Sức khỏe và đời sống
Bữa ăn đêm bí ẩn ở Hong Kong
Ngay cả mặt trời đã lặn ở Cảng Victoria, phố xá Hong Kong vẫn đông nghịt. Quá nửa đêm đã lâu, các du khách vẫn có thể thấy các thuyền gỗ lướt trên mặt nước
Sarah Treleaven
Ngay cả mặt trời đã lặn ở Cảng Victoria, phố xá Hong Kong vẫn đông nghịt. Quá nửa đêm đã lâu, các du khách vẫn có thể thấy các thuyền gỗ lướt trên mặt nước dưới trăng, phố xá rực rỡ dưới ánh đèn quảng cáo, chợ đêm đông đúc bán đủ thứ từ giầy thể thao dởm đến túi cá vàng, và tất nhiên, tiếng hát karaoke lả lướt trong màn đêm sương ẩm. Nhưng mặc dù những thú tiêu khiển như vô giới hạn ở Hong Kong đông đúc này, ăn uống vẫn là nỗi ám ảnh văn hoá thực sự thống lĩnh 24/24 giờ.
Thực ra người Hong Kong tôn sùng món ăn nhiều đến nỗi thậm chí họ tạo ra một bữa ăn ít được biết, siu yeh (ăn đêm), để ăn về đêm, điển hình từ 9 giờ tối đến 6 giờ sáng, nhưng có thể ăn bất kỳ lúc nào giữa bữa chiều và lúc đi ngủ. Trong khi ít quán ăn mở cửa 24/24 ở Hong Kong, nhiều quán mở cửa muộn, khoảng 9 giờ tối, phục vụ ăn đêm. Nhiều quán ăn, quán nước và quầy vỉa hè có món ăn đêm đặc biệt, và ngay cả các hộp đêm có thể cũng nổi tiếng vì các món ăn vặt cũng như rượu cocktails trong tiếng nhạc DJ.
“Người Trung Quốc có câu ngạn ngữ nói làm ra tiền là để ăn,” Silvana Leung, thuộc hãng du lịch Hong Kong Foodie Tasting Tours, nói. “Đó là cách để hưởng thụ.”
Celia Hu, cộng tác viên cho tạp chí Foodie Magazine và blogger của trang Girl Meets Cooking, giải thích rằng điều làm cho siu yeh (ăn đêm) của Hong Kong khác biệt với các văn hoá ăn muộn khác là ở chất lượng và tính đa dạng của nó.
“Đó không chỉ là món thịt cừu kebab làm qua quít để ăn khi đã say khướt,” bà nói. “Ở Hong Kong rất nhiều hàng ăn mở muộn hoặc mở thâu đêm có đầy đủ các món hải sản tươi, hoành thánh gói ghém rất đẹp và dim sum mới hấp xong."
Cách thức phục vụ ăn uống ở Hong Kong thì vô cùng nhiều, từ ăn tự chọn ở khách sạn và quầy hàng bán lẻ đến các quán nằm rất khuất và quầy vỉa hè. Dân ở đây vui vẻ xếp hàng để mua được bánh nhân custard hoặc ngỗng quay ướp rượu vang. Các bát mì hoành thánh đơn giản, rẻ và ngọt lừ được bán ngay gần các nhà hàng gắn sao Michelin với các món rất ngon như bào ngư om và tôm hùm Brittany.
Nhưng phần lớn các món ăn đêm là dễ ăn, ít cầu kỳ phức tạp như món Quảng Đông cổ điển. “Tất cả những thức ăn này là một phần các món hàng ngày và dân đi là để ăn các món quen thuộc từ thuở nhỏ,” bà Hu nói. “Những người quý mến nhau tụ tập để thưởng thức cuộc sống.”
Nếu ghé vào bất kỳ quầy vỉa hè (dai pai dong) nào về đêm, bạn sẽ có thể gọi món thấy món bánh xèo, hàu tráng trứng, bánh bao, cá viên, cháo trắng ăn với thịt băm hoặc trứng muối, mì tả pí lù (với đủ các loại mì, xốt và thịt), đậu phụ nhự rán ròn và thành từng xiên để ăn.
Món dim sum là lựa chọn đặc biệt biểu tượng của món ăn đêm với hàng trăm lựa chọn khác nhau, trong đó món bánh nhân xá xíu luôn được ưa thích, bên cạnh món bánh cuốn nhân tôm và bánh củ cải chiên.
Và trong khi phần lớn các món ăn đêm có vẻ tồn tại lâu năm, món tráng miệng lại không như vậy.
“Nó tùy thuộc Instagram lúc này đang nói gì,” bà Hu nói. Những lựa chọn truyền thống là chè đậu đỏ hoặc bánh xoài, nhưng mới đây người ta thích bánh ngọt Pháp và kem que. Nếu bà Hu cần nhiều năng lượng cho buổi tối, thì bà chọn bánh sữa trứng lỏng. “Nó giống như bánh nhân lỏng nhưng cải tiến theo kiểu Quảng Đông,” bà nói.
Janice Leung Hayes, cây bút về ẩm thực và người thành lập ra Island East Markets (chợ lớn nhất ở Hồng Kông của nông dân), cho rằng nguồn gốc ăn đêm là từ tỉnh Quảng Đông.
“Một số nói rằng ở phía Nam Trung Quốc thì ngày dài hơn nên người ta thức lâu hơn và ăn nhiều bữa hơn, nhưng một số người khác cho là vì văn hoá Quảng Đông là gặp nhau uống trà hoặc rượu sau bữa tối,” bà nói. “Những tài liệu cổ của Trung Quốc từ thời nhà Đường có nói về phong tục này.”
Nhưng một số yếu tố đóng góp của thời nay đã làm cho ăn đêm thành một hiện tượng văn hoá kéo dài.
Cái nóng và ẩm nhiệt đới của Hong Kong làm giảm thú ăn vào ban ngày, nghĩa là người dân đã quen ăn ngon miệng sau khi mặt trời lặn. Người dân thường thức muộn do phải làm việc lâu và cả do cuộc sống xã hội sôi động thường xảy ra nơi công cộng ở những căn hộ chật chội đông người.
“Chúng tôi có nhiều cửa hàng ăn tính trên đầu người hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, nhưng tôi nghĩ một phần cũng vì nhà chúng tôi nhỏ, nhưng không vì thế mà chúng tôi bỏ mất các bữa tối vui vẻ,” bà Hayes nói.
Ngoài ra, văn hoá Trung Quốc đề cao ẩm thực, và mọi lễ hội đều có nghi lễ và truyền thống liên quan đến ẩm thực, từ bánh nướng vào rằm tháng Tám đến bánh bao thịt lợn bắp cải vào đầu năm.
“Chúng tôi coi đồ ăn là một cách để con người đến với nhau,” bà nói.
Bài tiếng Anh đăng trên BBC Travel
Sarah Treleaven
Ngay cả mặt trời đã lặn ở Cảng Victoria, phố xá Hong Kong vẫn đông nghịt. Quá nửa đêm đã lâu, các du khách vẫn có thể thấy các thuyền gỗ lướt trên mặt nước dưới trăng, phố xá rực rỡ dưới ánh đèn quảng cáo, chợ đêm đông đúc bán đủ thứ từ giầy thể thao dởm đến túi cá vàng, và tất nhiên, tiếng hát karaoke lả lướt trong màn đêm sương ẩm. Nhưng mặc dù những thú tiêu khiển như vô giới hạn ở Hong Kong đông đúc này, ăn uống vẫn là nỗi ám ảnh văn hoá thực sự thống lĩnh 24/24 giờ.
Thực ra người Hong Kong tôn sùng món ăn nhiều đến nỗi thậm chí họ tạo ra một bữa ăn ít được biết, siu yeh (ăn đêm), để ăn về đêm, điển hình từ 9 giờ tối đến 6 giờ sáng, nhưng có thể ăn bất kỳ lúc nào giữa bữa chiều và lúc đi ngủ. Trong khi ít quán ăn mở cửa 24/24 ở Hong Kong, nhiều quán mở cửa muộn, khoảng 9 giờ tối, phục vụ ăn đêm. Nhiều quán ăn, quán nước và quầy vỉa hè có món ăn đêm đặc biệt, và ngay cả các hộp đêm có thể cũng nổi tiếng vì các món ăn vặt cũng như rượu cocktails trong tiếng nhạc DJ.
“Người Trung Quốc có câu ngạn ngữ nói làm ra tiền là để ăn,” Silvana Leung, thuộc hãng du lịch Hong Kong Foodie Tasting Tours, nói. “Đó là cách để hưởng thụ.”
Celia Hu, cộng tác viên cho tạp chí Foodie Magazine và blogger của trang Girl Meets Cooking, giải thích rằng điều làm cho siu yeh (ăn đêm) của Hong Kong khác biệt với các văn hoá ăn muộn khác là ở chất lượng và tính đa dạng của nó.
“Đó không chỉ là món thịt cừu kebab làm qua quít để ăn khi đã say khướt,” bà nói. “Ở Hong Kong rất nhiều hàng ăn mở muộn hoặc mở thâu đêm có đầy đủ các món hải sản tươi, hoành thánh gói ghém rất đẹp và dim sum mới hấp xong."
Cách thức phục vụ ăn uống ở Hong Kong thì vô cùng nhiều, từ ăn tự chọn ở khách sạn và quầy hàng bán lẻ đến các quán nằm rất khuất và quầy vỉa hè. Dân ở đây vui vẻ xếp hàng để mua được bánh nhân custard hoặc ngỗng quay ướp rượu vang. Các bát mì hoành thánh đơn giản, rẻ và ngọt lừ được bán ngay gần các nhà hàng gắn sao Michelin với các món rất ngon như bào ngư om và tôm hùm Brittany.
Nhưng phần lớn các món ăn đêm là dễ ăn, ít cầu kỳ phức tạp như món Quảng Đông cổ điển. “Tất cả những thức ăn này là một phần các món hàng ngày và dân đi là để ăn các món quen thuộc từ thuở nhỏ,” bà Hu nói. “Những người quý mến nhau tụ tập để thưởng thức cuộc sống.”
Nếu ghé vào bất kỳ quầy vỉa hè (dai pai dong) nào về đêm, bạn sẽ có thể gọi món thấy món bánh xèo, hàu tráng trứng, bánh bao, cá viên, cháo trắng ăn với thịt băm hoặc trứng muối, mì tả pí lù (với đủ các loại mì, xốt và thịt), đậu phụ nhự rán ròn và thành từng xiên để ăn.
Món dim sum là lựa chọn đặc biệt biểu tượng của món ăn đêm với hàng trăm lựa chọn khác nhau, trong đó món bánh nhân xá xíu luôn được ưa thích, bên cạnh món bánh cuốn nhân tôm và bánh củ cải chiên.
Và trong khi phần lớn các món ăn đêm có vẻ tồn tại lâu năm, món tráng miệng lại không như vậy.
“Nó tùy thuộc Instagram lúc này đang nói gì,” bà Hu nói. Những lựa chọn truyền thống là chè đậu đỏ hoặc bánh xoài, nhưng mới đây người ta thích bánh ngọt Pháp và kem que. Nếu bà Hu cần nhiều năng lượng cho buổi tối, thì bà chọn bánh sữa trứng lỏng. “Nó giống như bánh nhân lỏng nhưng cải tiến theo kiểu Quảng Đông,” bà nói.
Janice Leung Hayes, cây bút về ẩm thực và người thành lập ra Island East Markets (chợ lớn nhất ở Hồng Kông của nông dân), cho rằng nguồn gốc ăn đêm là từ tỉnh Quảng Đông.
“Một số nói rằng ở phía Nam Trung Quốc thì ngày dài hơn nên người ta thức lâu hơn và ăn nhiều bữa hơn, nhưng một số người khác cho là vì văn hoá Quảng Đông là gặp nhau uống trà hoặc rượu sau bữa tối,” bà nói. “Những tài liệu cổ của Trung Quốc từ thời nhà Đường có nói về phong tục này.”
Nhưng một số yếu tố đóng góp của thời nay đã làm cho ăn đêm thành một hiện tượng văn hoá kéo dài.
Cái nóng và ẩm nhiệt đới của Hong Kong làm giảm thú ăn vào ban ngày, nghĩa là người dân đã quen ăn ngon miệng sau khi mặt trời lặn. Người dân thường thức muộn do phải làm việc lâu và cả do cuộc sống xã hội sôi động thường xảy ra nơi công cộng ở những căn hộ chật chội đông người.
“Chúng tôi có nhiều cửa hàng ăn tính trên đầu người hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, nhưng tôi nghĩ một phần cũng vì nhà chúng tôi nhỏ, nhưng không vì thế mà chúng tôi bỏ mất các bữa tối vui vẻ,” bà Hayes nói.
Ngoài ra, văn hoá Trung Quốc đề cao ẩm thực, và mọi lễ hội đều có nghi lễ và truyền thống liên quan đến ẩm thực, từ bánh nướng vào rằm tháng Tám đến bánh bao thịt lợn bắp cải vào đầu năm.
“Chúng tôi coi đồ ăn là một cách để con người đến với nhau,” bà nói.
Bài tiếng Anh đăng trên BBC Travel
Bữa ăn đêm bí ẩn ở Hong Kong
Ngay cả mặt trời đã lặn ở Cảng Victoria, phố xá Hong Kong vẫn đông nghịt. Quá nửa đêm đã lâu, các du khách vẫn có thể thấy các thuyền gỗ lướt trên mặt nước
Sarah Treleaven
Ngay cả mặt trời đã lặn ở Cảng Victoria, phố xá Hong Kong vẫn đông nghịt. Quá nửa đêm đã lâu, các du khách vẫn có thể thấy các thuyền gỗ lướt trên mặt nước dưới trăng, phố xá rực rỡ dưới ánh đèn quảng cáo, chợ đêm đông đúc bán đủ thứ từ giầy thể thao dởm đến túi cá vàng, và tất nhiên, tiếng hát karaoke lả lướt trong màn đêm sương ẩm. Nhưng mặc dù những thú tiêu khiển như vô giới hạn ở Hong Kong đông đúc này, ăn uống vẫn là nỗi ám ảnh văn hoá thực sự thống lĩnh 24/24 giờ.
Thực ra người Hong Kong tôn sùng món ăn nhiều đến nỗi thậm chí họ tạo ra một bữa ăn ít được biết, siu yeh (ăn đêm), để ăn về đêm, điển hình từ 9 giờ tối đến 6 giờ sáng, nhưng có thể ăn bất kỳ lúc nào giữa bữa chiều và lúc đi ngủ. Trong khi ít quán ăn mở cửa 24/24 ở Hong Kong, nhiều quán mở cửa muộn, khoảng 9 giờ tối, phục vụ ăn đêm. Nhiều quán ăn, quán nước và quầy vỉa hè có món ăn đêm đặc biệt, và ngay cả các hộp đêm có thể cũng nổi tiếng vì các món ăn vặt cũng như rượu cocktails trong tiếng nhạc DJ.
“Người Trung Quốc có câu ngạn ngữ nói làm ra tiền là để ăn,” Silvana Leung, thuộc hãng du lịch Hong Kong Foodie Tasting Tours, nói. “Đó là cách để hưởng thụ.”
Celia Hu, cộng tác viên cho tạp chí Foodie Magazine và blogger của trang Girl Meets Cooking, giải thích rằng điều làm cho siu yeh (ăn đêm) của Hong Kong khác biệt với các văn hoá ăn muộn khác là ở chất lượng và tính đa dạng của nó.
“Đó không chỉ là món thịt cừu kebab làm qua quít để ăn khi đã say khướt,” bà nói. “Ở Hong Kong rất nhiều hàng ăn mở muộn hoặc mở thâu đêm có đầy đủ các món hải sản tươi, hoành thánh gói ghém rất đẹp và dim sum mới hấp xong."
Cách thức phục vụ ăn uống ở Hong Kong thì vô cùng nhiều, từ ăn tự chọn ở khách sạn và quầy hàng bán lẻ đến các quán nằm rất khuất và quầy vỉa hè. Dân ở đây vui vẻ xếp hàng để mua được bánh nhân custard hoặc ngỗng quay ướp rượu vang. Các bát mì hoành thánh đơn giản, rẻ và ngọt lừ được bán ngay gần các nhà hàng gắn sao Michelin với các món rất ngon như bào ngư om và tôm hùm Brittany.
Nhưng phần lớn các món ăn đêm là dễ ăn, ít cầu kỳ phức tạp như món Quảng Đông cổ điển. “Tất cả những thức ăn này là một phần các món hàng ngày và dân đi là để ăn các món quen thuộc từ thuở nhỏ,” bà Hu nói. “Những người quý mến nhau tụ tập để thưởng thức cuộc sống.”
Nếu ghé vào bất kỳ quầy vỉa hè (dai pai dong) nào về đêm, bạn sẽ có thể gọi món thấy món bánh xèo, hàu tráng trứng, bánh bao, cá viên, cháo trắng ăn với thịt băm hoặc trứng muối, mì tả pí lù (với đủ các loại mì, xốt và thịt), đậu phụ nhự rán ròn và thành từng xiên để ăn.
Món dim sum là lựa chọn đặc biệt biểu tượng của món ăn đêm với hàng trăm lựa chọn khác nhau, trong đó món bánh nhân xá xíu luôn được ưa thích, bên cạnh món bánh cuốn nhân tôm và bánh củ cải chiên.
Và trong khi phần lớn các món ăn đêm có vẻ tồn tại lâu năm, món tráng miệng lại không như vậy.
“Nó tùy thuộc Instagram lúc này đang nói gì,” bà Hu nói. Những lựa chọn truyền thống là chè đậu đỏ hoặc bánh xoài, nhưng mới đây người ta thích bánh ngọt Pháp và kem que. Nếu bà Hu cần nhiều năng lượng cho buổi tối, thì bà chọn bánh sữa trứng lỏng. “Nó giống như bánh nhân lỏng nhưng cải tiến theo kiểu Quảng Đông,” bà nói.
Janice Leung Hayes, cây bút về ẩm thực và người thành lập ra Island East Markets (chợ lớn nhất ở Hồng Kông của nông dân), cho rằng nguồn gốc ăn đêm là từ tỉnh Quảng Đông.
“Một số nói rằng ở phía Nam Trung Quốc thì ngày dài hơn nên người ta thức lâu hơn và ăn nhiều bữa hơn, nhưng một số người khác cho là vì văn hoá Quảng Đông là gặp nhau uống trà hoặc rượu sau bữa tối,” bà nói. “Những tài liệu cổ của Trung Quốc từ thời nhà Đường có nói về phong tục này.”
Nhưng một số yếu tố đóng góp của thời nay đã làm cho ăn đêm thành một hiện tượng văn hoá kéo dài.
Cái nóng và ẩm nhiệt đới của Hong Kong làm giảm thú ăn vào ban ngày, nghĩa là người dân đã quen ăn ngon miệng sau khi mặt trời lặn. Người dân thường thức muộn do phải làm việc lâu và cả do cuộc sống xã hội sôi động thường xảy ra nơi công cộng ở những căn hộ chật chội đông người.
“Chúng tôi có nhiều cửa hàng ăn tính trên đầu người hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, nhưng tôi nghĩ một phần cũng vì nhà chúng tôi nhỏ, nhưng không vì thế mà chúng tôi bỏ mất các bữa tối vui vẻ,” bà Hayes nói.
Ngoài ra, văn hoá Trung Quốc đề cao ẩm thực, và mọi lễ hội đều có nghi lễ và truyền thống liên quan đến ẩm thực, từ bánh nướng vào rằm tháng Tám đến bánh bao thịt lợn bắp cải vào đầu năm.
“Chúng tôi coi đồ ăn là một cách để con người đến với nhau,” bà nói.
Bài tiếng Anh đăng trên BBC Travel