoại nhìn với nhiều cách nhìn khác nhau. Có người cho rằng sự xuất hiện của hai nhân vật nói trên tại một khu nghĩa trang Quân Đội VNCH cũ là một dấu hiệu lớp băng giá trong mối liên hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam do hồ sơ nhân quyền đang tan dần để Hoa Kỳ có thể đi sâu hơn bước nữa nhằm khai thông những bế tắc giữa Hà Nội và Washington từng bắt đầu từ giữa năm ngoái. Nhiều người khác thì lại cho rằng sự xuất hiện của ông Lê Thành Ân tại khu nghĩa trang quân đội cũ Biên Hòa chỉ là một cái cớ để những chính trị gia và hành pháp Hoa Kỳ làm ngơ vấn đề nhân quyền khác nghiêm trọng hơn tại Việt Nam ngõ hầu san bằng trở ngại trong việc bán vũ khí cho Hà Nội. Một số người vẫn còn bảo thủ không quên được hành động của phía thắng cuộc trong điều mà họ gọi là “làm nhục và hận thù với cả những người đã chết” để bảo rằng hành động của Tổng Lãnh Sự Lê Thành Ân và ông Nguyễn Đạc Thành là hòa giải với kẻ thù. Nhưng điều thực tế nhất trong những chuyện bất ngờ xảy ra tại khu nghĩa trang quân đội VNCH ở Biên Hòa nay đổi tên thành nghĩa trang Bình An khi Thứ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Sơn, một nhà ngoại giao đang lên của Việt Nam đến thắp nhang tại Đài Tử Sĩ cũ trong nghĩa trang và bên cạnh là ông Nguyễn Đạc Thành. Người ta phải giải thích hành động này của ông Nguyễn Thanh Sơn ra sao? Chúng ta có thể tưởng tượng từ một dự phóng: Nếu bên thắng trận là VNCH và cho rằng chúng ta là người quân tử, khi tiếng súng chấm dứt, ai về nhà nấy đề huề dắt con trâu ra đồng, cái nghĩa trang liệt sĩ ở Hà Nội cứ để nguyên không ai được phá đi, nhưng trên cái cổng ra vào vĩ đại đồng thời là cổng chào còn cái bảng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam với quốc huy còn ngôi sao vàng trên nền bảng đỏ chói thì liệu chúng ta để nguyên chăng hay cũng phải hạ cái bảng đó xuống và thay vào đó bằng cái bảng Nghĩa Trang X, Y, Z? Và nếu một ông thứ trưởng của nội các “Việt Nam Cộng Hòa Thống Nhất” đi cùng một ông cựu Thượng tá Quân Đội Nhân Dân đến thắp nhang ở các nghĩa trang này thì phải mô tả đó là hành động gì? Trong chính trị, trong các vận động tiến hành sự hàn gắn, cần lượng định một cách tương đối để đi đến một lợi ích chung.
Người Cộng sản Việt Nam đang cầm quyền, tập trung được quyền lực cho nên cá nhân, Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn sẽ chẳng dám làm như trên trừ phi có lệnh của thượng cấp ông ta. Với cấp bậc thiếu tá, lại là cựu tù cải tạo, Chủ tịch Sáng Hội Việt Mỹ (chứ không phải hội HO) nếu so ra chẳng là gì cả đối với chính quyền Việt Nam hiện nay, nhưng ông đã đưa được Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đến thắp nhang tại Nghĩa Trang Quân Đội VNCH cũ ở Biên Hòa lần đầu tiên trong 38 năm qua, theo tôi là người có khả năng thương thuyết đáng chú ý cho một lợi ích chung đấy chứ sao lại cáo buộc ông hòa giải với kẻ thù? Mà nếu có phải hòa giải không phải để mưu cầu lợi ích cho cá nhân hay gia đình mình mà cho lợi ích chung của gia đình thân nhân 16,000 tử sĩ VNCH ở khu nghĩa trang này thì có gì là tội vạ?
Tôi cũng là tù cải tạo sang định cư ở Hoa Kỳ năm 1992, nhưng tôi cũng còn nhiều đồng đội, anh em họ là tử sĩ nằm tại Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa. Tôi không biết ông Thành, nhưng đọc những bài phản bác về ông, tôi hiểu rằng những chi tiết người ta nêu ra không thể kiểm chứng được. Chuyện đó là thường ở xứ này. Khi người ta còn có thể gán cho nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là “chủ tịch một tòa án nhân dân” được thì họ có thừa khả năng đội mũ mặc áo Cộng sản cho bất cứ ai. Điều cần là ông Thành đang làm việc gì tại Việt Nam. Những người nằm xuống, những tử sĩ VNCH bây giờ đã ở một thế giới khác, thế giới bình an không hận thù rồi. Nhưng gia đình của họ mỗi lần khi vào thăm để tảo mộ cũng muốn một chút an ủi là nơi an nghỉ cuối cùng của chồng, con, hay cha mình được dễ dàng vào săn sóc, chăm nom đàng hoàng.
Tôi nói thẳng ra rằng tất cả những cựu quân nhân VNCH đã sang định cư tại Hoa Kỳ hay các nước khác đã làm gì được và làm được bao nhiêu để trả phần nào món nợ mà quí vị phải mang vác đối với những người lính của quí vị đã nằm xuống. Biết bao nhiêu tử sĩ trong nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa tử trận hay đã để một phần thân thể mình lại chiến trường vì tuân lệnh những sĩ quan chỉ huy như quí vị ra lệnh xung phong vào mục tiêu? Quí vị vào tù Cộng sản rồi may mắn hơn các gia đình tử sĩ VNCH là sang định cư ở Hoa Kỳ và nếu nằm xuống còn có một lá quốc kỳ bọc thi thể, còn được một chỗ yên nghỉ khang trang nơi nghĩa trang quân đội ở Peek Family. Còn những tử sĩ, những thương phế binh vốn là những người đã từng sát cánh trận mạc với quí nay tuổi đã cao lại bệnh tật đang lần lượt về dưới lòng đất mẹ. Họ nằm ở đâu? Nếu tìm ra được những câu trả lời thích đáng cho những vấn đề được đặt ra, tôi tin rằng đa số chúng ta cần có sự thông cảm và thông hiểu rằng tự ái, lập trường ngoài miệng, ôm lấy chữ sĩ diện hão, không làm, không đóng góp, không vận động chỉ giỏi chửi bới và đả kích chỉ làm thương tổn thêm gia đình những tử sĩ và thương phế binh VNCH ở trong nước cũng như ở hải ngoại. Cho nên khi mạnh miệng cáo buộc việc làm của ông Nguyễn Đạc Thành cần phải tự hỏi mình trước rằng công việc của ấy có làm hại ai không?
Nhìn những bức hình chụp mới được phổ biến nhân chuyến viếng thăm của Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Saigon, ông Lê Thành Ân, một số những người Việt Nam hiện đang định cư tại đây có mộ phần thân nhân là tử sĩ ở trong nghĩa trang Quân Đội VNCH cũ ở Biên Hòa đều xác nhận là khu nghĩa trang phần lớn đã được dọn dẹp sạch sẽ hơn thời gian họ về Việt Nam để tảo mộ và tu bổ cách đây vài năm. Một Việt kiều ở Chicago nói với điều kiện ẩn danh: “Không những ra vào nghĩa trang dễ hơn trước đây mà trong việc tu bổ, dựng lại bia mộ họ còn cho phép để cả hình nhà tôi mặc quân phục, cấp bậc cũ... Tôi chỉ nói về trường hợp tôi, không biết người khác ra sao...”.
Ngày 30-4 lại sắp tới. Tôi tin rằng những người Việt Nam ở Hoa Kỳ có người thân trong gia đình tử trận trong chiến tranh Việt Nam sẽ là những người đầu tiên nghĩ tới khu nghĩa trang đồ sộ của quân đội VNCH, có một Đài Tử Sĩ oai nghiêm và bức tượng “Tiếc Thương” của điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu mô tả cái dáng dấp bi tráng của một người lính tác chiến nhớ về đồng đội của mình đã nằm xuống trong trận chiến. Nhưng biến cố 30-4-1975 khiến tất cả mọi chuyện đều thay đổi. Khu yên nghỉ của 16,000 tử sĩ VNCH đã từng bị cấm đoán, từng là một nghĩa trang hoang phế tưởng như những đồng đội của chúng ta nằm xuống ở đấy sẽ chẳng bao giờ có được một nén nhang nữa. Nhưng ngày nay, những người ở hải ngoại trở về săn sóc mộ phần người thân trong nghĩa trang cho biết đã có nhiều thay đổi.
Không phải tự nhiên mà chính quyền Việt Nam cho phép TNS Jim Webb bí mật vào thăm nghĩa trang. Không phải tự nhiên và Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Saigon Lê Thành Ân chính thức đi thăm khu nghĩa trang vốn dĩ rất nhạy cảm trong vấn đề bang giao giữa Mỹ và Việt Nam. Và cũng chẳng phải tự nhiên mà nhà cầm quyền cho phép một cựu thiếu tá QL/VNCH từng ở tù cải tạo lại là chủ tịch một sáng hội thành lập ở Hoa Kỳ đi tháp tùng Tổng Lãnh Sự Mỹ. Nó phải có mục đích. Nhưng mục đích như thế nào thì chưa người nào có thể xác định một cách dứt khoát được. Chỉ có thể nói vào lúc này rằng dù Hoa Kỳ gởi gấm mục tiêu gì vào cuộc thăm Nghĩa Trang Quân Đội VNCH cũ ở Biên Hòa đi nữa thì đó cũng là một điều làm vơi bớt nỗi buồn và lo âu của những người dân Việt ở trong nước cũng như hải ngoại có thân nhân còn nằm dưới những ngôi mộ đang được tu bổ dần dần, ra vào khu nghĩa trang để tảo mộ thân nhân hay đồng đội cũng dễ dãi hơn. Bố mẹ, vợ con, anh chị em những tử sĩ VNCH còn đang phải sống dưới chế độ Cộng sản không biết đến bao giờ. Họ không thể làm gì khác hơn là chỉ mong sao cho nơi an nghỉ của những người thân của mình không còn là một khu cấm, không còn bị hủy hoại, đi lại dễ dàng để sửa sang tu bổ mộ phần và nhất là dần dần sao cho khu nghĩa trang sẽ không còn hoang phế như xưa. Công việc làm của ông Nguyễn Đạc Thành cũng phù hợp với nguyện vọng của những gia đình ở trong nước cũng như ở hải ngoại có thân nhân nằm tại khu nghĩa trang này, không ủng hộ thì thôi, cớ gì mà chỉ trích ông với những lời lẽ quá đáng, dao to búa lớn đến như thế?
Tác giả : Vũ Ánh/Sống Magazine
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Biến chuyển ở Nghĩa Trang Quân Đội VNCH cũ ở Biên Hòa?_ Vũ Ánh
Đề tài liên quan đến Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, nơi an nghỉ của trên 16,000 tử sĩ VNCH từ tướng lãnh cho đến anh binh nhì. Biến cố chính trị và quân sự 30-4-1975 đã khiến khu nghĩa trang của những người lính VNCH đã nằm xuống trở thành một nơi để những người thắng trận trút những thù hận bằng những biện pháp ngăn cản thân nhân những tử sĩ ở phía thua trận đến chăm sóc mộ phần cho người thân. Ngoài chuyện bức tượng Tiếc Thương bị kéo đổ, nhiều ngôi mộ ở trong nghĩa trang đã bị phá hoặc bị viết bậy.
Cho đến năm 2007, khi Thượng Nghị Sĩ Jim Webb của đảng Dân Chủ tiểu bang Virginia, thành viên trong Ủy Ban Ngoại Giao và Quân Vụ Thượng Viện, một người có vợ người Việt Nam là bà Hồng Lê Webb sang thăm Việt Nam vào năm 2007 và đã bí mật vào thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, thì khu nghĩa trang này vẫn là hình ảnh đối nghịch với nghĩa trang liệt sĩ của bên thắng trận, một khu nghĩa trang được Tổng Lãnh Sư Mỹ tại Saigon lúc đó là Kenneth Fairfax mộ tả là được bảo toàn đẹp đẽ. (Ông Fairfax dùng chữ “immaculate” = sạch, không một vết bẩn). Những chuyện này sẽ không có ai được biết nếu các công điện ngoại giao của Mỹ không bị mạng WikiLeaks “chộp” được.
Trước đó vào năm 2006, Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định lấy khu vực này ra khỏi quyền cai quản của Quân Khu 7 để chuyển cho chính quyền địa phương đổi lại thành nghĩa trang Bình An. Và vì thế, công điện ngoại giao bị WikiLeaks tiết lộ viết, xin trích: “Nhiều gia đình vào được để sửa sang những ngôi mộ bị hư hỏng”. Nhờ vậy, khi Thượng Nghị Sĩ Jim Webb tới viếng “nhiều bia mộ đã được chùi rửa, sửa sang hoặc xây lại”. Có cả những người mở cửa hàng trước nghĩa trang nhận dịch vụ sửa sang mộ cho những gia đình ở xa không tới thường xuyên được, hoặc giúp thân các tử sĩ tìm mộ. Tuy nhiên, ngoài những ngôi mộ được quan tâm sửa sang , phần còn lại thì vẫn bị haong phế. Tổng lãnh sự Fairfax mô tả:
“Một số mộ có bia trắng trong khi mộ khác chỉ là một gò đất với cục gạch làm dấu. Nhiều ngôi mộ có vẻ như chưa từng được đụng tới kể từ năm 1975. Những tượng đài đổ vỡ và nhà cầu đứng trụ ngay giữa nghĩa trang và đường đi chỉ là đất với sỏi... Bên ngoài nghĩa trang cũng không khá hơn, cửa tiệm và nhà dân lấn đất nghĩa trang, cột đá và cầu thang trước đâylà lối đi vào nghĩa trang thì nay bị cây cối, dây leo quấn hoàn toàn”.
Thời gian năm 2007, chuyến thăm nghĩa trang tử sĩ VNCH của Thượng Nghị Sĩ Jim Webb hoàn toàn bí mật và được mô tả là do “nguyện vọng cá nhân” và được chính quyền cho phép với điều kiện đây là chuyến đi “riêng tư” không có viên chức chính phủ nào đi theo. Thế nhưng, trong cuộc gặp Bí thư thành ủy Saigon Lê Thanh Hải và Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Lê Hoàng Quân, Thượng nghị sĩ Jim Webb có thảo luận và khuyến khích chính quyền Việt Nam giảng hòa với các cựu quân nhân VNCH.
Sáu năm sau, vào ngày 7-3-2013, Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Saigon, ông Lê Thành Ân mới chính thức viếng thăm khu nghĩa trang tử sĩ VNCH nay đổi thành Nghĩa Trang Bình An. Ông Ân là một người gốc Việt Nam, sang Hoa Kỳ từ năm 1965 lúc mới có 10 tuổi, và có lẽ ông là người gốc Việt Nam đầu tiên hiện đang nắm chức vụ cao trong ngành ngoại giao Hoa Kỳ. Cùng đi trong phái đoàn của Tổng Lãnh Sự Lê Thành Ân có ông Nguyễn Đạc Thành, Chủ Tịch Sáng Hội Việt Mỹ thành lập năm 2003 tại Hoa Kỳ danh xưng chính thức là Vietnamese American Foundation. Ông Thành là cựu thiếu tá Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Dù muốn hay không muốn thì đây cũng là một biến chuyển đáng chú ý trong mối liên hệ bang giao giữa chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam nói chung và đối với những hệ lụy của cuộc chiến kết thúc vào ngày 30-4-1975 nói riêng.
Sự xuất hiện của một Tổng Lãnh Sư Mỹ là người gốc Việt Nam bên cạnh một người vốn là cựu sĩ quan cấp tá của Quân Lực VNCH tại khu nghĩa trang của các tử sĩ VNCH trước đây được dư luận người Việt hải ngoại nhìn với nhiều cách nhìn khác nhau. Có người cho rằng sự xuất hiện của hai nhân vật nói trên tại một khu nghĩa trang Quân Đội VNCH cũ là một dấu hiệu lớp băng giá trong mối liên hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam do hồ sơ nhân quyền đang tan dần để Hoa Kỳ có thể đi sâu hơn bước nữa nhằm khai thông những bế tắc giữa Hà Nội và Washington từng bắt đầu từ giữa năm ngoái. Nhiều người khác thì lại cho rằng sự xuất hiện của ông Lê Thành Ân tại khu nghĩa trang quân đội cũ Biên Hòa chỉ là một cái cớ để những chính trị gia và hành pháp Hoa Kỳ làm ngơ vấn đề nhân quyền khác nghiêm trọng hơn tại Việt Nam ngõ hầu san bằng trở ngại trong việc bán vũ khí cho Hà Nội. Một số người vẫn còn bảo thủ không quên được hành động của phía thắng cuộc trong điều mà họ gọi là “làm nhục và hận thù với cả những người đã chết” để bảo rằng hành động của Tổng Lãnh Sự Lê Thành Ân và ông Nguyễn Đạc Thành là hòa giải với kẻ thù. Nhưng điều thực tế nhất trong những chuyện bất ngờ xảy ra tại khu nghĩa trang quân đội VNCH ở Biên Hòa nay đổi tên thành nghĩa trang Bình An khi Thứ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Sơn, một nhà ngoại giao đang lên của Việt Nam đến thắp nhang tại Đài Tử Sĩ cũ trong nghĩa trang và bên cạnh là ông Nguyễn Đạc Thành. Người ta phải giải thích hành động này của ông Nguyễn Thanh Sơn ra sao? Chúng ta có thể tưởng tượng từ một dự phóng: Nếu bên thắng trận là VNCH và cho rằng chúng ta là người quân tử, khi tiếng súng chấm dứt, ai về nhà nấy đề huề dắt con trâu ra đồng, cái nghĩa trang liệt sĩ ở Hà Nội cứ để nguyên không ai được phá đi, nhưng trên cái cổng ra vào vĩ đại đồng thời là cổng chào còn cái bảng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam với quốc huy còn ngôi sao vàng trên nền bảng đỏ chói thì liệu chúng ta để nguyên chăng hay cũng phải hạ cái bảng đó xuống và thay vào đó bằng cái bảng Nghĩa Trang X, Y, Z? Và nếu một ông thứ trưởng của nội các “Việt Nam Cộng Hòa Thống Nhất” đi cùng một ông cựu Thượng tá Quân Đội Nhân Dân đến thắp nhang ở các nghĩa trang này thì phải mô tả đó là hành động gì? Trong chính trị, trong các vận động tiến hành sự hàn gắn, cần lượng định một cách tương đối để đi đến một lợi ích chung.
Người Cộng sản Việt Nam đang cầm quyền, tập trung được quyền lực cho nên cá nhân, Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn sẽ chẳng dám làm như trên trừ phi có lệnh của thượng cấp ông ta. Với cấp bậc thiếu tá, lại là cựu tù cải tạo, Chủ tịch Sáng Hội Việt Mỹ (chứ không phải hội HO) nếu so ra chẳng là gì cả đối với chính quyền Việt Nam hiện nay, nhưng ông đã đưa được Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đến thắp nhang tại Nghĩa Trang Quân Đội VNCH cũ ở Biên Hòa lần đầu tiên trong 38 năm qua, theo tôi là người có khả năng thương thuyết đáng chú ý cho một lợi ích chung đấy chứ sao lại cáo buộc ông hòa giải với kẻ thù? Mà nếu có phải hòa giải không phải để mưu cầu lợi ích cho cá nhân hay gia đình mình mà cho lợi ích chung của gia đình thân nhân 16,000 tử sĩ VNCH ở khu nghĩa trang này thì có gì là tội vạ?
Tôi cũng là tù cải tạo sang định cư ở Hoa Kỳ năm 1992, nhưng tôi cũng còn nhiều đồng đội, anh em họ là tử sĩ nằm tại Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa. Tôi không biết ông Thành, nhưng đọc những bài phản bác về ông, tôi hiểu rằng những chi tiết người ta nêu ra không thể kiểm chứng được. Chuyện đó là thường ở xứ này. Khi người ta còn có thể gán cho nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là “chủ tịch một tòa án nhân dân” được thì họ có thừa khả năng đội mũ mặc áo Cộng sản cho bất cứ ai. Điều cần là ông Thành đang làm việc gì tại Việt Nam. Những người nằm xuống, những tử sĩ VNCH bây giờ đã ở một thế giới khác, thế giới bình an không hận thù rồi. Nhưng gia đình của họ mỗi lần khi vào thăm để tảo mộ cũng muốn một chút an ủi là nơi an nghỉ cuối cùng của chồng, con, hay cha mình được dễ dàng vào săn sóc, chăm nom đàng hoàng.
Tôi nói thẳng ra rằng tất cả những cựu quân nhân VNCH đã sang định cư tại Hoa Kỳ hay các nước khác đã làm gì được và làm được bao nhiêu để trả phần nào món nợ mà quí vị phải mang vác đối với những người lính của quí vị đã nằm xuống. Biết bao nhiêu tử sĩ trong nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa tử trận hay đã để một phần thân thể mình lại chiến trường vì tuân lệnh những sĩ quan chỉ huy như quí vị ra lệnh xung phong vào mục tiêu? Quí vị vào tù Cộng sản rồi may mắn hơn các gia đình tử sĩ VNCH là sang định cư ở Hoa Kỳ và nếu nằm xuống còn có một lá quốc kỳ bọc thi thể, còn được một chỗ yên nghỉ khang trang nơi nghĩa trang quân đội ở Peek Family. Còn những tử sĩ, những thương phế binh vốn là những người đã từng sát cánh trận mạc với quí nay tuổi đã cao lại bệnh tật đang lần lượt về dưới lòng đất mẹ. Họ nằm ở đâu? Nếu tìm ra được những câu trả lời thích đáng cho những vấn đề được đặt ra, tôi tin rằng đa số chúng ta cần có sự thông cảm và thông hiểu rằng tự ái, lập trường ngoài miệng, ôm lấy chữ sĩ diện hão, không làm, không đóng góp, không vận động chỉ giỏi chửi bới và đả kích chỉ làm thương tổn thêm gia đình những tử sĩ và thương phế binh VNCH ở trong nước cũng như ở hải ngoại. Cho nên khi mạnh miệng cáo buộc việc làm của ông Nguyễn Đạc Thành cần phải tự hỏi mình trước rằng công việc của ấy có làm hại ai không?
Nhìn những bức hình chụp mới được phổ biến nhân chuyến viếng thăm của Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Saigon, ông Lê Thành Ân, một số những người Việt Nam hiện đang định cư tại đây có mộ phần thân nhân là tử sĩ ở trong nghĩa trang Quân Đội VNCH cũ ở Biên Hòa đều xác nhận là khu nghĩa trang phần lớn đã được dọn dẹp sạch sẽ hơn thời gian họ về Việt Nam để tảo mộ và tu bổ cách đây vài năm. Một Việt kiều ở Chicago nói với điều kiện ẩn danh: “Không những ra vào nghĩa trang dễ hơn trước đây mà trong việc tu bổ, dựng lại bia mộ họ còn cho phép để cả hình nhà tôi mặc quân phục, cấp bậc cũ... Tôi chỉ nói về trường hợp tôi, không biết người khác ra sao...”.
Ngày 30-4 lại sắp tới. Tôi tin rằng những người Việt Nam ở Hoa Kỳ có người thân trong gia đình tử trận trong chiến tranh Việt Nam sẽ là những người đầu tiên nghĩ tới khu nghĩa trang đồ sộ của quân đội VNCH, có một Đài Tử Sĩ oai nghiêm và bức tượng “Tiếc Thương” của điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu mô tả cái dáng dấp bi tráng của một người lính tác chiến nhớ về đồng đội của mình đã nằm xuống trong trận chiến. Nhưng biến cố 30-4-1975 khiến tất cả mọi chuyện đều thay đổi. Khu yên nghỉ của 16,000 tử sĩ VNCH đã từng bị cấm đoán, từng là một nghĩa trang hoang phế tưởng như những đồng đội của chúng ta nằm xuống ở đấy sẽ chẳng bao giờ có được một nén nhang nữa. Nhưng ngày nay, những người ở hải ngoại trở về săn sóc mộ phần người thân trong nghĩa trang cho biết đã có nhiều thay đổi.
Không phải tự nhiên mà chính quyền Việt Nam cho phép TNS Jim Webb bí mật vào thăm nghĩa trang. Không phải tự nhiên và Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Saigon Lê Thành Ân chính thức đi thăm khu nghĩa trang vốn dĩ rất nhạy cảm trong vấn đề bang giao giữa Mỹ và Việt Nam. Và cũng chẳng phải tự nhiên mà nhà cầm quyền cho phép một cựu thiếu tá QL/VNCH từng ở tù cải tạo lại là chủ tịch một sáng hội thành lập ở Hoa Kỳ đi tháp tùng Tổng Lãnh Sự Mỹ. Nó phải có mục đích. Nhưng mục đích như thế nào thì chưa người nào có thể xác định một cách dứt khoát được. Chỉ có thể nói vào lúc này rằng dù Hoa Kỳ gởi gấm mục tiêu gì vào cuộc thăm Nghĩa Trang Quân Đội VNCH cũ ở Biên Hòa đi nữa thì đó cũng là một điều làm vơi bớt nỗi buồn và lo âu của những người dân Việt ở trong nước cũng như hải ngoại có thân nhân còn nằm dưới những ngôi mộ đang được tu bổ dần dần, ra vào khu nghĩa trang để tảo mộ thân nhân hay đồng đội cũng dễ dãi hơn. Bố mẹ, vợ con, anh chị em những tử sĩ VNCH còn đang phải sống dưới chế độ Cộng sản không biết đến bao giờ. Họ không thể làm gì khác hơn là chỉ mong sao cho nơi an nghỉ của những người thân của mình không còn là một khu cấm, không còn bị hủy hoại, đi lại dễ dàng để sửa sang tu bổ mộ phần và nhất là dần dần sao cho khu nghĩa trang sẽ không còn hoang phế như xưa. Công việc làm của ông Nguyễn Đạc Thành cũng phù hợp với nguyện vọng của những gia đình ở trong nước cũng như ở hải ngoại có thân nhân nằm tại khu nghĩa trang này, không ủng hộ thì thôi, cớ gì mà chỉ trích ông với những lời lẽ quá đáng, dao to búa lớn đến như thế?
Tác giả : Vũ Ánh/Sống Magazine