Nhân Vật
Bùi Tín - Hoa Kỳ giữa cuộc khủng hoảng thể chế
Đã có nhiều dự đoán trong chính giới Hoa Kỳ rằng sớm muộn gì một cuộc khủng hoảng thể chế cũng sẽ xảy ra sau khi tỷ phú Donald Trump đắc cử tổng thống.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. |
Đã có nhiều dự đoán trong chính giới Hoa Kỳ rằng sớm muộn gì một cuộc
khủng hoảng thể chế cũng sẽ xảy ra sau khi tỷ phú Donald Trump đắc cử
tổng thống.
Quả nhiên, chưa đầy 2 tuần sau lễ nhậm chức, khủng hoảng thể chế đã nổ
ra. Quá sớm! Vì khá nhiều lẽ. Có người cho rằng vì ông tổng thống mới
chưa có kinh nghiệm cầm quyền, không có kinh nghiệm về thực thi hiến
pháp, luật pháp, về mối quan hệ ràng buộc kiềm chế lẫn nhau giữa ba
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, mối quan hệ với giới truyền thông
báo chí - được coi là đệ tứ quyền. Nhiều người chỉ ra rằng điều nguy
hiểm nơi tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ là ở tính khí, ở cá tính của ông
ta. Đó là một con người có nhiều đặc điểm riêng, ít giống ai. Một con
người quá tự tin, nóng vội, có tính khí gần giống như các nhà độc tài
Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông. Ông còn tỏ ra thô bạo, suồng sã, khinh
thường phụ nữ. Ông hay nổi nóng, mạt sát, mắng mỏ người khác, ông nặng
lời với đối thủ Hillary Clinton là "người đàn bà tồi tệ" để rồi ngày
20/1 giữa một cuộc họp trang trọng mời mọi người đứng dậy chào mừng hoan
hô bà. Ông vừa lên án Tổng thống Barack Obama là "tổng thống kém cỏi tệ
hại nhất", để sau đó tỏ lời "kính trọng ông đã giúp đỡ tuyệt vời cho
cuộc chuyển giao quyền lực".
Trong những ngày đầu đã ông vội vã ký 7 sắc lệnh hành pháp về việc xây
dựng một bức tường dài dọc biên giới với Mexico, thu hồi chính sách bảo
hiểm y tế Obamacare, bãi bỏ thỏa thuận TPP, ngừng tuyển mộ viên chức
Liên bang, và cấm dân 7 nước Hồi giáo nhập cư dù cho đã có giấy phép.
Bản sắc lệnh cuối này gây nên sóng gió. Khi quyền bộ trưởng Tư pháp phản
đối, coi sắc lệnh này là vi hiến, phi pháp, thì bà liền bị ông buộc tội
"phản bội" và cách chức. Thẩm phán liên bang James Robard California
cũng coi văn kiện đó là vi hiến và không thể thi hành trong toàn Hoa Kỳ;
15 chính quyền các bang cũng ra quyết định không thi hành sắc lệnh
trên, vẵn nhận người nhập cư như cũ.
Tổng thống Trump lại ra quyết định kêu gọi ngành tư pháp hủy các quyết
định trên và tiếp tục thi hành sắc lệnh cấm người Hồi giáo nhập cư,
nhưng vô hiệu.
Thế là cuộc khủng hoảng thể chế nổ ra, gây nên hỗn loạn, có nơi thi hành
có nơi không thi hành sắc lệnh, và tranh luận nổ ra ở khắp nơi. Nhiều
sân bay hỗn loạn kéo dài.
Phía bênh tổng thống viện dẫn quyền lực của tổng thống Hoa Kỳ theo Hiến
pháp trong Điều 2 : "Tổng thống có quyền về chính trị đối ngọai, điều
hành chính sách nhập cư".
Phe chống đối sắc lệnh này viện ra các điều khỏan của Hiến pháp ghi rõ:
Tôn trọng quyền tự do di chuyển, quyền bình đẳng của con người, không
được kỳ thị tín ngưỡng, tôn giáo, bảo vệ người thiểu số.
Trong khi đó hiện đã có 15 tiểu bang phủ định sắc lệnh của tổng thống,
vẫn nhận người nhập cư thuộc 7 nước nói trên đã được xem xét cấp giấy,
nhiều hiệp hội xã hội vẫn ủng hộ người nhập cư nói trên, 300 giáo sư đại
học ngành Luật ủng hộ thái độ này. Điều rất nghiêm trọng là cư dân bang
lớn California đã nêu ra vấn đề ly khai, tách ra thành quốc gia riêng,
độc lập.
Điều gì sẽ xảy ra khi Tòa án Tối cao có phán quyết cuối cùng về vấn đề này?
Hiện Tòa án tối cao có 8 thẩm phán, 2 bên bênh và chống Tổng thống Trump
ngang nhau, mỗi bên 4 người, chưa rõ khi vào cuộc sẽ ra sao.
Giữa cuộc khủng hoảng thể chế gay gắt chưa từng có, Ông Trump lại vấp
phải một đe dọa khác. Đó là trong dư luận Hoa Kỳ đang nổi lên vấn đề cần
xem xét kỹ xem tổng thống mới có đủ sức khỏe tinh thần để làm tròn
nhiệm vụ nặng nề hay không.
Báo Huffington Post (3/2/2017) cho biết nhà nghiên cứu tâm lý học Robert
Kagan thuộc Viện Brookings cho rằng ông Trump bị bệnh tâm thần khá
nặng, theo loại "ái kỷ" – theo danh từ chuyên môn là bệnh narcissism, có
nghĩa là tự tin, kiêu ngạo, tự khoe khoang, ngưỡng mộ, thích thành công
chói sáng, không đồng cảm với người khác. Hai nhà tâm lý học J.D.
Gartner và J. Furrell cũng cho rằng tính "ái kỷ" của ông Trump là một
căn bệnh nguy hiểm, tự mình khó nhận ra sự thật, làm mất tính khách
quan. Ông cố chấp, đinh ninh số người dự cuộc lễ tuyên thệ của ông là
đỉnh cao nhất chưa từng có, trong khi hình ảnh, thống kê đều nói rằng
thua xa 2 cuộc tuyên thệ của ông Barack Obama.
Thậm chí nhà báo kỳ cựu Eugene Robinson của The Washington Post còn cho
rằng ông Trump bị bệnh "tâm thần bất định" từ 35 năm nay, và bệnh ngày
càng nặng. Vì "tâm thần bất định" nên ông mới chống lại cơ quan CIA
trong đó có những người yêu nước, tận tụy, thông minh ; mới chống Liên
Âu là nguồn di cư quý nhất làm nên Hoa Kỳ (chính mẹ ông là người Anh di
cư, bố ông là người Đức di cư); mới thâm thù nhà báo luôn muốn tìm sự
thật, không cho nhà báo được hỏi; mới vơ đũa cả nắm, ghét bỏ mọi người
Hồi giáo trong khi biết bao người gốc Hồi giáo nay là các nhà phát minh,
các nhà khoa học,các nhà kinh doanh, giáo sư, viện sỹ, tướng lĩnh, quân
nhân nghệ sỹ đầy tài năng đã có những đóng góp cực kỳ quý báu cho Hoa
Kỳ.
Liệu cái tính khí nóng nảy, cực đoan, định kiến, vị kỷ của ông Trump có
sẽ gây phương hại đến chức vụ cao quý nhất nước Mỹ là chức vụ tổng thống
hay không ? Nhiều nhà chính trị, khoa học, truyền thông cho rằng nên có
ngay một hội đồng chuyên môn về y khoa để xem xét vấn đề cực kỳ hệ
trọng này.
Một nhân vật bị bệnh tâm thần, tính cách không giống ai, ưa xu nịnh, hay
nổi nóng, mất thăng bằng, phát biểu thiếu suy nghĩ, không cân nhắc.… có
nên cứ ở cương vị này trong 4 năm hay 8 năm nữa mà không gây nên thảm
họa cho Hoa Kỳ và thế giới hay không? Một con người như thế liệu có nguy
hiểm cho nhân loại khi cầm trong tay chìa khóa để cho nổ bom nguyên tử
hay không?
Nền chính trị Hoa Kỳ, một nền dân chủ - pháp quyền trưởng thành, giàu
kinh nghiệm, lão luyện ắt sớm tìm ra giải pháp thích đáng. Nó chỉ bế
tắc, có nguy cơ tắc tỵ khi chẳng may ở vào một chế độ cổ hủ, độc tài,
độc đảng, nắm chặt cả 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và cả độc
quyền truyền thông trong một cơ chế đảng trị, tội ác tràn đầy, phản bội
nhân dân rõ ràng mà vẫn vỗ ngực tự khen một cách trắng trợn là "chính
quyền nhân dân" mang lại vinh quang cho đất nước, chưa bao giờ đạt được
tự do hạnh phúc như hôm nay...
Bùi Tín
(Blog VOA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Bùi Tín - Hoa Kỳ giữa cuộc khủng hoảng thể chế
Đã có nhiều dự đoán trong chính giới Hoa Kỳ rằng sớm muộn gì một cuộc khủng hoảng thể chế cũng sẽ xảy ra sau khi tỷ phú Donald Trump đắc cử tổng thống.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. |
Đã có nhiều dự đoán trong chính giới Hoa Kỳ rằng sớm muộn gì một cuộc
khủng hoảng thể chế cũng sẽ xảy ra sau khi tỷ phú Donald Trump đắc cử
tổng thống.
Quả nhiên, chưa đầy 2 tuần sau lễ nhậm chức, khủng hoảng thể chế đã nổ
ra. Quá sớm! Vì khá nhiều lẽ. Có người cho rằng vì ông tổng thống mới
chưa có kinh nghiệm cầm quyền, không có kinh nghiệm về thực thi hiến
pháp, luật pháp, về mối quan hệ ràng buộc kiềm chế lẫn nhau giữa ba
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, mối quan hệ với giới truyền thông
báo chí - được coi là đệ tứ quyền. Nhiều người chỉ ra rằng điều nguy
hiểm nơi tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ là ở tính khí, ở cá tính của ông
ta. Đó là một con người có nhiều đặc điểm riêng, ít giống ai. Một con
người quá tự tin, nóng vội, có tính khí gần giống như các nhà độc tài
Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông. Ông còn tỏ ra thô bạo, suồng sã, khinh
thường phụ nữ. Ông hay nổi nóng, mạt sát, mắng mỏ người khác, ông nặng
lời với đối thủ Hillary Clinton là "người đàn bà tồi tệ" để rồi ngày
20/1 giữa một cuộc họp trang trọng mời mọi người đứng dậy chào mừng hoan
hô bà. Ông vừa lên án Tổng thống Barack Obama là "tổng thống kém cỏi tệ
hại nhất", để sau đó tỏ lời "kính trọng ông đã giúp đỡ tuyệt vời cho
cuộc chuyển giao quyền lực".
Trong những ngày đầu đã ông vội vã ký 7 sắc lệnh hành pháp về việc xây
dựng một bức tường dài dọc biên giới với Mexico, thu hồi chính sách bảo
hiểm y tế Obamacare, bãi bỏ thỏa thuận TPP, ngừng tuyển mộ viên chức
Liên bang, và cấm dân 7 nước Hồi giáo nhập cư dù cho đã có giấy phép.
Bản sắc lệnh cuối này gây nên sóng gió. Khi quyền bộ trưởng Tư pháp phản
đối, coi sắc lệnh này là vi hiến, phi pháp, thì bà liền bị ông buộc tội
"phản bội" và cách chức. Thẩm phán liên bang James Robard California
cũng coi văn kiện đó là vi hiến và không thể thi hành trong toàn Hoa Kỳ;
15 chính quyền các bang cũng ra quyết định không thi hành sắc lệnh
trên, vẵn nhận người nhập cư như cũ.
Tổng thống Trump lại ra quyết định kêu gọi ngành tư pháp hủy các quyết
định trên và tiếp tục thi hành sắc lệnh cấm người Hồi giáo nhập cư,
nhưng vô hiệu.
Thế là cuộc khủng hoảng thể chế nổ ra, gây nên hỗn loạn, có nơi thi hành
có nơi không thi hành sắc lệnh, và tranh luận nổ ra ở khắp nơi. Nhiều
sân bay hỗn loạn kéo dài.
Phía bênh tổng thống viện dẫn quyền lực của tổng thống Hoa Kỳ theo Hiến
pháp trong Điều 2 : "Tổng thống có quyền về chính trị đối ngọai, điều
hành chính sách nhập cư".
Phe chống đối sắc lệnh này viện ra các điều khỏan của Hiến pháp ghi rõ:
Tôn trọng quyền tự do di chuyển, quyền bình đẳng của con người, không
được kỳ thị tín ngưỡng, tôn giáo, bảo vệ người thiểu số.
Trong khi đó hiện đã có 15 tiểu bang phủ định sắc lệnh của tổng thống,
vẫn nhận người nhập cư thuộc 7 nước nói trên đã được xem xét cấp giấy,
nhiều hiệp hội xã hội vẫn ủng hộ người nhập cư nói trên, 300 giáo sư đại
học ngành Luật ủng hộ thái độ này. Điều rất nghiêm trọng là cư dân bang
lớn California đã nêu ra vấn đề ly khai, tách ra thành quốc gia riêng,
độc lập.
Điều gì sẽ xảy ra khi Tòa án Tối cao có phán quyết cuối cùng về vấn đề này?
Hiện Tòa án tối cao có 8 thẩm phán, 2 bên bênh và chống Tổng thống Trump
ngang nhau, mỗi bên 4 người, chưa rõ khi vào cuộc sẽ ra sao.
Giữa cuộc khủng hoảng thể chế gay gắt chưa từng có, Ông Trump lại vấp
phải một đe dọa khác. Đó là trong dư luận Hoa Kỳ đang nổi lên vấn đề cần
xem xét kỹ xem tổng thống mới có đủ sức khỏe tinh thần để làm tròn
nhiệm vụ nặng nề hay không.
Báo Huffington Post (3/2/2017) cho biết nhà nghiên cứu tâm lý học Robert
Kagan thuộc Viện Brookings cho rằng ông Trump bị bệnh tâm thần khá
nặng, theo loại "ái kỷ" – theo danh từ chuyên môn là bệnh narcissism, có
nghĩa là tự tin, kiêu ngạo, tự khoe khoang, ngưỡng mộ, thích thành công
chói sáng, không đồng cảm với người khác. Hai nhà tâm lý học J.D.
Gartner và J. Furrell cũng cho rằng tính "ái kỷ" của ông Trump là một
căn bệnh nguy hiểm, tự mình khó nhận ra sự thật, làm mất tính khách
quan. Ông cố chấp, đinh ninh số người dự cuộc lễ tuyên thệ của ông là
đỉnh cao nhất chưa từng có, trong khi hình ảnh, thống kê đều nói rằng
thua xa 2 cuộc tuyên thệ của ông Barack Obama.
Thậm chí nhà báo kỳ cựu Eugene Robinson của The Washington Post còn cho
rằng ông Trump bị bệnh "tâm thần bất định" từ 35 năm nay, và bệnh ngày
càng nặng. Vì "tâm thần bất định" nên ông mới chống lại cơ quan CIA
trong đó có những người yêu nước, tận tụy, thông minh ; mới chống Liên
Âu là nguồn di cư quý nhất làm nên Hoa Kỳ (chính mẹ ông là người Anh di
cư, bố ông là người Đức di cư); mới thâm thù nhà báo luôn muốn tìm sự
thật, không cho nhà báo được hỏi; mới vơ đũa cả nắm, ghét bỏ mọi người
Hồi giáo trong khi biết bao người gốc Hồi giáo nay là các nhà phát minh,
các nhà khoa học,các nhà kinh doanh, giáo sư, viện sỹ, tướng lĩnh, quân
nhân nghệ sỹ đầy tài năng đã có những đóng góp cực kỳ quý báu cho Hoa
Kỳ.
Liệu cái tính khí nóng nảy, cực đoan, định kiến, vị kỷ của ông Trump có
sẽ gây phương hại đến chức vụ cao quý nhất nước Mỹ là chức vụ tổng thống
hay không ? Nhiều nhà chính trị, khoa học, truyền thông cho rằng nên có
ngay một hội đồng chuyên môn về y khoa để xem xét vấn đề cực kỳ hệ
trọng này.
Một nhân vật bị bệnh tâm thần, tính cách không giống ai, ưa xu nịnh, hay
nổi nóng, mất thăng bằng, phát biểu thiếu suy nghĩ, không cân nhắc.… có
nên cứ ở cương vị này trong 4 năm hay 8 năm nữa mà không gây nên thảm
họa cho Hoa Kỳ và thế giới hay không? Một con người như thế liệu có nguy
hiểm cho nhân loại khi cầm trong tay chìa khóa để cho nổ bom nguyên tử
hay không?
Nền chính trị Hoa Kỳ, một nền dân chủ - pháp quyền trưởng thành, giàu
kinh nghiệm, lão luyện ắt sớm tìm ra giải pháp thích đáng. Nó chỉ bế
tắc, có nguy cơ tắc tỵ khi chẳng may ở vào một chế độ cổ hủ, độc tài,
độc đảng, nắm chặt cả 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và cả độc
quyền truyền thông trong một cơ chế đảng trị, tội ác tràn đầy, phản bội
nhân dân rõ ràng mà vẫn vỗ ngực tự khen một cách trắng trợn là "chính
quyền nhân dân" mang lại vinh quang cho đất nước, chưa bao giờ đạt được
tự do hạnh phúc như hôm nay...
Bùi Tín
(Blog VOA)