Văn Học & Nghệ Thuật
Biểu tượng của hoa trong ca dao
Hoa đã đi vào thế giới văn học mang ý nghĩa biểu trưng cho phẩm chất, một nhân cách, một thân phận, một thời hoa của một đời người.
Biểu tượng của hoa trong ca dao
Hoa đã đi vào thế giới văn học mang ý nghĩa biểu trưng cho phẩm chất, một nhân cách, một thân phận, một thời hoa của một đời người.
Mỗi biểu tượng hoa xuất hiện trong mỗi bài ca dao mang một ý nghĩa một vị trí không giống nhau, ý nghĩa không đơn thuần như nhau, cũng như câu ca dao mượn hình ảnh hoa nhưng không để miêu tả hoa:
- Hoa xuân thơm nhất trên đời
Vua quan cũng chuộng ước ao sở cầu.
- Hoa sói nó nở như ri
Ai mà qua đấy bước đi chẳng rời
Trong vườn hoa muôn màu, muôn loại với cách gọi phong phú đa dạng đó. Cùng với mỗi loại hoa mang trên mình một biểu tượng. Tiêu biểu hình ảnh hoa nhài xuất hiện khá nhiều:
- Đào kia chưa thắm đã phai
Thoang thoảng hoa nhài mà lại thơm lâu
Hương thơm của hoa nhài còn tượng trưng cho sự quý phái, thanh tao, trang nhã và văn minh lịch sự của con người. Ở đây hoa nhài được ví như người Tràng An với những tiếng tăm đã lâu:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An
Hoa nhài cũng không kiêu sa, đài các, không thần sắc cho lắm hay tài tình không chói lóa nhưng ẩn trong một vẻ duyên dáng thầm kín mà những ai tinh vi, nhạy cảm mới cảm nhận được sự kì diệu của hoa Nhài. Thật sự hoa Nhài không thể so bì hay sánh tài sắc gì với hoa Lí nhưng nó có vẻ đẹp thầm kín của nó:
Hoa lí là chị hoa lài
Hoa lí có tài hoa nhài có duyên.
Thật sự những ai đã thưởng thức và cảm nhận được cái hương thơm dịu nhẹ thoang thoảng. Đặc biệt khi có những giọt sương đem thấm qua kẽ hoa ta mới thấy được hương của nó nồng nàn lôi cuốn biết bao. Hương thơm của hoa nhài đã làm cho bao người phải thổn thức. Hoa nhài còn được ví von với người con gái khôn ngoan, nết na nhưng gặp phải chuyện tình éo le không cân xứng khi lấy phải một người chồng không lo nổi cho vợ con, thậm chí cả bản thân anh ta. Câu ca dao nói lên sự đối nghịch quá thể:
Tiếc con gái khôn lấy thằng chồng dại
Như bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu.
Hoa biểu trưng cho cái đẹp thanh cao, trang nhã.
Văn học Việt Nam từ xưa đến nay sử dụng rất nhiều biểu tượng, đặc biệt trong ca dao thì Hoa là hình ảnh biểu tượng điển hình. Biểu tượng của hoa không phải xuất phát từ một nguồn nhất định, bởi có những biểu tượng xuất phát từ văn hóa Việt Nam trong quá trình giao lưu với văn hóa Trung Quốc: Âm dương ngũ hành, cùng có những biểu tượng xuất phát từ sự quan sát tế vi trong cuộc sống hàng ngày: như việc cảm nhận hương thơm, màu sắc, hình dáng của các loài hoa. Hoa cũng có ý nghĩa tượng trưng của nó: Nếu có ai băn khoăn không biết hoa nào quý nhất trong các loài hoa gần gũi với đời sống nhân dân ta, thì đây là một lời giải đáp vô tư mà các thế hệ Việt Nam đã công nhận cho tới ngày nay. Và tâm hồn người Việt Nam cũng thanh sạch, thơm tho như hoa Bưởi: Hoa nhài hoa sói hoa ngâu. Không bằng hoa bưởi thơm lâu dịu dàng.
Hoa bưởi còn gợi lên vẻ đẹp trang nhã, tôn vinh sự dịu dàng, giản dị của người con gái:
Mình về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ mùi hoa gội đầu.
Trong các loài hoa biểu tượng cho vẻ đẹp cao quí, đài các ta không thể không nhắc tới hoa sen. Hoa sen biểu trưng cho sức sống bền vững, sinh thực:
Hoa sen mọc bãi cát lâm
Tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen.
Không chỉ thế hoa sen còn biểu trưng cho sự no đầy, phúc lộc:
Lên chùa bẻ một cành sen
Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng
Ba bốn cô có hẹn cùng trăng
Lên chùa ta sẽ chơi trăng ngoài thềm
Hoa sen thường được trồng nhiều ở các đền chùa, nó cũng biểu trưng cho sự linh thiêng, cao cả. Hoa sen thường được đưa vào để thờ cúng trong các ngày tế lễ ở đền, chùa linh thiêng:
Hoa sen lai láng giữa hồ
Giơ tay muốn bẻ sợ chùa có sư.
Không những thế hoa sen có sức sống thật vĩnh cửu, dầm mưa, dãi nước vẫn không phai nhạt nhan sắc. Chính vì vậy đã được nhân dân ta ca ngợi:
Hoa sen hoa khéo giữ màu
Nắng hồng không nhạt mưa dầm không phai.
Đối với loại hoa sen huơng của nó ít được nhắc đến, nhưng nó lại có mùi hương đặc biệt. Nó luôn giữ lấy được cái hồn đẹp nhất. Nó biểu hiện cho sự thuần khiết, thánh thiện, trắng trong:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Chính những vẻ đẹp của hoa mà con người ta đều muốn khám phá thuởng thức. Một vẻ đẹp không chỉ trong giới hạn của thiên nhiên mà còn đi vào lòng nguời, cái đẹp gợi tình:
- Hoa thơm hoa ở trên cành
Đôi mắt em lúng liếng dạ em say lừ đừ
- Bông hoa nở rộ trên cành
Kẻ tranh hái nụ, người dành bẻ hoa.
Bên cạnh đó, hoa còn biểu trưng cho tình yêu đôi lứa. Bởi tình yêu là đề tài muôn thuở của con người. Không chỉ có những thi sĩ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính…mới có những vần thơ để đời về tình yêu nổi tiếng. Mà trong văn học dân gian ViệtNam đề tài tình yêu đã được đề cập rất nhiều, là cơ sở nền tảng cho các thi sĩ văn học viết sau này. Các thi sĩ dân gian ta vẽ nên một khung cảnh tình yêu với muôn màu, muôn vẻ, với đầy đủ các cung bậc, có buồn vui giận hờn và cả trách móc :
Đến đây mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa ?
Một lời dạm hỏi chân thành tế nhị làm sao. Cặp biểu tuợng mận đào đã quen thuộc đối với người dân đất Việt. Sự quyến luyến nồng thắm giữa mận và đào đã thể hiện mơ ước về tình yêu đôi lứa hạnh phúc :
Muốn cho mận ở với đào
Tình ở với tính lúc nào chẳng vui.
Vuờn hồng, vườn đào là khu vườn tình yêu nơi con người gửi gắm tình cảm của mình. Nhưng chàng trai này quả là tham lam khi muốn vườn đào có cả lan và huệ :
Vườn đào có đám đất không
Anh có cây lan cây huệ vào trồng tốt không?
Vườn đào đang khoe hương tỏa sắc, đang non tơ, mơn mởn, rực rỡ sắc là vậy nhưng người con trai kia sẽ không có được vườn đào nếu đưa cả lan lẫn huệ vào. Bởi rằng trong một vườn hoa có vô vàn các loại nhưng không vì thế mà quá tham lam. Trong tình yêu cũng vậy, chỉ có một mà thôi. Để rồi chàng trai có vượt qua được vuờn đào đẹp thế đó nhưng chàng trai phải trải qua những khó khăn, thách thức và có quyết tâm rất lớn mới vượt qua được :
Lầm nghe núi cả non bồng
Dạ cam mà chỉ ngọt bòng ngon sao
Ra tay bẻ khóa vườn đào
Rẽ mây vượt gió lọt vào kết duyên.
Hoa đào mong manh trước cảnh gió mưa của thiên nhiên đất trời cũng như người con gái lo sợ dè dặt trước khi trao gửi tình yêu mặn nồng:
Vóc bồ liễu e dè gió bụi
Đóa hoa đào sợ hãi nắng sương.
Người con gái xinh đẹp đang độ tuổi viên mãn, tuổi xuân xanh, có nhiều nơi ướm hỏi. Hình ảnh vườn đào đầy xuân sắc hấp dẫn biết bao ong bướm bay đi bay lại:
Đi qua trước cửa vườn đào
Thấy hoa thiên lí muốn vào hái chơi
Chiều chiều vắng cảnh vuờn đào
Hỏi thăm thiên lí rơi vào tay ai?
Nhưng quy luật nghiệt ngã của cuộc đời đã làm cho người con gái đến lúc không còn sự căng tròn sức xuân, bởi cái tuổi đuổi cái xuân đi, để rồi người con gái cũng đến lúc đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi:
Hoa đào héo nhụy anh thương
Anh mong bẻ lá che sương cho đào.
Hoa đào tuy héo nhụy nhưng không phải hết duyên. Người con gái có sự trách móc nhẹ nhàng nhưng ta có thể cảm nhận được sự chua xót trong lời trách móc đó:
Thân thiếp như cánh hoa đào
Đang tuơi đang tốt thiếp trao cho chàng?
Bây giờ nhị rửa hoa tàn
Vườn xuân nó kém sao chàng lại chê?
Trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, thân phận của người con gái rất mong manh, ít thấy sự chủ động trong tình yêu, chỉ biết yêu trong sự chờ đợi và thủy chung:
- Hoa tàn vì bởi mất sương
Em đây đau ốm vì bởi nhớ thương bạn vàng
Hoa đã trang điểm cho cuộc sống, làm cho cuộc sống nhiều hương, nhiều sắc, nhiều mùi, giống như tình yêu đủ mọi cung bậc đã điểm tô cho cuộc sống này thêm đẹp tươi.
Hoa trái biểu trưng cho nhân cách, phẩm chất của con người.
Trong cuộc sống của mỗi con người điều quý nhất là phải có một nhân cách, phẩm chất tốt. Để thực hiện tốt thành công một công việc gì trước hết người đó phải có nhân cách. Một con người mất nhân cách thì cuộc sống chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Bởi vẻ đẹp của con người đâu chỉ thể hiện ở bên ngoài mà điều quan trọng nhất là ở nội tâm của họ. Những vẻ đẹp về nhân cách đã được các tác giả dân gian thể hiện qua các câu ca dao rất ngắn gọn, súc tích nhưng chứa chan tình cảm. Đặc biệt là những câu ca dao thể hiện hình ảnh hoa trái. Khi nhắc đến hoa, quả thì nhắc đến những hương thơm quyến rũ, vị ngọt nồng nàn của nó, vườn hoa, vườn trái đa sắc, đa hương, đa màu, đa vị.
Hình ảnh hoa thường biểu hiện cho phẩm chất của con người, đặc biệt là người phụ nữ:
Hoa thơm càng héo càng thơm
Em giòn đói cơm rách áo càng giòn
Mỗi một con nguời khi có phẩm chất, nhân cách tốt thì ai mà không trân trọng nể phục:
Hoa thơm ai chẳng muốn đeo
Người khôn ai chẳng nâng niu bên mình.
Chính một bông hoa, một nhân cách như mảnh đời của người phụ nữ. Trong những điều kiện khí hậu khắc nghiệt, những mầm hoa dù héo vẫn giữ được hương nồng nàn, thì loại hoa đó mới càng quý càng đẹp. Cũng như cuộc sống của người phụ nữ dù có nghèo túng, đói rách nhưng vẫn giữ được tấm lòng trinh trắng, cái đẹp của mỗi con nguời đặc biệt là người phụ nữ chính ở tâm hồn họ:
Hoa thơm hoa nở trên cây
Đôi con mắt em lúng liếng dạ anh say lư đừ.
Hoa thơm ong bướm đang mê
Thương mình chưa phỉ dạ sao nỡ về bỏ tôi
Phẩm chất bản lĩnh của người ta được khẳng định trong những hoàn cảnh khó khăn nhất:
- Hoa thơm trồng dựa cạnh rào
Gió nam gió chướng, hướng nào cũng thơm.
- Hoa thơm hoa nức cả rừng
Ong chưa dám đậu, bướm đừng xôn xao.
Hoa thơm là cụm từ ta gặp rất nhiều trong ca dao. Tạo hóa đã ban cho mỗi loại hoa một hương sắc riêng. Những bông hoa không chỉ thơm bông mà còn thơm cả rễ và thơm cả người trồng thật vậy em xinh đẹp, tươi tắn ở mọi phương diện, sắc hương giống như vẻ đẹp của người con gái không chỉ làm vẻ vang cho cha mẹ mà còn vẻ vang cho làng xóm - quê hương.
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn là câu tục ngữ mà ông cha ta xưa và cho đến thế hệ hôm nay vẫn còn tâm đắc câu đó, thực sự gỗ mà xấu thì quét lên bao nhiêu lớp sơn nó cũng không che đậy hết được khuyết điểm trong đó dù khéo trang điểm, chỉnh hình đi chăng nữa. Nhân cách của con người ta, đặc biệt là người phụ nữ dù có dùng bao nhiêu mĩ phẩm tốt, trang điểm khéo léo thì cũng không che dấu đuợc bản chất, duyên dáng được.
Đồng thời hoa còn biểu trưng cho thân phận của con người: Mỗi con người sống giữa cuộc đời này đều muốn khẳng định mình, chứ không phải danh nào phận ấy như tư tưởng của Nho giáo nữa. Nhưng để mỗi chúng ta muốn khẳng định mình giữa cuộc đời này có dễ gì đâu. Đặc biệt là thân phận người phụ nữ luôn bị bó buộc bởi công-dung-ngôn-hạnh. Cái đẹp bao giờ cũng gắn liền với cái thiện, không bao giờ có cái đẹp một cách đơn thuần. Cái đẹp luôn gắn với cái tốt - đó là điều mà nhân dân ta luôn hướng tới:
Hoa thơm mất nhị đi rồi
Còn thơm đâu nữa mà người ước ao.
Nhị hoa là cái tinh túy nhất, tuy nó nhỏ nhưng không thể thiếu được, giống như cốt tuỷ của mỗi con người. Làm cho bông hoa hài hòa cân xứng giữa hương và sắc, hoa thơm cốt ở cái nhị của nó. Có những câu ca dao mang ý nghĩa tương tự:
Hoa thơm mất nhị đi rồi
Dù rằng trang điểm cũng người vô duyên
Hoa thơm mất nhị đi rồi
Em về tô lại bán cho người đường xa
Chắc về đâu, trong đục mà chờ
Hoa thơm mất tuyết biết nuơng nhờ vào đâu?
Thân phận của những người nông dân đặc biệt là người phụ nữ bị trói buộc như những bông hoa. Tuy nó đẹp có sắc hương thơm nhưng không thể tự chọn cho mình một chủ nhân đích thực, liệu họ có yêu thương hay không chứ thân em giống như tấm lụa đào vậy, không thể lường trước được:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Cánh hoa nở rồi cánh hoa tàn và rụng rơi theo năm tháng. Nó rơi một cách vô định không biết nơi trú ngụ. Nếu như may mắn gặp người tốt, đấng quân tử còn biết nâng niu và trân trọng những cái đẹp của nó. Nhưng vô phúc, bất hạnh thay khi gặp phải kẻ vũ phu, vô học cái đẹp đó bị vùi dập không thương tiếc.
Tóm lại, hoa trong ca dao biểu trưng cho phẩm chất cao quý, thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Đồng thời, nó còn có giá trị giáo dục rất lớn đối với thế hệ trẻ hôm nay, đừng bị dòng chảy cuộc sống hiện đại lôi cuốn mà hãy tìm cách điều hòa lòng mình, thả hồn mình vào trong thiên nhiên, trong khu vườn đầy hương sắc. Bước vào thế giới của thiên nhiên đã làm cho ta lạc vào khu vườn đầy đủ các loài hoa, loại quả với những đặc trưng khác nhau ta mới thấy được sự phong phú của thiên nhiên phần nào. Đây mới là góc vườn nhỏ của thiên nhiên ta đã cảm nhận được như vậy, liệu khám phá hết khu vườn thiên nhiên ta còn khám phá thêm bao điều bổ ích.
NGUYỄN THỊ HIỀN
QuynhMai Post
Bàn ra tán vào (0)
Biểu tượng của hoa trong ca dao
Hoa đã đi vào thế giới văn học mang ý nghĩa biểu trưng cho phẩm chất, một nhân cách, một thân phận, một thời hoa của một đời người.
Biểu tượng của hoa trong ca dao
Hoa đã đi vào thế giới văn học mang ý nghĩa biểu trưng cho phẩm chất, một nhân cách, một thân phận, một thời hoa của một đời người.
Mỗi biểu tượng hoa xuất hiện trong mỗi bài ca dao mang một ý nghĩa một vị trí không giống nhau, ý nghĩa không đơn thuần như nhau, cũng như câu ca dao mượn hình ảnh hoa nhưng không để miêu tả hoa:
- Hoa xuân thơm nhất trên đời
Vua quan cũng chuộng ước ao sở cầu.
- Hoa sói nó nở như ri
Ai mà qua đấy bước đi chẳng rời
Trong vườn hoa muôn màu, muôn loại với cách gọi phong phú đa dạng đó. Cùng với mỗi loại hoa mang trên mình một biểu tượng. Tiêu biểu hình ảnh hoa nhài xuất hiện khá nhiều:
- Đào kia chưa thắm đã phai
Thoang thoảng hoa nhài mà lại thơm lâu
Hương thơm của hoa nhài còn tượng trưng cho sự quý phái, thanh tao, trang nhã và văn minh lịch sự của con người. Ở đây hoa nhài được ví như người Tràng An với những tiếng tăm đã lâu:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An
Hoa nhài cũng không kiêu sa, đài các, không thần sắc cho lắm hay tài tình không chói lóa nhưng ẩn trong một vẻ duyên dáng thầm kín mà những ai tinh vi, nhạy cảm mới cảm nhận được sự kì diệu của hoa Nhài. Thật sự hoa Nhài không thể so bì hay sánh tài sắc gì với hoa Lí nhưng nó có vẻ đẹp thầm kín của nó:
Hoa lí là chị hoa lài
Hoa lí có tài hoa nhài có duyên.
Thật sự những ai đã thưởng thức và cảm nhận được cái hương thơm dịu nhẹ thoang thoảng. Đặc biệt khi có những giọt sương đem thấm qua kẽ hoa ta mới thấy được hương của nó nồng nàn lôi cuốn biết bao. Hương thơm của hoa nhài đã làm cho bao người phải thổn thức. Hoa nhài còn được ví von với người con gái khôn ngoan, nết na nhưng gặp phải chuyện tình éo le không cân xứng khi lấy phải một người chồng không lo nổi cho vợ con, thậm chí cả bản thân anh ta. Câu ca dao nói lên sự đối nghịch quá thể:
Tiếc con gái khôn lấy thằng chồng dại
Như bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu.
Hoa biểu trưng cho cái đẹp thanh cao, trang nhã.
Văn học Việt Nam từ xưa đến nay sử dụng rất nhiều biểu tượng, đặc biệt trong ca dao thì Hoa là hình ảnh biểu tượng điển hình. Biểu tượng của hoa không phải xuất phát từ một nguồn nhất định, bởi có những biểu tượng xuất phát từ văn hóa Việt Nam trong quá trình giao lưu với văn hóa Trung Quốc: Âm dương ngũ hành, cùng có những biểu tượng xuất phát từ sự quan sát tế vi trong cuộc sống hàng ngày: như việc cảm nhận hương thơm, màu sắc, hình dáng của các loài hoa. Hoa cũng có ý nghĩa tượng trưng của nó: Nếu có ai băn khoăn không biết hoa nào quý nhất trong các loài hoa gần gũi với đời sống nhân dân ta, thì đây là một lời giải đáp vô tư mà các thế hệ Việt Nam đã công nhận cho tới ngày nay. Và tâm hồn người Việt Nam cũng thanh sạch, thơm tho như hoa Bưởi: Hoa nhài hoa sói hoa ngâu. Không bằng hoa bưởi thơm lâu dịu dàng.
Hoa bưởi còn gợi lên vẻ đẹp trang nhã, tôn vinh sự dịu dàng, giản dị của người con gái:
Mình về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ mùi hoa gội đầu.
Trong các loài hoa biểu tượng cho vẻ đẹp cao quí, đài các ta không thể không nhắc tới hoa sen. Hoa sen biểu trưng cho sức sống bền vững, sinh thực:
Hoa sen mọc bãi cát lâm
Tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen.
Không chỉ thế hoa sen còn biểu trưng cho sự no đầy, phúc lộc:
Lên chùa bẻ một cành sen
Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng
Ba bốn cô có hẹn cùng trăng
Lên chùa ta sẽ chơi trăng ngoài thềm
Hoa sen thường được trồng nhiều ở các đền chùa, nó cũng biểu trưng cho sự linh thiêng, cao cả. Hoa sen thường được đưa vào để thờ cúng trong các ngày tế lễ ở đền, chùa linh thiêng:
Hoa sen lai láng giữa hồ
Giơ tay muốn bẻ sợ chùa có sư.
Không những thế hoa sen có sức sống thật vĩnh cửu, dầm mưa, dãi nước vẫn không phai nhạt nhan sắc. Chính vì vậy đã được nhân dân ta ca ngợi:
Hoa sen hoa khéo giữ màu
Nắng hồng không nhạt mưa dầm không phai.
Đối với loại hoa sen huơng của nó ít được nhắc đến, nhưng nó lại có mùi hương đặc biệt. Nó luôn giữ lấy được cái hồn đẹp nhất. Nó biểu hiện cho sự thuần khiết, thánh thiện, trắng trong:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Chính những vẻ đẹp của hoa mà con người ta đều muốn khám phá thuởng thức. Một vẻ đẹp không chỉ trong giới hạn của thiên nhiên mà còn đi vào lòng nguời, cái đẹp gợi tình:
- Hoa thơm hoa ở trên cành
Đôi mắt em lúng liếng dạ em say lừ đừ
- Bông hoa nở rộ trên cành
Kẻ tranh hái nụ, người dành bẻ hoa.
Bên cạnh đó, hoa còn biểu trưng cho tình yêu đôi lứa. Bởi tình yêu là đề tài muôn thuở của con người. Không chỉ có những thi sĩ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính…mới có những vần thơ để đời về tình yêu nổi tiếng. Mà trong văn học dân gian ViệtNam đề tài tình yêu đã được đề cập rất nhiều, là cơ sở nền tảng cho các thi sĩ văn học viết sau này. Các thi sĩ dân gian ta vẽ nên một khung cảnh tình yêu với muôn màu, muôn vẻ, với đầy đủ các cung bậc, có buồn vui giận hờn và cả trách móc :
Đến đây mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa ?
Một lời dạm hỏi chân thành tế nhị làm sao. Cặp biểu tuợng mận đào đã quen thuộc đối với người dân đất Việt. Sự quyến luyến nồng thắm giữa mận và đào đã thể hiện mơ ước về tình yêu đôi lứa hạnh phúc :
Muốn cho mận ở với đào
Tình ở với tính lúc nào chẳng vui.
Vuờn hồng, vườn đào là khu vườn tình yêu nơi con người gửi gắm tình cảm của mình. Nhưng chàng trai này quả là tham lam khi muốn vườn đào có cả lan và huệ :
Vườn đào có đám đất không
Anh có cây lan cây huệ vào trồng tốt không?
Vườn đào đang khoe hương tỏa sắc, đang non tơ, mơn mởn, rực rỡ sắc là vậy nhưng người con trai kia sẽ không có được vườn đào nếu đưa cả lan lẫn huệ vào. Bởi rằng trong một vườn hoa có vô vàn các loại nhưng không vì thế mà quá tham lam. Trong tình yêu cũng vậy, chỉ có một mà thôi. Để rồi chàng trai có vượt qua được vuờn đào đẹp thế đó nhưng chàng trai phải trải qua những khó khăn, thách thức và có quyết tâm rất lớn mới vượt qua được :
Lầm nghe núi cả non bồng
Dạ cam mà chỉ ngọt bòng ngon sao
Ra tay bẻ khóa vườn đào
Rẽ mây vượt gió lọt vào kết duyên.
Hoa đào mong manh trước cảnh gió mưa của thiên nhiên đất trời cũng như người con gái lo sợ dè dặt trước khi trao gửi tình yêu mặn nồng:
Vóc bồ liễu e dè gió bụi
Đóa hoa đào sợ hãi nắng sương.
Người con gái xinh đẹp đang độ tuổi viên mãn, tuổi xuân xanh, có nhiều nơi ướm hỏi. Hình ảnh vườn đào đầy xuân sắc hấp dẫn biết bao ong bướm bay đi bay lại:
Đi qua trước cửa vườn đào
Thấy hoa thiên lí muốn vào hái chơi
Chiều chiều vắng cảnh vuờn đào
Hỏi thăm thiên lí rơi vào tay ai?
Nhưng quy luật nghiệt ngã của cuộc đời đã làm cho người con gái đến lúc không còn sự căng tròn sức xuân, bởi cái tuổi đuổi cái xuân đi, để rồi người con gái cũng đến lúc đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi:
Hoa đào héo nhụy anh thương
Anh mong bẻ lá che sương cho đào.
Hoa đào tuy héo nhụy nhưng không phải hết duyên. Người con gái có sự trách móc nhẹ nhàng nhưng ta có thể cảm nhận được sự chua xót trong lời trách móc đó:
Thân thiếp như cánh hoa đào
Đang tuơi đang tốt thiếp trao cho chàng?
Bây giờ nhị rửa hoa tàn
Vườn xuân nó kém sao chàng lại chê?
Trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, thân phận của người con gái rất mong manh, ít thấy sự chủ động trong tình yêu, chỉ biết yêu trong sự chờ đợi và thủy chung:
- Hoa tàn vì bởi mất sương
Em đây đau ốm vì bởi nhớ thương bạn vàng
Hoa đã trang điểm cho cuộc sống, làm cho cuộc sống nhiều hương, nhiều sắc, nhiều mùi, giống như tình yêu đủ mọi cung bậc đã điểm tô cho cuộc sống này thêm đẹp tươi.
Hoa trái biểu trưng cho nhân cách, phẩm chất của con người.
Trong cuộc sống của mỗi con người điều quý nhất là phải có một nhân cách, phẩm chất tốt. Để thực hiện tốt thành công một công việc gì trước hết người đó phải có nhân cách. Một con người mất nhân cách thì cuộc sống chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Bởi vẻ đẹp của con người đâu chỉ thể hiện ở bên ngoài mà điều quan trọng nhất là ở nội tâm của họ. Những vẻ đẹp về nhân cách đã được các tác giả dân gian thể hiện qua các câu ca dao rất ngắn gọn, súc tích nhưng chứa chan tình cảm. Đặc biệt là những câu ca dao thể hiện hình ảnh hoa trái. Khi nhắc đến hoa, quả thì nhắc đến những hương thơm quyến rũ, vị ngọt nồng nàn của nó, vườn hoa, vườn trái đa sắc, đa hương, đa màu, đa vị.
Hình ảnh hoa thường biểu hiện cho phẩm chất của con người, đặc biệt là người phụ nữ:
Hoa thơm càng héo càng thơm
Em giòn đói cơm rách áo càng giòn
Mỗi một con nguời khi có phẩm chất, nhân cách tốt thì ai mà không trân trọng nể phục:
Hoa thơm ai chẳng muốn đeo
Người khôn ai chẳng nâng niu bên mình.
Chính một bông hoa, một nhân cách như mảnh đời của người phụ nữ. Trong những điều kiện khí hậu khắc nghiệt, những mầm hoa dù héo vẫn giữ được hương nồng nàn, thì loại hoa đó mới càng quý càng đẹp. Cũng như cuộc sống của người phụ nữ dù có nghèo túng, đói rách nhưng vẫn giữ được tấm lòng trinh trắng, cái đẹp của mỗi con nguời đặc biệt là người phụ nữ chính ở tâm hồn họ:
Hoa thơm hoa nở trên cây
Đôi con mắt em lúng liếng dạ anh say lư đừ.
Hoa thơm ong bướm đang mê
Thương mình chưa phỉ dạ sao nỡ về bỏ tôi
Phẩm chất bản lĩnh của người ta được khẳng định trong những hoàn cảnh khó khăn nhất:
- Hoa thơm trồng dựa cạnh rào
Gió nam gió chướng, hướng nào cũng thơm.
- Hoa thơm hoa nức cả rừng
Ong chưa dám đậu, bướm đừng xôn xao.
Hoa thơm là cụm từ ta gặp rất nhiều trong ca dao. Tạo hóa đã ban cho mỗi loại hoa một hương sắc riêng. Những bông hoa không chỉ thơm bông mà còn thơm cả rễ và thơm cả người trồng thật vậy em xinh đẹp, tươi tắn ở mọi phương diện, sắc hương giống như vẻ đẹp của người con gái không chỉ làm vẻ vang cho cha mẹ mà còn vẻ vang cho làng xóm - quê hương.
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn là câu tục ngữ mà ông cha ta xưa và cho đến thế hệ hôm nay vẫn còn tâm đắc câu đó, thực sự gỗ mà xấu thì quét lên bao nhiêu lớp sơn nó cũng không che đậy hết được khuyết điểm trong đó dù khéo trang điểm, chỉnh hình đi chăng nữa. Nhân cách của con người ta, đặc biệt là người phụ nữ dù có dùng bao nhiêu mĩ phẩm tốt, trang điểm khéo léo thì cũng không che dấu đuợc bản chất, duyên dáng được.
Đồng thời hoa còn biểu trưng cho thân phận của con người: Mỗi con người sống giữa cuộc đời này đều muốn khẳng định mình, chứ không phải danh nào phận ấy như tư tưởng của Nho giáo nữa. Nhưng để mỗi chúng ta muốn khẳng định mình giữa cuộc đời này có dễ gì đâu. Đặc biệt là thân phận người phụ nữ luôn bị bó buộc bởi công-dung-ngôn-hạnh. Cái đẹp bao giờ cũng gắn liền với cái thiện, không bao giờ có cái đẹp một cách đơn thuần. Cái đẹp luôn gắn với cái tốt - đó là điều mà nhân dân ta luôn hướng tới:
Hoa thơm mất nhị đi rồi
Còn thơm đâu nữa mà người ước ao.
Nhị hoa là cái tinh túy nhất, tuy nó nhỏ nhưng không thể thiếu được, giống như cốt tuỷ của mỗi con người. Làm cho bông hoa hài hòa cân xứng giữa hương và sắc, hoa thơm cốt ở cái nhị của nó. Có những câu ca dao mang ý nghĩa tương tự:
Hoa thơm mất nhị đi rồi
Dù rằng trang điểm cũng người vô duyên
Hoa thơm mất nhị đi rồi
Em về tô lại bán cho người đường xa
Chắc về đâu, trong đục mà chờ
Hoa thơm mất tuyết biết nuơng nhờ vào đâu?
Thân phận của những người nông dân đặc biệt là người phụ nữ bị trói buộc như những bông hoa. Tuy nó đẹp có sắc hương thơm nhưng không thể tự chọn cho mình một chủ nhân đích thực, liệu họ có yêu thương hay không chứ thân em giống như tấm lụa đào vậy, không thể lường trước được:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Cánh hoa nở rồi cánh hoa tàn và rụng rơi theo năm tháng. Nó rơi một cách vô định không biết nơi trú ngụ. Nếu như may mắn gặp người tốt, đấng quân tử còn biết nâng niu và trân trọng những cái đẹp của nó. Nhưng vô phúc, bất hạnh thay khi gặp phải kẻ vũ phu, vô học cái đẹp đó bị vùi dập không thương tiếc.
Tóm lại, hoa trong ca dao biểu trưng cho phẩm chất cao quý, thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Đồng thời, nó còn có giá trị giáo dục rất lớn đối với thế hệ trẻ hôm nay, đừng bị dòng chảy cuộc sống hiện đại lôi cuốn mà hãy tìm cách điều hòa lòng mình, thả hồn mình vào trong thiên nhiên, trong khu vườn đầy hương sắc. Bước vào thế giới của thiên nhiên đã làm cho ta lạc vào khu vườn đầy đủ các loài hoa, loại quả với những đặc trưng khác nhau ta mới thấy được sự phong phú của thiên nhiên phần nào. Đây mới là góc vườn nhỏ của thiên nhiên ta đã cảm nhận được như vậy, liệu khám phá hết khu vườn thiên nhiên ta còn khám phá thêm bao điều bổ ích.
NGUYỄN THỊ HIỀN
QuynhMai Post