Nhân Vật

Bùi Tín - Cái chết của Fidel 'đóng lại một thời kỳ lịch sử'

Một nhà báo tự do từ Paris, người đã gặp Fidel Castro và tiếp xúc nhiều với quan chức Cuba, cho rằng việc ông Fidel Castro qua đời là điều kiện thuận lợi để khép lại một thời kỳ lịch sử.

Một nhà báo tự do từ Paris, người đã gặp Fidel Castro và tiếp xúc nhiều với quan chức Cuba, cho rằng việc ông Fidel Castro qua đời là điều kiện thuận lợi để khép lại một thời kỳ lịch sử.

Ông Bùi Tín nói trong Bàn tròn thứ Năm 01/12 của BBC Tiếng Việt rằng người Việt cần đánh giá lại về nhân vật Fidel Castro.

Nhà báo tự do Bùi Tín
Nhà báo tự do Bùi Tín
 "Cần đánh giá đa chiều"

"Theo tôi người Việt Nam nhìn có thể có nhiều ông Castro khác nhau. Một ông Castro được coi như thần thánh, hết sức tích cực theo quan điểm của Bộ Chính trị như hiện nay. Nhưng còn có một ông Castro khác."

Ông Bùi Tín giải thích rằng trong 20 năm ở nước ngoài, tới Cuba tìm hiểu, gặp gỡ giới trí thức và nhà báo cũng như những trải nghiệm qua các lần gặp trực tiếp ông Fidel Castro đã khiến ông có cách nhìn "hoàn toàn khác".


"Theo tôi, một cách khách quan, và theo đánh giá của nhiều người bạn Cuba là những nhà báo rất chân thực, thì họ đánh giá ông Fidel là nhân vật tiêu cực đối với phong trào cách mạng ở Cuba cũng như đối với phong trào cách mạng ở châu Mỹ Latin, cũng như ở châu Phi."

"Ông cũng là nhân vật tiêu cực trong việc làm cho xã hội trì trệ với xã hội chủ nghĩa viển vông, cũng như kết bạn giúp đỡ cho các nước xã hội chủ nghĩa khác theo con đường mà tôi nghĩ là ảo tưởng," ông Bùi Tín nói.

    Ông [Fidel Castro] cũng là nhân vật tiêu cực trong việc làm cho xã hội trì trệ với xã hội chủ nghĩa viển vông, cũng như kết bạn giúp đỡ cho các nước xã hội chủ nghĩa khác theo con đường mà tôi nghĩ là ảo tưởng
    Bùi Tín, Nhà báo tự do

Vị cựu đại tá quân đội Việt Nam cho rằng, ông Fidel đến trước khi qua đời vẫn còn giữ "quan điểm đã lỗi thời" về chủ nghĩa Marx-Lenin.

Ông cũng liệt kê một số ví dụ như Fidel Castro có năm nhà nghỉ mát khác nhau, tám du thuyền, có những sở thích như đi săn lợn lòi, "chơi gái", luôn uống rượu cognac và whisky v.v...

Khi được hỏi liệu đây có phải là những khía cạnh ít được nhắc tới trên truyền thông, ông nói chính vì thế mà người dân cần tìm hiểu và thấy rằng "ở Cuba người ta đánh giá Fidel mất là điều thuận lợi để đóng lại một thời kỳ lịch sử.

"Và đây là dịp tốt để ông Raul Castro và những người kế thừa bắt tay với thế giới dân chủ ở bên ngoài, chấm dứt Cuba bị phong tỏa lâu năm, hòa nhập với thế giới."

'Cái xác ý thức hệ'?
Febrary 23, 2003 shows Cuba
 Ông Castro phát biểu tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2003
Trả lời câu hỏi của Bàn tròn thứ Năm về việc liệu quan hệ Việt Nam - Cuba có thay đổi sau khi Fidel Castro qua đời, nhà quan sát, nhà hoạt động Nguyễn Quang A cho rằng quan hệ này sẽ khác đi khi hai bên rời khỏi ý thức hệ Marx-Lenin.
Ông lấy ví dụ, "giữa Việt Nam và Nicaragua hay Việt Nam và Chile chẳng hạn, một thời quan hệ nồng ấm, khi Nicaragua còn phong trào cánh tả mạnh mẽ. Nhưng khi nó thay đổi thì tất cả quan hệ cũng khác đi rất đáng kể."

Tiến sỹ Quang A giải thích thêm: "Những ảnh hưởng về ý thức hệ, những ảnh hưởng mà thực sự là của lợi ích một nhóm nhất định, tức là nhóm cầm quyền, sẽ chi phối rất lớn mối quan hệ giữa các nước với nhau."

"Tôi nghĩ rằng không còn ông Castro mà Cuba sẽ chuyển quan hệ bình thường với các nước khác, và sẽ không còn ai nói rằng Cuba thức cho Việt Nam ngủ hay Việt Nam thức cho Cuba ngủ nữa."

    Họ vẫn phải bám vào cái 'xác' ý thức hệ đấy để biện minh cho sự tồn tại của mình
    Nguyễn Quang A, Nhà quan sát, nhà hoạt động

Trò chuyện sâu hơn với BBC về việc khi nào Việt Nam sẽ có đổi mới về ý thức hệ, dù đổi mới kinh tế đã được thực hiện từ 30 năm nay, ông Quang A nói Việt Nam đã có sự đổi mới về ý thức hệ "rất sâu sắc".

"Sở dĩ người ta vẫn phải níu vào cái gọi là ý thức hệ đấy vì nó phục vụ cho lợi ích của nhóm lãnh đạo bây giờ. Nếu bảo lãnh đạo Việt Nam theo chủ nghĩa Marx-Lenin, thì Marx-Lenin không ai đi phát triển kinh tế tư nhân như thế này."

"Việt Nam thực sự bây giờ là nền kinh tế tư bản man rợ không còn một chút gì là xã hội chủ nghĩa nữa. Nhà nước đã bỏ dần cam kết của mình về các vấn đề xã hội như giáo dục, y tế, đó cũng là sự xa rời tư tưởng xã hội chủ nghĩa, từ lâu lắm rồi. Nhưng họ vẫn phải bám vào cái 'xác' ý thức hệ đấy để biện minh cho sự tồn tại của mình."

Người được đề cử giải Hoa Tulip về nhân quyền cho rằng, thay đổi về ý thức hệ ở Việt Nam diễn ra từ từ, và "đến một lúc nào đó áp lực của người dân, tiếng nói của người dân mạnh đến mức cái xác ấy phải vứt đi, thì đến lúc đó thực sự có sự thay đổi chế độ, không còn chế độ độc tài như bây giờ nữa mà là chế độ dân chủ".

"Đó là một quá trình rất khó khăn, hoàn toàn phụ thuộc vào nội lực của tương quan lực lượng, là ý thức của người dân." Tuy nhiên, quá trình ấy sẽ kéo dài "nếu người dân cam chịu, không quan tâm lắm", ông Quang A nói trong chương trình.
Nhà quan sát, nhà hoạt động Nguyễn Quang A
Nhà quan sát, nhà hoạt động Nguyễn Quang A
 'Tình cảm đặc biệt'

Có nhiều ý kiến trái ngược trong việc Việt Nam tổ chức quốc tang cho ông Fidel Castro, dự kiến vào ngày 04/12.

Anh Lê Quang Trung, một người dân ở Hà Nội nói trong chương trình: "Với người Việt Nam, lãnh tụ Cuba Fidel Castro vừa là người bạn, vừa là một người thầy và là người có nhiều chính sách giúp đỡ Việt Nam.

    Họ đã có các bác sỹ Cuba, đã có người dân Cuba sang đây làm việc giúp đỡ chúng ta. Họ làm như thế có phải là riêng của người Đảng Cộng sản được hưởng hay là của người dân được hưởng?
    Lê Quang Trung, một người dân Hà Nội

"Tôi không biết là quan điểm của toàn bộ người dân Việt Nam có thế không nhưng tôi thấy rất nhiều người, trong đó có những người từ thế hệ của cha mẹ tôi, ông bà tôi đều rất yêu quý lãnh tụ Fidel Castro."

"Với họ cũng như với chúng tôi, Fidel Castro không phải là nguyên thủ quốc gia một cách xa lạ, mà giống như một người thân, chúng tôi có một tình cảm rất đặc biệt với vị lãnh tụ."

"Về việc Việt Nam tổ chức quốc tang, chuyện đấy không có vấn đề gì vì nó có thể là tình cảm giữa các dân tộc với nhau. Nói một cách đơn giản như khi Chủ tịch Hồ Chí Minh mất thì bên Cuba họ cũng đã để tang trong vòng bảy ngày."
September 1973 shows Cuban president Fidel Castro (R) looking at a rifle during a visit in North Vietnam
Ông Fidel Castro thử một khẩu súng trường trong chuyến thăm Bắc Việt Nam vào tháng 9/1973
 'Chỉ miền Bắc được giúp'

Tuy nhiên, có những ý kiến khác cho rằng, chỉ có miền Bắc Việt Nam được hưởng sự giúp đỡ của Cuba

"Lúc bấy giờ miền Bắc xã hội chủ nghĩa nên Cuba giúp một số thứ như tham gia làm Đường mòn Hồ Chí Minh, rồi giúp đỡ về mặt y tế, thuốc men, nhưng cũng có những sự giúp đỡ mà bây giờ tôi nghĩ lại là không phải bổ ích," nhà báo Bùi Tín nói.

"Như tôi đã từng tham dự một số cố vấn quân sự Cuba giúp vấn đề khai thác tù binh Mỹ thì họ có quan điểm khác với Việt Nam, là khi cần lấy tin tức thì có thể thô bạo một chút như tát, đấm, đánh, chửi một chút mà những điều đó lúc bấy giờ tôi đã không hoàn toàn đồng ý. "

Tiến sỹ Nguyễn Quang A giải thích thêm, "tôi không nghĩ rằng việc Nhà nước Việt Nam làm quốc tang cho Fidel Castro là việc hay vì nó trái với quy định của bản thân nhà nước này."

"Vì nếu bản thân Đảng Cộng sản làm cho ông Castro lễ tang của đảng thì hợp hơn, cũng khó có thể so sánh chuyện có đi có lại giữa tang của ông Hồ Chí Minh với tang của ông Fidel Castro."

Đáp lại, anh Lê Quang Trung cho rằng những công trình hỗ trợ của Cuba ở Việt Nam đều có ích cho nhiều người.

"Họ đã có các bác sỹ Cuba, đã có người dân Cuba sang đây làm việc giúp đỡ chúng ta. Họ làm như thế có phải là riêng của người Đảng Cộng sản được hưởng hay là của người dân được hưởng? Đây là công trình công cộng hay chỉ giành riêng cho con cháu đảng viên được hưởng? Dân tộc Việt Nam uống nước nhớ nguồn, phải biết báo ơn. Đây là việc rất bình thường."

(BBC)

Bàn ra tán vào (2)

SR
Cu Ba thì có Castro.......Vẹm ta thì có bác hồ chó minh.......Cả hai đều có nhiệt tình......Làm cho tổ quốc điêu linh,đói nghèo....

----------------------------------------------------------------------------------

quang dinh
NAM MÔ CU BA * Shock xồng xộc Cu Ba càng cộng độc Fidel chồm chổm dầu khí Castro Mùa hè đỏ lửa cá vồ Kinh hoàng đại lộ tạm vồ đảng tam vô * Hải nhân mặt trận Quang Hồ Mỹ La Tinh lú loã lồ lăng Ba Cô Sầm Đức Xương Nguyễn Trường tô Thầy trò dứt cháo nam mô dạy tháo giầy Lưng trời quần chúng vén mây mặt Hồ tạp chủng mũi tây phi dê tiều * Khiêng chó chết đi thiêu Hồ tới bền Ninh Kiều Chiều chiều nhiều đĩ vại Bất khả bại khủng điêu Dường như có tiếng buồn tiêu Trường Sa Mao xí cầu kêu Toilet già Cát Bà đại hán Gạc Ma Cuốc tang quấc táng Kê Gà Formosa Phi công thảm tử Casa Phăng xoa rúp hét đô la Cây Da Xà Cà ri nị tát ma ha án ma ni bát di đà Mút Cu Ba * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Bùi Tín - Cái chết của Fidel 'đóng lại một thời kỳ lịch sử'

Một nhà báo tự do từ Paris, người đã gặp Fidel Castro và tiếp xúc nhiều với quan chức Cuba, cho rằng việc ông Fidel Castro qua đời là điều kiện thuận lợi để khép lại một thời kỳ lịch sử.

Một nhà báo tự do từ Paris, người đã gặp Fidel Castro và tiếp xúc nhiều với quan chức Cuba, cho rằng việc ông Fidel Castro qua đời là điều kiện thuận lợi để khép lại một thời kỳ lịch sử.

Ông Bùi Tín nói trong Bàn tròn thứ Năm 01/12 của BBC Tiếng Việt rằng người Việt cần đánh giá lại về nhân vật Fidel Castro.

Nhà báo tự do Bùi Tín
Nhà báo tự do Bùi Tín
 "Cần đánh giá đa chiều"

"Theo tôi người Việt Nam nhìn có thể có nhiều ông Castro khác nhau. Một ông Castro được coi như thần thánh, hết sức tích cực theo quan điểm của Bộ Chính trị như hiện nay. Nhưng còn có một ông Castro khác."

Ông Bùi Tín giải thích rằng trong 20 năm ở nước ngoài, tới Cuba tìm hiểu, gặp gỡ giới trí thức và nhà báo cũng như những trải nghiệm qua các lần gặp trực tiếp ông Fidel Castro đã khiến ông có cách nhìn "hoàn toàn khác".


"Theo tôi, một cách khách quan, và theo đánh giá của nhiều người bạn Cuba là những nhà báo rất chân thực, thì họ đánh giá ông Fidel là nhân vật tiêu cực đối với phong trào cách mạng ở Cuba cũng như đối với phong trào cách mạng ở châu Mỹ Latin, cũng như ở châu Phi."

"Ông cũng là nhân vật tiêu cực trong việc làm cho xã hội trì trệ với xã hội chủ nghĩa viển vông, cũng như kết bạn giúp đỡ cho các nước xã hội chủ nghĩa khác theo con đường mà tôi nghĩ là ảo tưởng," ông Bùi Tín nói.

    Ông [Fidel Castro] cũng là nhân vật tiêu cực trong việc làm cho xã hội trì trệ với xã hội chủ nghĩa viển vông, cũng như kết bạn giúp đỡ cho các nước xã hội chủ nghĩa khác theo con đường mà tôi nghĩ là ảo tưởng
    Bùi Tín, Nhà báo tự do

Vị cựu đại tá quân đội Việt Nam cho rằng, ông Fidel đến trước khi qua đời vẫn còn giữ "quan điểm đã lỗi thời" về chủ nghĩa Marx-Lenin.

Ông cũng liệt kê một số ví dụ như Fidel Castro có năm nhà nghỉ mát khác nhau, tám du thuyền, có những sở thích như đi săn lợn lòi, "chơi gái", luôn uống rượu cognac và whisky v.v...

Khi được hỏi liệu đây có phải là những khía cạnh ít được nhắc tới trên truyền thông, ông nói chính vì thế mà người dân cần tìm hiểu và thấy rằng "ở Cuba người ta đánh giá Fidel mất là điều thuận lợi để đóng lại một thời kỳ lịch sử.

"Và đây là dịp tốt để ông Raul Castro và những người kế thừa bắt tay với thế giới dân chủ ở bên ngoài, chấm dứt Cuba bị phong tỏa lâu năm, hòa nhập với thế giới."

'Cái xác ý thức hệ'?
Febrary 23, 2003 shows Cuba
 Ông Castro phát biểu tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2003
Trả lời câu hỏi của Bàn tròn thứ Năm về việc liệu quan hệ Việt Nam - Cuba có thay đổi sau khi Fidel Castro qua đời, nhà quan sát, nhà hoạt động Nguyễn Quang A cho rằng quan hệ này sẽ khác đi khi hai bên rời khỏi ý thức hệ Marx-Lenin.
Ông lấy ví dụ, "giữa Việt Nam và Nicaragua hay Việt Nam và Chile chẳng hạn, một thời quan hệ nồng ấm, khi Nicaragua còn phong trào cánh tả mạnh mẽ. Nhưng khi nó thay đổi thì tất cả quan hệ cũng khác đi rất đáng kể."

Tiến sỹ Quang A giải thích thêm: "Những ảnh hưởng về ý thức hệ, những ảnh hưởng mà thực sự là của lợi ích một nhóm nhất định, tức là nhóm cầm quyền, sẽ chi phối rất lớn mối quan hệ giữa các nước với nhau."

"Tôi nghĩ rằng không còn ông Castro mà Cuba sẽ chuyển quan hệ bình thường với các nước khác, và sẽ không còn ai nói rằng Cuba thức cho Việt Nam ngủ hay Việt Nam thức cho Cuba ngủ nữa."

    Họ vẫn phải bám vào cái 'xác' ý thức hệ đấy để biện minh cho sự tồn tại của mình
    Nguyễn Quang A, Nhà quan sát, nhà hoạt động

Trò chuyện sâu hơn với BBC về việc khi nào Việt Nam sẽ có đổi mới về ý thức hệ, dù đổi mới kinh tế đã được thực hiện từ 30 năm nay, ông Quang A nói Việt Nam đã có sự đổi mới về ý thức hệ "rất sâu sắc".

"Sở dĩ người ta vẫn phải níu vào cái gọi là ý thức hệ đấy vì nó phục vụ cho lợi ích của nhóm lãnh đạo bây giờ. Nếu bảo lãnh đạo Việt Nam theo chủ nghĩa Marx-Lenin, thì Marx-Lenin không ai đi phát triển kinh tế tư nhân như thế này."

"Việt Nam thực sự bây giờ là nền kinh tế tư bản man rợ không còn một chút gì là xã hội chủ nghĩa nữa. Nhà nước đã bỏ dần cam kết của mình về các vấn đề xã hội như giáo dục, y tế, đó cũng là sự xa rời tư tưởng xã hội chủ nghĩa, từ lâu lắm rồi. Nhưng họ vẫn phải bám vào cái 'xác' ý thức hệ đấy để biện minh cho sự tồn tại của mình."

Người được đề cử giải Hoa Tulip về nhân quyền cho rằng, thay đổi về ý thức hệ ở Việt Nam diễn ra từ từ, và "đến một lúc nào đó áp lực của người dân, tiếng nói của người dân mạnh đến mức cái xác ấy phải vứt đi, thì đến lúc đó thực sự có sự thay đổi chế độ, không còn chế độ độc tài như bây giờ nữa mà là chế độ dân chủ".

"Đó là một quá trình rất khó khăn, hoàn toàn phụ thuộc vào nội lực của tương quan lực lượng, là ý thức của người dân." Tuy nhiên, quá trình ấy sẽ kéo dài "nếu người dân cam chịu, không quan tâm lắm", ông Quang A nói trong chương trình.
Nhà quan sát, nhà hoạt động Nguyễn Quang A
Nhà quan sát, nhà hoạt động Nguyễn Quang A
 'Tình cảm đặc biệt'

Có nhiều ý kiến trái ngược trong việc Việt Nam tổ chức quốc tang cho ông Fidel Castro, dự kiến vào ngày 04/12.

Anh Lê Quang Trung, một người dân ở Hà Nội nói trong chương trình: "Với người Việt Nam, lãnh tụ Cuba Fidel Castro vừa là người bạn, vừa là một người thầy và là người có nhiều chính sách giúp đỡ Việt Nam.

    Họ đã có các bác sỹ Cuba, đã có người dân Cuba sang đây làm việc giúp đỡ chúng ta. Họ làm như thế có phải là riêng của người Đảng Cộng sản được hưởng hay là của người dân được hưởng?
    Lê Quang Trung, một người dân Hà Nội

"Tôi không biết là quan điểm của toàn bộ người dân Việt Nam có thế không nhưng tôi thấy rất nhiều người, trong đó có những người từ thế hệ của cha mẹ tôi, ông bà tôi đều rất yêu quý lãnh tụ Fidel Castro."

"Với họ cũng như với chúng tôi, Fidel Castro không phải là nguyên thủ quốc gia một cách xa lạ, mà giống như một người thân, chúng tôi có một tình cảm rất đặc biệt với vị lãnh tụ."

"Về việc Việt Nam tổ chức quốc tang, chuyện đấy không có vấn đề gì vì nó có thể là tình cảm giữa các dân tộc với nhau. Nói một cách đơn giản như khi Chủ tịch Hồ Chí Minh mất thì bên Cuba họ cũng đã để tang trong vòng bảy ngày."
September 1973 shows Cuban president Fidel Castro (R) looking at a rifle during a visit in North Vietnam
Ông Fidel Castro thử một khẩu súng trường trong chuyến thăm Bắc Việt Nam vào tháng 9/1973
 'Chỉ miền Bắc được giúp'

Tuy nhiên, có những ý kiến khác cho rằng, chỉ có miền Bắc Việt Nam được hưởng sự giúp đỡ của Cuba

"Lúc bấy giờ miền Bắc xã hội chủ nghĩa nên Cuba giúp một số thứ như tham gia làm Đường mòn Hồ Chí Minh, rồi giúp đỡ về mặt y tế, thuốc men, nhưng cũng có những sự giúp đỡ mà bây giờ tôi nghĩ lại là không phải bổ ích," nhà báo Bùi Tín nói.

"Như tôi đã từng tham dự một số cố vấn quân sự Cuba giúp vấn đề khai thác tù binh Mỹ thì họ có quan điểm khác với Việt Nam, là khi cần lấy tin tức thì có thể thô bạo một chút như tát, đấm, đánh, chửi một chút mà những điều đó lúc bấy giờ tôi đã không hoàn toàn đồng ý. "

Tiến sỹ Nguyễn Quang A giải thích thêm, "tôi không nghĩ rằng việc Nhà nước Việt Nam làm quốc tang cho Fidel Castro là việc hay vì nó trái với quy định của bản thân nhà nước này."

"Vì nếu bản thân Đảng Cộng sản làm cho ông Castro lễ tang của đảng thì hợp hơn, cũng khó có thể so sánh chuyện có đi có lại giữa tang của ông Hồ Chí Minh với tang của ông Fidel Castro."

Đáp lại, anh Lê Quang Trung cho rằng những công trình hỗ trợ của Cuba ở Việt Nam đều có ích cho nhiều người.

"Họ đã có các bác sỹ Cuba, đã có người dân Cuba sang đây làm việc giúp đỡ chúng ta. Họ làm như thế có phải là riêng của người Đảng Cộng sản được hưởng hay là của người dân được hưởng? Đây là công trình công cộng hay chỉ giành riêng cho con cháu đảng viên được hưởng? Dân tộc Việt Nam uống nước nhớ nguồn, phải biết báo ơn. Đây là việc rất bình thường."

(BBC)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm