Tin nóng trong ngày
Biểu tình phản đối nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc ở Đà Nẵng gây ô nhiễm
Truyền thông Việt Nam cho hay sáng hôm qua, 14/12, vì bức xúc trước việc nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc gây ô nhiễm nghiêm trọng, người dân Đà Nẵng đã kéo đến bao vây trước cổng nhằm gây sức ép, yêu cầu lãnh đạo nhà máy thép phải đối thoại và có biện pháp xử lý môi trường.
Hàng trăm người dân đã bao vây trước cổng Công ty Cổ phần Thép Dana Ý ở quận Liên Chiểu và Công ty Cổ phần Thép Dana Úc ở huyện Hòa Vang phản đối hai nhà máy này gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Không có tin việc chính quyền cản trở hay đánh đập người biểu tình nhưng “có đưa nhân viên xuống để đảm bảo trật tự.”
Báo VNExpress trích lời ông Mai Xuân Thọ, Trưởng ban công tác mặt trận thôn Vân Dương 2, xã Hòa Liên, nói rằng Công ty CP Thép Dana Úc và Công ty CP Thép Dana Ý trong quá trình sản xuất đã xả khói bụi, nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, và Công ty Dana Úc còn chôn nhiều tấn xỉ sắt, thép ra khuôn viên nằm sát khu dân cư khiến cuộc sống người dân bị xáo trộn. Người dân không chỉ gánh chịu mùi hôi, sống trong bụi bặm, mắc hàng loạt bệnh, trong đó có ung thư, mà hoa màu của dân cũng bị ảnh hưởng.
Cũng theo báo chí trong nước, trước đó người dân đã gửi đơn khiếu nại đến chính quyền Đà Nẵng, yêu cầu thành lập tổ giám sát cộng đồng để kiểm tra hoạt động sản xuất của công ty trong đó có chính quyền sở tại và người dân địa phương tham gia.
Cuộc biểu tình tiếp diễn trong ngày thứ Năm 15/12, khi người dân Hòa Liên đã mang theo bạt che tạm, mì ăn liền và bao vây cổng hai nhà máy này để phản ứng vì ô nhiễm.
Chiều ngày thứ Năm 15/12, ông Hồ Kỳ Minh, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã đồng ý đối thoại với người dân xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang) và đại diện hai nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc nằm ở khu công nghiệp Hòa Khánh. Ông Minh đã yêu cầu cả hai nhà máy dừng hoạt động để nâng cấp, khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường và cảnh báo người dân không nên bao vây nhà máy.
Cũng theo truyền thông trong nước, khi giải thích nguyên nhân nhà máy thép xả khói bụi ra môi trường thời gian gần đây, ông Huỳnh Văn Tân, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần thép Dana Ý cho rằng "do lỗi chập điện".
Phản ứng của chính quyền Đà Nẵng, dù không thể mang lại môi trường trong lành ngay tức thì, cũng cho thấy sự thận trọng và lo sợ của lãnh đạo Việt Nam khi bất kỳ nơi nào có biểu tình hay tụ tập đông người. Cuộc biểu tình diễn ra giữa lúc mối quan ngại về sự cố ô nhiễm môi trường bị quy cho hệ thống xả thải của nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh tiếp tục tăng cao.
Sau sự cố ô nhiễm môi trường Formosa, Việt Nam buộc phải xem xét lại khi đưa vào quy hoạch các dự án sản xuất thép. Hồi đầu tuần, Bộ Công Thương không còn để tên Tập đoàn Hoa Sen (HSG) là chủ đầu tư một dự án ở tỉnh Ninh Thuận trong bản dự thảo thứ nhì về quy hoạch hệ thống sản xuất thép đến năm 2025.
Nguồn: Lao Động, Báo Đà Nẵng, Báo Tài nguyên và Môi trường, VOA
Bàn ra tán vào (0)
Biểu tình phản đối nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc ở Đà Nẵng gây ô nhiễm
Truyền thông Việt Nam cho hay sáng hôm qua, 14/12, vì bức xúc trước việc nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc gây ô nhiễm nghiêm trọng, người dân Đà Nẵng đã kéo đến bao vây trước cổng nhằm gây sức ép, yêu cầu lãnh đạo nhà máy thép phải đối thoại và có biện pháp xử lý môi trường.
Hàng trăm người dân đã bao vây trước cổng Công ty Cổ phần Thép Dana Ý ở quận Liên Chiểu và Công ty Cổ phần Thép Dana Úc ở huyện Hòa Vang phản đối hai nhà máy này gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Không có tin việc chính quyền cản trở hay đánh đập người biểu tình nhưng “có đưa nhân viên xuống để đảm bảo trật tự.”
Báo VNExpress trích lời ông Mai Xuân Thọ, Trưởng ban công tác mặt trận thôn Vân Dương 2, xã Hòa Liên, nói rằng Công ty CP Thép Dana Úc và Công ty CP Thép Dana Ý trong quá trình sản xuất đã xả khói bụi, nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, và Công ty Dana Úc còn chôn nhiều tấn xỉ sắt, thép ra khuôn viên nằm sát khu dân cư khiến cuộc sống người dân bị xáo trộn. Người dân không chỉ gánh chịu mùi hôi, sống trong bụi bặm, mắc hàng loạt bệnh, trong đó có ung thư, mà hoa màu của dân cũng bị ảnh hưởng.
Cũng theo báo chí trong nước, trước đó người dân đã gửi đơn khiếu nại đến chính quyền Đà Nẵng, yêu cầu thành lập tổ giám sát cộng đồng để kiểm tra hoạt động sản xuất của công ty trong đó có chính quyền sở tại và người dân địa phương tham gia.
Cuộc biểu tình tiếp diễn trong ngày thứ Năm 15/12, khi người dân Hòa Liên đã mang theo bạt che tạm, mì ăn liền và bao vây cổng hai nhà máy này để phản ứng vì ô nhiễm.
Chiều ngày thứ Năm 15/12, ông Hồ Kỳ Minh, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã đồng ý đối thoại với người dân xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang) và đại diện hai nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc nằm ở khu công nghiệp Hòa Khánh. Ông Minh đã yêu cầu cả hai nhà máy dừng hoạt động để nâng cấp, khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường và cảnh báo người dân không nên bao vây nhà máy.
Cũng theo truyền thông trong nước, khi giải thích nguyên nhân nhà máy thép xả khói bụi ra môi trường thời gian gần đây, ông Huỳnh Văn Tân, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần thép Dana Ý cho rằng "do lỗi chập điện".
Phản ứng của chính quyền Đà Nẵng, dù không thể mang lại môi trường trong lành ngay tức thì, cũng cho thấy sự thận trọng và lo sợ của lãnh đạo Việt Nam khi bất kỳ nơi nào có biểu tình hay tụ tập đông người. Cuộc biểu tình diễn ra giữa lúc mối quan ngại về sự cố ô nhiễm môi trường bị quy cho hệ thống xả thải của nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh tiếp tục tăng cao.
Sau sự cố ô nhiễm môi trường Formosa, Việt Nam buộc phải xem xét lại khi đưa vào quy hoạch các dự án sản xuất thép. Hồi đầu tuần, Bộ Công Thương không còn để tên Tập đoàn Hoa Sen (HSG) là chủ đầu tư một dự án ở tỉnh Ninh Thuận trong bản dự thảo thứ nhì về quy hoạch hệ thống sản xuất thép đến năm 2025.
Nguồn: Lao Động, Báo Đà Nẵng, Báo Tài nguyên và Môi trường, VOA