Di Sản Hồ Chí Minh
Bình minh rực rỡ của Thủ tướng Phúc ( Rực rỡ hay tối đen thì cũng cùng chui ống cống )
Thế là Đinh La Thăng, kẻ truyền giáo bất hạnh của Đảng đã trở về đút cả chân lẫn đầu trong gầm bàn Ban Kinh tế TƯ. Còn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khi công cán Campuchia, sảng khoái thốt lên, “làm nên bình minh rực rỡ”
Thế là Đinh La Thăng, kẻ truyền giáo bất hạnh của Đảng đã trở về đút
cả chân lẫn đầu trong gầm bàn Ban Kinh tế TƯ. Còn Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc, khi công cán Campuchia, sảng khoái thốt lên, “làm nên bình minh
rực rỡ”
Lịch sử sẽ ghi nhớ không thể quên giai đoạn này và Thủ tướng Phúc cũng
vậy, bởi ông sắp mắc phải nỗi oan khuất nghìn đời khó gột. Có thể vượt
qua để làm nên một bình minh rực rỡ hay không, còn phải xem ở bản lĩnh
của ông.
Không còn nghi ngờ gì nữa, Đảng đã thất thủ hoàn toàn ở Sài Gòn, đất
nước đứng trước cảnh chia rẽ sâu sắc chưa từng có giữa hai miền Bắc kỳ
và Nam kỳ.
Làm gì có cuộc chiến nào mang tên Trọng- Dũng, chỉ là cuộc chiến của
chính khách miền Nam với kẻ mà họ không cam tâm tình nguyện phục vụ và
hơn cả, miền Nam muốn trở thành nơi không Đảng phái, một quốc gia tự
trị.
Nếu Thăng thực sự trong tầm ngắm của cuộc chiến đả hổ diệt ruồi, hẳn là
Đảng không thể để ông ta đàng hoàng công du sang Nhật hồi tháng 3. Và
Thăng cũng chẳng thể nhỏ ra giọt lệ nào xin lỗi Tổng Bí thư như con khóc
trước bố.
Có nhiều phương án Đảng chọn để thay thế Đinh La Thăng vào mảnh đất máu
lửa. Chẳng hạn, đưa Tô Lâm, Bộ trưởng Công an vào, để Phạm Minh Chính,
Trưởng ban Tổ chức TƯ vào ngồi ghế Lâm và Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch
QH vào ngồi ghế Chính.
Nhưng phương án này, chỉ có Phóng thích vì ghế Trưởng ban Tổ chức TƯ vốn
là ghế tưởng như đã dành cho Phóng từ hồi ĐH 12 mà Phóng không đủ mạnh
nên bị loại ra. Cả Lâm và Chính đều từ chối Nam tiến. Trương Hòa Bình
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cũng “nói không” vì sợ lâm vào cảnh
“một đi không trở lại”…
Cuối cùng, còn mỗi Nguyễn Thiện Nhân, người mang danh chính khách miền
Nam nhưng nói toàn giọng Bắc và bị cả UBND Sài Gòn tẩy chay thời kỳ là
Phó Chủ tịch thường trực nơi này; người đã phải đánh đổi cả “tuổi thanh
xuân” khi muốn vào Bộ Chính trị, buộc phải trở thành “cụ” sang ngồi ở
Mặt trận Tổ quốc, nơi vẫn được các đồng chí Trung ương gọi là “Mối Tình
Thoáng Qua”, rối rít gật.
4 năm thành “cụ”, luôn thấy mình còn phơi phới sức trẻ, lúc nào Nhân
cũng khát khao và sẵn sàng khăn gói chờ cơ hội ra đi. Nếu Nguyễn Tấn
Dũng còn và leo lên ghế Tổng Bí thư, Nhân đã được chọn làm Thủ tướng, vì
Dũng vốn thích những thằng đần độn cho dễ sai bảo.
Yên tâm vì “ngu si nên được hưởng thái bình”, ngoài theo Đảng, Nhân
không theo phe phái nào, lại được cái kèn to, tố chất mà Đảng kỳ vọng
Nhân sẽ là người kế tục Thăng, trở thành người truyền giáo của Đảng tại
Nam kỳ.
Nhưng có vẻ Đảng sẽ phải sớm thất vọng. Cụ Chủ tịch Mối Tình Thoáng Qua
nói gở ngay trong buổi đăng quang, “Chủ tịch QH đã đưa tôi về nhà”,
nghe cứ ngỡ như cụ nghẹn ngào cảm tạ vì được đưa về an táng nơi quê nhà.
Chưa hết, cũng ngay khi vừa nhận chức, Nhân “lột xác”, bất chấp thái độ
khinh miệt của cả thành ủy Sài Gòn, Nhân nghênh ngang ra ngay Bến Nhà
rồng để nghe câu chuyện về Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, mang vẻ mặt
như câu hát “từ thành phố này người đã ra đi, bao năm ước mơ người đã
trở về”.
Chém Đinh La Thăng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như rơi vào cảnh “gạt
lệ chém Mã tốc”, không phải vì xót thương Thăng, mà vì xót thương cho
Đảng đã chọn sai loa đài, cử đi một kẻ hữu dũng vô mưu nên giờ có nguy
cơ mất trắng miền Nam khỏi tầm kiểm soát của Đảng.
Nay lại thấy bản lĩnh của Nhân cao cường lắm thì may ra chỉ có thể làm
cái tai nghễnh ngãng của Đảng thám thính tình hình trong đó.
Trở lại thời kỳ vừa kết thúc Đai hội 12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
nằm mộng mình như tiên ông, râu tóc bạc phơ, thư thái ngồi gảy đàn trên
đỉnh núi. Tỉnh giấc, ông yên tâm khi phía Bắc đã có Thủ tướng Phúc trấn
thủ, trong Nam, có Thăng.
Mặc dù ông Trọng vẫn biết Thủ tướng Phúc phải chịu nhịn nhục vì Đinh La
Thăng thế nào thời kỳ cả hai cùng phục vụ Nguyễn Tấn Dũng.
Đàn em Thăng, đại tá công an Nguyễn Như Phong cùng đám bậu xậu trong Bộ
công an Thăng mua được bằng những cọc đô la không dùng thì cũng để mốc
xanh lăn lóc dưới gầm ghế của chủ tịch dầu khí, cộng với đám đến từ cái
gọi là Hoa Nam cục luôn âm mưu làm rối ren nội bộ, dựng nên “Chân dung
quyền lực” để đánh Phúc thế nào.
Nhưng ông Trọng có niềm tin, cả Phúc và Thăng đều một lòng thờ phụng Đảng và ông đã không sai.
Giờ mất đi một hổ tướng, làm Tổng Bí thư Trọng nhớ lại những ngày sang
Trung Quốc tháng 1/2016, ngậm ngùi nghe Tập Cận Bình chê thừa tướng của
Đại Việt “nhà quê”.
Tổng Tập còn nói với Tổng Trọng, “chọn thủ lĩnh là nông dân, đường Đảng
dễ mạt, vì đặt cái tầng lớp ấy ở ngôi cao, nó dễ choáng ngợp, dễ thỏa
mãn”
Trong mắt Tập, ngoài Trọng, chỉ nhìn thấy Đinh Thế Huynh. Tập còn gọi Huynh là “thằng em”.
Đinh Thế Huynh né mọi cuộc chiến phe phái, âm thầm đứng trong bóng tối
gây dựng lực lượng theo cách của quan văn, nhìn bọn quan võ Trần Đại
Quang đấu với Tô Lâm, Nguyễn Xuân Phúc đấu với Trần Đại Quang, lại nhìn
Hoàng Trung Hải lúc đấu với Phúc, lúc đấu với Quang tranh giành ảnh
hưởng. Luật chơi là không có đối thủ vĩnh viễn cũng không có đồng minh
vĩnh viễn…
Chính trường Việt quần thảo nhau náo loạn để chia chác thị phần trong vỏ
bọc đoàn kết thống nhất. Người tưởng như đang giương ngọn cờ lên cao
nhất, sẽ là người gục ngã đầu tiên dưới ngọn cờ. Người đó là thừa tướng
nông dân Nguyễn Xuân Phúc.
Thừa tướng Phúc rất mê môn cầu lông, môn thể thao nông dân và thời làm
Chủ tịch Quảng Nam, mỗi sáng chủ nhật cầu lông sau là kéo cả đám đến ăn ở
hàng cháo lòng trong xóm chợ lao động để “kích cầu cho dân nghèo” như
lời kể lại từ một người bạn của ông.
Xóm chợ nay đã trở nên sầm uất, không còn như thủa trước. Còn người bạn
già này giờ “nhìn con tạo xoay vần, chờ ngày gặp lại thằng bạn cũ nay đã
ở ngôi cao, đến lúc nó cũng về hưu như mình, để cùng nhau ăn bát cháo
lòng ngày xưa…”
Ông Phúc cũng rất khát khao làm giàu cho đất nước. Bởi vậy, ngay cả
trong thời điểm ròng rã Bộ Chính trị họp kéo dài từ trung tuần tháng 3
cho đến gần nghỉ lễ 30.4, với chỉ mỗi việc đem ra bới móc lẫn nhau, dưới
cái tên mỹ miều là kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết TƯ 4, đến mức
mười mấy ông bà, ai nấy mặt mũi đều chảy xệ đến từng milimet.
Họp cả ngày, tối đêm, cận vệ của ông Phúc không cản được ông vác tấm
thân bầm dập ra Văn miếu Quốc tế Giám để giao lưu câu kéo hơn 40 doanh
nhân tỷ phú nước ngoài đang tụ họp ở đó dịp sự kiện “Việt Nam vẻ đẹp
tiềm ẩn”.
Là nông dân, bởi thế, mỗi khi thấy có diễn biến gì tưởng như có lợi cho
mình, là ông cười ha ha, gặp bất lợi, ruồi đậu mép cũng không buồn đuổi
và cuống lên như thể cả thế giới đang sụp đổ.
Vậy nên, khi thấy cả thầy và trò của “Chân dung quyền lực” thất thế, ông
Phúc cười ha ha vì “làm nên bình minh rực rỡ”. Giản dị chỉ vậy chứ ông
cũng không nghĩ xa xôi được về viễn cảnh miền Nam.
Vậy nên, khi thủ phủ Đà Nẵng của ông cắn nhau như chó cùng đứt dậu, bỗng
xuất hiện một nhóm “Công lý” tung ra toàn tài liệu mật và tuyệt mật của
các tướng công an bảo kê cho việc làm ăn của một doanh nghiệp có biệt
danh Vũ nhôm nơi đây, ông Phúc cũng cười ha ha.
Vì nghĩ đó như là món quà ra mắt từ nơi nó vẫn qua mặt ông cái roẹt, giờ
tỏ thành ý quay đầu chầu thiên tử. Giản dị chỉ vậy chứ ông cũng không
nghĩ được đó là những viên đạn bọc đường.
Viên đạn bọc đường đó còn xuất hiện với các tư liệu về trùm chạy chức
của ngành công an Lê Trung Hưng, với biệt danh Hưng tano vừa được tung
lên. Cứ làm như tướng tá công an đều muốn quy thuận dưới cờ của ông Phúc
cả.
Trong khi ngành này, đến đại tướng của nó mà nó còn không quy thuận, còn
chia năm xẻ bảy, có tung ra gì để làm quà cho “anh Bảy” cũng chỉ để
tính lúc đưa “anh Bảy” vào tròng để khống chế mà thôi.
Ngay khi có thể, “Chân dung quyền lực” sẽ sống lại. Tướng Tô Lâm tưởng
mang danh ông trùm lãnh địa đó, mà còn không biết sẽ bị đâm lúc nào.
Thế rồi, Thừa tướng nông dân sẽ bị quy kết là phần tử số 1 về chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết nghiêm trọng trong Đảng.
Mặc dù ai cũng biết, Thừa tướng thường hô rất to đánh cho đúng, cho
trúng, đập tan đầu sỏ mà không biết đúng cái gì, trúng cái gì, đầu sỏ
nào?
Bởi vì năng lực ưu việt nhất của ông Phúc là “dân vận”, thu phục người
bằng cách cảm hóa lòng người chứ ông không có năng lực chiến đấu, hoặc
có chiến đấu cũng chỉ vội vã thò ra, vội vã thụt vào.
Mà chính trường thì toàn lang sói, lấy đâu ra lòng dạ để cảm hóa.
Cứ nhìn các đơn tố cáo ông Phúc được tung lên mạng xã hội thời kỳ Bộ
Chính trị đang kiểm điểm lẫn nhau vừa rồi, có thể thấy đối thủ của ông
ngày càng tinh vi, xảo quyệt thế nào.
Họ thuần thục và đầy sáng tạo, vận dụng những diễn biến có thật để trưng
cất ra những thông tin đi thẳng vào lòng người. Và rồi, không cần đao
to búa lớn, kết luận giản dị, “cán bộ lão thành chúng tôi cứ nhìn thấy
Thủ tướng phát biểu là…tắt tivi”
Ông Phúc không bao giờ nhìn ra được kẻ thù cho đến khi họ xô đổ ông và hiện diện ra trong “bình minh rực rỡ”
Cả Nam kỳ và Bắc kỳ đều đang đứng trước nguy cơ thất thủ. Đảng này có còn không?
Tôi là Sao Băng, người chép sử thời loạn, biết làm được gì cho đất nước,
đành có đôi dòng mong “mua vui cũng được một vài trống canh”.
Sao Băng
16/5/2017
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 16-5-17
(Viet-studies)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Bình minh rực rỡ của Thủ tướng Phúc ( Rực rỡ hay tối đen thì cũng cùng chui ống cống )
Thế là Đinh La Thăng, kẻ truyền giáo bất hạnh của Đảng đã trở về đút cả chân lẫn đầu trong gầm bàn Ban Kinh tế TƯ. Còn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khi công cán Campuchia, sảng khoái thốt lên, “làm nên bình minh rực rỡ”
Thế là Đinh La Thăng, kẻ truyền giáo bất hạnh của Đảng đã trở về đút
cả chân lẫn đầu trong gầm bàn Ban Kinh tế TƯ. Còn Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc, khi công cán Campuchia, sảng khoái thốt lên, “làm nên bình minh
rực rỡ”
Lịch sử sẽ ghi nhớ không thể quên giai đoạn này và Thủ tướng Phúc cũng
vậy, bởi ông sắp mắc phải nỗi oan khuất nghìn đời khó gột. Có thể vượt
qua để làm nên một bình minh rực rỡ hay không, còn phải xem ở bản lĩnh
của ông.
Không còn nghi ngờ gì nữa, Đảng đã thất thủ hoàn toàn ở Sài Gòn, đất
nước đứng trước cảnh chia rẽ sâu sắc chưa từng có giữa hai miền Bắc kỳ
và Nam kỳ.
Làm gì có cuộc chiến nào mang tên Trọng- Dũng, chỉ là cuộc chiến của
chính khách miền Nam với kẻ mà họ không cam tâm tình nguyện phục vụ và
hơn cả, miền Nam muốn trở thành nơi không Đảng phái, một quốc gia tự
trị.
Nếu Thăng thực sự trong tầm ngắm của cuộc chiến đả hổ diệt ruồi, hẳn là
Đảng không thể để ông ta đàng hoàng công du sang Nhật hồi tháng 3. Và
Thăng cũng chẳng thể nhỏ ra giọt lệ nào xin lỗi Tổng Bí thư như con khóc
trước bố.
Có nhiều phương án Đảng chọn để thay thế Đinh La Thăng vào mảnh đất máu
lửa. Chẳng hạn, đưa Tô Lâm, Bộ trưởng Công an vào, để Phạm Minh Chính,
Trưởng ban Tổ chức TƯ vào ngồi ghế Lâm và Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch
QH vào ngồi ghế Chính.
Nhưng phương án này, chỉ có Phóng thích vì ghế Trưởng ban Tổ chức TƯ vốn
là ghế tưởng như đã dành cho Phóng từ hồi ĐH 12 mà Phóng không đủ mạnh
nên bị loại ra. Cả Lâm và Chính đều từ chối Nam tiến. Trương Hòa Bình
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cũng “nói không” vì sợ lâm vào cảnh
“một đi không trở lại”…
Cuối cùng, còn mỗi Nguyễn Thiện Nhân, người mang danh chính khách miền
Nam nhưng nói toàn giọng Bắc và bị cả UBND Sài Gòn tẩy chay thời kỳ là
Phó Chủ tịch thường trực nơi này; người đã phải đánh đổi cả “tuổi thanh
xuân” khi muốn vào Bộ Chính trị, buộc phải trở thành “cụ” sang ngồi ở
Mặt trận Tổ quốc, nơi vẫn được các đồng chí Trung ương gọi là “Mối Tình
Thoáng Qua”, rối rít gật.
4 năm thành “cụ”, luôn thấy mình còn phơi phới sức trẻ, lúc nào Nhân
cũng khát khao và sẵn sàng khăn gói chờ cơ hội ra đi. Nếu Nguyễn Tấn
Dũng còn và leo lên ghế Tổng Bí thư, Nhân đã được chọn làm Thủ tướng, vì
Dũng vốn thích những thằng đần độn cho dễ sai bảo.
Yên tâm vì “ngu si nên được hưởng thái bình”, ngoài theo Đảng, Nhân
không theo phe phái nào, lại được cái kèn to, tố chất mà Đảng kỳ vọng
Nhân sẽ là người kế tục Thăng, trở thành người truyền giáo của Đảng tại
Nam kỳ.
Nhưng có vẻ Đảng sẽ phải sớm thất vọng. Cụ Chủ tịch Mối Tình Thoáng Qua
nói gở ngay trong buổi đăng quang, “Chủ tịch QH đã đưa tôi về nhà”,
nghe cứ ngỡ như cụ nghẹn ngào cảm tạ vì được đưa về an táng nơi quê nhà.
Chưa hết, cũng ngay khi vừa nhận chức, Nhân “lột xác”, bất chấp thái độ
khinh miệt của cả thành ủy Sài Gòn, Nhân nghênh ngang ra ngay Bến Nhà
rồng để nghe câu chuyện về Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, mang vẻ mặt
như câu hát “từ thành phố này người đã ra đi, bao năm ước mơ người đã
trở về”.
Chém Đinh La Thăng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như rơi vào cảnh “gạt
lệ chém Mã tốc”, không phải vì xót thương Thăng, mà vì xót thương cho
Đảng đã chọn sai loa đài, cử đi một kẻ hữu dũng vô mưu nên giờ có nguy
cơ mất trắng miền Nam khỏi tầm kiểm soát của Đảng.
Nay lại thấy bản lĩnh của Nhân cao cường lắm thì may ra chỉ có thể làm
cái tai nghễnh ngãng của Đảng thám thính tình hình trong đó.
Trở lại thời kỳ vừa kết thúc Đai hội 12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
nằm mộng mình như tiên ông, râu tóc bạc phơ, thư thái ngồi gảy đàn trên
đỉnh núi. Tỉnh giấc, ông yên tâm khi phía Bắc đã có Thủ tướng Phúc trấn
thủ, trong Nam, có Thăng.
Mặc dù ông Trọng vẫn biết Thủ tướng Phúc phải chịu nhịn nhục vì Đinh La
Thăng thế nào thời kỳ cả hai cùng phục vụ Nguyễn Tấn Dũng.
Đàn em Thăng, đại tá công an Nguyễn Như Phong cùng đám bậu xậu trong Bộ
công an Thăng mua được bằng những cọc đô la không dùng thì cũng để mốc
xanh lăn lóc dưới gầm ghế của chủ tịch dầu khí, cộng với đám đến từ cái
gọi là Hoa Nam cục luôn âm mưu làm rối ren nội bộ, dựng nên “Chân dung
quyền lực” để đánh Phúc thế nào.
Nhưng ông Trọng có niềm tin, cả Phúc và Thăng đều một lòng thờ phụng Đảng và ông đã không sai.
Giờ mất đi một hổ tướng, làm Tổng Bí thư Trọng nhớ lại những ngày sang
Trung Quốc tháng 1/2016, ngậm ngùi nghe Tập Cận Bình chê thừa tướng của
Đại Việt “nhà quê”.
Tổng Tập còn nói với Tổng Trọng, “chọn thủ lĩnh là nông dân, đường Đảng
dễ mạt, vì đặt cái tầng lớp ấy ở ngôi cao, nó dễ choáng ngợp, dễ thỏa
mãn”
Trong mắt Tập, ngoài Trọng, chỉ nhìn thấy Đinh Thế Huynh. Tập còn gọi Huynh là “thằng em”.
Đinh Thế Huynh né mọi cuộc chiến phe phái, âm thầm đứng trong bóng tối
gây dựng lực lượng theo cách của quan văn, nhìn bọn quan võ Trần Đại
Quang đấu với Tô Lâm, Nguyễn Xuân Phúc đấu với Trần Đại Quang, lại nhìn
Hoàng Trung Hải lúc đấu với Phúc, lúc đấu với Quang tranh giành ảnh
hưởng. Luật chơi là không có đối thủ vĩnh viễn cũng không có đồng minh
vĩnh viễn…
Chính trường Việt quần thảo nhau náo loạn để chia chác thị phần trong vỏ
bọc đoàn kết thống nhất. Người tưởng như đang giương ngọn cờ lên cao
nhất, sẽ là người gục ngã đầu tiên dưới ngọn cờ. Người đó là thừa tướng
nông dân Nguyễn Xuân Phúc.
Thừa tướng Phúc rất mê môn cầu lông, môn thể thao nông dân và thời làm
Chủ tịch Quảng Nam, mỗi sáng chủ nhật cầu lông sau là kéo cả đám đến ăn ở
hàng cháo lòng trong xóm chợ lao động để “kích cầu cho dân nghèo” như
lời kể lại từ một người bạn của ông.
Xóm chợ nay đã trở nên sầm uất, không còn như thủa trước. Còn người bạn
già này giờ “nhìn con tạo xoay vần, chờ ngày gặp lại thằng bạn cũ nay đã
ở ngôi cao, đến lúc nó cũng về hưu như mình, để cùng nhau ăn bát cháo
lòng ngày xưa…”
Ông Phúc cũng rất khát khao làm giàu cho đất nước. Bởi vậy, ngay cả
trong thời điểm ròng rã Bộ Chính trị họp kéo dài từ trung tuần tháng 3
cho đến gần nghỉ lễ 30.4, với chỉ mỗi việc đem ra bới móc lẫn nhau, dưới
cái tên mỹ miều là kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết TƯ 4, đến mức
mười mấy ông bà, ai nấy mặt mũi đều chảy xệ đến từng milimet.
Họp cả ngày, tối đêm, cận vệ của ông Phúc không cản được ông vác tấm
thân bầm dập ra Văn miếu Quốc tế Giám để giao lưu câu kéo hơn 40 doanh
nhân tỷ phú nước ngoài đang tụ họp ở đó dịp sự kiện “Việt Nam vẻ đẹp
tiềm ẩn”.
Là nông dân, bởi thế, mỗi khi thấy có diễn biến gì tưởng như có lợi cho
mình, là ông cười ha ha, gặp bất lợi, ruồi đậu mép cũng không buồn đuổi
và cuống lên như thể cả thế giới đang sụp đổ.
Vậy nên, khi thấy cả thầy và trò của “Chân dung quyền lực” thất thế, ông
Phúc cười ha ha vì “làm nên bình minh rực rỡ”. Giản dị chỉ vậy chứ ông
cũng không nghĩ xa xôi được về viễn cảnh miền Nam.
Vậy nên, khi thủ phủ Đà Nẵng của ông cắn nhau như chó cùng đứt dậu, bỗng
xuất hiện một nhóm “Công lý” tung ra toàn tài liệu mật và tuyệt mật của
các tướng công an bảo kê cho việc làm ăn của một doanh nghiệp có biệt
danh Vũ nhôm nơi đây, ông Phúc cũng cười ha ha.
Vì nghĩ đó như là món quà ra mắt từ nơi nó vẫn qua mặt ông cái roẹt, giờ
tỏ thành ý quay đầu chầu thiên tử. Giản dị chỉ vậy chứ ông cũng không
nghĩ được đó là những viên đạn bọc đường.
Viên đạn bọc đường đó còn xuất hiện với các tư liệu về trùm chạy chức
của ngành công an Lê Trung Hưng, với biệt danh Hưng tano vừa được tung
lên. Cứ làm như tướng tá công an đều muốn quy thuận dưới cờ của ông Phúc
cả.
Trong khi ngành này, đến đại tướng của nó mà nó còn không quy thuận, còn
chia năm xẻ bảy, có tung ra gì để làm quà cho “anh Bảy” cũng chỉ để
tính lúc đưa “anh Bảy” vào tròng để khống chế mà thôi.
Ngay khi có thể, “Chân dung quyền lực” sẽ sống lại. Tướng Tô Lâm tưởng
mang danh ông trùm lãnh địa đó, mà còn không biết sẽ bị đâm lúc nào.
Thế rồi, Thừa tướng nông dân sẽ bị quy kết là phần tử số 1 về chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết nghiêm trọng trong Đảng.
Mặc dù ai cũng biết, Thừa tướng thường hô rất to đánh cho đúng, cho
trúng, đập tan đầu sỏ mà không biết đúng cái gì, trúng cái gì, đầu sỏ
nào?
Bởi vì năng lực ưu việt nhất của ông Phúc là “dân vận”, thu phục người
bằng cách cảm hóa lòng người chứ ông không có năng lực chiến đấu, hoặc
có chiến đấu cũng chỉ vội vã thò ra, vội vã thụt vào.
Mà chính trường thì toàn lang sói, lấy đâu ra lòng dạ để cảm hóa.
Cứ nhìn các đơn tố cáo ông Phúc được tung lên mạng xã hội thời kỳ Bộ
Chính trị đang kiểm điểm lẫn nhau vừa rồi, có thể thấy đối thủ của ông
ngày càng tinh vi, xảo quyệt thế nào.
Họ thuần thục và đầy sáng tạo, vận dụng những diễn biến có thật để trưng
cất ra những thông tin đi thẳng vào lòng người. Và rồi, không cần đao
to búa lớn, kết luận giản dị, “cán bộ lão thành chúng tôi cứ nhìn thấy
Thủ tướng phát biểu là…tắt tivi”
Ông Phúc không bao giờ nhìn ra được kẻ thù cho đến khi họ xô đổ ông và hiện diện ra trong “bình minh rực rỡ”
Cả Nam kỳ và Bắc kỳ đều đang đứng trước nguy cơ thất thủ. Đảng này có còn không?
Tôi là Sao Băng, người chép sử thời loạn, biết làm được gì cho đất nước,
đành có đôi dòng mong “mua vui cũng được một vài trống canh”.
Sao Băng
16/5/2017
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 16-5-17
(Viet-studies)