Tin nóng trong ngày
Biểu tình vụ cá chết sẽ lại xuất hiện ở Việt Nam?
08.06.2016
Cây viết Ralph Jennings chuyên theo dõi các vấn đề ở châu Á trong một bài viết mới đây trên tờ Forbes đã đưa ra nhận định rằng các cuộc biểu tình rất có thể sẽ xuất hiện trở lại ở Việt Nam vì nhiều người vẫn muốn đòi chính phủ minh bạch thông tin về những vụ cá chết hàng loạt xảy ra cách nay hai tháng.
Trong vòng 11 ngày đầu tháng 4, khoảng 80 tấn cá đã chết dọc bờ biển trung bộ Việt Nam. Nhưng đến nay chính phủ vẫn chưa công bố lý do vì sao một lượng cá lớn như vậy đã chết. Thay vào đó, chính phủ đã dập tắt các cuộc biểu tình đòi sự minh bạch và quan tâm hơn đối với môi trường sau 3 thập niên thúc đẩy phát triển công nghiệp ở Việt Nam.
Phân tích về sự tức giận của công chúng, một số người chỉ ra rằng đang xuất hiện một phong trào đấu tranh vì môi trường ở Việt Nam, một điều khác thường ở một nước còn khá nghèo và nhiều người còn lệ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên để sống.
Những người đi biểu tình và ủng hộ biểu tình ngoài việc đòi câu trả lời trung thực về nguyên nhân cá chết còn muốn có thêm sự bảo đảm cho an toàn thực phẩm cũng như cho các hoạt động du lịch dọc bờ biển trung bộ Việt Nam.
Với thực tế là chính phủ không đưa ra câu trả lời về nạn cá chết – điều được coi là mối đe dọa cho an toàn thực phẩm và du lịch – có nhiều khả năng sự tức giận của công chúng sẽ xuất hiện trở lại. Việc không đưa ra câu trả lời dẫn đến nguy cơ sẽ có thêm các cuộc biểu tình, gây bất ổn xã hội, trong khi ổn định xã hội là điều làm vui lòng các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.
Tuy chưa có câu trả lời chính thức, có những phỏng đoán cho rằng nạn cá chết có thể là kết quả của “thủy triều đỏ” gây ra bởi sự bùng phát tảo độc, hoặc do ô nhiễm nước từ một nhà máy thép do Đài Loan đầu tư.
Ông Oscar Mussons, chuyên viên tư vấn về kinh doanh quốc tế của hãng Denza Shira & Associates ở Việt Nam, đưa ra bình luận: “Những cuộc biểu tình đang diễn ra ở Việt Nam dạy cho chính phủ một điều rằng nếu không có minh bạch và trách nhiệm giải trình, các công dân sẽ bắt đầu thiếu lòng tin, điều này kích thích bất ổn xã hội, dẫn đến một môi trường kinh doanh không thuận lợi cho phát triển kinh tế”. Ông Oscar Mussons cho rằng các vụ biểu tình sẽ tiếp tục diễn ra cho đến khi có một cuộc điều tra độc lập đưa ra kết quả về nguyên nhân hoặc khi nào chính phủ đưa những ai chịu trách nhiệm ra trước công lý.
Các ngành chế tạo chiếm đến 30% nền kinh tế Việt Nam trong khi nông nghiệp chiếm 17% và ngư nghiệp chỉ chiếm 2,4%. Năm nay, Việt Nam đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7%, chủ yếu dựa vào sản xuất hàng xuất khẩu. Điều đó lý giải vì sao chính phủ chú trọng đến công nghiệp. Giờ đây, để bảo vệ cho lĩnh vực công nghiệp bằng cách duy trì trật tự xã hội, chính phủ đang phải cố theo kịp cơn giận dữ của công chúng vốn chỉ có tăng lên kể từ khi xảy ra nạn cá chết.
Từ đầu tháng 5 đến nay, đã có 4 cuộc biểu tình, 3 cuộc trong tháng 5 và cuộc mới nhất là vào Chủ Nhật, 5/6. Ngoại trừ cuộc biểu tình ngày 1/5, cảnh sát đã đàn áp các cuộc còn lại. Vào những ngày có biểu tình, nhiều người cũng phản ánh rằng việc truy cập vào các mạng xã hội như Facebook gặp nhiều khó khăn.
Nhận định về hoạt động sắp tới để đòi chính phủ trả lời về nạn cá chết hàng loạt và về sự minh bạch, nhà hoạt động vì dân chủ Phạm Đoan Trang ở Hà Nội nói với VOA Việt Ngữ:
“Nó cũng có thể diễn ra. Nhưng mà ở quy mô lớn như cuộc đầu tiên ngày 1/5 thì có lẽ khó. Nó sẽ diễn ra theo quy mô nhỏ lẻ và ở nơi này nơi khác, lúc này lúc khác, chứ nó không đồng loạt, tại một thời điểm, ở trung tâm thành phố như thế nữa”.
Bà Trang cho rằng chính quyền cũng đang tìm cách làm cho dư luận lắng xuống tuy nhiên vẫn có những người hoạt động tích cực để duy trì sự quan tâm của công chúng đối với vấn đề. Bà nói:
“Đương nhiên là có sự tồn tại của nhiều quan điểm, nhiều sự chú ý, nhiều mối quan tâm khác nhau trong thời gian tới. Nhưng mà cái chuyện quên hẳn đến vấn đề cá chết đi thì tôi nghĩ là cũng hơi khó, chưa thể quên ngay được”.
Bà Trang cũng cảnh báo rằng việc đấu tranh, biểu tình trong thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn do lực lượng an ninh của chính quyền sẽ tìm cách ngăn chặn. Bà nói lực lượng an ninh không chấp nhận để các hoạt động đó gây nguy hiểm đến chính quyền:
“Phía an ninh, công an các cấp, trung ương với địa phương, họ theo dõi vấn đề này rất sát sao và họ chuẩn bị cho mọi động thái dù là nhỏ nhất từ các nhà hoạt động. Không bao giờ phía công an, phía an ninh muốn người dân, muốn các nhà hoạt động tận dụng sự kiện cá chết để làm điều gì đe dọa đến chế độ của họ, hoặc để yêu cầu họ minh bạch. Minh bạch, trách nhiệm giải trình – hai khái niệm này chính quyền này không thể chấp nhận được”.
Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang nói với VOA Việt Ngữ rằng những người tâm huyết vì môi trường sẽ vẫn tìm cách để đấu tranh nhưng những dự định của họ chưa thể chia sẻ công khai vào lúc này.
Trong một diễn biến mới nhất, báo chí Việt Nam đưa tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, các địa phương trực tiếp kiểm tra, rà soát tất cả các dự án trên cả nước có xả thải ra biển, xử lý nghiêm bất kỳ các nhân, tổ chức vi phạm. Thủ tướng Phúc đã phát biểu như vậy tại Lễ mít tinh kỷ niệm ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam diễn ra sáng 8.6 tại bãi biển Thịnh Long (Nam Định).
Bàn ra tán vào (0)
Biểu tình vụ cá chết sẽ lại xuất hiện ở Việt Nam?
08.06.2016
Cây viết Ralph Jennings chuyên theo dõi các vấn đề ở châu Á trong một bài viết mới đây trên tờ Forbes đã đưa ra nhận định rằng các cuộc biểu tình rất có thể sẽ xuất hiện trở lại ở Việt Nam vì nhiều người vẫn muốn đòi chính phủ minh bạch thông tin về những vụ cá chết hàng loạt xảy ra cách nay hai tháng.
Trong vòng 11 ngày đầu tháng 4, khoảng 80 tấn cá đã chết dọc bờ biển trung bộ Việt Nam. Nhưng đến nay chính phủ vẫn chưa công bố lý do vì sao một lượng cá lớn như vậy đã chết. Thay vào đó, chính phủ đã dập tắt các cuộc biểu tình đòi sự minh bạch và quan tâm hơn đối với môi trường sau 3 thập niên thúc đẩy phát triển công nghiệp ở Việt Nam.
Phân tích về sự tức giận của công chúng, một số người chỉ ra rằng đang xuất hiện một phong trào đấu tranh vì môi trường ở Việt Nam, một điều khác thường ở một nước còn khá nghèo và nhiều người còn lệ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên để sống.
Những người đi biểu tình và ủng hộ biểu tình ngoài việc đòi câu trả lời trung thực về nguyên nhân cá chết còn muốn có thêm sự bảo đảm cho an toàn thực phẩm cũng như cho các hoạt động du lịch dọc bờ biển trung bộ Việt Nam.
Với thực tế là chính phủ không đưa ra câu trả lời về nạn cá chết – điều được coi là mối đe dọa cho an toàn thực phẩm và du lịch – có nhiều khả năng sự tức giận của công chúng sẽ xuất hiện trở lại. Việc không đưa ra câu trả lời dẫn đến nguy cơ sẽ có thêm các cuộc biểu tình, gây bất ổn xã hội, trong khi ổn định xã hội là điều làm vui lòng các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.
Tuy chưa có câu trả lời chính thức, có những phỏng đoán cho rằng nạn cá chết có thể là kết quả của “thủy triều đỏ” gây ra bởi sự bùng phát tảo độc, hoặc do ô nhiễm nước từ một nhà máy thép do Đài Loan đầu tư.
Ông Oscar Mussons, chuyên viên tư vấn về kinh doanh quốc tế của hãng Denza Shira & Associates ở Việt Nam, đưa ra bình luận: “Những cuộc biểu tình đang diễn ra ở Việt Nam dạy cho chính phủ một điều rằng nếu không có minh bạch và trách nhiệm giải trình, các công dân sẽ bắt đầu thiếu lòng tin, điều này kích thích bất ổn xã hội, dẫn đến một môi trường kinh doanh không thuận lợi cho phát triển kinh tế”. Ông Oscar Mussons cho rằng các vụ biểu tình sẽ tiếp tục diễn ra cho đến khi có một cuộc điều tra độc lập đưa ra kết quả về nguyên nhân hoặc khi nào chính phủ đưa những ai chịu trách nhiệm ra trước công lý.
Các ngành chế tạo chiếm đến 30% nền kinh tế Việt Nam trong khi nông nghiệp chiếm 17% và ngư nghiệp chỉ chiếm 2,4%. Năm nay, Việt Nam đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7%, chủ yếu dựa vào sản xuất hàng xuất khẩu. Điều đó lý giải vì sao chính phủ chú trọng đến công nghiệp. Giờ đây, để bảo vệ cho lĩnh vực công nghiệp bằng cách duy trì trật tự xã hội, chính phủ đang phải cố theo kịp cơn giận dữ của công chúng vốn chỉ có tăng lên kể từ khi xảy ra nạn cá chết.
Từ đầu tháng 5 đến nay, đã có 4 cuộc biểu tình, 3 cuộc trong tháng 5 và cuộc mới nhất là vào Chủ Nhật, 5/6. Ngoại trừ cuộc biểu tình ngày 1/5, cảnh sát đã đàn áp các cuộc còn lại. Vào những ngày có biểu tình, nhiều người cũng phản ánh rằng việc truy cập vào các mạng xã hội như Facebook gặp nhiều khó khăn.
Nhận định về hoạt động sắp tới để đòi chính phủ trả lời về nạn cá chết hàng loạt và về sự minh bạch, nhà hoạt động vì dân chủ Phạm Đoan Trang ở Hà Nội nói với VOA Việt Ngữ:
“Nó cũng có thể diễn ra. Nhưng mà ở quy mô lớn như cuộc đầu tiên ngày 1/5 thì có lẽ khó. Nó sẽ diễn ra theo quy mô nhỏ lẻ và ở nơi này nơi khác, lúc này lúc khác, chứ nó không đồng loạt, tại một thời điểm, ở trung tâm thành phố như thế nữa”.
Bà Trang cho rằng chính quyền cũng đang tìm cách làm cho dư luận lắng xuống tuy nhiên vẫn có những người hoạt động tích cực để duy trì sự quan tâm của công chúng đối với vấn đề. Bà nói:
“Đương nhiên là có sự tồn tại của nhiều quan điểm, nhiều sự chú ý, nhiều mối quan tâm khác nhau trong thời gian tới. Nhưng mà cái chuyện quên hẳn đến vấn đề cá chết đi thì tôi nghĩ là cũng hơi khó, chưa thể quên ngay được”.
Bà Trang cũng cảnh báo rằng việc đấu tranh, biểu tình trong thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn do lực lượng an ninh của chính quyền sẽ tìm cách ngăn chặn. Bà nói lực lượng an ninh không chấp nhận để các hoạt động đó gây nguy hiểm đến chính quyền:
“Phía an ninh, công an các cấp, trung ương với địa phương, họ theo dõi vấn đề này rất sát sao và họ chuẩn bị cho mọi động thái dù là nhỏ nhất từ các nhà hoạt động. Không bao giờ phía công an, phía an ninh muốn người dân, muốn các nhà hoạt động tận dụng sự kiện cá chết để làm điều gì đe dọa đến chế độ của họ, hoặc để yêu cầu họ minh bạch. Minh bạch, trách nhiệm giải trình – hai khái niệm này chính quyền này không thể chấp nhận được”.
Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang nói với VOA Việt Ngữ rằng những người tâm huyết vì môi trường sẽ vẫn tìm cách để đấu tranh nhưng những dự định của họ chưa thể chia sẻ công khai vào lúc này.
Trong một diễn biến mới nhất, báo chí Việt Nam đưa tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, các địa phương trực tiếp kiểm tra, rà soát tất cả các dự án trên cả nước có xả thải ra biển, xử lý nghiêm bất kỳ các nhân, tổ chức vi phạm. Thủ tướng Phúc đã phát biểu như vậy tại Lễ mít tinh kỷ niệm ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam diễn ra sáng 8.6 tại bãi biển Thịnh Long (Nam Định).