Văn Học & Nghệ Thuật

Bóng chiều chiếu bóng

Tuần qua, xem phim “My One and Only”, tôi được thấy lại một rạp chiếu phim ngoài trời (drive-in theater), rạp được dựng trên những bãi đậu xe rộng lớn,

Tuần qua, xem phim “My One and Only”, tôi được thấy lại một rạp chiếu phim ngoài trời (drive-in theater), rạp được dựng trên những bãi đậu xe rộng lớn, xuất hiện trên đất Mỹ vào thập niên 1930. Bây giờ loại rạp này chỉ còn ở một vài tiểu bang. Ở Quận Cam, có một rạp ngay trên đường Beach, hình như bây giờ là khu có siêu thị Wal-Mart... Lái xe vào một bãi đất trống xem phim chắc cũng có cái thú của nó, nhưng tôi chưa được thưởng thức cái thú này thì nó đã dẹp tiệm. Ở một số nước trên thế giới cũng có những loại rạp ngoài trời như thế này.

Ðã lâu rồi, tôi không còn ý thích đến rạp xem phim nữa, dù xưa nay nó vẫn là một nơi chốn lý tưởng để người ta rũ hết mọi lo toan, buồn phiền... bên ngoài cửa rạp, để mua vài giờ giải trí cùng những câu chuyện tuởng tượng không liên quan gì đến đời mình. Một lý do khác khiến tôi không còn thích đến rạp xem phim nữa vì đa số những cuốn phim bây giờ dùng kỹ xảo điện ảnh khá nhiều, mà cái gì bị nhiều khoa học kỹ thuật xen vào thì nó không còn thể hiện tính cách chân phương, mộc mạc nữa. Gần đây, cuốn phim kỹ thuật 3D của Mỹ mang hơi hướng “Trọng Thủy Mỵ Châu” của Việt Nam đã làm mưa làm gió để hốt bạc khắp nơi trên thế giới. Nó mang tên “Avatar” với hình ảnh những con người xanh lè có đuôi có sừng như hình ảnh qủy sứ người ta thường vẽ ra.

Bỏ qua những hình ảnh đó làm tôi dị ứng (mà sau đó khi xem phim tôi hiểu ý đồ của đạo diễn cho rằng con người lắm khi ác độc hơn cả quỷ dữ, và chúng ta không nên nhìn hình ảnh bên ngoài mà đánh giá bên trong tâm hồn một người nào), bỏ qua các ẩn dụ... thì những kỹ xảo dù tinh vi đến mấy được sử dụng trong suốt cuốn phim cũng làm cho tôi... dị ứng không kém. Thật ra, nó cũng là một loại phim vô thưởng vô phạt thôi. Một chiều, đi với đứa con gái nhỏ của tôi trên freeway để tìm một địa điểm bán đồ dùng máy điện toán, tìm không được nơi muốn đến và chúng tôi đã “đi lạc” vào một rạp chiếu cuốn phim này.

Vụ “đi lạc” này xem ra có thể gọi là có... duyên với “Avatar”, không có chủ ý mà duyên phận đưa đẩy thì phải xem. Thôi thì cũng coi như là một “kỷ niệm với những rạp chiếu bóng”, nếu có thể nói như vậy. Kỷ niệm này thì mỗi người ít nhiều cũng có trong đời. Hơn mười năm trước đây, tôi cũng từng xem một cuốn phim action “vô thưởng vô phạt” như vậy với một ông bạn Mỹ ở rạp Edwards trên đại lộ Beach. Giờ thì ông bạn ấy đã qua đời đột ngột, rạp chiếu bóng ấy cũng không còn, mà thay vào đó là một cửa hàng bán phụ tùng xe rộng lớn. Mỗi lần đi ngang cái nơi từng là “rạp chiếu bóng” đó, tôi lại bùi ngùi với kỷ niệm cũ. Người xưa đã khuất bóng, rạp hát cũng không còn là một cái rạp. Tất cả đã đổi thay theo dòng đời.

Có một câu ví von rằng đời người như một tấn tuồng sân khấu, kiểu đạo diễn Orson Welles nói: “Một ngày nào đó bạn sẽ thấy đời thực ra là một cuốn phim. Và phim ảnh là một cách hay để quay trở lại đời sống thực”. Kể từ khi người ta phát minh ra cái máy quay phim rồi chiếu nó lên một tấm màn trắng (được quen gọi là màn bạc) cho mọi người xem thì được gọi là “chiếu bóng”. Thế là nhiều rạp chiếu bóng được xây dựng, trở thành một nơi giải trí tuyệt vời cho mọi lứa tuổi, và trên hết, nó đã là một nơi chốn hẹn hò dễ thương của các đôi tình nhân khi mới quen. Họ đưa nhau vào rạp xem phim để cùng chia sẻ những chuyện tình lâm li trên màn bạc... Trẻ con thì thích thú với những cuốn phim hoạt họa vui nhộn... người già tìm lại kỷ niệm trong bóng chiều nơi rạp chiếu bóng... những người thích tìm sự giải trí trong những cuốn phim vô thưởng vô phạt cũng tìm được ở nơi đó một chỗ để thư giãn.

Ðã lâu, không ai còn gọi những cái rạp như thế là rạp chiếu bóng nữa, mà thay vào là rạp chiếu phim, rạp xi-nê (ciné, theo tiếng Pháp)... hay đơn giản là rạp hát nói chung không phân biệt là nó dùng để diễn kịch hay chiếu phim. Và như thế, “đi xem phim”, “đi xem xi-nê”... dần dần được dùng để thay cho câu “đi xem chiếu bóng” thì cũng được thôi, nhưng có điều đáng để suy nghĩ, băn khoăn... là có vẻ như rạp chiếu phim hay rạp chiếu bóng gì cũng đang chìm trong... bóng chiều, vì cái thú giải trí này đã không còn là một chọn lựa của nhiều người trên thế giới nữa.

Ngay cả tại Mỹ, theo New York Times, rạp chiếu phim ngày nay không chỉ dành cho phim ảnh. Trong năm 2008, các hệ thống rạp chiếu phim còn trình chiếu trực tiếp các trận bóng chày... trình diễn nhạc rock, các sitcom truyền hình kinh điển và hàng loạt chương trình khác không liên quan gì đến màn bạc. Ðầu năm, có đến hai chương trình ca nhạc được trình chiếu tại hệ thống rạp phim 3D: “U2” 3D và “Hannah Montana & Miley Cyrus: Best of Both Worlds Concert”. “U2” 3D là “phim” người thật đầu tiên được quay với công nghệ 3D ghi lại các ca khúc mà nhóm U2 trình bày trong một số đêm diễn từ chuyến lưu diễn Vertigo Tour hồi năm 2006. Thay vì mua vé xem các ban nhạc này trình diễn trên sân khấu, người hâm mộ mua vé... vào rạp!

Rạp Landmarks còn trình chiếu trận tennis giữa Pete Sampras và Roger Federer. Hàng trăm rạp chiếu phim đã lên kế hoạch đồng loạt trình chiếu các tiết mục đặc sắc nhất từ giải vô địch biểu diễn trống đội hình quốc tế. Nhiều năm trước, một số rạp chiếu phim đã bắt đầu thử nghiệm các chương trình phi điện ảnh như cho thuê rạp chiếu phim làm hội thảo, chiếu đêm trao giải MTV Movie 2003... Sự khác biệt lúc này chính là phẩm chất hình ảnh khi được phóng lớn lên màn ảnh rộng nhờ kỹ thuật số khiến xu hướng trình chiếu các chương trình không phải phim ảnh trở thành một thị trường thật sự.

“Các chủ rạp đang đua nhau chuyển hướng ra ngoài phim ảnh nhanh hơn mọi người nghĩ”, Ted Mundorff, chủ tịch hội đồng quản trị của hệ thống rạp Landmarks, nói. Lý do chính của sự chuyển hướng này chính là việc số khán giả đến rạp ngày càng giảm, dù các hãng phim tung ra hàng loạt siêu phẩm điện ảnh hằng năm. Ngoài ra, truyền hình và game ngày càng phát triển mạnh, khoảng cách phát hành phim chiếu rạp và phát hành DVD ngày càng ngắn lại.

Ðó là chưa kể đến phim sang lại làm thiệt hại khoảng 600 triệu đôla tiền vé mỗi năm, theo thống kê của Hiệp Hội Rạp Chiếu Bóng Quốc Gia. Các chủ rạp tìm mọi cách để lấp đầy chỗ trống trong rạp chiếu bóng. Hơn thế, như phát biểu của Shari Redstone - chủ tịch National Amusements, chủ quản của hơn 1,500 rạp chiếu phim và là công ty mẹ của Viacom và CBS: “Chúng tôi muốn mọi người đến với chúng tôi nhiều hơn. Nó không hẳn là ‘hãy cùng nhau xây rạp chiếu phim’ mà là ‘hãy cùng nhau xây một điểm đến cho cộng đồng giải trí’”.

Có vẻ như bóng chiều đã chiếu bóng vào kỹ nghệ điện ảnh thế giới, có những nơi chốn chỉ còn là hoài niệm như... Việt Nam. Tại Singapore, xem phim là một trong những thú giải trí lâu đời. Thú giải trí này xuất hiện từ khi cuốn phim câm đầu tiên được trình chiếu vào năm 1902. Phim đầu tiên được trình chiếu ở Singapore vào một ngày tháng 4 năm 1902 trong một cái lều. Mãi đến năm 1904, rạp hát đầu tiên mới được xây dựng. Từ đó đến nay, công nghệ chiếu cũng như các rạp chiếu phim đã phát triển rất nhiều, tuy nhiên những rạp chiếu bóng xưa cũng đã để lại những dấu ấn không thể phai nhòa trong lòng người dân nước này. Ngày 20-03-2009, Sở Bưu Chính Singapore đã giới thiệu một bộ tem về các rạp hát xưa nhằm nhắc lại với người dân đảo quốc sư tử về một thời không quên đó.

Tại Việt Nam cách đây hơn 10 năm, sau thời hoàng kim của phim “mì ăn liền”, khán giả bắt đầu chán và ít đến rạp chiếu phim hơn, mà họ ở nhà xem phim từ các tiệm cho thuê video. Tuy nhiên, rạp xi-nê tại Việt Nam như đã trở lại thời hoàng kim của nó sau khi hàng loạt rạp mới được xây dựng cộng với việc các phim ngoại quốc được chiếu cùng thời điểm ra mắt trên toàn thế giới. Nhưng xem ra phòng vé vẫn tiêu điều với phim Việt.

Ngoài việc còn có thể đặt chỗ qua trang web của rạp rất tiện lợi, nhiều rạp xi-nê trên thế giới ngày nay còn cải tiến với âm thanh sống động, những chiếc ghế ngồi nghiêng, quay mọi hướng, có cả xe đưa đón và người giữ trẻ, v.v... Có thể đó là những lý do khiến mọi người trở về với không khí rạp chiếu phim. Nhưng còn một lý do quan trọng khác như lời nhân vật Harry Trimble nói trong một rạp chiếu bóng bị bỏ hoang (phim “Majestic”):

“Ðó là lý do tại sao chúng ta gọi nó là The Majestic. Bất kỳ người nào, đàn ông, đàn bà, trẻ con cũng có thể mua vé, bước vào đây. Họ đã ở đây, chúng ta đã ở đây. ‘Vâng thưa ông, vâng thưa bà. Xin mời thưởng thức buổi chiếu phim’. Và họ bước vào cung điện, như trong giấc mơ, như trên thiên đường. Bạn có thể có những lo lắng và rắc rối ngoài kia, nhưng khi bước qua những cánh cửa này, chúng chẳng có nghĩa lý gì nữa. Và bạn biết vì sao không? Charlot, đó là lý do. Và Keaton và Lloyd, Garbo và Lombard, Jimmy Stewart và Jimmy Cagney. Fred và Ginger. Họ là những vị thần. Họ sống ở trên kia. Ðó là Olympus.

Bạn còn nhớ tôi từng nói rằng chúng ta cảm thấy may mắn như thế nào khi được ở đây không? Ðược đặc ân ngắm nhìn họ. Ý tôi là, chuyện truyền hình. Tại sao bạn lại muốn ở nhà và xem cái hộp nhỏ xíu đó? Vì nó tiện nghi? Vì bạn không phải ăn diện, vì bạn có thể chỉ việc ngồi xem? Ý tôi là, làm sao bạn có thể gọi đó là giải trí, khi ngồi một mình trong phòng khách của mình? Còn những người khác đâu? Khán giả đâu? Phép lạ đâu? Tôi sẽ nói với bạn, ở những nơi như thế này, phép lạ vây quanh bạn. Bí quyết là phải biết cách nhìn thấy.”

Cũng chẳng cần bí quyết gì để cảm thấy bao điều thú vị mà một “rạp chiếu bóng” có khả năng mang lại cho hàng ghế khán giả. Phim Việt Nam đã quá chậm tiến so với các nước trên thế giới rồi, hãy đến với những cuốn phim của các đạo diễn hải ngoại, ủng hộ những tài năng gốc Việt của nghệ thuật thứ bảy. Tôi vẫn thích cảm giác bước ra khỏi một rạp hát khi phố đã lên đèn... khi bóng chiều ngả xuống trên phố phường sau một xuất trưa của rạp chiếu bóng. (N.T.Y)

Tác giả : Ngô Tịnh Yên/Sống Magazine

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Bóng chiều chiếu bóng

Tuần qua, xem phim “My One and Only”, tôi được thấy lại một rạp chiếu phim ngoài trời (drive-in theater), rạp được dựng trên những bãi đậu xe rộng lớn,

Tuần qua, xem phim “My One and Only”, tôi được thấy lại một rạp chiếu phim ngoài trời (drive-in theater), rạp được dựng trên những bãi đậu xe rộng lớn, xuất hiện trên đất Mỹ vào thập niên 1930. Bây giờ loại rạp này chỉ còn ở một vài tiểu bang. Ở Quận Cam, có một rạp ngay trên đường Beach, hình như bây giờ là khu có siêu thị Wal-Mart... Lái xe vào một bãi đất trống xem phim chắc cũng có cái thú của nó, nhưng tôi chưa được thưởng thức cái thú này thì nó đã dẹp tiệm. Ở một số nước trên thế giới cũng có những loại rạp ngoài trời như thế này.

Ðã lâu rồi, tôi không còn ý thích đến rạp xem phim nữa, dù xưa nay nó vẫn là một nơi chốn lý tưởng để người ta rũ hết mọi lo toan, buồn phiền... bên ngoài cửa rạp, để mua vài giờ giải trí cùng những câu chuyện tuởng tượng không liên quan gì đến đời mình. Một lý do khác khiến tôi không còn thích đến rạp xem phim nữa vì đa số những cuốn phim bây giờ dùng kỹ xảo điện ảnh khá nhiều, mà cái gì bị nhiều khoa học kỹ thuật xen vào thì nó không còn thể hiện tính cách chân phương, mộc mạc nữa. Gần đây, cuốn phim kỹ thuật 3D của Mỹ mang hơi hướng “Trọng Thủy Mỵ Châu” của Việt Nam đã làm mưa làm gió để hốt bạc khắp nơi trên thế giới. Nó mang tên “Avatar” với hình ảnh những con người xanh lè có đuôi có sừng như hình ảnh qủy sứ người ta thường vẽ ra.

Bỏ qua những hình ảnh đó làm tôi dị ứng (mà sau đó khi xem phim tôi hiểu ý đồ của đạo diễn cho rằng con người lắm khi ác độc hơn cả quỷ dữ, và chúng ta không nên nhìn hình ảnh bên ngoài mà đánh giá bên trong tâm hồn một người nào), bỏ qua các ẩn dụ... thì những kỹ xảo dù tinh vi đến mấy được sử dụng trong suốt cuốn phim cũng làm cho tôi... dị ứng không kém. Thật ra, nó cũng là một loại phim vô thưởng vô phạt thôi. Một chiều, đi với đứa con gái nhỏ của tôi trên freeway để tìm một địa điểm bán đồ dùng máy điện toán, tìm không được nơi muốn đến và chúng tôi đã “đi lạc” vào một rạp chiếu cuốn phim này.

Vụ “đi lạc” này xem ra có thể gọi là có... duyên với “Avatar”, không có chủ ý mà duyên phận đưa đẩy thì phải xem. Thôi thì cũng coi như là một “kỷ niệm với những rạp chiếu bóng”, nếu có thể nói như vậy. Kỷ niệm này thì mỗi người ít nhiều cũng có trong đời. Hơn mười năm trước đây, tôi cũng từng xem một cuốn phim action “vô thưởng vô phạt” như vậy với một ông bạn Mỹ ở rạp Edwards trên đại lộ Beach. Giờ thì ông bạn ấy đã qua đời đột ngột, rạp chiếu bóng ấy cũng không còn, mà thay vào đó là một cửa hàng bán phụ tùng xe rộng lớn. Mỗi lần đi ngang cái nơi từng là “rạp chiếu bóng” đó, tôi lại bùi ngùi với kỷ niệm cũ. Người xưa đã khuất bóng, rạp hát cũng không còn là một cái rạp. Tất cả đã đổi thay theo dòng đời.

Có một câu ví von rằng đời người như một tấn tuồng sân khấu, kiểu đạo diễn Orson Welles nói: “Một ngày nào đó bạn sẽ thấy đời thực ra là một cuốn phim. Và phim ảnh là một cách hay để quay trở lại đời sống thực”. Kể từ khi người ta phát minh ra cái máy quay phim rồi chiếu nó lên một tấm màn trắng (được quen gọi là màn bạc) cho mọi người xem thì được gọi là “chiếu bóng”. Thế là nhiều rạp chiếu bóng được xây dựng, trở thành một nơi giải trí tuyệt vời cho mọi lứa tuổi, và trên hết, nó đã là một nơi chốn hẹn hò dễ thương của các đôi tình nhân khi mới quen. Họ đưa nhau vào rạp xem phim để cùng chia sẻ những chuyện tình lâm li trên màn bạc... Trẻ con thì thích thú với những cuốn phim hoạt họa vui nhộn... người già tìm lại kỷ niệm trong bóng chiều nơi rạp chiếu bóng... những người thích tìm sự giải trí trong những cuốn phim vô thưởng vô phạt cũng tìm được ở nơi đó một chỗ để thư giãn.

Ðã lâu, không ai còn gọi những cái rạp như thế là rạp chiếu bóng nữa, mà thay vào là rạp chiếu phim, rạp xi-nê (ciné, theo tiếng Pháp)... hay đơn giản là rạp hát nói chung không phân biệt là nó dùng để diễn kịch hay chiếu phim. Và như thế, “đi xem phim”, “đi xem xi-nê”... dần dần được dùng để thay cho câu “đi xem chiếu bóng” thì cũng được thôi, nhưng có điều đáng để suy nghĩ, băn khoăn... là có vẻ như rạp chiếu phim hay rạp chiếu bóng gì cũng đang chìm trong... bóng chiều, vì cái thú giải trí này đã không còn là một chọn lựa của nhiều người trên thế giới nữa.

Ngay cả tại Mỹ, theo New York Times, rạp chiếu phim ngày nay không chỉ dành cho phim ảnh. Trong năm 2008, các hệ thống rạp chiếu phim còn trình chiếu trực tiếp các trận bóng chày... trình diễn nhạc rock, các sitcom truyền hình kinh điển và hàng loạt chương trình khác không liên quan gì đến màn bạc. Ðầu năm, có đến hai chương trình ca nhạc được trình chiếu tại hệ thống rạp phim 3D: “U2” 3D và “Hannah Montana & Miley Cyrus: Best of Both Worlds Concert”. “U2” 3D là “phim” người thật đầu tiên được quay với công nghệ 3D ghi lại các ca khúc mà nhóm U2 trình bày trong một số đêm diễn từ chuyến lưu diễn Vertigo Tour hồi năm 2006. Thay vì mua vé xem các ban nhạc này trình diễn trên sân khấu, người hâm mộ mua vé... vào rạp!

Rạp Landmarks còn trình chiếu trận tennis giữa Pete Sampras và Roger Federer. Hàng trăm rạp chiếu phim đã lên kế hoạch đồng loạt trình chiếu các tiết mục đặc sắc nhất từ giải vô địch biểu diễn trống đội hình quốc tế. Nhiều năm trước, một số rạp chiếu phim đã bắt đầu thử nghiệm các chương trình phi điện ảnh như cho thuê rạp chiếu phim làm hội thảo, chiếu đêm trao giải MTV Movie 2003... Sự khác biệt lúc này chính là phẩm chất hình ảnh khi được phóng lớn lên màn ảnh rộng nhờ kỹ thuật số khiến xu hướng trình chiếu các chương trình không phải phim ảnh trở thành một thị trường thật sự.

“Các chủ rạp đang đua nhau chuyển hướng ra ngoài phim ảnh nhanh hơn mọi người nghĩ”, Ted Mundorff, chủ tịch hội đồng quản trị của hệ thống rạp Landmarks, nói. Lý do chính của sự chuyển hướng này chính là việc số khán giả đến rạp ngày càng giảm, dù các hãng phim tung ra hàng loạt siêu phẩm điện ảnh hằng năm. Ngoài ra, truyền hình và game ngày càng phát triển mạnh, khoảng cách phát hành phim chiếu rạp và phát hành DVD ngày càng ngắn lại.

Ðó là chưa kể đến phim sang lại làm thiệt hại khoảng 600 triệu đôla tiền vé mỗi năm, theo thống kê của Hiệp Hội Rạp Chiếu Bóng Quốc Gia. Các chủ rạp tìm mọi cách để lấp đầy chỗ trống trong rạp chiếu bóng. Hơn thế, như phát biểu của Shari Redstone - chủ tịch National Amusements, chủ quản của hơn 1,500 rạp chiếu phim và là công ty mẹ của Viacom và CBS: “Chúng tôi muốn mọi người đến với chúng tôi nhiều hơn. Nó không hẳn là ‘hãy cùng nhau xây rạp chiếu phim’ mà là ‘hãy cùng nhau xây một điểm đến cho cộng đồng giải trí’”.

Có vẻ như bóng chiều đã chiếu bóng vào kỹ nghệ điện ảnh thế giới, có những nơi chốn chỉ còn là hoài niệm như... Việt Nam. Tại Singapore, xem phim là một trong những thú giải trí lâu đời. Thú giải trí này xuất hiện từ khi cuốn phim câm đầu tiên được trình chiếu vào năm 1902. Phim đầu tiên được trình chiếu ở Singapore vào một ngày tháng 4 năm 1902 trong một cái lều. Mãi đến năm 1904, rạp hát đầu tiên mới được xây dựng. Từ đó đến nay, công nghệ chiếu cũng như các rạp chiếu phim đã phát triển rất nhiều, tuy nhiên những rạp chiếu bóng xưa cũng đã để lại những dấu ấn không thể phai nhòa trong lòng người dân nước này. Ngày 20-03-2009, Sở Bưu Chính Singapore đã giới thiệu một bộ tem về các rạp hát xưa nhằm nhắc lại với người dân đảo quốc sư tử về một thời không quên đó.

Tại Việt Nam cách đây hơn 10 năm, sau thời hoàng kim của phim “mì ăn liền”, khán giả bắt đầu chán và ít đến rạp chiếu phim hơn, mà họ ở nhà xem phim từ các tiệm cho thuê video. Tuy nhiên, rạp xi-nê tại Việt Nam như đã trở lại thời hoàng kim của nó sau khi hàng loạt rạp mới được xây dựng cộng với việc các phim ngoại quốc được chiếu cùng thời điểm ra mắt trên toàn thế giới. Nhưng xem ra phòng vé vẫn tiêu điều với phim Việt.

Ngoài việc còn có thể đặt chỗ qua trang web của rạp rất tiện lợi, nhiều rạp xi-nê trên thế giới ngày nay còn cải tiến với âm thanh sống động, những chiếc ghế ngồi nghiêng, quay mọi hướng, có cả xe đưa đón và người giữ trẻ, v.v... Có thể đó là những lý do khiến mọi người trở về với không khí rạp chiếu phim. Nhưng còn một lý do quan trọng khác như lời nhân vật Harry Trimble nói trong một rạp chiếu bóng bị bỏ hoang (phim “Majestic”):

“Ðó là lý do tại sao chúng ta gọi nó là The Majestic. Bất kỳ người nào, đàn ông, đàn bà, trẻ con cũng có thể mua vé, bước vào đây. Họ đã ở đây, chúng ta đã ở đây. ‘Vâng thưa ông, vâng thưa bà. Xin mời thưởng thức buổi chiếu phim’. Và họ bước vào cung điện, như trong giấc mơ, như trên thiên đường. Bạn có thể có những lo lắng và rắc rối ngoài kia, nhưng khi bước qua những cánh cửa này, chúng chẳng có nghĩa lý gì nữa. Và bạn biết vì sao không? Charlot, đó là lý do. Và Keaton và Lloyd, Garbo và Lombard, Jimmy Stewart và Jimmy Cagney. Fred và Ginger. Họ là những vị thần. Họ sống ở trên kia. Ðó là Olympus.

Bạn còn nhớ tôi từng nói rằng chúng ta cảm thấy may mắn như thế nào khi được ở đây không? Ðược đặc ân ngắm nhìn họ. Ý tôi là, chuyện truyền hình. Tại sao bạn lại muốn ở nhà và xem cái hộp nhỏ xíu đó? Vì nó tiện nghi? Vì bạn không phải ăn diện, vì bạn có thể chỉ việc ngồi xem? Ý tôi là, làm sao bạn có thể gọi đó là giải trí, khi ngồi một mình trong phòng khách của mình? Còn những người khác đâu? Khán giả đâu? Phép lạ đâu? Tôi sẽ nói với bạn, ở những nơi như thế này, phép lạ vây quanh bạn. Bí quyết là phải biết cách nhìn thấy.”

Cũng chẳng cần bí quyết gì để cảm thấy bao điều thú vị mà một “rạp chiếu bóng” có khả năng mang lại cho hàng ghế khán giả. Phim Việt Nam đã quá chậm tiến so với các nước trên thế giới rồi, hãy đến với những cuốn phim của các đạo diễn hải ngoại, ủng hộ những tài năng gốc Việt của nghệ thuật thứ bảy. Tôi vẫn thích cảm giác bước ra khỏi một rạp hát khi phố đã lên đèn... khi bóng chiều ngả xuống trên phố phường sau một xuất trưa của rạp chiếu bóng. (N.T.Y)

Tác giả : Ngô Tịnh Yên/Sống Magazine

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm