Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Biểu tượng lãnh đạo trong thế giới toàn cầu hóa

Trong thời đại văn hóa toàn cầu ngày nay, xuất hiện những mô hình đơn giản giúp giải mã rất nhiều các vấn đề phức tạp, trong đó Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin

putin-merkell

Nguồn: Harold James, “Leadership icons of globalized world”, Project Syndicate, 06/09/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong thời đại văn hóa toàn cầu ngày nay, xuất hiện những mô hình đơn giản giúp giải mã rất nhiều các vấn đề phức tạp, trong đó Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin đại diện cho những mẫu hình lãnh đạo quốc gia đối lập nhau. Cũng giống như nhiều nhà lãnh đạo thời trước, các hình tượng này thường có một nhân vật tương phản, giống như biểu tượng âm dương, thứ hình thành nên một đường phân định rõ rệt giữa hai thế giới quan khác biệt.

Điều đó hoàn toàn đúng trong những giai đoạn căng thẳng về chính trị và kinh tế trước đây. Ví dụ, sau Thế chiến I, khi các hệ thống chính trị dân chủ tan rã, nhiều nước trên thế giới đều ngóng trông vào hai nhà lãnh đạo Benito Mussolini của Ý và Vladimir Lenin của Nga trong việc xác định tương lai.

Trong những năm 1920, Mussolini đã thuyết phục được nhiều nhà quan sát nước ngoài rằng ông đã vạch ra một phương thức tối ưu để tổ chức xã hội, giúp khắc phục được tình trạng hỗn loạn cũng như bản chất tự diệt vong cố hữu của chủ nghĩa tự do truyền thống. Dưới thời Mussolini, Ý vẫn hội nhập với nền kinh tế thế giới, còn chủ nghĩa nghiệp đoàn chính thức vốn tập trung vào thứ được cho là sự dung hòa các lợi ích giữa tư bản và lao động, được nhiều người coi là chỉ dấu về một tương lai không còn xung đột giai cấp cũng như không còn đấu tranh chính trị căng thẳng.

Tại Đức, nhiều thành viên của phe cánh hữu dân tộc chủ nghĩa chính thống cũng như nhiều người khác đều ngưỡng mộ Mussolini, ngay cả chàng trai trẻ Adolf Hitler cũng từng xin một bức ảnh có chữ ký sau khi Il Duce (tên gọi khác của Mussolini) lên nắm quyền vào năm 1922. Thực ra, Hitler đã dùng Cuộc Tuần hành tới Rome (March on Rome) của Mussolini làm hình mẫu cho sự kiện đảo chính Nhà hàng bia (Beer Hall Putsch) tại bang Bayern vào năm 1923, vốn được ông kỳ vọng sẽ trở thành bàn đạp để nắm quyền cai trị khắp nước Đức.

Chủ nghĩa quốc tế phát xít của Mussolini là nguồn cảm hứng cho nhiều tổ chức trên khắp thế giới, từ Liên đoàn Phát xít Anh (British Union of Fascists) của Oswald Mosley cho tới Đảng Cận vệ Sắt (Iron Guard) của Corneliu Zelea Codreanu ở Romania. Ngay đến Trung Quốc, các học viên tại Học viện Quân sự Hoàng Phố (Whampoa Military Academy) từng nỗ lực phát động phong trào “Sơ mi xanh” (Blue Shirts) gần giống với phong trào Sơ mi đen (Blackshirts) của Mussolini hay phong trào Sơ mi nâu (Brownshirts) bán quân sự của Hitler, còn gọi là Sư đoàn bão táp (Sturmabteilung).

Trong suốt quãng thời gian này, hình ảnh tương phản của Mussolini là Lenin, người có tầm ảnh hưởng lên phe cánh tả quốc tế. Nhiều người theo phe cánh tả trên khắp thế giới tự định hình bản thân mình theo mức độ họ ngưỡng mộ hay phản đối sự tàn bạo của nhà lãnh đạo Liên Xô. Giống như Mussolini, Lenin tuyên bố sẽ tạo dựng một xã hội phi giai cấp bằng bất cứ phương tiện nào cần thiết, nơi xung đột chính trị sẽ chỉ còn là chuyện của ngày hôm qua.

Giới lãnh đạo ngày nay đang phải vật lộn với nền chính trị thời toàn cầu hóa, và trong cuộc tranh luận đó thì Merkel và Putin đại diện cho hai đường hướng khác nhau, một bên là cởi mở và một bên là phòng vệ, theo đó sách lược của họ không mang nhiều nét tương đồng như sách lược của Mussolini và Lenin trước đây. Ở châu Âu, các nhà lãnh đạo chính trị tự định hình bản thân dựa theo mối quan hệ của họ với Merkel và Putin.

Cả Hungary lẫn Thổ Nhĩ Kỳ đều dễ bị tổn thương trước những âm mưu địa chính trị của Nga; tuy nhiên, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan dường như đã gia nhập vào hội những người hâm mộ Putin trên thế giới.

Trong khi đó, bà Marine Le Pen, người đứng đầu Mặt trận Quốc gia thuộc phe cực hữu của Pháp, người có khả năng trở thành ứng viên trong vòng hai của cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới, đã tự coi mình là hình tượng tương phản với bà Merkel. Đối với bà Le Pen, Merkel là một bà hoàng đang sử dụng Liên minh châu Âu để áp đặt tư tưởng lên các khu vực còn lại của châu Âu, và đặc biệt là đối với vị Tổng thống Pháp đáng thương François Hollande. Tương tự, chính sách người tị nạn rộng lượng của Đức dưới thời Merkel (được coi) là cái cớ để nhập khẩu “nô lệ”.

Ở Anh Quốc, Nigel Farage, cựu lãnh đạo của Đảng Độc lập Vương quốc Anh cũng có cùng chung quan điểm. Ông tin rằng bà Merkel sẽ là mối đe dọa đối với nền hòa bình châu Âu lớn hơn so với Putin.

Mặt khác, Thủ tướng Anh Theresa May có vẻ như đang hành động theo bà Merkel, ít nhất là về phong cách đàm phán của bà. Trong bài phát biểu chính đầu tiên về chính sách của mình, bà gần như không đề cập tới cuộc trưng cầu dân ý Brexit hồi tháng 6 vừa qua, sự kiện từng đưa bà lên nắm quyền, đồng thời bà cũng hứa hẹn thúc đẩy cái gọi là chung tay xây dựng chính sách, theo đó đại diện người lao động sẽ có mặt trong danh sách ban quản trị của công ty, vốn là phần quan trọng trong khế ước xã hội của Đức.

Putin và Merkel là những hướng la bàn cố định không chỉ ở châu Âu. Tại Mỹ, ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Donald Trump, người từng ca tụng Putin xứng đáng “nhận điểm ‘A’ [về tài lãnh đạo]”, mới đây đã chỉ trích đối thủ của mình, Hillary Clinton, là “Merkel của nước Mỹ”, rồi sau đó cho đăng hashtag trên trang Twitter so sánh Merkel và Clinton là một. Như bà Le Pen và Đảng Độc lập Vương quốc Anh, Trump đang nỗ lực đưa chính sách nhập cư của bà Merkel vào trung tâm của cuộc tranh luận chính trị.

Một lý giải rõ ràng về sự đối lập giữa Merkel và Putin thể hiện qua việc nó biểu trưng cho mẫu hình về giới: Merkel ủng hộ đường lối ngoại giao và sự bao dung có phần “nữ tính”, trong khi Putin lại thiên về sự cạnh tranh và đối đầu kiểu “nam tính”. Một cách diễn giải khác đó là Putin đại diện cho sự hoài cổ, niềm khao khát về quá khứ lý tưởng, trong khi Merkel lại là hiện thân của niềm hy vọng: đó là niềm tin về một thế giới tốt đẹp hơn thông qua giải pháp quản lý chính trị hiệu quả.

Quan điểm của Putin được thể hiện rõ trong nỗ lực thống nhất lục địa Á-Âu xoay quanh chủ nghĩa bảo thủ xã hội, chủ nghĩa chuyên chế chính trị, còn tôn giáo chính thống thì đóng vai trò như một phương tiện trên danh nghĩa của nhà nước. Tư tưởng này của ông gần giống với phiên bản sắc lệnh chính trị ba nhánh của học giả thế kỷ 19 và là cố vấn của Nga hoàng Konstantin Pobedonostsev: chủ nghĩa (tôn giáo) chính thống, chuyên quyền và chủ nghĩa dân tộc.

Merkel bất ngờ trở thành hình tượng toàn cầu và đối lập với Putin trong suốt giai đoạn khủng hoảng nợ của khu vực đồng tiền chung châu Âu, khi đó bà được coi là người ủng hộ chủ nghĩa dân tộc bảo vệ các lợi ích kinh tế của Đức, và một lần khác vào mùa hè năm 2015 khi bà đối phó trước những bất bình về các chính sách nhập cư của mình bằng cách lập luận rằng nước Đức là “một quốc gia hùng mạnh” có “khả năng dàn xếp ổn thỏa mọi thứ.”

Dĩ nhiên, hình mẫu Merkel “mới” đã có sẵn từ trước. Năm 2009, bà từng công khai chỉ trích cựu Giáo hoàng Benedict vì không cung cấp “đầy đủ các thông tin chi tiết” khi quyết định hủy bỏ lệnh rút phép thông công đối với một vị giám mục từng phủ nhận nạn diệt chủng Holocaust; ngoài ra, vào năm 2007, bà cũng từng tiếp đón Đức Dalai Lama bất chấp những phản đối chính thức từ phía Trung Quốc.

Merkel và Putin đều xuất hiện như những hình tượng chính trị vừa đúng lúc toàn cầu hóa đã đạt đến bước ngoặt. Trong khi Trump, hành động theo Putin, muốn thay thế toàn cầu hóa, thì Merkel lại muốn bảo toàn nó bằng sự lãnh đạo mạnh mẽ, khả năng điều hành tốt, và bằng một lời cam kết đối với các giá trị phổ quát cùng nhân quyền.

Những hình tượng toàn cầu của thập niên 1920 đã trở thành nguồn cảm hứng cho những đợt kêu gọi thay đổi chính trị một cách bạo lực. Ngày nay, thứ ngôn ngữ ấy vẫn đang bị né tránh. Nhưng lựa chọn giữa việc hội nhập mang tính bao trùm và sự phân rã theo bè phái vẫn còn tùy thuộc vào chúng ta.

Harold James là Giáo sư Sử học và Quan hệ Quốc tế tại Đại học Princeton, đồng thời là nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Đổi mới Quản trị Quốc tế (CIGI). Là chuyên gia về lịch sử kinh tế Đức và toàn cầu hóa, ông là đồng tác giả cuốn sách mới xuất bản có nhan đề The Euro and The Battle of Ideas, và là tác giả cuốn The Creation and Destruction of Value: The Globalization Cycle, Krupp: A History of the Legendary German Firm, và Making the European Monetary Union.

Copyright: Project Syndicate 2016 – Leadership icons of globalized world



Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Biểu tượng lãnh đạo trong thế giới toàn cầu hóa

Trong thời đại văn hóa toàn cầu ngày nay, xuất hiện những mô hình đơn giản giúp giải mã rất nhiều các vấn đề phức tạp, trong đó Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin

putin-merkell

Nguồn: Harold James, “Leadership icons of globalized world”, Project Syndicate, 06/09/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong thời đại văn hóa toàn cầu ngày nay, xuất hiện những mô hình đơn giản giúp giải mã rất nhiều các vấn đề phức tạp, trong đó Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin đại diện cho những mẫu hình lãnh đạo quốc gia đối lập nhau. Cũng giống như nhiều nhà lãnh đạo thời trước, các hình tượng này thường có một nhân vật tương phản, giống như biểu tượng âm dương, thứ hình thành nên một đường phân định rõ rệt giữa hai thế giới quan khác biệt.

Điều đó hoàn toàn đúng trong những giai đoạn căng thẳng về chính trị và kinh tế trước đây. Ví dụ, sau Thế chiến I, khi các hệ thống chính trị dân chủ tan rã, nhiều nước trên thế giới đều ngóng trông vào hai nhà lãnh đạo Benito Mussolini của Ý và Vladimir Lenin của Nga trong việc xác định tương lai.

Trong những năm 1920, Mussolini đã thuyết phục được nhiều nhà quan sát nước ngoài rằng ông đã vạch ra một phương thức tối ưu để tổ chức xã hội, giúp khắc phục được tình trạng hỗn loạn cũng như bản chất tự diệt vong cố hữu của chủ nghĩa tự do truyền thống. Dưới thời Mussolini, Ý vẫn hội nhập với nền kinh tế thế giới, còn chủ nghĩa nghiệp đoàn chính thức vốn tập trung vào thứ được cho là sự dung hòa các lợi ích giữa tư bản và lao động, được nhiều người coi là chỉ dấu về một tương lai không còn xung đột giai cấp cũng như không còn đấu tranh chính trị căng thẳng.

Tại Đức, nhiều thành viên của phe cánh hữu dân tộc chủ nghĩa chính thống cũng như nhiều người khác đều ngưỡng mộ Mussolini, ngay cả chàng trai trẻ Adolf Hitler cũng từng xin một bức ảnh có chữ ký sau khi Il Duce (tên gọi khác của Mussolini) lên nắm quyền vào năm 1922. Thực ra, Hitler đã dùng Cuộc Tuần hành tới Rome (March on Rome) của Mussolini làm hình mẫu cho sự kiện đảo chính Nhà hàng bia (Beer Hall Putsch) tại bang Bayern vào năm 1923, vốn được ông kỳ vọng sẽ trở thành bàn đạp để nắm quyền cai trị khắp nước Đức.

Chủ nghĩa quốc tế phát xít của Mussolini là nguồn cảm hứng cho nhiều tổ chức trên khắp thế giới, từ Liên đoàn Phát xít Anh (British Union of Fascists) của Oswald Mosley cho tới Đảng Cận vệ Sắt (Iron Guard) của Corneliu Zelea Codreanu ở Romania. Ngay đến Trung Quốc, các học viên tại Học viện Quân sự Hoàng Phố (Whampoa Military Academy) từng nỗ lực phát động phong trào “Sơ mi xanh” (Blue Shirts) gần giống với phong trào Sơ mi đen (Blackshirts) của Mussolini hay phong trào Sơ mi nâu (Brownshirts) bán quân sự của Hitler, còn gọi là Sư đoàn bão táp (Sturmabteilung).

Trong suốt quãng thời gian này, hình ảnh tương phản của Mussolini là Lenin, người có tầm ảnh hưởng lên phe cánh tả quốc tế. Nhiều người theo phe cánh tả trên khắp thế giới tự định hình bản thân mình theo mức độ họ ngưỡng mộ hay phản đối sự tàn bạo của nhà lãnh đạo Liên Xô. Giống như Mussolini, Lenin tuyên bố sẽ tạo dựng một xã hội phi giai cấp bằng bất cứ phương tiện nào cần thiết, nơi xung đột chính trị sẽ chỉ còn là chuyện của ngày hôm qua.

Giới lãnh đạo ngày nay đang phải vật lộn với nền chính trị thời toàn cầu hóa, và trong cuộc tranh luận đó thì Merkel và Putin đại diện cho hai đường hướng khác nhau, một bên là cởi mở và một bên là phòng vệ, theo đó sách lược của họ không mang nhiều nét tương đồng như sách lược của Mussolini và Lenin trước đây. Ở châu Âu, các nhà lãnh đạo chính trị tự định hình bản thân dựa theo mối quan hệ của họ với Merkel và Putin.

Cả Hungary lẫn Thổ Nhĩ Kỳ đều dễ bị tổn thương trước những âm mưu địa chính trị của Nga; tuy nhiên, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan dường như đã gia nhập vào hội những người hâm mộ Putin trên thế giới.

Trong khi đó, bà Marine Le Pen, người đứng đầu Mặt trận Quốc gia thuộc phe cực hữu của Pháp, người có khả năng trở thành ứng viên trong vòng hai của cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới, đã tự coi mình là hình tượng tương phản với bà Merkel. Đối với bà Le Pen, Merkel là một bà hoàng đang sử dụng Liên minh châu Âu để áp đặt tư tưởng lên các khu vực còn lại của châu Âu, và đặc biệt là đối với vị Tổng thống Pháp đáng thương François Hollande. Tương tự, chính sách người tị nạn rộng lượng của Đức dưới thời Merkel (được coi) là cái cớ để nhập khẩu “nô lệ”.

Ở Anh Quốc, Nigel Farage, cựu lãnh đạo của Đảng Độc lập Vương quốc Anh cũng có cùng chung quan điểm. Ông tin rằng bà Merkel sẽ là mối đe dọa đối với nền hòa bình châu Âu lớn hơn so với Putin.

Mặt khác, Thủ tướng Anh Theresa May có vẻ như đang hành động theo bà Merkel, ít nhất là về phong cách đàm phán của bà. Trong bài phát biểu chính đầu tiên về chính sách của mình, bà gần như không đề cập tới cuộc trưng cầu dân ý Brexit hồi tháng 6 vừa qua, sự kiện từng đưa bà lên nắm quyền, đồng thời bà cũng hứa hẹn thúc đẩy cái gọi là chung tay xây dựng chính sách, theo đó đại diện người lao động sẽ có mặt trong danh sách ban quản trị của công ty, vốn là phần quan trọng trong khế ước xã hội của Đức.

Putin và Merkel là những hướng la bàn cố định không chỉ ở châu Âu. Tại Mỹ, ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Donald Trump, người từng ca tụng Putin xứng đáng “nhận điểm ‘A’ [về tài lãnh đạo]”, mới đây đã chỉ trích đối thủ của mình, Hillary Clinton, là “Merkel của nước Mỹ”, rồi sau đó cho đăng hashtag trên trang Twitter so sánh Merkel và Clinton là một. Như bà Le Pen và Đảng Độc lập Vương quốc Anh, Trump đang nỗ lực đưa chính sách nhập cư của bà Merkel vào trung tâm của cuộc tranh luận chính trị.

Một lý giải rõ ràng về sự đối lập giữa Merkel và Putin thể hiện qua việc nó biểu trưng cho mẫu hình về giới: Merkel ủng hộ đường lối ngoại giao và sự bao dung có phần “nữ tính”, trong khi Putin lại thiên về sự cạnh tranh và đối đầu kiểu “nam tính”. Một cách diễn giải khác đó là Putin đại diện cho sự hoài cổ, niềm khao khát về quá khứ lý tưởng, trong khi Merkel lại là hiện thân của niềm hy vọng: đó là niềm tin về một thế giới tốt đẹp hơn thông qua giải pháp quản lý chính trị hiệu quả.

Quan điểm của Putin được thể hiện rõ trong nỗ lực thống nhất lục địa Á-Âu xoay quanh chủ nghĩa bảo thủ xã hội, chủ nghĩa chuyên chế chính trị, còn tôn giáo chính thống thì đóng vai trò như một phương tiện trên danh nghĩa của nhà nước. Tư tưởng này của ông gần giống với phiên bản sắc lệnh chính trị ba nhánh của học giả thế kỷ 19 và là cố vấn của Nga hoàng Konstantin Pobedonostsev: chủ nghĩa (tôn giáo) chính thống, chuyên quyền và chủ nghĩa dân tộc.

Merkel bất ngờ trở thành hình tượng toàn cầu và đối lập với Putin trong suốt giai đoạn khủng hoảng nợ của khu vực đồng tiền chung châu Âu, khi đó bà được coi là người ủng hộ chủ nghĩa dân tộc bảo vệ các lợi ích kinh tế của Đức, và một lần khác vào mùa hè năm 2015 khi bà đối phó trước những bất bình về các chính sách nhập cư của mình bằng cách lập luận rằng nước Đức là “một quốc gia hùng mạnh” có “khả năng dàn xếp ổn thỏa mọi thứ.”

Dĩ nhiên, hình mẫu Merkel “mới” đã có sẵn từ trước. Năm 2009, bà từng công khai chỉ trích cựu Giáo hoàng Benedict vì không cung cấp “đầy đủ các thông tin chi tiết” khi quyết định hủy bỏ lệnh rút phép thông công đối với một vị giám mục từng phủ nhận nạn diệt chủng Holocaust; ngoài ra, vào năm 2007, bà cũng từng tiếp đón Đức Dalai Lama bất chấp những phản đối chính thức từ phía Trung Quốc.

Merkel và Putin đều xuất hiện như những hình tượng chính trị vừa đúng lúc toàn cầu hóa đã đạt đến bước ngoặt. Trong khi Trump, hành động theo Putin, muốn thay thế toàn cầu hóa, thì Merkel lại muốn bảo toàn nó bằng sự lãnh đạo mạnh mẽ, khả năng điều hành tốt, và bằng một lời cam kết đối với các giá trị phổ quát cùng nhân quyền.

Những hình tượng toàn cầu của thập niên 1920 đã trở thành nguồn cảm hứng cho những đợt kêu gọi thay đổi chính trị một cách bạo lực. Ngày nay, thứ ngôn ngữ ấy vẫn đang bị né tránh. Nhưng lựa chọn giữa việc hội nhập mang tính bao trùm và sự phân rã theo bè phái vẫn còn tùy thuộc vào chúng ta.

Harold James là Giáo sư Sử học và Quan hệ Quốc tế tại Đại học Princeton, đồng thời là nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Đổi mới Quản trị Quốc tế (CIGI). Là chuyên gia về lịch sử kinh tế Đức và toàn cầu hóa, ông là đồng tác giả cuốn sách mới xuất bản có nhan đề The Euro and The Battle of Ideas, và là tác giả cuốn The Creation and Destruction of Value: The Globalization Cycle, Krupp: A History of the Legendary German Firm, và Making the European Monetary Union.

Copyright: Project Syndicate 2016 – Leadership icons of globalized world



BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm