BBC
Blogger Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cày, nói với BBC ông chẳng ngạc nhiên khi mẹ của nhà bất đồng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh có cảm giác bị lừa vì thăm con không đúng nơi giam giữ.
"Con tôi đã không ở trại tạm giam Công an tỉnh Khánh Hòa như cơ quan An ninh - Điều tra tỉnh Khánh Hòa đưa thông báo cho tôi. Trong suốt tám tháng qua tôi đã bị lừa khi lặn lội đến thăm con tại một trại tù mà con tôi không có ở đó.
"Quỳnh chỉ bị giam giữ ở Nha Trang một ngày, sau đó đã bị chuyển về Cam Lâm - Cam Ranh, là một trại tù có điều kiện rất khắc nghiệt," bà Nguyễn Tuyết Lan viết.
Từ Hoa Kỳ, ông Nguyễn Văn Hải, cựu tù nhân chính trị, nói trường hợp này giống "y hệt" trường hợp của ông.
"Tức là tôi bị bắt đưa vào trại giam P24 , số 4 Phan Đăng Lưu vào khoảng một tháng hồi tháng 10/2010 nhưng sau đó họ chuyển tôi lên trại giam B34.
"Gia đình tôi thì cứ tới P24 thăm nuôi trong suốt thời gian tôi bị cách ly ở B34, cho tới khi tuyệt thực ở B34 thì họ mới mang các thứ tiền quà gia đình gửi mà họ giữ lại ở P24 mang lên B34. Khi đó tôi vứt hết lại và nói các ông lừa được thì các ông cầm lấy đi.
Ông Hải giải thích rằng an ninh muốn cô lập người họ bắt và triệt tiêu tất cả sự giúp đỡ từ bên ngoài là vì họ muốn người tù "rơi vào sự cô đơn" và không biết "có ai còn nhớ tới mình hay không".
"Nên biết là việc giúp đỡ từ bên ngoài đã được quy định trong luật, như thăm nuôi hai lần trong một tháng và được tiếp xúc với luật sư trong suốt quá trình điều tra.
"Họ không muốn người bên ngoài biết người bị giam giữ đang ở đâu. Cách đối phó bẩn thỉu và vô nhân tính này được áp dụng với nhiều người rồi và được các trại giam truyền kinh nghiệm cho nhau chứ không phải chỉ ở một nơi.
"Với những người thần kinh yếu thì có thể bị ảnh hưởng từ phương pháp này nhưng theo tôi với Như Quỳnh thì tôi nghĩ khả năng này không có thể làm gì được vì có khổ đến mấy thì Quỳnh vẫn chịu được," ông Nguyễn Văn Hải nói với BBC.
Blogger Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cày, nói với BBC ông chẳng ngạc nhiên khi mẹ của nhà bất đồng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh có cảm giác bị lừa vì thăm con không đúng nơi giam giữ.
"Con tôi đã không ở trại tạm giam Công an tỉnh Khánh Hòa như cơ quan An ninh - Điều tra tỉnh Khánh Hòa đưa thông báo cho tôi. Trong suốt tám tháng qua tôi đã bị lừa khi lặn lội đến thăm con tại một trại tù mà con tôi không có ở đó.
"Quỳnh chỉ bị giam giữ ở Nha Trang một ngày, sau đó đã bị chuyển về Cam Lâm - Cam Ranh, là một trại tù có điều kiện rất khắc nghiệt," bà Nguyễn Tuyết Lan viết.
Từ Hoa Kỳ, ông Nguyễn Văn Hải, cựu tù nhân chính trị, nói trường hợp này giống "y hệt" trường hợp của ông.
"Tức là tôi bị bắt đưa vào trại giam P24 , số 4 Phan Đăng Lưu vào khoảng một tháng hồi tháng 10/2010 nhưng sau đó họ chuyển tôi lên trại giam B34.
"Gia đình tôi thì cứ tới P24 thăm nuôi trong suốt thời gian tôi bị cách ly ở B34, cho tới khi tuyệt thực ở B34 thì họ mới mang các thứ tiền quà gia đình gửi mà họ giữ lại ở P24 mang lên B34. Khi đó tôi vứt hết lại và nói các ông lừa được thì các ông cầm lấy đi.
Ông Hải giải thích rằng an ninh muốn cô lập người họ bắt và triệt tiêu tất cả sự giúp đỡ từ bên ngoài là vì họ muốn người tù "rơi vào sự cô đơn" và không biết "có ai còn nhớ tới mình hay không".
"Nên biết là việc giúp đỡ từ bên ngoài đã được quy định trong luật, như thăm nuôi hai lần trong một tháng và được tiếp xúc với luật sư trong suốt quá trình điều tra.
"Họ không muốn người bên ngoài biết người bị giam giữ đang ở đâu. Cách đối phó bẩn thỉu và vô nhân tính này được áp dụng với nhiều người rồi và được các trại giam truyền kinh nghiệm cho nhau chứ không phải chỉ ở một nơi.
"Với những người thần kinh yếu thì có thể bị ảnh hưởng từ phương pháp này nhưng theo tôi với Như Quỳnh thì tôi nghĩ khả năng này không có thể làm gì được vì có khổ đến mấy thì Quỳnh vẫn chịu được," ông Nguyễn Văn Hải nói với BBC.