Tin nóng trong ngày
Blogger Đoan Trang về Việt Nam bị bắt, thẩm vấn
Blogger Phạm Đoan Trang, một trong những blogger chính yếu của Mạng Lưới Blogger Việt Nam từ nước ngoài về tới Sài Gòn thị bị giữ lại, thẩm vấn sau đó được thả.
ÀI GÒN (NV) .- Blogger Phạm Đoan Trang, một trong những blogger chính yếu của Mạng Lưới Blogger Việt Nam từ nước ngoài về tới Sài Gòn thị bị giữ lại, thẩm vấn sau đó được thả.
Blogger Phạm Đoan Trang (từ trái), blogger Nguyễn Anh Tuấn và Ls Trịnh Hội tại văn phòng HRW hồi cuối Tháng 1-2014. (Hình: MLBVN)
Theo một số bloggers đưa tin trên facebook, cô Phạm Đoan Trang, 37 tuổi, từ Philippines về đến Việt Nam hôm Thứ Hai. Cô đã bị an ninh phi trường giữ lại và bị thẩm vấn nhiều giờ sau đó mới thả. Như tin tức loan truyền vắn tắt trên mạng thì cô được thả vào sáng ngày Thứ Ba 27/1/2015.
Cô là một trong những người đóng góp tích cực trong tổ chức Mạng Lưới Blogger Việt Nam mà dư luận biết đến qua bản tuyên bố chống điều luật hình sự 258 của nhà cầm quyền CSVN được dùng để bắt bỏ tù những người sử dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để thông tin hoặc phát biểu ý kiến khác với quan điểm với nhà cầm quyền.
Sau khi Mạng Lưới Blogger Việt Nam ra đời, cô và một số thành viên tới dự các khóa thảo luận về xã hội dân sự tại Philippines. Đầu năm ngoái, cô cùng một phái đoàn gồm thành viên của MLBVN, Con Đường Việt Nam, Dân Làm Báo, No-U Việt Nam, Hội ái hữu Cựu Tù Nhân Chính Trị v.v... tới Mỹ và một số quốc gia, thăm viếng một số tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, vận động dân chủ hóa Việt Nam.
Sắp hết hạn phải trở về thì cô được đại học University of Southern California thường được biết dưới tên tắt là USC tặng một học bổng nghiên cứu 10 tháng. Hết hạn, cô quay lại Philippines để trở về Việt Nam thì gặp rắc rối.
Năm 2009, cô từng bị bắt ít ngày mà theo cô cho biết “người ta” hiểu lầm là cô tham gia in ấn và phát tán các áo thun quảng bá “Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam” và chống khai thác bauxite ở Tây nguyên.
Bản tuyên bố ngày 20/7/2013 của MLBVN với chữ ký của hơn 100 thành viên chống điều luật 258 của Luật hình sự CSVN gây tiếng vang lớn đối với dư luận quốc tế. Bản tuyên bố này được gửi cho Ủy ban Nhân Quyền LHQ, các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế và các chính phủ trên thế giới quan tâm đến tình hình đàn áp nhân quyền tại Việt Nam.
Cô Đoan Trang từng là phóng viên của báo Tuần Việt Nam, một bộ phận có các bài viết chuyên sâu về thời sự Việt Nam, của báo điện tử VietnamNet. Vì cô viết blog theo những suy nghĩ riêng trên 'Trang The Ridiculous' bình luận phân tích về các vấn đề thời sự nhiều khi dưới dạng viết phiếm nên đã bị ép nghỉ việc ở đây.
Sau này blog 'Trang The Ridiculous' được đổi thành 'Đoan Trang blog'. Một ngày trước khi về Việt Nam, người ta còn viết phản biện trên blog với một người về phong trào “Tôi không thích Đảng Cộng Sản Việt Nam”. (TN)
(Người Việt)
Bàn ra tán vào (1)
Nguyễn Trọng Nghĩa
ĐOAN TRANG, KẺ HẾT THỜI
MÕ LÀNG THỨ TƯ, NGÀY 28 THÁNG 1 NĂM 2015
Kính Chiếu Yêu
Hôm 26 tháng 1 năm 2015, người đàn bà xấu nhất trong đám Blogger "dâm chủ" Đoan Trang đã từ nước mẹ Hoa Kỳ đặt chân về đến Việt Nam.
Sợ rằng, một nhà đấu tranh "nhơn quyền" được tài trợ cho sang Hoa Kỳ học khóa huấn luyện "đấu tranh bất bạo động" về nước không kèn không trống (vì rằng chẳng thấy nhà dâm chủ nào đi đón) nên RFA đã vội làm một phỏng vấn cho xôm trò nhằm đánh tiếng với thiên hạ.
Có điều, bài phỏng vấn đã trở thành con dao hai lưỡi làm đứt tay cả kẻ phỏng vấn và đối tượng phỏng vấn! RFA thì cố moi cho được cái lưỡi của Đoan Trang để uốn éo vài lời tố cáo, lên án, thách thức chế độ như khẩu khí vẫn thường thấy của cô ả. Nhưng Đoan Trang, không hiểu vì lý do gì bỗng dưng nhũn như con chi chi khi đặt chân về nước và giới dâm chủ, nhơn quyền trong nước cũng im re không mở màn đón tiếp.
Trong bài phỏng vấn nóng của mình, phóng tinh viên RFA Chân Như, ra câu mồi đầu tiên là "tại sao Đoan Trang lại có quyết định trở về"? Ấy là câu hỏi nịnh hót không phải lối. Kẻ xấu xí kia sang Mỹ là để được đào tạo bằng tiền tài trợ của quỹ đấu tranh dân chủ Mỹ. Hết tiền rồi, hết thời hạn lưu trú rồi thì phải về chứ có cớ gì mà ở lại. Tị nạn chính trị không phải, xuất khẩu lao động cũng không, công dân Mỹ thì chưa đến lượt, lấy tiền đâu mà nuôi báo cô. Để chữa ngượng, cô Đoan Trang đành bấu víu vào lý do vu vơ "về để được viết".
Bùn cừi quá, ai cấm cô viết, ở đâu mà chả viết được, ở bển cô còn to mồm hơn ở nhà mà, cũng như cái chàng RFA của cô ấy, cứ bịa ra mà chửi bới, lu loa. Hàng ngày nó chẳng ở VN mà vẫn leo lẻo chuyện gầm cầu, xó chợ VN đấy thôi. Vấn đề là, ở VN ai sử dụng bài viết của cô, chẳng ma nào dùng cái thứ văn chửi cha chửi mẹ ấy cả. Vậy thì chết đói à, rồi lại cuối cùng anh RFA trả nhuận bút thôi.
Câu hỏi thứ hai chỉ là theo thói quen cửa miệng của đám "rận chủ" cùng những cái loa RFA, RFI, BBC... dành cho chủ đề "Công an đàn áp, hành hung, sàm sở". RFA mớm lời "Đoan Trang đã gặp một vài sự cố tại phi trường, thực hư chuyện này thế nào?" Chắc RFA chủ quan cho rằng loại "hàng tôm, hàng cá" không biết ngượng như Đoan Trang sẽ nhân câu hỏi này mà lồng lên chửi bới, vu cáo công an cộng sản. Nhưng không biết tại cô nàng sợ hay đã được trang bị chút đỉnh kĩ năng đối phó với những tình huống loại vu cáo này mà đã có câu trả lời làm gã phóng tinh viên cụt hứng: "Nói chung là không có vấn đề gì lắm, thấy cũng bình thường; Không có chuyện gì nghiêm trọng. Tất nhiên là cuộc gặp nằm ngoài dự kiến. Về căn bản thì em thấy không có gì quá căng thẳng."
Cứ ngỡ rằng, những chuẩn mực của Huê Kỳ truyền dạy thì cái gì cũng là chân lý long lanh không cần bàn cãi, phóng tinh viên RFA tung chưởng: "những gì Đoan Trang học được tại Mỹ sẽ giúp ích cho Đoan Trang nhiều trong công việc sắp tới của Đoan Trang hay không?" Câu trả lời ngắn gọn không nói sổ toẹt ra nhưng ai cũng hiểu rằng là "vô tích sự". Còn Đoan Trang thì xa xôi hơn, giữ thể diện hơn một chút với câu trả lời "Viết những vấn đề như về chính sách công của một đất nước như Mỹ thì nó khác và khó áp dụng ở Việt Nam lắm. Mình đứng ở ranh giới rất dễ trở thành người viết theo kiểu “học giả hàn lâm” mà độc giả Việt Nam sẽ không thấy chút gì lý thú cả. Đó là một điểm mà theo em nghĩ là nhưng người theo nghề viết ở Việt Nam có lẽ cũng cần phải chú ý. Không dám khuyên mọi người nhưng về phía em thì chắc em sẽ để ý đến chuyện đó: cố gắng không xa rời cuộc sống, sa vào vấn đề lý thuyết."
Đúng vậy đấy cô dâm chủ ạ, những thứ dân chủ, nhân quyền của Mỹ đang thất bại cay đắng khi nó đổ bộ xuống Xiry, Iraq, Lyby, Apganixtan và cả Việt Nam nữa. Thực tiễn cuộc sống vẫn là cây đời mãi mãi xanh tươi. Các cô, các cậu đang đi trái quy luật thì tất bị quy luật đập chết thôi.
Sỹ diện hảo và sến nhất là câu hỏi của RFA: "Đoan Trang đang có cơ hội ở lại Mỹ sao lại bỏ lỡ? Đoan Trang có thể chia sẻ?"
He he, cứ làm như Đoan Trang của cậu là anh hùng cái thế mà nước Mỹ phải dựa vào để gầy dựng nền dân chủ ở Việt Nam vậy. Cô ấy cũng chỉ là kẻ không biết đến xấu hổ và liêm sỉ thôi. Loại này nước Mỹ đã rước về nhiều lắm rồi. Hơn nữa co Đoan Trang cũng đã quá biết thế nào là thế giới tự do và sức ép cơm áo mà đám CCCĐ bú mớm rồi. Vậy nên cô rất khôn ngoan: "Như em đã nói, là một người viết và em cảm thấy nhớ Việt Nam, gắn bó với Việt Nam. Người viết nào cũng gắn bó với nền văn hóa của họ. Để viết được thì họ phải hiểu đất nước của họ, có độc giả riêng của họ và có nền văn hóa riêng của họ. Có người nói với em rằng là đang ở Mỹ thì đó cũng là một cơ hội trong tay mà không tận dụng giống như “cầm vàng trong tay mà vất vàng đi” thì đó là dại. Em nghĩ mỗi người có cách đánh gía khác nhau về chuyện thế nào là cơ hội."
Và tiếp theo đoạn này thì có vẻ thực thà trong nhận thức của cô Đoan Trang: "Thực sự ra cũng có một điều mà em nói ra không biết có “nhạy cảm, tế nhị hay động chạm” gì đến ai không. Đó là đã đến lúc nền kinh tế và xã hội Việt Nam cần chúng ta chung sức, chung lòng để xây dựng nó chứ không nên rời bỏ nó đi. Em nghĩ vậy. Ở Việt Nam có những vấn đề nếu có thể trong điều kiện của mình thì cố gắng ở lại để tìm cách giải quyết hơn là bỏ cuộc." Hãy cứ nói toạc móng heo ra là bớ làng dâm chủ cuội Quang A, Huệ Chi, Chu Hảo... các vị chỉ là ngụy biện cho một âm mưu đập bỏ chế độ. Việc gì mà úp mở "nhạy cảm, tế nhị hay động chạm".
Dường như thất vọng và xấu hổ, nhà báo RFA - Chân Như đã vuốt đuôi chữa thẹn: "Đúng là mỗi người mỗi lựa chọn và ai cũng có quyền lựa chọn khác nhau vì mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau. Do đó chúng ta không có quyền phán xét ai cả khi chưa rõ căn nguyên".
Hy vọng gì vào một con bé vừa xấu người vừa mất nết ấy có thể làm một "ngọn cờ dân chủ" mà rùm beng.
----------------------------------------------------------------------------------
Blogger Đoan Trang về Việt Nam bị bắt, thẩm vấn
Blogger Phạm Đoan Trang, một trong những blogger chính yếu của Mạng Lưới Blogger Việt Nam từ nước ngoài về tới Sài Gòn thị bị giữ lại, thẩm vấn sau đó được thả.
ÀI GÒN (NV) .- Blogger Phạm Đoan Trang, một trong những blogger chính yếu của Mạng Lưới Blogger Việt Nam từ nước ngoài về tới Sài Gòn thị bị giữ lại, thẩm vấn sau đó được thả.
Blogger Phạm Đoan Trang (từ trái), blogger Nguyễn Anh Tuấn và Ls Trịnh Hội tại văn phòng HRW hồi cuối Tháng 1-2014. (Hình: MLBVN)
Theo một số bloggers đưa tin trên facebook, cô Phạm Đoan Trang, 37 tuổi, từ Philippines về đến Việt Nam hôm Thứ Hai. Cô đã bị an ninh phi trường giữ lại và bị thẩm vấn nhiều giờ sau đó mới thả. Như tin tức loan truyền vắn tắt trên mạng thì cô được thả vào sáng ngày Thứ Ba 27/1/2015.
Cô là một trong những người đóng góp tích cực trong tổ chức Mạng Lưới Blogger Việt Nam mà dư luận biết đến qua bản tuyên bố chống điều luật hình sự 258 của nhà cầm quyền CSVN được dùng để bắt bỏ tù những người sử dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để thông tin hoặc phát biểu ý kiến khác với quan điểm với nhà cầm quyền.
Sau khi Mạng Lưới Blogger Việt Nam ra đời, cô và một số thành viên tới dự các khóa thảo luận về xã hội dân sự tại Philippines. Đầu năm ngoái, cô cùng một phái đoàn gồm thành viên của MLBVN, Con Đường Việt Nam, Dân Làm Báo, No-U Việt Nam, Hội ái hữu Cựu Tù Nhân Chính Trị v.v... tới Mỹ và một số quốc gia, thăm viếng một số tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, vận động dân chủ hóa Việt Nam.
Sắp hết hạn phải trở về thì cô được đại học University of Southern California thường được biết dưới tên tắt là USC tặng một học bổng nghiên cứu 10 tháng. Hết hạn, cô quay lại Philippines để trở về Việt Nam thì gặp rắc rối.
Năm 2009, cô từng bị bắt ít ngày mà theo cô cho biết “người ta” hiểu lầm là cô tham gia in ấn và phát tán các áo thun quảng bá “Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam” và chống khai thác bauxite ở Tây nguyên.
Bản tuyên bố ngày 20/7/2013 của MLBVN với chữ ký của hơn 100 thành viên chống điều luật 258 của Luật hình sự CSVN gây tiếng vang lớn đối với dư luận quốc tế. Bản tuyên bố này được gửi cho Ủy ban Nhân Quyền LHQ, các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế và các chính phủ trên thế giới quan tâm đến tình hình đàn áp nhân quyền tại Việt Nam.
Cô Đoan Trang từng là phóng viên của báo Tuần Việt Nam, một bộ phận có các bài viết chuyên sâu về thời sự Việt Nam, của báo điện tử VietnamNet. Vì cô viết blog theo những suy nghĩ riêng trên 'Trang The Ridiculous' bình luận phân tích về các vấn đề thời sự nhiều khi dưới dạng viết phiếm nên đã bị ép nghỉ việc ở đây.
Sau này blog 'Trang The Ridiculous' được đổi thành 'Đoan Trang blog'. Một ngày trước khi về Việt Nam, người ta còn viết phản biện trên blog với một người về phong trào “Tôi không thích Đảng Cộng Sản Việt Nam”. (TN)
(Người Việt)