Cõi Người Ta
CAN ĐẢM
Kant, triết gia Đức chỉ ra rằng có nhiều mức độ, thang bậc giá trị cho lòng can đảm: “Người nào không biết sợ là người dũng cảm; người nào khi nghĩ đến hiểm nguy mà không yếu lòng là người dũng tâm; người nào duy trì được lòng dũng cảm giữa chốn nguy hiểm là người can đảm. Người thiếu suy nghĩ liều mình trong hiểm nguy mà không biết là liều lĩnh. Người biết nguy hiểm mà vẫn dám làm là người gan dạ. Người liều mình trước hiểm nguy lớn lao biết không thể nào đạt tới là người liều lĩnh ngông cuồng” (1).
Vì sao lòng can đảm được nói ra như thế? Theo tôi nó có hai lý do. Trước hết người can đảm chấp nhận hiểm nguy, chấp nhận sự hy sinh bản thân vì chính nghĩa, vì xứ sở hay cho người khác. Như thế người can đảm là người có lòng vị tha? Điều này cần phải phân biệt. Hèn là ích kỷ, luôn luôn là như vậy. Điều đó là chắc chắn. Nhưng không hẳn vì người can đảm đôi khi cũng có thể là người ích kỷ: trong vài trường hợp người ăn trộm có thể tỏ ra rất can đảm, nhưng chỉ vì lợi ích riêng mà họ hành động.
Thứ nhì, lòng can đảm có truyền thống đấu tranh, chiến đấu cho nhân loại. Từ thuở tạo thiên lập địa đã có những câu chuyện hoang đường, huyền thoại, cổ tích ca tụng lòng can đảm của những chiến binh. Cứ mở tự điển ra để tìm chữ “anh hùng ca” thì bạn sẽ thấy định nghĩa của từ này: “những chuyện anh hùng phiêu lưu.” Như thế là bạn quay về với “chủ nghĩa anh hùng”. Chủ nghĩa anh hùng là “Can đảm cao hơn mức bình thường”. Và ví dụ đầu tiên được trưng dẫn là “Iliade” của Homère. Iliade kể về cuộc chiến tranh. Cho đến lúc nào con người còn chiến đấu thì người ta còn ca tụng lòng can đảm. Nhưng đôi khi người ta quên các hình thức khác của lòng can đảm: những người làm việc cần sức lực như thợ hầm mỏ; phi công bay thử nghiệm loại máy bay mới; các bà mẹ khổ cực nuôi nấng đàn con; học sinh quyết tâm học để mở rộng tầm hiểu biết. Và còn rất nhiều hình thức can đảm khác.
Có phải vì sự ca tụng quá lời mà người ta coi thường các chiến binh? Chắc chắn là không.
Tôi luôn thán phục các chiến binh đổ bộ lên bãi biển Normandie ở Pháp dưới làn bom đạn của quân Đức ngày 06-06-1944. Hoặc những người chiến đấu đến chết trong lò thiêu Verdun. Chẳng có gì biện minh cho cuộc chiến ngu xuẩn, điên cuồng này sao? Có phải đó là cuộc tự tử của Châu Âu? Chắc chắn. Nhưng họ là những chiến binh can đảm, những chiến binh của Thế Chiến Thứ Nhất 1914-1918. Ít ra đa số chiến binh đều là những người can đảm. Những chiến binh ở Verdun chẳng hạn.
Nhà sử học Pierre Miquel kể ra nhiều ví dụ(2). Đây là một trong những ví dụ. Sáng 10-03-1916, quân Đức tái chiếm. Ngày hôm đó, trong số các quân đoàn bảo vệ tiền đồn Verdun có quân đoàn bộ binh số 9 người Alger. Pierre Miquel kể: “Cuộc ném bom vẫn tiếp diễn. Một quả bom tiêu diệt hoàn toàn phân đoàn Albobois đến từ Alger. Viên đại đội trưởng bị thương đã từ chối rút lui, ông nói với người trung sĩ đến cứu ông rằng: “Cầm khẩu súng liên thanh này đi, bây giờ nó quý hơn mạng sống của tôi”.
Đó chính là hy sinh bản thân mình.
Rất thán phục họ. Cũng như thán phục lòng can đảm của binh sỹ thuộc binh đoàn 409 chiến đấu trong trận này. Pierre Miquel cho hay “những trường hợp phát điên” xảy ra rất thường xuyên. Nhưng ông nói thêm: “Các chiến sỹ trong đại đội của đại đội trưởng Groscolas rất tuân lệnh ông. Ở trận chiến gần nông trại Dicourt, ông nói: “Các bạn có biết là có thể các bạn sẽ hy sinh không? Chúng ta thà chết ở chiến trường nhưng không được tháo chạy. Chúng ta phải cố gắng bán xương máu mình với giá cao nhất”.
Kính cẩn thán phục. Nhưng chúng ta phải hiểu rõ là điều này không hề đơn giản. Pierre Miquel giải thích thêm: “Khi đội quân Đức cuối cùng trong ngày bị đẩy lui, người ta đếm được hơn 1000 chiến sỹ binh đoàn 409 hy sinh, trong đó có 26 sĩ quan. Những người sống sót vui sướng tột cùng vì chiến thắng, đồng ca bài “La Marseillaise”…”
(…)
Can đảm không phải là không sợ hãi. Lòng can đảm thật sự bao gồm cả sự sợ hãi nhưng can đảm chế ngự và vượt lên trên nó. Thời Đức quốc xã, có những chiến sĩ tình nguyện tam gia kháng chiến. Họ nhận về mọi hiểm nguy, quên mình giúp người khác, và không trông chờ phần thưởng, huân chương. Bernard Clavel nhắc lại kỷ niệm của người chú, một sĩ quan trong liên đoàn “mũ kết trắng” thời Thế Chiến Thứ Nhất, ông là phụ tá cho ông thị trưởng: Một ngày nọ vào thời kỳ đen tối nhất của cuộc Chiếm Đóng, tôi đến nhà ông trong lúc ông vắng mặt. Có một người đàn bà lạ đến nhà và dì tôi cho bà thẻ căn cước và vài tem phiếu thực phẩm. Đó là giai đoạn chúng tôi thật sự đói. Khi người đàn bà ra đi, tôi hỏi dì: “Dì ơi, nhà dì có cái gì có thể ăn được không?”. Dì tôi ra vẻ không hiểu, tôi bèn nói tới các tem phiếu mà dì đưa cho người đàn bà kia. Tôi còn nhớ như in câu trả lời của dì: “Con à, ở đây con có phần của mình. Nếu chú con chịu làm phụ tá cho thị trưởng dù chú bất đồng chính kiến của ông ta cũng chỉ vì lý do duy nhất, chú con có thể lấy được giấy tờ cho người Do Thái, cho những người kháng chiến, và còn mang về hàng lô tem phiếu để cho tổ chức Kháng chiến. Đó là bổn phận của chú con, nhưng nếu chúng ta lấy của họ dù chỉ một mẩu bánh mì nhỏ thì sẽ trở thành kẻ cắp”. Trong suốt thời gian quân Đức chiếm đóng, hàng ngày chú tôi sống trong cảnh bụng đói và cảnh hiểm nguy. Nếu bị phát hiện, chỉ sẽ bị đưa vào trại tập trung do làm giấy giả và cung cấp tem phiếu cho người kháng chiến. Chú không bao giờ lấy bớt để cho chú, vợ chú hay cho tôi. Tuy nhiên chú đau khổ khi thấy tôi đói, và chú thường nhường phần của chú cho tôi. Ngày quân Đức rút lui khỏi thành phố, chú đến tòa thị chính như thường lệ. Những người giải phóng đầu tiên đến bắt chú, nhục mạ và đe dọa giết chú. Chú không nói một lời. Một trong cấp trên của chú đến xin lỗi và thả chú. Chính qua liên lạc với ông này mà chú đã tham gia phản chiến trong suốt thời gian chiến tranh. Ngày hôm sau, họ mời chú ra làm thị trưởng. Chú trả lời rất đáng kính trọng: “Tôi đã làm công việc vì không có ai khác ở đó để làm. Nay tôi đã già, đã mệt, xin cho tôi được chết bình an” (3).
Như vậy tôi đã nói về lòng can đảm của các chiến sĩ với cả ánh sáng và bóng tối của nó. Nhưng đến đây không thể không nhắc lại lời của đại tướng Mỹ Eisenhower nói vào năm 1959, người lãnh đạo các trận chiến của quân đồng minh để có được Chiến Thắng và Giải Phóng: “Nếu các dân tộc tự do không đủ khả năng đòi hỏi những người trẻ tuổi anh dũng chiến đấu chống nạn nghèo khó như họ đã chiến đấu chống lại nền độc tài thì đừng nhọc công đòi hỏi họ hy sinh, bởi vì lúc đó chiến thắng tự do chỉ còn là cái xác ma”.
Khi đó đã không ai lắng nghe ông.
Tới đây tôi muốn nhấn mạnh một hình thức can đảm khác với trích đoạn “Chú bé tóc hung” - Poil de Carotte. Chú bé anh hùng của tiểu thuyết gia Jules Renard, có cái tên theo màu tóc hung đỏ của chú. Chú sống trong một gia đình mà không ai yêu thương chú:
-Mẹ cá với tụi con là Honorine lại quên đóng cửa chuồng gà. -Bà Lepic nói.
Đúng vậy. Nhìn qua cửa sổ là biết cuối vườn, trong bóng đêm, cửa chuồng gà còn mở.
-Félix, con đóng cửa chuồng được không? -Bà Lépic nói với người anh cả của hai đứa em.
-Con ở đây không phải để lo cho mấy con gà…-Félix nói. Đó là một chú bé da mặt xanh nhợt, lờ đờ, nhát gan.
-Còn con, Ernestine?
-Con sợ lắm mẹ ơi!
Anh cả Félix và chị Ernestine mặt cúi gằm xuống trả lời. Hai người chăm chú đọc sách, cùi chỏ tì trên bàn, hai cái trán gần như chạm nhau.
-Trời ạ, mẹ thiệt ngớ ngẩn không nghĩ ra. Thằng Tóc Hung đi đóng cửa chuồng gà!
Bà đặt tên này cho cậu con út vì tóc nó hung và da mặt bị tàn nhang. Tóc Hung đang ngồi chơi dưới bàn vội đứng dậy rụt rè nói:
-Mẹ, con cũng sợ lắm.
-Hả? Một thằng con trai lớn như con nói thế không sợ người ta cười cho à? Lẹ lên con, chịu khó một chút đi!
-Nó khoẻ như con dê, ai cũng biết thế mà. -Chị Ernestine nói.
-Nó không sợ ai hết, không sợ cái gì hết. -Anh Félix nói.
Những lời khen này vừa làm cho Tóc Hung kiêu hãnh vừa làm cho nó xấu hổ vì thấy mình bất xứng. Nó đang chiến đấu với tính hèn nhát của mình. Để giục giã nó phải đi, bà mẹ dọa đánh.
-Nhưng phải có ai thắp đèn cho con…-Nó nói.
Bà Lépic nhún vai, anh Félix cười khỉnh. Chị Ernestine thấy tội nghiệp cầm cây đèn cầy đi theo em tới khúc cuối hành lang.
-Chị chờ em ở đây. -Cô chị nói.
Nhưng cô chị bỏ chạy ngay lập tức vì gió thổi mạnh làm ngọn nến phụt tắt.
Tóc Hung như bị đóng đinh, đứng run cầm cập trong bóng tối. Đêm đen dày đặc làm nó tưởng như bị mù. Thỉnh thoảng ngọn gió như tấm chăn lạnh giá thổi tạt và cuốn nó đi. Mấy con chồn, con chó sói có nhảy ra vồ nó không nhỉ? Nó chợt nghĩ, và rất nhanh chạy vụt đến chuồng gà, lao đầu về phía trước như đục thủng bóng tối. Rờ rẩm, nó tìm được cái móc khóa, nghe tiếng động, đàn gà kêu ầm lên. Tóc Hung hét:
-Im đi nào, tao đây!
Nó đóng cửa lại và co giò chạy như chim bay. Khi vào đến nhà, nó thở hổn hển, đầy tự hào. Trong căn phòng ấm áp và tràn đầy ánh sáng, nó cảm thấy như vừa thay cái áo nặng trịch thấm bùn, thấm nước mưa bởi một chiếc áo mới nhẹ hơn. Nó mỉm cười, đứng thẳng tự hào chờ mọi người khen ngợi. Khi thoát nạn, nó cố tìm trên nét mặt người thân dấu vết lo âu của họ trước đó. Nhưng anh Félix, chị Ernestine vẫn tiếp tục đọc sách. Bà Lépic thản nhiên nói:
-Tóc Hung, bây giờ tối nào con cũng đi đóng chuồng gà nhé. (4)
Đức tính này không phải lúc nào cũng được đền đáp. Và tác giả của bài thơ đẹp nói về lòng can đảm trong im lặng, một thái độ anh hùng tinh khiết chắc chắn cũng chẳng được đền đáp.
Kể từ ngày mai,
Tôi mới buồn.
Bắt đầu ngày mai,
Chứ không phải hôm nay.
Hôm nay tôi sẽ vui,
Và mỗi ngày,
Dù khó khăn đến đâu,
Tôi cũng sẽ lặp đi lặp lại:
Bắt đầu từ ngày mai tôi mới buồn
Nhưng không phải hôm nay.
Bài thơ này là của cô gái vô danh người Do thái làm trong trại tập trung trong thời Thế Chiến Thứ Hai.
1.Kant, Nhân loại học trên quan điểm thực tiển, (Anthropologie du point de vue pragmatique, 1798.)
2.Trong quyển sách Chết ở Verdun, (Dans son livre Mourir à Verdun, Tallandier.)
3.Bernard Clavel, Viết về tuyết, các trao đổi với Maurice Chavardès, (Écrit sur la neige, entretiens avec Maurice Chavardès, Stock.)
4.Jules Renard, «Các con gà mái» («Les poules», Poil de Carotte, 1894.)
Cam Thảo dịch từ "36 đức hạnh" - Trích lược.
Bàn ra tán vào (0)
CAN ĐẢM
Kant, triết gia Đức chỉ ra rằng có nhiều mức độ, thang bậc giá trị cho lòng can đảm: “Người nào không biết sợ là người dũng cảm; người nào khi nghĩ đến hiểm nguy mà không yếu lòng là người dũng tâm; người nào duy trì được lòng dũng cảm giữa chốn nguy hiểm là người can đảm. Người thiếu suy nghĩ liều mình trong hiểm nguy mà không biết là liều lĩnh. Người biết nguy hiểm mà vẫn dám làm là người gan dạ. Người liều mình trước hiểm nguy lớn lao biết không thể nào đạt tới là người liều lĩnh ngông cuồng” (1).
Vì sao lòng can đảm được nói ra như thế? Theo tôi nó có hai lý do. Trước hết người can đảm chấp nhận hiểm nguy, chấp nhận sự hy sinh bản thân vì chính nghĩa, vì xứ sở hay cho người khác. Như thế người can đảm là người có lòng vị tha? Điều này cần phải phân biệt. Hèn là ích kỷ, luôn luôn là như vậy. Điều đó là chắc chắn. Nhưng không hẳn vì người can đảm đôi khi cũng có thể là người ích kỷ: trong vài trường hợp người ăn trộm có thể tỏ ra rất can đảm, nhưng chỉ vì lợi ích riêng mà họ hành động.
Thứ nhì, lòng can đảm có truyền thống đấu tranh, chiến đấu cho nhân loại. Từ thuở tạo thiên lập địa đã có những câu chuyện hoang đường, huyền thoại, cổ tích ca tụng lòng can đảm của những chiến binh. Cứ mở tự điển ra để tìm chữ “anh hùng ca” thì bạn sẽ thấy định nghĩa của từ này: “những chuyện anh hùng phiêu lưu.” Như thế là bạn quay về với “chủ nghĩa anh hùng”. Chủ nghĩa anh hùng là “Can đảm cao hơn mức bình thường”. Và ví dụ đầu tiên được trưng dẫn là “Iliade” của Homère. Iliade kể về cuộc chiến tranh. Cho đến lúc nào con người còn chiến đấu thì người ta còn ca tụng lòng can đảm. Nhưng đôi khi người ta quên các hình thức khác của lòng can đảm: những người làm việc cần sức lực như thợ hầm mỏ; phi công bay thử nghiệm loại máy bay mới; các bà mẹ khổ cực nuôi nấng đàn con; học sinh quyết tâm học để mở rộng tầm hiểu biết. Và còn rất nhiều hình thức can đảm khác.
Có phải vì sự ca tụng quá lời mà người ta coi thường các chiến binh? Chắc chắn là không.
Tôi luôn thán phục các chiến binh đổ bộ lên bãi biển Normandie ở Pháp dưới làn bom đạn của quân Đức ngày 06-06-1944. Hoặc những người chiến đấu đến chết trong lò thiêu Verdun. Chẳng có gì biện minh cho cuộc chiến ngu xuẩn, điên cuồng này sao? Có phải đó là cuộc tự tử của Châu Âu? Chắc chắn. Nhưng họ là những chiến binh can đảm, những chiến binh của Thế Chiến Thứ Nhất 1914-1918. Ít ra đa số chiến binh đều là những người can đảm. Những chiến binh ở Verdun chẳng hạn.
Nhà sử học Pierre Miquel kể ra nhiều ví dụ(2). Đây là một trong những ví dụ. Sáng 10-03-1916, quân Đức tái chiếm. Ngày hôm đó, trong số các quân đoàn bảo vệ tiền đồn Verdun có quân đoàn bộ binh số 9 người Alger. Pierre Miquel kể: “Cuộc ném bom vẫn tiếp diễn. Một quả bom tiêu diệt hoàn toàn phân đoàn Albobois đến từ Alger. Viên đại đội trưởng bị thương đã từ chối rút lui, ông nói với người trung sĩ đến cứu ông rằng: “Cầm khẩu súng liên thanh này đi, bây giờ nó quý hơn mạng sống của tôi”.
Đó chính là hy sinh bản thân mình.
Rất thán phục họ. Cũng như thán phục lòng can đảm của binh sỹ thuộc binh đoàn 409 chiến đấu trong trận này. Pierre Miquel cho hay “những trường hợp phát điên” xảy ra rất thường xuyên. Nhưng ông nói thêm: “Các chiến sỹ trong đại đội của đại đội trưởng Groscolas rất tuân lệnh ông. Ở trận chiến gần nông trại Dicourt, ông nói: “Các bạn có biết là có thể các bạn sẽ hy sinh không? Chúng ta thà chết ở chiến trường nhưng không được tháo chạy. Chúng ta phải cố gắng bán xương máu mình với giá cao nhất”.
Kính cẩn thán phục. Nhưng chúng ta phải hiểu rõ là điều này không hề đơn giản. Pierre Miquel giải thích thêm: “Khi đội quân Đức cuối cùng trong ngày bị đẩy lui, người ta đếm được hơn 1000 chiến sỹ binh đoàn 409 hy sinh, trong đó có 26 sĩ quan. Những người sống sót vui sướng tột cùng vì chiến thắng, đồng ca bài “La Marseillaise”…”
(…)
Can đảm không phải là không sợ hãi. Lòng can đảm thật sự bao gồm cả sự sợ hãi nhưng can đảm chế ngự và vượt lên trên nó. Thời Đức quốc xã, có những chiến sĩ tình nguyện tam gia kháng chiến. Họ nhận về mọi hiểm nguy, quên mình giúp người khác, và không trông chờ phần thưởng, huân chương. Bernard Clavel nhắc lại kỷ niệm của người chú, một sĩ quan trong liên đoàn “mũ kết trắng” thời Thế Chiến Thứ Nhất, ông là phụ tá cho ông thị trưởng: Một ngày nọ vào thời kỳ đen tối nhất của cuộc Chiếm Đóng, tôi đến nhà ông trong lúc ông vắng mặt. Có một người đàn bà lạ đến nhà và dì tôi cho bà thẻ căn cước và vài tem phiếu thực phẩm. Đó là giai đoạn chúng tôi thật sự đói. Khi người đàn bà ra đi, tôi hỏi dì: “Dì ơi, nhà dì có cái gì có thể ăn được không?”. Dì tôi ra vẻ không hiểu, tôi bèn nói tới các tem phiếu mà dì đưa cho người đàn bà kia. Tôi còn nhớ như in câu trả lời của dì: “Con à, ở đây con có phần của mình. Nếu chú con chịu làm phụ tá cho thị trưởng dù chú bất đồng chính kiến của ông ta cũng chỉ vì lý do duy nhất, chú con có thể lấy được giấy tờ cho người Do Thái, cho những người kháng chiến, và còn mang về hàng lô tem phiếu để cho tổ chức Kháng chiến. Đó là bổn phận của chú con, nhưng nếu chúng ta lấy của họ dù chỉ một mẩu bánh mì nhỏ thì sẽ trở thành kẻ cắp”. Trong suốt thời gian quân Đức chiếm đóng, hàng ngày chú tôi sống trong cảnh bụng đói và cảnh hiểm nguy. Nếu bị phát hiện, chỉ sẽ bị đưa vào trại tập trung do làm giấy giả và cung cấp tem phiếu cho người kháng chiến. Chú không bao giờ lấy bớt để cho chú, vợ chú hay cho tôi. Tuy nhiên chú đau khổ khi thấy tôi đói, và chú thường nhường phần của chú cho tôi. Ngày quân Đức rút lui khỏi thành phố, chú đến tòa thị chính như thường lệ. Những người giải phóng đầu tiên đến bắt chú, nhục mạ và đe dọa giết chú. Chú không nói một lời. Một trong cấp trên của chú đến xin lỗi và thả chú. Chính qua liên lạc với ông này mà chú đã tham gia phản chiến trong suốt thời gian chiến tranh. Ngày hôm sau, họ mời chú ra làm thị trưởng. Chú trả lời rất đáng kính trọng: “Tôi đã làm công việc vì không có ai khác ở đó để làm. Nay tôi đã già, đã mệt, xin cho tôi được chết bình an” (3).
Như vậy tôi đã nói về lòng can đảm của các chiến sĩ với cả ánh sáng và bóng tối của nó. Nhưng đến đây không thể không nhắc lại lời của đại tướng Mỹ Eisenhower nói vào năm 1959, người lãnh đạo các trận chiến của quân đồng minh để có được Chiến Thắng và Giải Phóng: “Nếu các dân tộc tự do không đủ khả năng đòi hỏi những người trẻ tuổi anh dũng chiến đấu chống nạn nghèo khó như họ đã chiến đấu chống lại nền độc tài thì đừng nhọc công đòi hỏi họ hy sinh, bởi vì lúc đó chiến thắng tự do chỉ còn là cái xác ma”.
Khi đó đã không ai lắng nghe ông.
Tới đây tôi muốn nhấn mạnh một hình thức can đảm khác với trích đoạn “Chú bé tóc hung” - Poil de Carotte. Chú bé anh hùng của tiểu thuyết gia Jules Renard, có cái tên theo màu tóc hung đỏ của chú. Chú sống trong một gia đình mà không ai yêu thương chú:
-Mẹ cá với tụi con là Honorine lại quên đóng cửa chuồng gà. -Bà Lepic nói.
Đúng vậy. Nhìn qua cửa sổ là biết cuối vườn, trong bóng đêm, cửa chuồng gà còn mở.
-Félix, con đóng cửa chuồng được không? -Bà Lépic nói với người anh cả của hai đứa em.
-Con ở đây không phải để lo cho mấy con gà…-Félix nói. Đó là một chú bé da mặt xanh nhợt, lờ đờ, nhát gan.
-Còn con, Ernestine?
-Con sợ lắm mẹ ơi!
Anh cả Félix và chị Ernestine mặt cúi gằm xuống trả lời. Hai người chăm chú đọc sách, cùi chỏ tì trên bàn, hai cái trán gần như chạm nhau.
-Trời ạ, mẹ thiệt ngớ ngẩn không nghĩ ra. Thằng Tóc Hung đi đóng cửa chuồng gà!
Bà đặt tên này cho cậu con út vì tóc nó hung và da mặt bị tàn nhang. Tóc Hung đang ngồi chơi dưới bàn vội đứng dậy rụt rè nói:
-Mẹ, con cũng sợ lắm.
-Hả? Một thằng con trai lớn như con nói thế không sợ người ta cười cho à? Lẹ lên con, chịu khó một chút đi!
-Nó khoẻ như con dê, ai cũng biết thế mà. -Chị Ernestine nói.
-Nó không sợ ai hết, không sợ cái gì hết. -Anh Félix nói.
Những lời khen này vừa làm cho Tóc Hung kiêu hãnh vừa làm cho nó xấu hổ vì thấy mình bất xứng. Nó đang chiến đấu với tính hèn nhát của mình. Để giục giã nó phải đi, bà mẹ dọa đánh.
-Nhưng phải có ai thắp đèn cho con…-Nó nói.
Bà Lépic nhún vai, anh Félix cười khỉnh. Chị Ernestine thấy tội nghiệp cầm cây đèn cầy đi theo em tới khúc cuối hành lang.
-Chị chờ em ở đây. -Cô chị nói.
Nhưng cô chị bỏ chạy ngay lập tức vì gió thổi mạnh làm ngọn nến phụt tắt.
Tóc Hung như bị đóng đinh, đứng run cầm cập trong bóng tối. Đêm đen dày đặc làm nó tưởng như bị mù. Thỉnh thoảng ngọn gió như tấm chăn lạnh giá thổi tạt và cuốn nó đi. Mấy con chồn, con chó sói có nhảy ra vồ nó không nhỉ? Nó chợt nghĩ, và rất nhanh chạy vụt đến chuồng gà, lao đầu về phía trước như đục thủng bóng tối. Rờ rẩm, nó tìm được cái móc khóa, nghe tiếng động, đàn gà kêu ầm lên. Tóc Hung hét:
-Im đi nào, tao đây!
Nó đóng cửa lại và co giò chạy như chim bay. Khi vào đến nhà, nó thở hổn hển, đầy tự hào. Trong căn phòng ấm áp và tràn đầy ánh sáng, nó cảm thấy như vừa thay cái áo nặng trịch thấm bùn, thấm nước mưa bởi một chiếc áo mới nhẹ hơn. Nó mỉm cười, đứng thẳng tự hào chờ mọi người khen ngợi. Khi thoát nạn, nó cố tìm trên nét mặt người thân dấu vết lo âu của họ trước đó. Nhưng anh Félix, chị Ernestine vẫn tiếp tục đọc sách. Bà Lépic thản nhiên nói:
-Tóc Hung, bây giờ tối nào con cũng đi đóng chuồng gà nhé. (4)
Đức tính này không phải lúc nào cũng được đền đáp. Và tác giả của bài thơ đẹp nói về lòng can đảm trong im lặng, một thái độ anh hùng tinh khiết chắc chắn cũng chẳng được đền đáp.
Kể từ ngày mai,
Tôi mới buồn.
Bắt đầu ngày mai,
Chứ không phải hôm nay.
Hôm nay tôi sẽ vui,
Và mỗi ngày,
Dù khó khăn đến đâu,
Tôi cũng sẽ lặp đi lặp lại:
Bắt đầu từ ngày mai tôi mới buồn
Nhưng không phải hôm nay.
Bài thơ này là của cô gái vô danh người Do thái làm trong trại tập trung trong thời Thế Chiến Thứ Hai.
1.Kant, Nhân loại học trên quan điểm thực tiển, (Anthropologie du point de vue pragmatique, 1798.)
2.Trong quyển sách Chết ở Verdun, (Dans son livre Mourir à Verdun, Tallandier.)
3.Bernard Clavel, Viết về tuyết, các trao đổi với Maurice Chavardès, (Écrit sur la neige, entretiens avec Maurice Chavardès, Stock.)
4.Jules Renard, «Các con gà mái» («Les poules», Poil de Carotte, 1894.)
Cam Thảo dịch từ "36 đức hạnh" - Trích lược.