Đoạn Đường Chiến Binh

CĂN CỨ ĐỒNG TÂM VỚI ĐỒNG TÂM TỰ *

Với chiến tranh càng ngày càng leo thang và lan rộng ở miền Nam Việt Nam,MACV cảm thấy sự cần thiết để kiểm soát tài nguyên và an ninh vùng đồng bằng sông Cữu Long

LĐ/TTN
Với chiến tranh càng ngày càng leo thang và lan rộng ở miền Nam Việt Nam,MACV cảm thấy sự cần thiết để kiểm soát tài nguyên và an ninh vùng đồng bằng sông Cữu Long của chính quyền miền Nam. Đầu năm 1966, MACV tin rằng, lực lượng Bộ binh và Hải Quân của Hoa Kỳ cần phải giúp đở và yểm trợ Quân Đội của VNCH để bảo vệ an ninh vùng này trước sự gia tăng hoạt động của Cộng quân. Vùng đồng bằng sông Cữu Long chiếm gần phân nửa dân số của miền Nam và việc xây cất một căn cứ cho Bộ chỉ huy của Quân Đội Hoa Kỳ cấp số Sư Đoàn ở trong vùng này rất hạn chế. MACV không muốn di dời dân đi, cũng không muốn chung cơ sở hay căn cứ đã có sẳn trong vùng này với các đơn vị của VNCH. Thay vào đó MACV giao cho các chuyên viên đi tìm một vi trí thích hợp cho việc xây cất căn cứ. Các kỷ sư đã tìm được vị trí khả thi ở hướng Tây cách thành phố Mỹ tho 8 miles . Các chuyên viên xây cất có dự án nạo vét dòng sông bên cạnh và dẫn những cát đó bồi đắp lên dãy ruộng đất trống tạo nên mặt bằng đủ rộng để xây căn cứ. Công tác khởi công vào tháng Tám năm 1966 và Tướng William Westmoreland đặt tên Đồng Tâm cho căn cứ mới nầy, trong ý nghĩa của người Việt Nam là cùng tâm huyết và ý chí phản ảnh thực tế tinh thần hợp tác gắn bó giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà. Vào tháng Tư 1967công tác xây dựng coi như hoàn tất . Toán xây cất đã nạo vét, di chuyễn bồi đắp 8 triệu mét khối đất để tại nên mặt bằng rộng 1 mile vuông , cao từ 5 ft đến 10 ft để tránh ngập nước khi thủy triều lên , hay trong mùa mưa lũ..
Trong vòng 1 năm CĂN CỨ ĐỒNG TÂM ra đời.

Không ảnh căn cứ ĐồngTâm

 

1.Sơ lược diễn tiến tình hình đất nước sau HĐ Genève 54

(Phần này “phe ta”thông quá rồi,ghi sơ lại em cháu đọc chơi cho biết)
Ngược dòng lịch sử, sau Hiệp Định Genève 1954 chia cắt đất nước, lấy vĩ tuyến 17 sông Bến hải làm ranh giới. Trong kế hoạch di tản : Dân miền Bắc chuộng nếp sống Tự do xuống tàu di cư vào Nam, bộ đội Cộng sản tập kết về Bắc, Hồ chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba đình, thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đồng thời gian ngoa gài cán binh ở lại nằm vùng, gây hạ tầng cơ sở, lập chiến khu, chôn vũ khí nhằm âm mưu chống phá, lật đỗ, cướp chính quyền, thôn tính trọn vẹn miền Nam.

Tại miền Nam trong buổi giao thời sau Hiệp định đình chiến, cựu hoàng Bảo Đại giữa 2 thế lực ngoại bang Pháp-Mỹ đã không còn khả năng điều khiển Quốc gia, các chính phủ của Ông Nguyễn hải Thần, Trần trọng Kim đều bất lực trước tình hình khó khăn của đất nước. Ông Ngô đình Diệm, con của cụ Ngô đình Khả một quan lại thuộc triều đình Huế? Sau những năm du học ở Mỹ đã được sắp xếp về nước chấp chánh ( theo xu hướng Mỹ). Qua cuộc trưng cầu dân ý, Quốc trưởng Bảo Đại bị truất phế, thể chế Cộng Hòa được thành lập với Hiến Pháp được công bố ngày 26 tháng 10 năm 1956 nước Việt Nam Cộng Hòa với Tổng Thống Ngô đình Diệm-Phó Tổng Thống Nguyễn ngọc Thơ cố vấn chính trị Ngô đình Nhu. Dân chúng miền Nam với những năm thanh bình ngắn ngủi, thể hiện qua những bài hát “Trăng thanh bình, Gạo trắng trăng thanh, tieng chày giả gạo, Mùa lúa mới…”

Đến năm 1962, MTGPMN ra đời để được xem như là một “Thực thể chính trị” có từ nhân dân miền Nam, nhưng thưc thực chất MTGPMN chỉ là công cụ, là con đẻ và chịu sự chỉ đạo của trung ương đảng LDVN ở Bắc phủ bộ, do thành phần cán binh gài lại miền Nam sau hiệp định Genève. MTGPMN đã từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng, chiêu dụ cán binh thành lập lực lượng du kích địa phương (phần lớn thuộc tầng lớp dân quê bất mãn do nạn cường hào ác bá để lại từ thời thực dân phong kiến) lập chiến khu , mật khu .. đột kích đánh phá đồn bót, giật mìn, đấp mô gây trở ngại các trục lộ giao thông. Trong âm mưu thôn tính miền Nam, nhiều đơn vị chánh qui của miền Bắc được điều động xâm nhập miền Nam bằng đường mòn HCM để tăng cường cho lưc lượng du kích của MTGPMN, nhiều trận đụng độ lớn đã diễn ra, chiến trường ngày một sôi động. Nhiều mật khu như: Đồng Xoài Bình giả, Lê hồng Phong, Hố bò Thạnh phú…

Với thành phần cố vấn hạn chế cho cơ cấu chính quyền Ngô đình Diệm, người Mỹ nghĩ rằng; với lực lượng quân sự hiện hữu của VNCH sẽ không đủ sức ngăn chận sự bành trướng của CS tại vùng ĐNÁ như “vết dầu loan” họ tin rằng với kỹ thuật vũ khí hiện đại , quân đội Mỹ và các nước liên phòng ĐNÁ sẽ chận đứng và dẹp tan được lực lượng bộ đội CS.Do sự không tán đồng việc đưa quân đội Mỹ và các nước thuộc khối liên phòng ĐNÁ tham chiến tại miền Nam mà nhiều cuộc đảo chánh nhằm lật đổ Tổng Thống Ngô đình Diệm do các vị Tướng lảnh: Thi-Đôn Đính -Xuân -Kim,dù cuộc biến động năm 1961 có “dập tắt”được, nhưng hơn ai hết Ông Diệm dư hiểu rắng địa vị Tổng Thống của mình như ngọn đèn trước gió, cho đến tháng 11/1963 cuộc đảo chánh do tướng Dương văn Minh lãnh đạo đã chấm dứt nền Đệ nhất Cộng Hòa, khiến Tổng Tống Diệm và bào đệ, cố vấn chính trị Ngô đình Nhu phải mạng vong… tướng Dương văn Minh, Chủ tịch Hội Đồng quân nhân cách mạng… rồi tướng Nguyễn Khánh chỉnh lý.. Chủ tịch Ủy ban hành pháp trung ương với tướng Nguyễn cao Kỳ.. rồi Đệ nhị Cộng Hòa với Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu…

2.Quân đội Mỹ và các lực lượng đồng minh tham chiến tại Việt Nam

Thời Đệ nhị Cộng hòa, chính quyền đương nhiệm của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu chịu nhiều ảnh hưởng của người Mỹ qua ngân sách viện trợ.. và người Mỹ không còn gặp sự chống đối trong việc đưa quân đội tham chiến tại VN nữa và cũng nhằm giúp ngăn chận sự bành trướng của CS tại ĐNÁ nên khoảng nửa triệu lính Mỹ và các lực lượng đồng minh thuộc khối liên phòng ĐNÁ đã được đều động đến miền Nam vào thời điểm 1965 và được trải rộng khắp 4 vùng chiến thuật (người Mỹ đã thiếu tế nhị và đã đặt chính quyền miền Nam vào thế mất chính nghĩa, quân đội ngoại nhập Mỹ và Đồng minh đã là lợi khí tuyên truyền của CSBV trước dư luận thế giới. Hành động của Mỹ còn bị nhân dân phản chiến Mỹ chống đối và cộng đồng thế giới lên án là can thiệp vào công việc nội bộ nước khác, vi phạm công pháp quốc tế, nên cuối cùng Mỹ cũng phải “cuốn cờ” Bức tử nền đệ nhị Cộng Hòa” bán đứng miền Nam cho CS.

 

3.Căn cứ Đồng Tâm.

Để đáp ứng nhu cầu đồn trú cho các lực lượng Mỹ và quân đội Đồng minh , nhiều căn cứ quân sự lớn được thiết lập khắp 4 vùng chiến thuật.. mà Đồng Tâm là một trong những căn cứ nói trên. Đồng Tâm nằm trong phạm vi quận Xoài Hột, tỉnh Định Tường( tên gọi trước năm 1975 nay là tỉnh Tiền Giang). Căn cứ Đồng Tâm tọa lạc trên phần đất nằm ven bờ phía Đông của con kinh Xoài hột, nơi tiếp giáp với bờ phía Đông của sông Tiền giang.

Nói khác đi căn cứ quân sự này nằm trên phần đất ngay đầu vàm phía Đông của con kinh Xoài hột, phần bến cảng cầu tàu được nạo vét sâu vào bờ, tạo thành một mặt hồ rộng, dùng làm bến cảng, cầu tàu, ụ nề sửa chửa, tiếp liệu cho hầu hết các chiến đỉnh, giang đỉnh thuộc các giang đoàn: Thủy bộ , Tuần thám, Ngăn chận, Trục lôi cùng những giang pháo hạm, trợ chiến hạm có thể ra vào cho nhu cầu hành quân, tiếp liệu sửa chửa, bảo trì, đáp ứng nhu cầu hành quân khắp vùng sông rạch thuộc đồng bằng sông Cửu Long-Đồng tháp mười. Do đó căn cứ Đồng Tâm có vị thế chiến lược quan trọng là nơi đồn trú của sư đoàn 9 kỵ binh Mỹ là một căn cứ quân sự rộng lớn, có kho tồn trử tiếp tế nhiên liệu, vũ khí, đạn dược, có sân bay với phi đạo đủ cho các loại phi cơ cánh quạt. Sau chương trình VN hóa chiến tranh vào thời điểm 1970-71 SD9KB Mỹ triệt thoái, căn cứ Đồng Tâm được chuyển giao cho Quân lực VNCH và các lực lượng thuộc SĐ 7 BB và các đơn vị thuộc Hải Quân trấn đóng gồm:
-Bộ Binh: BTL/SĐ7 BB có các đơn vị trực thuộc như TĐ 7 TT-TĐ7PB-TĐ7TG-TD7QY
-Hải Quân:BTL/LLĐN/211.1 BCH/LĐ -GĐ (Ngăn chặn-Tuần thám-Thủy bộ-Người nhái -Bệnh xá Hải quân).

4.Căn cứ Yểm trợ Tiềp Vận Hải Quân Đồng Tâm.

CCYT/TV/HQ/Đồng Tâm là một cơ sở sửa chửa tiếp liệu Hải quân trực thuộc BCH/YTTV/HQ của Hải Quân VNCH có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu hành quân tiếp liệu và sửa chửa các chiến đỉnh, giang đỉnh của các đơn vị trực thuộc Bộ Tư Lệnh Lực Luợng Đặc Nhiệm Thủy Bộ 211.1. Đơn vị sửa chửa tiếp vận này nằm ngay cạnh bờ hồ dùng làm bến cảng, với những cầu tàu, ụ sửa chửa nổi, một bãi ụ nề sửa chửa rộng cạnh hồ. Các cơ sở sửa chửa thuộc ty Kỹ Thuật gồm: xưởng Hàn , xưởng Buồm ( vận chuyển sông), xưởng Điện, Điện tử, xưởng Cơ khí xưỏng Phòng Tai… Ngoài ra còn có Ty Vận Chuyển ( trên bộ, có nhiệm vụ tu bổ và bảo trì quân xa) Ty Tiếp liệu, Ty Hành chánh tài chánh (lo lương bổng-Ảm thực.) Ty công thự tiện ích (tu bộ sửa chửa doanh trại) Ty nội vụ (đảm trách việc an ninh trực gát, quản trị nhân viên ).

Doanh trại gồm nhiều dãy nhà và 3 câu Lạc Bộ riêng biệt cho SQ-HSQ-Đoàn viên, cùng 2 nhà ăn (một của HSQ&Đoàn viên). Ngoài ra còn có khu doanh trại biệt lập dành cho số ít Quân nhân Mỹ còn lại giữ vai trò Cố vấn chờ chuyển giao cho Chi Huy Trưởng đương nhiệm (năm 1970-71) là một Hải quân Tr/Tá cơ Khí.

Sau khi rời đồi Tăng nhơn Phú, Vũ đình Truờng tân đáo đơn vị CCYT/TV/HQ Đồng tâm cũng là đơn vị đầu tiên mà nhóm HQ Lưu Đày gốc kỹ thuật chúng tôi cùng phục vụ năm 1970 ( Hòa Đàm , N V Khang, N L Hinh, Ng quốc Tuấn, Lê chí Nguyện, Vũ v Phương, Bùi đức Ly, Nguyễn ngọc Bê, Phan thế luật, Dương minh Châu.. và Bần tăng tại hạ về sau có thêm Nguyễn Hữu Từ.. Trần xuân Hòa, Nguyễn trọng Lâm, Võ văn Màng, Lâm hữu Phước..) cùng thời gian này còn có các LĐ Trần ngọc On, Trương văn Vũ, tân đáo đơn vị Giang đoàn thuộc BTL/LLĐN/TB 211.1 (như Giang Đoàn 21 và 23 Xung phong..). Vào thời kỳ này quân đội Mỹ và Đồng minh triệt thoái dần theo chương trình VN hóa chiến tranh, chúng tôi làm việc song song với các cố vấn Mỹ, ngày 3 buổi : sáng trưa chiều do hệ thống nhà ăn Mỹ đài thọ và phục dịch bởi những nhân viên người Phi. Nên việc rong chơi thoải mái vòng quanh thị trấn Mỹ Tho là chuyện “nhỏ”.. không trực là “vọt”. Rảnh rổi mời bạn hiền làm một vòng cho biết “mùi”…

Từ cổng 1 căn cứ Đồng tâm, thả bộ dăm mười bước là đến dãy quán ăn café giải khát, bạn có thể ghé lại “dằn bụng” điểm tâm nhâm nhi tách café nóng hoặc cơm trưa, cơm tối (Ngoài dãy quán ở đây, bên trong vòng rào căn cứ còn có khu chợ Đồng tâm, cũng những quán ăn, quán nhậu, quán café nhạc mà thời điểm cắm trại 100% hoặc thuộc thành phần phân đội trực không “vọt” ra Mỹ tho đưọc đành ra đây “giải sầu”, tại đây bạn có thể dùng phưong tiện chuyên chở công cộng hoặc Honda cá nhân hướng ra Mỹ tho, vượt qua cầu Bình Đức đến chợ Đồng xanh, chợ Vòng nhỏ qua khỏi giếng nước, đến đầu đường Ô.Bà Nguyễn trung Long (bị VC sát hại) là khu vực bến phà Rạch miễu. Bạn đang đi vào Thị trấn Mỹ tho, qua phà Rạch miễu (thẳng tiến Thị xã Bến tre) với đò máy, ghé qua cồn Phụng, nơi Ông Đạo Dừa tu luyện với thuyền Bát Nhã và một vọng đài cao nằm ngay đầu phía Đông của cồn Phụng, ở đây bạn có thể thưởng thức món ăn chay, chụp ảnh lưu niệm, trò chuyện xả giao với các thiếu nữ xinh đẹp da trắng nỏn nà của làng Đạo Dừa… Cũng có lắm cô tỏ ý bỏ làng Đạo để theo chàng lính thủy “lướt sóng trùng dương”…

Vòng về cầu bắc Rạch miễu, tại đây đặc biệt có quán chè về đêm, với hai chi em xinh xắn, bạn có thể ngồi lại thưởng thức ly chè ngọt béo thơm phức mùi lá dứa & vanie, cặm cây si, thả hồn theo bóng dáng của hai người đẹp. Nơi đây ngày xưa bọn LĐ chúng tôi cũng hay dừng chân ghé lại vịn cớ dùng chè để ngắm nhìn người đẹp… thỏ thẻ mấy câu “cầu tài kết thân”. Anh bạn Hòa Ròm (biệt danh ) của tôi, khen nức nở hai người đẹp này mướt rượt hết chổ chê! Tà tà xuống khu phố đường Trưng Trắc và chợ Mỹ tho theo trục lộ xuống bến Chương Dương (cầu Tàu với Công viên cũ có từ thời Tây, đối diện bên kia đường là dinh Tỉnh trưởng, Tòa Hành Chánh) qua khỏi CCHQ/Mỹ tho (đối diện là Ty Bưu điện) đến công viên Lạc hồng, tọa lạc ngay phía đầu con rạch Bảo Định tiếp giáp sông Tiền Giang với nhà hàng Cữu Long “nằm nhô ra ngoài bờ sông trông như một nhà hàng nổi, bạn có thể vừa thưởng thức các món ngon vật lạ trong bầu không khí thoáng mát gió sông, vừa ngắm những chiếc xuồng con ngược xuôi qua lại giữa dòng, bên kia giữa dòng sông Tiền Giang là Cù lao Rồng, đất tốt phù sa, cây trái rợp mát, một chuyến đò ngang là bạn có thể “đột kích mục tiêu” nhắm sẳn. Quay lại các quán “bar” đường Trưng Trắc nằm ven mặt tiền đường phía bờ con rạch Bảo Định, nối tiếp từ dốc cầu quay đến bến đò ngay đầu Công viên Lạc Hồng như quán ăn A Lục, Hoài vỉnh Phúc, cafe’ Chiều Tím, kem Mây Chiều… đối diện phía góc đường là Billard.

Ngược về hướng cầu Quay, đây là dãy phố sầm uất nhất về ban ngày cũng như ban đêm, khách sạn , nhà hàng rạp hát và đủ các của hàng gia dụng, rạp “Cine’ma” Định Tường có máy lạnh, thường trình chiếu các loại phim Âu Mỹ.. cáckhách sạn rải rác đó đây khắp các khu phố chợ Mỹ tho: khách sạn Lạc Hồng, Hồng lạc, Minh cảnh, Hồng Phúc… Qua cầu Quay trên con đường dọc bờ sông của rạch Bảo Định là dãy vựa trái cây, khoai sắn, tại dốc cầu Quay bên này, sinh hoạt cũng rất phồn thịnh với nhiều hàng quán, tiệm ăn, đặc biệt món hủ tiếu sa tế giá bình dân nhưng lại ngon “hết sẩy” khiến anh bạn Hòa Ròm ăn bắt ghiền, thẳng xuống Chợ Củ (có rạp hát Viễn Trường cũng như rạp Vỉnh Lợi trong khu chợ Mỹ tho, đối diện tiệm vàng Ngọc Quế của cậu ấm On, thường chiếu phim tình cảm ca vũ nhạc Ấn Độ hoặc cải lương) tiện đường đến thăm chùa Vĩnh Tràng cổ kính thanh tịnh, cây kiển đẹp mắt.

Trở về khu chợ Mỹ tho, với nhà lồng chợ kiến trúc tân thời, khang trang, chung quanh nhiều dãy phố bán buôn tấp nập đủ các loại hàng hóa, cá thịt, rau cải ở đây có nhiều tiệm ăn của người Hoa lẫn người Việt đặc biệt món hủ tiếu Mỹ tho nổi tiếng ngoài hương vị thơm ngon đặc biệt còn có món tôm chiên bột thơm dòn rất hấp dẩn, vòng ra đường Lê Lợi, mùi phở thơm phức từ tiệm phở Lê Lợi như mời mọc đón chào e bạn khó bỏ qua, thẳng đền đường Lê đại Hành quẹo trái hướng về Đại lộ Hùng Vương đối diện BTL/SĐ7/BB ( cũ ,trước khi căn cứ Đồng Tâm chưa chuyễn giao) hằng đêm bạn có thể ghé lại hàng quán khô nướng của cô em Việt kiều Kampuchia hồi hương, nhâm nhi rượu nếp than hoặc “Ông già chống gậy”, cô hàng quán nước da ngâm đen trông cũng dễ thương lạ! Lại đặt nhiều cảm tình với anh lính thủy “lên bờ” có lần Em đã vào tận cổng 1 nhắn gọi tìm Anh…! Đến ngả tư Hùng Vương-Lê đại Hành quán cafe’ nhạc”không tên”(?) phía góc trái , bên phải là hàng quán “Yaourt” được tiếp đải do kiều nữ của một SQ cấp Tá thuộc SĐ7BB, đây có lẻ là ‘quán “chiêu phu” thì đúng hơn, vì người đẹp ở tuổi cập kê, dáng thon gầy thanh nhả, giọng nói nhỏ nhẹ thanh tao, tóc thề phủ bờ vai, dáng đi thước tha trong sắc phục toàn trắng tinh nguyên, mát rượi” thơm như múi mít”. Cho đến bây giờ nhắc lại ,bọn tôi, Hòa Đàm, BD Ly, DM Châu, NV Khang, NL Hinh, V V Phương, NQ Tuấn, PT Luật, NN Bê, LV Quá(K19)… và cả NH Từ, TX Hòa, NT Lâm, LV Phước… hẳn khó quên không khí mát mẻ dễ chịu vào ban tối ngồi bên ly “yaourt” ngắm nhìn người đẹp.. Ôi ! Bọn tôi thằng nào cũng ngắm nghé, chẳng biết có Anh nào “Vớt” và “Dziếm” được gì không? Qua ngả tư , bên trái là công viên Dân chủ nằm cạnh Đại lộ Hùng Vương ở đây ban đêm vắng vẻ hạp cho những cặp gái trai tình tự…kế giáp công viên là sân vận động, bên phải là trường Nam tiểu học, đến góc đường Ô Bà Nguyễn trung Long là trường Nữ Tiểu học, quẹo trái Ô.Bà Nguyễn trung Long vòng ngược về khu giếng nước, đất Thánh Tây, bạn đến khu “Hàng Còng”.. có “gan” bạn cứ tự nhiên ghé vào , nhưng coi chừng..”lảnh đạn”, nếu đã đội “nón sắt” thì cũng đừng quên mặt “áo giáp” cho chắc cú”.


Dinh Tỉnh Trưởng

Trở lại đường Ô.Bà Nguyễn trung Long, rẻ trái về Ngả Ba Cây Xăng, giao điểm của 3 con đường: Nguyễn tri Phương-Nguyễn Trải- Ô. Bà Nguyễn trung Long. Nếu bạn muốn đến cầu nguyện tại nhà thờ cứ việc rẻ phải theo đường Nguyễn Trải, ngang qua nhà thờ Tin lành đến Đại lộ Hùng Vương là nhà thờ Công giáo, đối diện nhà thờ là trường Trung học Tabert, quẹo phải khỏi viện Dưởng Lão, một Block đường gặp ngay Trường Nữ Trung học Lê ngọc Hân, nếu muốn bạn có thể chờ ” Em tan trường về” với những vành nón lá nghiêng nghiêng thẹn thùng che mặt cùng những tà áo dài trắng nữ sinh phất phơ tung bay trước gió, xa hơn trên lộ Hùng Vương qua khỏi Ty Tiểu học là trường Nam Tiểu học Mỹ tho (nơi đây xưa kia là Trường Thiếu Sinh Quân , sau di chuyển ra Vũng tàu), nhìn bên kia đường là Trường Nam Trung học Nguyễn đình Chiểu. Từ cổng trường Nữ Trung học Lê ngọc Hân theo đường Ngô Quyền hướng lên đường Ô.Bà Nguyễn trung Long qua khỏi Viên Dưởng Lão bạn có thể ghé vào Chùa Phật Ân để dâng hương niệm Phật, qua khỏi Chùa là trường Học Nghề Mỹ tho (thời Đệ nhị Cộng hòa ngành Giáo dục phát triển nên nâng cấp thành trường kỷ thuật Mỹ tho), quẹo trái để trở lại “Bồn binh”. Cây xăng cũng bán buôn đông vui về ngày lẫn đêm, phở hủ tiếu, giải khát sinh tố, lai rai vài chai “bia” với trứng vịt gà lộn bình dân mát mẻ vối không khí buổi tối. Theo đường Nguyễn tri Phương huớng về Sài gòn, qua Giếng nước, bến xe đò Mỹ tho, bạn có thể ghé lại vài quán nhậu sát bờ sông (rạch Bảo Định) với mấy cô tiếp viên xinh xắn, lai rai cũng mất một tối (được biết khu đất bến xe xưa kia là một lò gạch, thời Pháp dùng làm Khám đường có tên là “Bót số 7″ giam giữ tù nhân chính trị. Rời bến xe Mỹ tho hướng về Ngã Ba Trung Lương, qua Cầu đúc”Bạch Nha” khỏi trường Trung học tư thục “Tiển giang” rẻ vào con lộ Vòng nhỏ có “Bót số 8″tại đầu đường này mỗi sáng có nhốm chợ, chợ trệt hay chợ “Chồm Hổm” qua khỏi cầu sắt, bạn có thể rẻ vào viếng thăm vườn cây của Bác sĩ Khánh với Hòn non bộ, các Kim tỉnh (các phần mộ xây sẳn) cao sang ví như lăng tẩm, có nhà nghĩ mát với bộ bàn ghế chạm trổ điêu khắc rất công phu bằng những gốc cây cổ thụ to, thêm vài loại cầm thú tiêu biểu như trăng rừng to dài hằng mấy thước, rùa ngổng… Vườn mở của cho người vào xem tự do hằng tuần… nên trai gái cũng thường hay đến đây tâm tình vì cảnh trí yên tịnh, vắng vẻ. Quay lại đường Nguyễn tri Phương rẻ trái hướng về Trung Lương, ngang qua khu “Năm Nồi” cũng nổi danh không kém khu “Hàng Còng”, nếu không gấp rút bạn cứ tự nhiên “khám điền thổ”. Xa hơn,dọc hai bên đường ra Trung Lương là những vườn mận Hồng đào oằn cây đỏ thắm, nơi bọn tôi thỉnh thoảng đưa Em ra Trung Lương, ghé vườn mận Hồng đào thưởng thức hương vị thơm ngọt của loại trái cây vườn này…với tay hái trái cho Em quả mận to thơm đỏ thắm, Em cảm thấy hài lòng vì được săn đón yêu chiều, mân mê áp quả mận trên tay…trong khi Anh …lần mò mân mê” hai quả mận” căng tròn khác??? Cảnh vườn mận trưa hè yên vắng, chỉ có tiếng ve sầu văng vẳng đâu đây!..Hai đứa ghì quyện chặc vào nhau! Thích ơi là thích!

Đến Ngã Ba Trung Lương bạn có thể dừng lại một trong nhiều quán ăn tại đây cho “ấm lòng chiến sĩ”. Rời Trung Lương thẳng tiến trên trục lộ Miền Tây (qua Cai Lậy ,Cái Bè, Bắc Mỹ Thuận, Vỉnh Long, Cần thơ, Long Xuyên, Châu Đốc, Bạc Liêu, Sa đéc, Cà mau), rẻ trái đường đi Xoài Hột viếng thăm ngôi chùa cổ nơi còn lưu giữ (thời VC chôm rinh bán , biết có còn không?) Đại thần chung, quả chuông đồng mà xưa kia Chúa Nguyễn phúc Ánh đã núp trốn khi bị Tây Sơn đuổi bắt. Cũng trên con đường giao lộ này chúng ta sẽ trở lại cổng 2 của Căn Cứ Đồng Tâm. Như vậy chúng ta đã “làm” một vòng khắp Thị Trấn Mỹ tho, ở đâu cũng có áo đỏ áo hồng, tóc dài thưóc tha tung bay theo gió, nhất là khu vườn hoa Lạc Hồng, nơi dập dìu tài tử giai nhân những ngày chiều thoáng gió, lính thủy lên bờ (đi bờ) lính thủy ra phố rất ư là sáng giá, như có sức hút nên “Em” nào cũng “mết”… lính Hải Quân hào hoa phong nhỉ mà lị…!

Hể có dịp là “phe ta” phóng Honda “lạng” vòng ra Mỹ tho một đêm (cho đỡ nhớ vì đã ghiền) chu du thiên hạ, ngủ khách sạn “mi Em miết ga mí chỉ, mút cà tha” Ôi! thật là “lâm li bi đát, xả láng sáng về sớm”. Dù vui chơi vẫn không quên nhiệm vụ, sáng sớm”bò” vào điểm danh “work” cho trọn ngày “lính thợ” (lính đơn vị sửa chửa tiếp vận còn được gọi là “lính thợ”. Xong tính tiếp…Có dịp ghé qua Bệnh xá Hải Quân bạn sẽ bắt gặp “vài con nhạn bị thương”hoặc “lê tấm thân tàn” trông như “táo bón”… Khám xong vô “Bi 500.000 hay 1.000.000″ mới có cơ bình phục. Ông BÀ mình thường nói” Vô l..ậu bất thành nhân” má lị…! (“Suỵt:! Mục này xin các bạn kín đáo, khe khẻ một chúc kẻo mấy Bà Chị nhà ta biết được thì “bể mánh hết đấy” Thì ra “Ông” cũng thế! Cá mè một “nứa” cả! Các Ông ghê thật! (Nhưng Hòa Đàm là “phẻ re như bò kéo xe” vì “Bả” người Philippine mậu hiểu , dù có ghé mắt vào TSLĐ hay trang Web nhà mình.Kể cũng may cho hắn ta).

Công viên Lạc Hồng

Cũng xin nói nhỏ cùng các bạn nếu vụ này “bể mánh” khiến “mấy Bả nổi xung thiên” thì mình cũng phải đành ca bài “Con cá sống vì nước” vậy. Đấy! đấy! Chỉ là thời vàng son xưa cũ thôi! Bây giờ Anh đã tờ ..u “Tu” rồi! chỉ có gia đình mí Em và con thôi! OK!!!

5 “Đồng tâm tự”.

Vào thời điểm VN hóa chiến tranh (1970-71) VC cũng hay pháo kích phá rối và chúng tôi cũng nhiều phen “tốc mền vọt vô Bunker” trong lúc mấy Ông bạn GI “Mẽo” cũng hùn hụt chui vào với áo giáp, nón sắt, súng đạn đầy đủ (thời này Mỹ còn đảm trách an ninh phòng thủ). Tuy nhiên, đợt pháo kích đã bị dập tắt ngay nhờ hệ thống kiểm báo điện tử của Mỹ, xác định chính xác đúng hướng, khoảng cách điểm pháo nên Tiểu đoàn 7 Pháo binh đã “dẹp đẹp” ngay sau vài phát đầu tiên. Dù vậy “báo động đỏ” vẫn được ban hành và các đơn vị trong tư thế ứng trực sẳn sàng chiến đấu trăm phần trăm… Nên”Một trăm em ơi, chiểu nay một trăm phần trăm…Người anh yêu ơi giờ đây lại cấm trại rồi…” Thế nên các hậu bối của Thầy Lổ trí Thâm đành “thúc thủ”. Thêm nữa Ông Đơn vị trưởng của chúng tôi là Trung tá CK Phạm văn Đồng “phải bệnh thao thức mất ngủ”do trách nhiệm nặng mang của Đơn vị trưởng một Đại đơn vị chờ chuyển giao theo chương trình Việt Nam hóa chiến tranh , hằng ngày làm việc song hành bên cạnh các Cố vấn Mỹ, biết bao sự việc phải phối hợp giải quyết song phương. Với trách nhiệm đa đoan phải lo làm sao cho chu toàn, lại nữa thêm nhóm Sĩ quan trẻ quá ham vui thường quên trách nhiệm trực gác nên Ông khó lòng yên giấc và thường hay nửa đêm gọi giật SQ lên họp, một mặt để kiểm soát bảo đảm thành phần SQ phân đội trực, một phần trao đổi giải quyết công việc vì sự quá lo lắng cho việc chu toàn trách nhiệm của mình, khiến bọn tôi ngồi họp trong tư thế sật sừ ngáy ngủ nghe “Ngài rút ưu khuyết điểm”của từng công việc ban ngày y như thuyết pháp “tụng kinh”. Vài sự việc dẫn chứng khiến bọn tôi “dính chấu, lãnh búa, bị ký củ” do “Ngài “canh me kiểm soát. Có lần họp SQ nửa đêm, BĐ Ly thuộc phân đội trực bị bắt gặp vắng mặt vì nhớ Em nên “lặn” tháp tùng theo DMChâu trong chuyến công tác tiếp liệu về Sài gòn, vụ này khiến BĐLy “thọ tiển” 8 ngày trọng cấm và khăn gói cầm Lệnh thuyên chuyển đi TZYT/TV/HQ/Chợ Mới. Một lần khác, NVKhang thuộc ty tiếp liệu vừa lãnh chiếc Jeep ( chờ giao cho TZYT/TV/HQ/Chợ mới) Hôm ấy Chủ nhật cả bọn 8-9 mạng gồm: Nguyễn văn Khang, Đàm văn Hòa, Lê chí Nguyện, Nguyễn lê Hinh, Phan thế Luật, Nguyễn quốc Tuấn, Nguyễn ngọc Bê, Lê văn Quá (K.19)…và Tôi. Thật là đông vui, chúng tôi “dụ dỗ” NVKhang lấy xe Jeep mới toanh vừa lãnh từ Lục quân công xưởng,đ ược “đốc&xúi”,anh chàng Khang cũng nổi hứng…


Cây cầu nối liền Đồng Tâm &thành phố Mỹ tho

Thế là cả bọn chất nhau trên chiếc Jeep phóng thẳng ra Mỹ tho… Lê văn Quá còn đề nghị ghé “rước Em” sơn nữ Phà Ca cùng tháp tùng, vì ra Mỹ tho là anh chàng “Petit không thể quên Em. Chiếc Jeep giờ đây như hộp “cá mòi”. Được biết “Ngài CHT” tuần này không về Sài Gòn thăm nhà nên cũng “lạng “ra Mỹ tho “du hí’ mà điểm “đóng chốt” theo tin tức” tình báo” nhận được cho biết là khách sạn Hồng lạc mà quản lý là Ông Thân của Tr/S Phước (Phòng An ninh). Vì thế khi làm một vòng quanh phố chợ Mỹ tho chúng tôi phải tránh né sợ “Ngài” bắt gặp thì về chỉ có nước “bị dũa te tua”…Cả bọn bèn bàn mí nhau “lanh quanh ở đây chắc không thọ” nên tôi đề nghị “Hay là mình vọt xuống Gò Công rồi thẳng xuống biển Vàm Láng, ông Anh bà con của tao đang là Cảnh sát quận Vàm láng gặp ổng là có chầu nhậu ngay!” Cả bọn thấy có lý nên tất cả đểu tán đồng…Thế là tài xế Khang cho xe hướng qua “Cầu quay” trưc chỉ xuống Chợ Gạo thẳng tiến Gò công rồi xuôi Vàm láng. Gặp ông Anh bà con của tôi được hướng dẫn “thả bộ” một vòng quanh chợ Vàm láng, sau đó ghé thăm một “chủ vựa cá có máu mặt ” trong vùng… thấy một đám “Hải tặc”của bọn tôi lại được hướng dẫn bởi “Thầy Cảnh sát” địa phương nên sự đón tiếp vô cùng niềm nở… chí tình chí nghĩa… Thế là tiệc được bày ra”cạn ly đầy, rót đầy ly cạn”, nói cười dòn dả, anh chàng “Petit” khóa 19 lúc ấy đã là TR/Úy vai mang Omega thêm một “bệt” trong khi nhóm LĐ chúng tôi “Omega vừa mới cắt chỉ” khỏi cần giới thiệu liếc nhìn trên cầu vai cũng biết anh chàng Petit có cấp bậc cao nhất… tiệc kéo gần đến xế chiều mấy đợt “mồi” được bày ra… với giọng “xin xỉn” gia chủ hứa hẹn sẽ tiếp đải nồng hậu hơn nữa khi anh chàng Petit về đây nhận chức “CHT trạm Hải quân Vàm Láng” (thực tế trong hệ thống tổ chức Hải Quân không hề có đơn vị Hải quân đồn trú tại đây, chỉ vì trong cơn xỉn rượu chủ gia ao ước như vậy để có dịp gặp lại và gần gủi cùng anh em HQ thôi! Thỉnh thoảng anh em PCF của HĐ3ZP cũng hay ghé lại đây để… “tè dầu” và nhâm nhi ly cafe’ đắng… Cả bọn đều quá đả nên cám ơn chủ gia và xin kiếu từ. Trên đường về Nguyễn văn Khang lại lái (trong tiệc rượu hắn chỉ uống cầm chừng để giữ sức thủ vai tài xế) chẳng may bánh xe tay lái phía bên phải cán nhằm đá nhọn xì lớp tài xế Khang lạc tay lái xe vèo xuống ruộng, cũng còn hên nhờ ruộng khô bờ lài nên xe lủi thẳng xuống ngon ơ, không bị lật, cả bọn phóng xuống xe để Khang cho xe lui lại lên lề đường…


Trên chiến đĩnh nhìn về công viên Lạc Hồng

Thật là khổ tới nơi! giữa đường giữa xá không một địa điểm vá ruột “xe hơi” bánh thay thế phòng hờ lại chẳng mang theo… cả bọn loay quay… cuối cùng liên lạc quận Hòa Tân, được vị Cố vấn Mỹ giúp đở tháo gỡ chở vỏ đi vá, lấp ráp lại xong cũng nhá nhem tối nhà nhà đã lên đèn…Cả bọn lại tiếp tục lên đường, lần này tôi giành lái vì cũng hơi hơi tỉnh rượu, từ xóm nhỏ bên đường này đến chợ Gò Công cũng độ hơn chục cây số nữa ,đường trời tối, lại xe Jeep của “nhà binh” nên sợ VC nó bắn sẻ, nên tôi phóng “mí ga” sừng sừng hơi rượu nên lái quá đã…

Về đến chợ Gò Công đã hơn 9 giờ đêm, ngại đoạn đường về Mỹ tho -Đồng Tâm bị “Cắt bùm” nên cả bọn tìm khách sạn ngủ tạm qua đêm sáng về sớm, thấy đám “Hải tặc” bọn tôi đêm tối đến mướn phòng, sợ quậy nên họ trả lời hết phòng cho êm chuyện. Thế là tôi phải kéo cả bọn về nhà bà con ngủ nhờ… Sáng hôm sau về sớm ghé chợ Gò công dằn bụng mấy tô hủ tiếu xong, tiến “full” một mạch về cho kịp trước giờ điểm danh làm việc buổi sáng…

Ấy thế mà đêm qua “Ngài CHT động binh” phát giác ra tôi trực phụ tá cùng Tr/Uý Tuấn (K.17) theo lời thuật của Ông Tuấn cho biết đêm qua CHT giận dữ bảo “lấy LCM” ra Mỹ tho tìm “bốc” mấy anh về… Tôi ra vẻ lấy làm hối tiếc phải xin lỗi Tr/Úy Tuấn “vì ham vui không ngờ bị trục trặc nên về không kịp! Tr/Úy thông cảm! nghe xong Ông ta cũng cười trừ.

Vụ này sau khi trình diện CHT thẩm vấn, tôi bị ký củ 4 ngày trọng cấm kèm khẩu lệnh cho trưởng phòng Nội vụ Th/Úy Bùi văn Hòa (Hòa già) chở giải giao ra đồn Quân cảnh Mỹ tho “cất”… Hôm sau, cơn giận bớt đi CHT lại cho Ông Hòa già mang xe ra điệu về vì nhu cầu điều hành công tác sửa chửa của Xưởng hàn vá vỏ tàu. Tóm lại bởi nhiều lý do, nên biệt danh “Đồng Tâm Tự”ra đời và chúng tôi hay bông đùa với nhau để ám chỉ CCYT/TV/HQ/Đồng Tâm như là một ngôi Chùa, đó là “Đồng Tâm Tự” cũng là đơn vị đầu đời của chúng tôi trong đời lính thủy Lưu Đày vậy.

Tất cả chúng tôi dù SQ, HSQ hay Đoàn viên đã từng phục vụ tại CCYT/TV/HQ/Đồng tâm vào thời điểm (1970-1971) và cả về sau nữa, khi trao đổi với nhau những kỷ niệm về “Đồng tâm tự” đều dễ cảm thông một cách tự nhiên, giống như Anh Em chúng ta khi nhắc đến hai chữ “Lưu Đày” là như gợi nhớ biết bao kỷ niệm cùng có nhau nơi quân trường cho đến khi ra đơn vị.

(Nhớ những kỷ niệm về “Đồng tâm tự” đơn vị đầu của đời lính Lưu Đày)
Miền đất lạnh Canada
Tháng 3/98
LĐ/TTN

http://hoiquanphidung.com/showthread.php?12069

https://dongsongcu.wordpress.com/2016/10/02/can-cu-dong-tam-voi-dong-tam-tu/

Sinh Tồn chuyển


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

CĂN CỨ ĐỒNG TÂM VỚI ĐỒNG TÂM TỰ *

Với chiến tranh càng ngày càng leo thang và lan rộng ở miền Nam Việt Nam,MACV cảm thấy sự cần thiết để kiểm soát tài nguyên và an ninh vùng đồng bằng sông Cữu Long

LĐ/TTN
Với chiến tranh càng ngày càng leo thang và lan rộng ở miền Nam Việt Nam,MACV cảm thấy sự cần thiết để kiểm soát tài nguyên và an ninh vùng đồng bằng sông Cữu Long của chính quyền miền Nam. Đầu năm 1966, MACV tin rằng, lực lượng Bộ binh và Hải Quân của Hoa Kỳ cần phải giúp đở và yểm trợ Quân Đội của VNCH để bảo vệ an ninh vùng này trước sự gia tăng hoạt động của Cộng quân. Vùng đồng bằng sông Cữu Long chiếm gần phân nửa dân số của miền Nam và việc xây cất một căn cứ cho Bộ chỉ huy của Quân Đội Hoa Kỳ cấp số Sư Đoàn ở trong vùng này rất hạn chế. MACV không muốn di dời dân đi, cũng không muốn chung cơ sở hay căn cứ đã có sẳn trong vùng này với các đơn vị của VNCH. Thay vào đó MACV giao cho các chuyên viên đi tìm một vi trí thích hợp cho việc xây cất căn cứ. Các kỷ sư đã tìm được vị trí khả thi ở hướng Tây cách thành phố Mỹ tho 8 miles . Các chuyên viên xây cất có dự án nạo vét dòng sông bên cạnh và dẫn những cát đó bồi đắp lên dãy ruộng đất trống tạo nên mặt bằng đủ rộng để xây căn cứ. Công tác khởi công vào tháng Tám năm 1966 và Tướng William Westmoreland đặt tên Đồng Tâm cho căn cứ mới nầy, trong ý nghĩa của người Việt Nam là cùng tâm huyết và ý chí phản ảnh thực tế tinh thần hợp tác gắn bó giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà. Vào tháng Tư 1967công tác xây dựng coi như hoàn tất . Toán xây cất đã nạo vét, di chuyễn bồi đắp 8 triệu mét khối đất để tại nên mặt bằng rộng 1 mile vuông , cao từ 5 ft đến 10 ft để tránh ngập nước khi thủy triều lên , hay trong mùa mưa lũ..
Trong vòng 1 năm CĂN CỨ ĐỒNG TÂM ra đời.

Không ảnh căn cứ ĐồngTâm

 

1.Sơ lược diễn tiến tình hình đất nước sau HĐ Genève 54

(Phần này “phe ta”thông quá rồi,ghi sơ lại em cháu đọc chơi cho biết)
Ngược dòng lịch sử, sau Hiệp Định Genève 1954 chia cắt đất nước, lấy vĩ tuyến 17 sông Bến hải làm ranh giới. Trong kế hoạch di tản : Dân miền Bắc chuộng nếp sống Tự do xuống tàu di cư vào Nam, bộ đội Cộng sản tập kết về Bắc, Hồ chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba đình, thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đồng thời gian ngoa gài cán binh ở lại nằm vùng, gây hạ tầng cơ sở, lập chiến khu, chôn vũ khí nhằm âm mưu chống phá, lật đỗ, cướp chính quyền, thôn tính trọn vẹn miền Nam.

Tại miền Nam trong buổi giao thời sau Hiệp định đình chiến, cựu hoàng Bảo Đại giữa 2 thế lực ngoại bang Pháp-Mỹ đã không còn khả năng điều khiển Quốc gia, các chính phủ của Ông Nguyễn hải Thần, Trần trọng Kim đều bất lực trước tình hình khó khăn của đất nước. Ông Ngô đình Diệm, con của cụ Ngô đình Khả một quan lại thuộc triều đình Huế? Sau những năm du học ở Mỹ đã được sắp xếp về nước chấp chánh ( theo xu hướng Mỹ). Qua cuộc trưng cầu dân ý, Quốc trưởng Bảo Đại bị truất phế, thể chế Cộng Hòa được thành lập với Hiến Pháp được công bố ngày 26 tháng 10 năm 1956 nước Việt Nam Cộng Hòa với Tổng Thống Ngô đình Diệm-Phó Tổng Thống Nguyễn ngọc Thơ cố vấn chính trị Ngô đình Nhu. Dân chúng miền Nam với những năm thanh bình ngắn ngủi, thể hiện qua những bài hát “Trăng thanh bình, Gạo trắng trăng thanh, tieng chày giả gạo, Mùa lúa mới…”

Đến năm 1962, MTGPMN ra đời để được xem như là một “Thực thể chính trị” có từ nhân dân miền Nam, nhưng thưc thực chất MTGPMN chỉ là công cụ, là con đẻ và chịu sự chỉ đạo của trung ương đảng LDVN ở Bắc phủ bộ, do thành phần cán binh gài lại miền Nam sau hiệp định Genève. MTGPMN đã từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng, chiêu dụ cán binh thành lập lực lượng du kích địa phương (phần lớn thuộc tầng lớp dân quê bất mãn do nạn cường hào ác bá để lại từ thời thực dân phong kiến) lập chiến khu , mật khu .. đột kích đánh phá đồn bót, giật mìn, đấp mô gây trở ngại các trục lộ giao thông. Trong âm mưu thôn tính miền Nam, nhiều đơn vị chánh qui của miền Bắc được điều động xâm nhập miền Nam bằng đường mòn HCM để tăng cường cho lưc lượng du kích của MTGPMN, nhiều trận đụng độ lớn đã diễn ra, chiến trường ngày một sôi động. Nhiều mật khu như: Đồng Xoài Bình giả, Lê hồng Phong, Hố bò Thạnh phú…

Với thành phần cố vấn hạn chế cho cơ cấu chính quyền Ngô đình Diệm, người Mỹ nghĩ rằng; với lực lượng quân sự hiện hữu của VNCH sẽ không đủ sức ngăn chận sự bành trướng của CS tại vùng ĐNÁ như “vết dầu loan” họ tin rằng với kỹ thuật vũ khí hiện đại , quân đội Mỹ và các nước liên phòng ĐNÁ sẽ chận đứng và dẹp tan được lực lượng bộ đội CS.Do sự không tán đồng việc đưa quân đội Mỹ và các nước thuộc khối liên phòng ĐNÁ tham chiến tại miền Nam mà nhiều cuộc đảo chánh nhằm lật đổ Tổng Thống Ngô đình Diệm do các vị Tướng lảnh: Thi-Đôn Đính -Xuân -Kim,dù cuộc biến động năm 1961 có “dập tắt”được, nhưng hơn ai hết Ông Diệm dư hiểu rắng địa vị Tổng Thống của mình như ngọn đèn trước gió, cho đến tháng 11/1963 cuộc đảo chánh do tướng Dương văn Minh lãnh đạo đã chấm dứt nền Đệ nhất Cộng Hòa, khiến Tổng Tống Diệm và bào đệ, cố vấn chính trị Ngô đình Nhu phải mạng vong… tướng Dương văn Minh, Chủ tịch Hội Đồng quân nhân cách mạng… rồi tướng Nguyễn Khánh chỉnh lý.. Chủ tịch Ủy ban hành pháp trung ương với tướng Nguyễn cao Kỳ.. rồi Đệ nhị Cộng Hòa với Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu…

2.Quân đội Mỹ và các lực lượng đồng minh tham chiến tại Việt Nam

Thời Đệ nhị Cộng hòa, chính quyền đương nhiệm của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu chịu nhiều ảnh hưởng của người Mỹ qua ngân sách viện trợ.. và người Mỹ không còn gặp sự chống đối trong việc đưa quân đội tham chiến tại VN nữa và cũng nhằm giúp ngăn chận sự bành trướng của CS tại ĐNÁ nên khoảng nửa triệu lính Mỹ và các lực lượng đồng minh thuộc khối liên phòng ĐNÁ đã được đều động đến miền Nam vào thời điểm 1965 và được trải rộng khắp 4 vùng chiến thuật (người Mỹ đã thiếu tế nhị và đã đặt chính quyền miền Nam vào thế mất chính nghĩa, quân đội ngoại nhập Mỹ và Đồng minh đã là lợi khí tuyên truyền của CSBV trước dư luận thế giới. Hành động của Mỹ còn bị nhân dân phản chiến Mỹ chống đối và cộng đồng thế giới lên án là can thiệp vào công việc nội bộ nước khác, vi phạm công pháp quốc tế, nên cuối cùng Mỹ cũng phải “cuốn cờ” Bức tử nền đệ nhị Cộng Hòa” bán đứng miền Nam cho CS.

 

3.Căn cứ Đồng Tâm.

Để đáp ứng nhu cầu đồn trú cho các lực lượng Mỹ và quân đội Đồng minh , nhiều căn cứ quân sự lớn được thiết lập khắp 4 vùng chiến thuật.. mà Đồng Tâm là một trong những căn cứ nói trên. Đồng Tâm nằm trong phạm vi quận Xoài Hột, tỉnh Định Tường( tên gọi trước năm 1975 nay là tỉnh Tiền Giang). Căn cứ Đồng Tâm tọa lạc trên phần đất nằm ven bờ phía Đông của con kinh Xoài hột, nơi tiếp giáp với bờ phía Đông của sông Tiền giang.

Nói khác đi căn cứ quân sự này nằm trên phần đất ngay đầu vàm phía Đông của con kinh Xoài hột, phần bến cảng cầu tàu được nạo vét sâu vào bờ, tạo thành một mặt hồ rộng, dùng làm bến cảng, cầu tàu, ụ nề sửa chửa, tiếp liệu cho hầu hết các chiến đỉnh, giang đỉnh thuộc các giang đoàn: Thủy bộ , Tuần thám, Ngăn chận, Trục lôi cùng những giang pháo hạm, trợ chiến hạm có thể ra vào cho nhu cầu hành quân, tiếp liệu sửa chửa, bảo trì, đáp ứng nhu cầu hành quân khắp vùng sông rạch thuộc đồng bằng sông Cửu Long-Đồng tháp mười. Do đó căn cứ Đồng Tâm có vị thế chiến lược quan trọng là nơi đồn trú của sư đoàn 9 kỵ binh Mỹ là một căn cứ quân sự rộng lớn, có kho tồn trử tiếp tế nhiên liệu, vũ khí, đạn dược, có sân bay với phi đạo đủ cho các loại phi cơ cánh quạt. Sau chương trình VN hóa chiến tranh vào thời điểm 1970-71 SD9KB Mỹ triệt thoái, căn cứ Đồng Tâm được chuyển giao cho Quân lực VNCH và các lực lượng thuộc SĐ 7 BB và các đơn vị thuộc Hải Quân trấn đóng gồm:
-Bộ Binh: BTL/SĐ7 BB có các đơn vị trực thuộc như TĐ 7 TT-TĐ7PB-TĐ7TG-TD7QY
-Hải Quân:BTL/LLĐN/211.1 BCH/LĐ -GĐ (Ngăn chặn-Tuần thám-Thủy bộ-Người nhái -Bệnh xá Hải quân).

4.Căn cứ Yểm trợ Tiềp Vận Hải Quân Đồng Tâm.

CCYT/TV/HQ/Đồng Tâm là một cơ sở sửa chửa tiếp liệu Hải quân trực thuộc BCH/YTTV/HQ của Hải Quân VNCH có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu hành quân tiếp liệu và sửa chửa các chiến đỉnh, giang đỉnh của các đơn vị trực thuộc Bộ Tư Lệnh Lực Luợng Đặc Nhiệm Thủy Bộ 211.1. Đơn vị sửa chửa tiếp vận này nằm ngay cạnh bờ hồ dùng làm bến cảng, với những cầu tàu, ụ sửa chửa nổi, một bãi ụ nề sửa chửa rộng cạnh hồ. Các cơ sở sửa chửa thuộc ty Kỹ Thuật gồm: xưởng Hàn , xưởng Buồm ( vận chuyển sông), xưởng Điện, Điện tử, xưởng Cơ khí xưỏng Phòng Tai… Ngoài ra còn có Ty Vận Chuyển ( trên bộ, có nhiệm vụ tu bổ và bảo trì quân xa) Ty Tiếp liệu, Ty Hành chánh tài chánh (lo lương bổng-Ảm thực.) Ty công thự tiện ích (tu bộ sửa chửa doanh trại) Ty nội vụ (đảm trách việc an ninh trực gát, quản trị nhân viên ).

Doanh trại gồm nhiều dãy nhà và 3 câu Lạc Bộ riêng biệt cho SQ-HSQ-Đoàn viên, cùng 2 nhà ăn (một của HSQ&Đoàn viên). Ngoài ra còn có khu doanh trại biệt lập dành cho số ít Quân nhân Mỹ còn lại giữ vai trò Cố vấn chờ chuyển giao cho Chi Huy Trưởng đương nhiệm (năm 1970-71) là một Hải quân Tr/Tá cơ Khí.

Sau khi rời đồi Tăng nhơn Phú, Vũ đình Truờng tân đáo đơn vị CCYT/TV/HQ Đồng tâm cũng là đơn vị đầu tiên mà nhóm HQ Lưu Đày gốc kỹ thuật chúng tôi cùng phục vụ năm 1970 ( Hòa Đàm , N V Khang, N L Hinh, Ng quốc Tuấn, Lê chí Nguyện, Vũ v Phương, Bùi đức Ly, Nguyễn ngọc Bê, Phan thế luật, Dương minh Châu.. và Bần tăng tại hạ về sau có thêm Nguyễn Hữu Từ.. Trần xuân Hòa, Nguyễn trọng Lâm, Võ văn Màng, Lâm hữu Phước..) cùng thời gian này còn có các LĐ Trần ngọc On, Trương văn Vũ, tân đáo đơn vị Giang đoàn thuộc BTL/LLĐN/TB 211.1 (như Giang Đoàn 21 và 23 Xung phong..). Vào thời kỳ này quân đội Mỹ và Đồng minh triệt thoái dần theo chương trình VN hóa chiến tranh, chúng tôi làm việc song song với các cố vấn Mỹ, ngày 3 buổi : sáng trưa chiều do hệ thống nhà ăn Mỹ đài thọ và phục dịch bởi những nhân viên người Phi. Nên việc rong chơi thoải mái vòng quanh thị trấn Mỹ Tho là chuyện “nhỏ”.. không trực là “vọt”. Rảnh rổi mời bạn hiền làm một vòng cho biết “mùi”…

Từ cổng 1 căn cứ Đồng tâm, thả bộ dăm mười bước là đến dãy quán ăn café giải khát, bạn có thể ghé lại “dằn bụng” điểm tâm nhâm nhi tách café nóng hoặc cơm trưa, cơm tối (Ngoài dãy quán ở đây, bên trong vòng rào căn cứ còn có khu chợ Đồng tâm, cũng những quán ăn, quán nhậu, quán café nhạc mà thời điểm cắm trại 100% hoặc thuộc thành phần phân đội trực không “vọt” ra Mỹ tho đưọc đành ra đây “giải sầu”, tại đây bạn có thể dùng phưong tiện chuyên chở công cộng hoặc Honda cá nhân hướng ra Mỹ tho, vượt qua cầu Bình Đức đến chợ Đồng xanh, chợ Vòng nhỏ qua khỏi giếng nước, đến đầu đường Ô.Bà Nguyễn trung Long (bị VC sát hại) là khu vực bến phà Rạch miễu. Bạn đang đi vào Thị trấn Mỹ tho, qua phà Rạch miễu (thẳng tiến Thị xã Bến tre) với đò máy, ghé qua cồn Phụng, nơi Ông Đạo Dừa tu luyện với thuyền Bát Nhã và một vọng đài cao nằm ngay đầu phía Đông của cồn Phụng, ở đây bạn có thể thưởng thức món ăn chay, chụp ảnh lưu niệm, trò chuyện xả giao với các thiếu nữ xinh đẹp da trắng nỏn nà của làng Đạo Dừa… Cũng có lắm cô tỏ ý bỏ làng Đạo để theo chàng lính thủy “lướt sóng trùng dương”…

Vòng về cầu bắc Rạch miễu, tại đây đặc biệt có quán chè về đêm, với hai chi em xinh xắn, bạn có thể ngồi lại thưởng thức ly chè ngọt béo thơm phức mùi lá dứa & vanie, cặm cây si, thả hồn theo bóng dáng của hai người đẹp. Nơi đây ngày xưa bọn LĐ chúng tôi cũng hay dừng chân ghé lại vịn cớ dùng chè để ngắm nhìn người đẹp… thỏ thẻ mấy câu “cầu tài kết thân”. Anh bạn Hòa Ròm (biệt danh ) của tôi, khen nức nở hai người đẹp này mướt rượt hết chổ chê! Tà tà xuống khu phố đường Trưng Trắc và chợ Mỹ tho theo trục lộ xuống bến Chương Dương (cầu Tàu với Công viên cũ có từ thời Tây, đối diện bên kia đường là dinh Tỉnh trưởng, Tòa Hành Chánh) qua khỏi CCHQ/Mỹ tho (đối diện là Ty Bưu điện) đến công viên Lạc hồng, tọa lạc ngay phía đầu con rạch Bảo Định tiếp giáp sông Tiền Giang với nhà hàng Cữu Long “nằm nhô ra ngoài bờ sông trông như một nhà hàng nổi, bạn có thể vừa thưởng thức các món ngon vật lạ trong bầu không khí thoáng mát gió sông, vừa ngắm những chiếc xuồng con ngược xuôi qua lại giữa dòng, bên kia giữa dòng sông Tiền Giang là Cù lao Rồng, đất tốt phù sa, cây trái rợp mát, một chuyến đò ngang là bạn có thể “đột kích mục tiêu” nhắm sẳn. Quay lại các quán “bar” đường Trưng Trắc nằm ven mặt tiền đường phía bờ con rạch Bảo Định, nối tiếp từ dốc cầu quay đến bến đò ngay đầu Công viên Lạc Hồng như quán ăn A Lục, Hoài vỉnh Phúc, cafe’ Chiều Tím, kem Mây Chiều… đối diện phía góc đường là Billard.

Ngược về hướng cầu Quay, đây là dãy phố sầm uất nhất về ban ngày cũng như ban đêm, khách sạn , nhà hàng rạp hát và đủ các của hàng gia dụng, rạp “Cine’ma” Định Tường có máy lạnh, thường trình chiếu các loại phim Âu Mỹ.. cáckhách sạn rải rác đó đây khắp các khu phố chợ Mỹ tho: khách sạn Lạc Hồng, Hồng lạc, Minh cảnh, Hồng Phúc… Qua cầu Quay trên con đường dọc bờ sông của rạch Bảo Định là dãy vựa trái cây, khoai sắn, tại dốc cầu Quay bên này, sinh hoạt cũng rất phồn thịnh với nhiều hàng quán, tiệm ăn, đặc biệt món hủ tiếu sa tế giá bình dân nhưng lại ngon “hết sẩy” khiến anh bạn Hòa Ròm ăn bắt ghiền, thẳng xuống Chợ Củ (có rạp hát Viễn Trường cũng như rạp Vỉnh Lợi trong khu chợ Mỹ tho, đối diện tiệm vàng Ngọc Quế của cậu ấm On, thường chiếu phim tình cảm ca vũ nhạc Ấn Độ hoặc cải lương) tiện đường đến thăm chùa Vĩnh Tràng cổ kính thanh tịnh, cây kiển đẹp mắt.

Trở về khu chợ Mỹ tho, với nhà lồng chợ kiến trúc tân thời, khang trang, chung quanh nhiều dãy phố bán buôn tấp nập đủ các loại hàng hóa, cá thịt, rau cải ở đây có nhiều tiệm ăn của người Hoa lẫn người Việt đặc biệt món hủ tiếu Mỹ tho nổi tiếng ngoài hương vị thơm ngon đặc biệt còn có món tôm chiên bột thơm dòn rất hấp dẩn, vòng ra đường Lê Lợi, mùi phở thơm phức từ tiệm phở Lê Lợi như mời mọc đón chào e bạn khó bỏ qua, thẳng đền đường Lê đại Hành quẹo trái hướng về Đại lộ Hùng Vương đối diện BTL/SĐ7/BB ( cũ ,trước khi căn cứ Đồng Tâm chưa chuyễn giao) hằng đêm bạn có thể ghé lại hàng quán khô nướng của cô em Việt kiều Kampuchia hồi hương, nhâm nhi rượu nếp than hoặc “Ông già chống gậy”, cô hàng quán nước da ngâm đen trông cũng dễ thương lạ! Lại đặt nhiều cảm tình với anh lính thủy “lên bờ” có lần Em đã vào tận cổng 1 nhắn gọi tìm Anh…! Đến ngả tư Hùng Vương-Lê đại Hành quán cafe’ nhạc”không tên”(?) phía góc trái , bên phải là hàng quán “Yaourt” được tiếp đải do kiều nữ của một SQ cấp Tá thuộc SĐ7BB, đây có lẻ là ‘quán “chiêu phu” thì đúng hơn, vì người đẹp ở tuổi cập kê, dáng thon gầy thanh nhả, giọng nói nhỏ nhẹ thanh tao, tóc thề phủ bờ vai, dáng đi thước tha trong sắc phục toàn trắng tinh nguyên, mát rượi” thơm như múi mít”. Cho đến bây giờ nhắc lại ,bọn tôi, Hòa Đàm, BD Ly, DM Châu, NV Khang, NL Hinh, V V Phương, NQ Tuấn, PT Luật, NN Bê, LV Quá(K19)… và cả NH Từ, TX Hòa, NT Lâm, LV Phước… hẳn khó quên không khí mát mẻ dễ chịu vào ban tối ngồi bên ly “yaourt” ngắm nhìn người đẹp.. Ôi ! Bọn tôi thằng nào cũng ngắm nghé, chẳng biết có Anh nào “Vớt” và “Dziếm” được gì không? Qua ngả tư , bên trái là công viên Dân chủ nằm cạnh Đại lộ Hùng Vương ở đây ban đêm vắng vẻ hạp cho những cặp gái trai tình tự…kế giáp công viên là sân vận động, bên phải là trường Nam tiểu học, đến góc đường Ô Bà Nguyễn trung Long là trường Nữ Tiểu học, quẹo trái Ô.Bà Nguyễn trung Long vòng ngược về khu giếng nước, đất Thánh Tây, bạn đến khu “Hàng Còng”.. có “gan” bạn cứ tự nhiên ghé vào , nhưng coi chừng..”lảnh đạn”, nếu đã đội “nón sắt” thì cũng đừng quên mặt “áo giáp” cho chắc cú”.


Dinh Tỉnh Trưởng

Trở lại đường Ô.Bà Nguyễn trung Long, rẻ trái về Ngả Ba Cây Xăng, giao điểm của 3 con đường: Nguyễn tri Phương-Nguyễn Trải- Ô. Bà Nguyễn trung Long. Nếu bạn muốn đến cầu nguyện tại nhà thờ cứ việc rẻ phải theo đường Nguyễn Trải, ngang qua nhà thờ Tin lành đến Đại lộ Hùng Vương là nhà thờ Công giáo, đối diện nhà thờ là trường Trung học Tabert, quẹo phải khỏi viện Dưởng Lão, một Block đường gặp ngay Trường Nữ Trung học Lê ngọc Hân, nếu muốn bạn có thể chờ ” Em tan trường về” với những vành nón lá nghiêng nghiêng thẹn thùng che mặt cùng những tà áo dài trắng nữ sinh phất phơ tung bay trước gió, xa hơn trên lộ Hùng Vương qua khỏi Ty Tiểu học là trường Nam Tiểu học Mỹ tho (nơi đây xưa kia là Trường Thiếu Sinh Quân , sau di chuyển ra Vũng tàu), nhìn bên kia đường là Trường Nam Trung học Nguyễn đình Chiểu. Từ cổng trường Nữ Trung học Lê ngọc Hân theo đường Ngô Quyền hướng lên đường Ô.Bà Nguyễn trung Long qua khỏi Viên Dưởng Lão bạn có thể ghé vào Chùa Phật Ân để dâng hương niệm Phật, qua khỏi Chùa là trường Học Nghề Mỹ tho (thời Đệ nhị Cộng hòa ngành Giáo dục phát triển nên nâng cấp thành trường kỷ thuật Mỹ tho), quẹo trái để trở lại “Bồn binh”. Cây xăng cũng bán buôn đông vui về ngày lẫn đêm, phở hủ tiếu, giải khát sinh tố, lai rai vài chai “bia” với trứng vịt gà lộn bình dân mát mẻ vối không khí buổi tối. Theo đường Nguyễn tri Phương huớng về Sài gòn, qua Giếng nước, bến xe đò Mỹ tho, bạn có thể ghé lại vài quán nhậu sát bờ sông (rạch Bảo Định) với mấy cô tiếp viên xinh xắn, lai rai cũng mất một tối (được biết khu đất bến xe xưa kia là một lò gạch, thời Pháp dùng làm Khám đường có tên là “Bót số 7″ giam giữ tù nhân chính trị. Rời bến xe Mỹ tho hướng về Ngã Ba Trung Lương, qua Cầu đúc”Bạch Nha” khỏi trường Trung học tư thục “Tiển giang” rẻ vào con lộ Vòng nhỏ có “Bót số 8″tại đầu đường này mỗi sáng có nhốm chợ, chợ trệt hay chợ “Chồm Hổm” qua khỏi cầu sắt, bạn có thể rẻ vào viếng thăm vườn cây của Bác sĩ Khánh với Hòn non bộ, các Kim tỉnh (các phần mộ xây sẳn) cao sang ví như lăng tẩm, có nhà nghĩ mát với bộ bàn ghế chạm trổ điêu khắc rất công phu bằng những gốc cây cổ thụ to, thêm vài loại cầm thú tiêu biểu như trăng rừng to dài hằng mấy thước, rùa ngổng… Vườn mở của cho người vào xem tự do hằng tuần… nên trai gái cũng thường hay đến đây tâm tình vì cảnh trí yên tịnh, vắng vẻ. Quay lại đường Nguyễn tri Phương rẻ trái hướng về Trung Lương, ngang qua khu “Năm Nồi” cũng nổi danh không kém khu “Hàng Còng”, nếu không gấp rút bạn cứ tự nhiên “khám điền thổ”. Xa hơn,dọc hai bên đường ra Trung Lương là những vườn mận Hồng đào oằn cây đỏ thắm, nơi bọn tôi thỉnh thoảng đưa Em ra Trung Lương, ghé vườn mận Hồng đào thưởng thức hương vị thơm ngọt của loại trái cây vườn này…với tay hái trái cho Em quả mận to thơm đỏ thắm, Em cảm thấy hài lòng vì được săn đón yêu chiều, mân mê áp quả mận trên tay…trong khi Anh …lần mò mân mê” hai quả mận” căng tròn khác??? Cảnh vườn mận trưa hè yên vắng, chỉ có tiếng ve sầu văng vẳng đâu đây!..Hai đứa ghì quyện chặc vào nhau! Thích ơi là thích!

Đến Ngã Ba Trung Lương bạn có thể dừng lại một trong nhiều quán ăn tại đây cho “ấm lòng chiến sĩ”. Rời Trung Lương thẳng tiến trên trục lộ Miền Tây (qua Cai Lậy ,Cái Bè, Bắc Mỹ Thuận, Vỉnh Long, Cần thơ, Long Xuyên, Châu Đốc, Bạc Liêu, Sa đéc, Cà mau), rẻ trái đường đi Xoài Hột viếng thăm ngôi chùa cổ nơi còn lưu giữ (thời VC chôm rinh bán , biết có còn không?) Đại thần chung, quả chuông đồng mà xưa kia Chúa Nguyễn phúc Ánh đã núp trốn khi bị Tây Sơn đuổi bắt. Cũng trên con đường giao lộ này chúng ta sẽ trở lại cổng 2 của Căn Cứ Đồng Tâm. Như vậy chúng ta đã “làm” một vòng khắp Thị Trấn Mỹ tho, ở đâu cũng có áo đỏ áo hồng, tóc dài thưóc tha tung bay theo gió, nhất là khu vườn hoa Lạc Hồng, nơi dập dìu tài tử giai nhân những ngày chiều thoáng gió, lính thủy lên bờ (đi bờ) lính thủy ra phố rất ư là sáng giá, như có sức hút nên “Em” nào cũng “mết”… lính Hải Quân hào hoa phong nhỉ mà lị…!

Hể có dịp là “phe ta” phóng Honda “lạng” vòng ra Mỹ tho một đêm (cho đỡ nhớ vì đã ghiền) chu du thiên hạ, ngủ khách sạn “mi Em miết ga mí chỉ, mút cà tha” Ôi! thật là “lâm li bi đát, xả láng sáng về sớm”. Dù vui chơi vẫn không quên nhiệm vụ, sáng sớm”bò” vào điểm danh “work” cho trọn ngày “lính thợ” (lính đơn vị sửa chửa tiếp vận còn được gọi là “lính thợ”. Xong tính tiếp…Có dịp ghé qua Bệnh xá Hải Quân bạn sẽ bắt gặp “vài con nhạn bị thương”hoặc “lê tấm thân tàn” trông như “táo bón”… Khám xong vô “Bi 500.000 hay 1.000.000″ mới có cơ bình phục. Ông BÀ mình thường nói” Vô l..ậu bất thành nhân” má lị…! (“Suỵt:! Mục này xin các bạn kín đáo, khe khẻ một chúc kẻo mấy Bà Chị nhà ta biết được thì “bể mánh hết đấy” Thì ra “Ông” cũng thế! Cá mè một “nứa” cả! Các Ông ghê thật! (Nhưng Hòa Đàm là “phẻ re như bò kéo xe” vì “Bả” người Philippine mậu hiểu , dù có ghé mắt vào TSLĐ hay trang Web nhà mình.Kể cũng may cho hắn ta).

Công viên Lạc Hồng

Cũng xin nói nhỏ cùng các bạn nếu vụ này “bể mánh” khiến “mấy Bả nổi xung thiên” thì mình cũng phải đành ca bài “Con cá sống vì nước” vậy. Đấy! đấy! Chỉ là thời vàng son xưa cũ thôi! Bây giờ Anh đã tờ ..u “Tu” rồi! chỉ có gia đình mí Em và con thôi! OK!!!

5 “Đồng tâm tự”.

Vào thời điểm VN hóa chiến tranh (1970-71) VC cũng hay pháo kích phá rối và chúng tôi cũng nhiều phen “tốc mền vọt vô Bunker” trong lúc mấy Ông bạn GI “Mẽo” cũng hùn hụt chui vào với áo giáp, nón sắt, súng đạn đầy đủ (thời này Mỹ còn đảm trách an ninh phòng thủ). Tuy nhiên, đợt pháo kích đã bị dập tắt ngay nhờ hệ thống kiểm báo điện tử của Mỹ, xác định chính xác đúng hướng, khoảng cách điểm pháo nên Tiểu đoàn 7 Pháo binh đã “dẹp đẹp” ngay sau vài phát đầu tiên. Dù vậy “báo động đỏ” vẫn được ban hành và các đơn vị trong tư thế ứng trực sẳn sàng chiến đấu trăm phần trăm… Nên”Một trăm em ơi, chiểu nay một trăm phần trăm…Người anh yêu ơi giờ đây lại cấm trại rồi…” Thế nên các hậu bối của Thầy Lổ trí Thâm đành “thúc thủ”. Thêm nữa Ông Đơn vị trưởng của chúng tôi là Trung tá CK Phạm văn Đồng “phải bệnh thao thức mất ngủ”do trách nhiệm nặng mang của Đơn vị trưởng một Đại đơn vị chờ chuyển giao theo chương trình Việt Nam hóa chiến tranh , hằng ngày làm việc song hành bên cạnh các Cố vấn Mỹ, biết bao sự việc phải phối hợp giải quyết song phương. Với trách nhiệm đa đoan phải lo làm sao cho chu toàn, lại nữa thêm nhóm Sĩ quan trẻ quá ham vui thường quên trách nhiệm trực gác nên Ông khó lòng yên giấc và thường hay nửa đêm gọi giật SQ lên họp, một mặt để kiểm soát bảo đảm thành phần SQ phân đội trực, một phần trao đổi giải quyết công việc vì sự quá lo lắng cho việc chu toàn trách nhiệm của mình, khiến bọn tôi ngồi họp trong tư thế sật sừ ngáy ngủ nghe “Ngài rút ưu khuyết điểm”của từng công việc ban ngày y như thuyết pháp “tụng kinh”. Vài sự việc dẫn chứng khiến bọn tôi “dính chấu, lãnh búa, bị ký củ” do “Ngài “canh me kiểm soát. Có lần họp SQ nửa đêm, BĐ Ly thuộc phân đội trực bị bắt gặp vắng mặt vì nhớ Em nên “lặn” tháp tùng theo DMChâu trong chuyến công tác tiếp liệu về Sài gòn, vụ này khiến BĐLy “thọ tiển” 8 ngày trọng cấm và khăn gói cầm Lệnh thuyên chuyển đi TZYT/TV/HQ/Chợ Mới. Một lần khác, NVKhang thuộc ty tiếp liệu vừa lãnh chiếc Jeep ( chờ giao cho TZYT/TV/HQ/Chợ mới) Hôm ấy Chủ nhật cả bọn 8-9 mạng gồm: Nguyễn văn Khang, Đàm văn Hòa, Lê chí Nguyện, Nguyễn lê Hinh, Phan thế Luật, Nguyễn quốc Tuấn, Nguyễn ngọc Bê, Lê văn Quá (K.19)…và Tôi. Thật là đông vui, chúng tôi “dụ dỗ” NVKhang lấy xe Jeep mới toanh vừa lãnh từ Lục quân công xưởng,đ ược “đốc&xúi”,anh chàng Khang cũng nổi hứng…


Cây cầu nối liền Đồng Tâm &thành phố Mỹ tho

Thế là cả bọn chất nhau trên chiếc Jeep phóng thẳng ra Mỹ tho… Lê văn Quá còn đề nghị ghé “rước Em” sơn nữ Phà Ca cùng tháp tùng, vì ra Mỹ tho là anh chàng “Petit không thể quên Em. Chiếc Jeep giờ đây như hộp “cá mòi”. Được biết “Ngài CHT” tuần này không về Sài Gòn thăm nhà nên cũng “lạng “ra Mỹ tho “du hí’ mà điểm “đóng chốt” theo tin tức” tình báo” nhận được cho biết là khách sạn Hồng lạc mà quản lý là Ông Thân của Tr/S Phước (Phòng An ninh). Vì thế khi làm một vòng quanh phố chợ Mỹ tho chúng tôi phải tránh né sợ “Ngài” bắt gặp thì về chỉ có nước “bị dũa te tua”…Cả bọn bèn bàn mí nhau “lanh quanh ở đây chắc không thọ” nên tôi đề nghị “Hay là mình vọt xuống Gò Công rồi thẳng xuống biển Vàm Láng, ông Anh bà con của tao đang là Cảnh sát quận Vàm láng gặp ổng là có chầu nhậu ngay!” Cả bọn thấy có lý nên tất cả đểu tán đồng…Thế là tài xế Khang cho xe hướng qua “Cầu quay” trưc chỉ xuống Chợ Gạo thẳng tiến Gò công rồi xuôi Vàm láng. Gặp ông Anh bà con của tôi được hướng dẫn “thả bộ” một vòng quanh chợ Vàm láng, sau đó ghé thăm một “chủ vựa cá có máu mặt ” trong vùng… thấy một đám “Hải tặc”của bọn tôi lại được hướng dẫn bởi “Thầy Cảnh sát” địa phương nên sự đón tiếp vô cùng niềm nở… chí tình chí nghĩa… Thế là tiệc được bày ra”cạn ly đầy, rót đầy ly cạn”, nói cười dòn dả, anh chàng “Petit” khóa 19 lúc ấy đã là TR/Úy vai mang Omega thêm một “bệt” trong khi nhóm LĐ chúng tôi “Omega vừa mới cắt chỉ” khỏi cần giới thiệu liếc nhìn trên cầu vai cũng biết anh chàng Petit có cấp bậc cao nhất… tiệc kéo gần đến xế chiều mấy đợt “mồi” được bày ra… với giọng “xin xỉn” gia chủ hứa hẹn sẽ tiếp đải nồng hậu hơn nữa khi anh chàng Petit về đây nhận chức “CHT trạm Hải quân Vàm Láng” (thực tế trong hệ thống tổ chức Hải Quân không hề có đơn vị Hải quân đồn trú tại đây, chỉ vì trong cơn xỉn rượu chủ gia ao ước như vậy để có dịp gặp lại và gần gủi cùng anh em HQ thôi! Thỉnh thoảng anh em PCF của HĐ3ZP cũng hay ghé lại đây để… “tè dầu” và nhâm nhi ly cafe’ đắng… Cả bọn đều quá đả nên cám ơn chủ gia và xin kiếu từ. Trên đường về Nguyễn văn Khang lại lái (trong tiệc rượu hắn chỉ uống cầm chừng để giữ sức thủ vai tài xế) chẳng may bánh xe tay lái phía bên phải cán nhằm đá nhọn xì lớp tài xế Khang lạc tay lái xe vèo xuống ruộng, cũng còn hên nhờ ruộng khô bờ lài nên xe lủi thẳng xuống ngon ơ, không bị lật, cả bọn phóng xuống xe để Khang cho xe lui lại lên lề đường…


Trên chiến đĩnh nhìn về công viên Lạc Hồng

Thật là khổ tới nơi! giữa đường giữa xá không một địa điểm vá ruột “xe hơi” bánh thay thế phòng hờ lại chẳng mang theo… cả bọn loay quay… cuối cùng liên lạc quận Hòa Tân, được vị Cố vấn Mỹ giúp đở tháo gỡ chở vỏ đi vá, lấp ráp lại xong cũng nhá nhem tối nhà nhà đã lên đèn…Cả bọn lại tiếp tục lên đường, lần này tôi giành lái vì cũng hơi hơi tỉnh rượu, từ xóm nhỏ bên đường này đến chợ Gò Công cũng độ hơn chục cây số nữa ,đường trời tối, lại xe Jeep của “nhà binh” nên sợ VC nó bắn sẻ, nên tôi phóng “mí ga” sừng sừng hơi rượu nên lái quá đã…

Về đến chợ Gò Công đã hơn 9 giờ đêm, ngại đoạn đường về Mỹ tho -Đồng Tâm bị “Cắt bùm” nên cả bọn tìm khách sạn ngủ tạm qua đêm sáng về sớm, thấy đám “Hải tặc” bọn tôi đêm tối đến mướn phòng, sợ quậy nên họ trả lời hết phòng cho êm chuyện. Thế là tôi phải kéo cả bọn về nhà bà con ngủ nhờ… Sáng hôm sau về sớm ghé chợ Gò công dằn bụng mấy tô hủ tiếu xong, tiến “full” một mạch về cho kịp trước giờ điểm danh làm việc buổi sáng…

Ấy thế mà đêm qua “Ngài CHT động binh” phát giác ra tôi trực phụ tá cùng Tr/Uý Tuấn (K.17) theo lời thuật của Ông Tuấn cho biết đêm qua CHT giận dữ bảo “lấy LCM” ra Mỹ tho tìm “bốc” mấy anh về… Tôi ra vẻ lấy làm hối tiếc phải xin lỗi Tr/Úy Tuấn “vì ham vui không ngờ bị trục trặc nên về không kịp! Tr/Úy thông cảm! nghe xong Ông ta cũng cười trừ.

Vụ này sau khi trình diện CHT thẩm vấn, tôi bị ký củ 4 ngày trọng cấm kèm khẩu lệnh cho trưởng phòng Nội vụ Th/Úy Bùi văn Hòa (Hòa già) chở giải giao ra đồn Quân cảnh Mỹ tho “cất”… Hôm sau, cơn giận bớt đi CHT lại cho Ông Hòa già mang xe ra điệu về vì nhu cầu điều hành công tác sửa chửa của Xưởng hàn vá vỏ tàu. Tóm lại bởi nhiều lý do, nên biệt danh “Đồng Tâm Tự”ra đời và chúng tôi hay bông đùa với nhau để ám chỉ CCYT/TV/HQ/Đồng Tâm như là một ngôi Chùa, đó là “Đồng Tâm Tự” cũng là đơn vị đầu đời của chúng tôi trong đời lính thủy Lưu Đày vậy.

Tất cả chúng tôi dù SQ, HSQ hay Đoàn viên đã từng phục vụ tại CCYT/TV/HQ/Đồng tâm vào thời điểm (1970-1971) và cả về sau nữa, khi trao đổi với nhau những kỷ niệm về “Đồng tâm tự” đều dễ cảm thông một cách tự nhiên, giống như Anh Em chúng ta khi nhắc đến hai chữ “Lưu Đày” là như gợi nhớ biết bao kỷ niệm cùng có nhau nơi quân trường cho đến khi ra đơn vị.

(Nhớ những kỷ niệm về “Đồng tâm tự” đơn vị đầu của đời lính Lưu Đày)
Miền đất lạnh Canada
Tháng 3/98
LĐ/TTN

http://hoiquanphidung.com/showthread.php?12069

https://dongsongcu.wordpress.com/2016/10/02/can-cu-dong-tam-voi-dong-tam-tu/

Sinh Tồn chuyển


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm